Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
KẾT HỢP GÂY TÊ NGOÀI MÀNG CỨNG<br />
VÀ GÂY MÊ SỬ DỤNG MẶT NẠ THANH QUẢN PROSEAL<br />
CHO PHẪU THUẬT NỘI SOI LỚN Ổ BỤNG<br />
Nguyễn Anh Tuấn*, Nguyễn Văn Chừng**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Đánh giá tính khả thi của phương pháp kết hợp gây tê ngoài màng cứng (NMC) tăng cường và<br />
gây mê mặt nạ thanh quản (MNTQ) Proseal cho phẫu thuật nội soi lớn trong ổ bụng<br />
Phương pháp: Bệnh nhân (BN) có chỉ định phẫu thuật nội soi lớn (PTNSL) đồng ý với phương pháp vô<br />
cảm tê ngoài màng cứng kết hợp mê MNTQ Proseal (TNMC/MPLMA). Đặt catheter NMC ở vùng ngực (T10 T12) hoặc vùng lưng (TL1-3). Liều thuốc tê bolus từ 5 - 10 ml Bupivacaine (0,25 - 0,5%) với 5 - 10 ml Lidocaine<br />
(1 - 2%). Khởi mê với Propofol (2mg/kg ) và Fentanyl (2mcg/kg) sau khi ức chế cảm giác đạt ở mức T12 - T4.<br />
Thông khí điều khiển IPPV (VT 8 - 12ml/kg) qua (MNTQP). Duy trì thuốc mê hô hấp hoặc thêm Propofol. Duy<br />
trì giảm đau trong mổ bằng cách truyền liên tục (5-15 ml/g) Bupivacaine 0,25 % + Fentanyl 2mcg/ml qua<br />
catheter NMC. Chỉ thêm thuốc dãn cơ (Rocuronium) hoặc Fentanyl tĩnh mạch nếu cần. Điều trị tụt huyết áp<br />
bằng truyền nhanh dịch hoặc bolus Ephedrine 5mg nếu cần. Sau khi mổ rút mặt nạ thanh quản Proseal khi BN<br />
làm theo lệnh. Giảm đau NMC sau mổ 24 – 48 g bằng Bupivacaine 0,1% + Fentanyl 2mcg/ml (5 - 10 ml/g). Chỉ<br />
tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả của TNMC/MPLMA là tình trạng thuận lợi cho phẫu thuật mà không cần phải<br />
thêm thuốc giảm đau hoặc dãn cơ. Đánh giá giảm đau sau mổ trong 24g, theo dõi trung tiện trong 48g đầu, đánh<br />
giá tình trạng nhận biết trong mổ sau 48 g.<br />
Kết quả: Gây TNMC/MPLMA áp dụng cho 36 BN có chỉ định PTNSL (ASA I - III, từ 21 - 81 tuổi, mổ kéo<br />
dài 168 ± 55 phút, 34 TH phẫu thuật (PT) đại - trực tràng, 1 PT cắt dạ dày bán phần, 1 PT cắt gan). Kết quả<br />
trong mổ: 33 BN (94,3%) được phẫu thuật thuận lợi mà không cần phải thêm Rocuronium hoặc Fentanyl tĩnh<br />
mạch, 2 BN phải thêm Rocuronium và Fentanyl, 1 trường hợp đại tràng phải hoãn mổ vì tai biến tê tủy sống<br />
toàn bộ; Ephedrine được dùng 17 BN (48,6%) khi khởi mê, 26 BN (74,3%) khi duy trì mê; 30 (85,7%) được rút<br />
PLMA tại phòng mổ (6,4 ± 5,9 phút). Kết quả: 33 BN (94,3%) có điểm số đau sau mổ thấp (VAS 25 cm H2O thì đặt ống thông<br />
(sonde) dạ dày qua nhánh dẫn lưu và đặt thở<br />
máy áp lực dương tính với VT 8 - 10 ml/kg, tần<br />
số từ 10 – 14 lần/ phút. Duy trì thuốc mê chủ yếu<br />
bằng thuốc mê hô hấp ( Isoflurane hoặc<br />
Sevoflurane) hoặc có thể duy trì thêm Propofol<br />
50 – 100 mg/g để bệnh nhân không có dấu hiệu<br />
chống máy<br />
Trong suốt quá trình mổ duy trì nồng độ<br />
thuốc tê Bupivacaine 0,25% kết hợp với Fentanyl<br />
5mcg/ml qua catheter NMC với tốc độ từ 5 – 10<br />
ml/g. Nếu bệnh nhân có dấu hiệu tỉnh hay có<br />
nhịp thở chống lại máy thì tăng liều thuốc mê<br />
duy trì. Nếu biện pháp này không có hiệu quả<br />
thì sẽ dùng thêm liều bolus Fentanyl từ 50 - 100<br />
<br />
420<br />
<br />
mcg hoặc thuốc dãn cơ Rocuronium từ 5 – 10<br />
mg đường tĩnh mạch.<br />
Trong quá trình gây mê nếu huyết áp tối đa<br />
tụt quá mức 30 % so với giá trị ban đầu hoặc<br />
huyết áp trung bình (MAP) < 60 mm Hg thì<br />
truyền nhanh 200 - 300 ml dung dịch tinh thể.<br />
Nếu HA còn tụt thì tiêm 5 mg Ephedrine tĩnh<br />
mạch và nhắc lại sau 10 phút nếu thấy cần thiết.<br />
ET CO2 sẽ được điều chỉnh trong khoảng < 50<br />
mmHg bằng tăng thông khí<br />
Sau khi kết thúc phẫu thuật bệnh nhân sẽ<br />
được rút MNTQP khi bệnh nhân thở tốt (SpO2<br />
≥ 95%, ET CO2 < 45 mmHg, nhịp thở ≥ 10<br />
lần/phút), có dấu hiệu nuốt hoặc làm theo<br />
lệnh. Ống thông (sonde) dạ dày cũng sẽ rút<br />
ngay và không để lưu sau mổ, trừ trường hợp<br />
mổ dạ dày thì ống thông dạ dày sẽ được đặt<br />
lại qua đường mũi hoặc theo yêu cầu của phẫu<br />
thuật viên (PTV).<br />
Giảm đau sau mổ được tiếp tục bằng TNMC<br />
với nồng độ Bupivacaine 0,1% kết hợp với<br />
Fentanyl 2mcg/ml, tốc độ duy trì từ 5 -10 ml/g và<br />
duy trì từ 24 – 72 g tùy nhu cầu bệnh nhân.<br />
Giảm đau phối hợp một cách hệ thống bằng<br />
Paracetamol I.V 1gam mỗi 6 - 8 g trong 24 g đầu.<br />
Chúng tôi ghi nhận các điểm đau ở các thời<br />
điểm 2g, 4g và 24 g sau mổ, nghi nhận tình<br />
trạng đánh hơi, nôn ói cũng như hiện tượng<br />
nhận biết trong gây mê của bệnh nhân đến<br />
ngày thứ 2 sau mổ.<br />
Các số liệu thống kê chủ yếu thể hiện bằng<br />
giá trị trung bình qua xử lý bằng chương trình<br />
SPSS 15.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Từ tháng 11 năm 2007 đến tháng 10 năm<br />
2008 chúng tôi đã tiến hành phương pháp gây tê<br />
ngoài màng cứng phối hợp gây mê với mặt nạ<br />
thanh quản Proseal (TNMC/PLMA) cho 36 bệnh<br />
nhân để phẫu thuật nội soi ổ bụng lớn; một bệnh<br />
nhân mổ đại tràng phải hoãn đến ngày hôm sau<br />
do nghi ngờ tai biến gây tê tủy sống toàn bộ sau<br />
khi thực hiện kỹ thuật gây tê NMC; 35 bệnh<br />
nhân còn lại đã được phẫu thuật thành công<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
Thống kê về tuổi, chiều cao, cân nặng, ASA<br />
Tuổi (năm)<br />
Chiều cao (cm)<br />
Cân nặng (kg)<br />
ASA 1/2/3<br />
Nam/Nữ<br />
Các loại phẫu<br />
thuật<br />
Số bệnh nhân<br />
Thời gian mổ<br />
(phút)<br />
Thời gian gây mê<br />
(phút)<br />
Thời gian rút ống<br />
sau mổ (phút)<br />
<br />
Trung bình<br />
56,2 ± 5,6<br />
156 ± 10<br />
51 ± 10<br />
<br />
Ít nhất - nhiều nhất<br />
21 – 81<br />
150 – 178<br />
35 – 78<br />
1 / 30 / 4<br />
21/14<br />
Cắt đoạn đại Cắt bán phần Cắt gan<br />
trực tràng<br />
dạ dày<br />
trái<br />
33<br />
1<br />
1<br />
168 ± 55 (30 – 240)<br />
175 ± 35 (60 – 280)<br />
<br />
Kỹ thuật gây tê<br />
Số bệnh nhân<br />
<br />
10 ml Marcain 0.5% + 10 ml Lidocain 2%<br />
5 -10 ml Marcain 0.25 % + 5 - 10 ml<br />
Lidocain 1%<br />
<br />
30/5<br />
33/35<br />
<br />
1/36<br />
<br />
Thông số về MNTQ Proseal (PLMA)<br />
Kích cỡ PLMA 3/4/5<br />
Số lần đặt 1/2/3<br />
Thời gian đặt (giây)<br />
Áp lực kín trung bình (cm H2O)<br />
Áp lực đường thở trung bình trước bơm<br />
hơi ổ bụng (cm H2O)<br />
Áp lực đường thở cao nhất trong khi bơm<br />
hơi vào ổ bụng (cm H2O)<br />
<br />
Số bệnh nhân<br />
13/21/1<br />
32/2/1<br />
12,3 ± 3,5<br />
30.0 ± 3,2<br />
13.0 ± 3,4<br />
20, 0 ± 5, 2<br />
<br />
Lúc khởi mê Trong lúc mổ<br />
Số bệnh nhân cần Ephedrine<br />
17/35<br />
26/35<br />
I.V<br />
Tỷ lệ (%)<br />
48,6<br />
74,3<br />
Liều Ephedrine (mg)<br />
16 ± 10 (5 – 40)<br />
Tổng lượng dịch tinh thể<br />
2536 ± 540 (1500 – 3500)<br />
truyền trong mổ (ml)<br />
<br />
Diễn biến HA trung bình, nhịp tim, Et CO2<br />
trong mổ trong 60 phút ban đầu sau bơm hơi<br />
<br />
28/35<br />
7/35<br />
<br />
Tình trạng phẫu trường thuận lợi trong<br />
phẫu thuật<br />
<br />
Số bệnh nhân<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
BN có biến chứng GTTS toàn bộ phải<br />
ngưng mổ (loại trừ ra khỏi nghiên cứu)<br />
<br />
Tình trạng huyết áp, nhịp tim, EtCO2<br />
<br />
6,4 ± 5,9 (2 – 15)<br />
<br />
Vị trí chọc dò NMC<br />
T10 – 12 / L1 – 3<br />
Số BN đạt mức vô cảm T12 - T4 sau 15<br />
phút<br />
Liều bolus thuốc tê ban đầu<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Dãn cơ đủ, không Cần thêm thuốc<br />
cần thêm thuốc dãn dãn cơ, fentanyl<br />
cơ hay fentanyl<br />
33/35<br />
2/35<br />
94,3 %<br />
5,7%<br />
<br />
ngay khi mổ xong<br />
<br />
Thời gian trung bình rút MNTQPsau khi<br />
phẫu thuật xong là . 6,4 5,9 phút 10 phút sau khi<br />
khâu mũi cuối cùng, khi rút không có các biều<br />
hiện ho rướn, không bệnh nhân nào có dấu hiệu<br />
trào ngược hay hít sặc. 7/35 (20%) rút MNTQP<br />
trước hoặc ngay sau khi mũi khâu da cuối cùng<br />
<br />
Tình trạng lúc rút ống<br />
Thời gian rút ống<br />
Rút ống truớc hoặc<br />
<br />
Số bệnh nhân<br />
6,4 ± 5,9 (2 – 15)<br />
7 / 35<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
20 %<br />
<br />
421<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Đánh giá đau sau mổ trong vòng 24 g<br />
<br />
33 bệnh nhân (94,3%) không cần thuốc giảm<br />
đau trong vòng 24 h, chỉ có 2 bệnh nhân<br />
(5,7%) cần thêm thuốc giảm đau Morphine<br />
tĩnh mạch trong vòng 24 g<br />
<br />
Thời gian xuất hiện trung tiện lần đầu sau<br />
mổ<br />
Đa số các bệnh nhân đều có nhu động ruột<br />
rất sớm, hầu hết các bệnh nhân đều đánh được<br />
trung tiện trong vòng 24 h đầu<br />
Số bệnh nhân có đánh hơi<br />
trong 24 g<br />
Thời gian xuất hiện đánh<br />
hơi lần đầu trong 48 g<br />
<br />
Số bệnh nhân<br />
30 / 35<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
87,1 %<br />
<br />
20,7 ± 10,3<br />
( 5 – 46)<br />
<br />
Tình trạng biết trong lúc mổ<br />
Không bệnh nhân nào biết trong khi phẫu<br />
thuật.<br />
<br />
NHẬN XÉT - BÀN LUẬN<br />
Gây mê toàn thân đặt ống NKQ là tiêu<br />
chuẩn vàng cho phẫu thuật nội soi đặc biệt là<br />
phẫu thuật nội soi lớn ổ bụng. Tình trạng mất tri<br />
giác cũng như độ giãn cơ, giảm đau cần phải<br />
duy trì vì thông thường cuộc phẫu thuật thường<br />
kéo dài, tư thế bệnh nhân trong mổ cũng thay<br />
đổi nhiều nên thông thường bệnh nhân được<br />
gây mê cân bằng phối hợp để đảm bảo những<br />
đòi hỏi của PTV(7)<br />
Gần đây mặt nạ thanh quản Proseal (Proseal<br />
laryngeal mask airway – PLMA ) đã được sử<br />
dụng thay thế NKQ trong những trường hợp<br />
thông khí áp lực dương tính, kể cả những phẫu<br />
thuật nội soi lớn, kéo dài. PLMA có thể đáp ứng<br />
<br />
422<br />
<br />
được thông khí IPPV tương đương như ống<br />
NKQ mà lại có nhiều ưu điểm trong khi đặt và<br />
khi rút ống, hạn chế được biến chứng chấn<br />
thương đường thở do NKQ gây nên(11).<br />
Gây tê trục thần kinh (neuroaxial block) như<br />
tê tủy sống (TTS), tê ngoài màng cứng (TNMC )<br />
hoặc TTS/TNMC kết hợp (combined spinal<br />
epidural anesthesia - CSEA ) cũng là một<br />
phương pháp vô cảm có thể áp dụng cho các<br />
phẫu thuật nội soi (3). Một số tác giả đã làm<br />
TNMC, TTS hay CSEA cho các phẫu thuật nội<br />
soi phụ khoa, nội soi thoát vị bẹn, nội soi cắt<br />
ruột thừa và cắt túi mật nội soi. Những phẫu<br />
thuật này thường là các loại phẫu thuật ngắn. Tê<br />
trục thần kinh đơn thuần cũng đã áp dụng<br />
thành công cho phẫu thuật nội soi trên những<br />
bệnh nhân có bệnh lý phổi (COPD, hen) bệnh lý<br />
nhược cơ…, bệnh lý cơ tim(1)<br />
TNMC đơn thuần tỏ ra không thích hợp với<br />
PTNS lớn trong ổ bụng vì một số lý do như thời<br />
gian mổ thường kéo dài, bệnh nhân thường<br />
không đồng ý, phẫu thuật viên không ủng hộ.<br />
Để tình trạng bơm hơi ổ bụng đảm bảo thì mức<br />
ức chê cảm giác thường phải đạt mức T2-T4 (6).<br />
Ở mức ức chế này có thể sẽ gây ra tình trạng rối<br />
loạn huyết động nặng trên bệnh nhân mổ nội soi<br />
nhất là ở tư thế đầu cao. TNMC đơn thuần cũng<br />
không thể đảm bảo một cách chắc chắn về tình<br />
trạng giảm đau, giãn cơ, bảo đảm hô hấp tránh<br />
thiếu O2, thừa CO2 là những đặc thù PTNS.<br />
Tê trục thần kinh trung ương kết hợp với<br />
gây mê toàn thân tỏ ra là phương pháp vô cảm<br />
hữu hiệu để giảm được liều thuốc mê dùng<br />
trong mổ, quá trình hồi tỉnh nhẹ nhàng và rút<br />
ống sớm. Tê trục thần kinh trung ương mang<br />
lại nhiều lợi ích trong giai đoạn hậu phẫu như<br />
giảm đau tốt, vận động sớm, nhu động ruột<br />
xuất hiện sớm, tăng mức độ hài lòng của bệnh<br />
nhân. Có rất nhiều phương thức kết hợp<br />
nhưng cách sử dụng thường gặp trên lâm sàng<br />
là sử dụng gây mê NKQ phối hợp TNMC với<br />
thuốc tê nồng độ thấp với mục đích chủ yếu để<br />
tăng cường giảm đau trong mổ và tiếp tục kéo<br />
dài ở giai đoạn sau mổ(7).<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />