Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
<br />
KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU CỦA PHẪU THUẬT NẮN CHỈNH VÀ LÀM CỨNG <br />
LỐI TRƯỚC TRONG ĐIỀU TRỊ GÃY TRẬT CỘT SỐNG CỔ THẤP <br />
Trịnh Đình Lợi*, Nguyễn Đình Tùng* <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Mục tiêu: đánh giá hiệu quả và biến chứng của phẫu thuật nắn chỉnh, làm cứng cột sống cổ lối trước trong <br />
điều trị gãy cột sống cổ thấp. <br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: những bệnh nhân bị gãy trật cột sống cổ thấp được phẫu thuật <br />
làm cứng lối trước tại bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 01/2010 đến tháng 06/2014. Thương tổn được phân loại dựa <br />
trên hình ảnh theo Harris và phân loại gãy cột sống cổ thấp (SLIC). Những trường hợp gãy liên quan đến gãy <br />
giọt lệ, vỡ thân được loại trừ. Tất cả các trường hợp đều được đánh giá về khả năng nắn chỉnh theo hình ảnh X <br />
quang cột sống cổ nghiêng và tình trạng hồi phục thần kinh theo Frankel. <br />
Kết quả: có 55 bệnh nhân, 45 bệnh nhân nam, 17 bệnh nhân bán trật (IA), 13 bệnh nhân trật mặt khớp 2 <br />
bên (IB), 25 bệnh nhân trật khớp một bên (IIA). Điểm theo SLIC thay đổi từ 5 đến 9. Có 8 bệnh nhân bị thương <br />
tổn tuỷ hoàn toàn, 42 bệnh nhân thương tổn tuỷ không hoàn toàn, 5 bệnh nhân không có tổn thương tuỷ. Hầu <br />
hết bệnh nhân được nắn chỉnh tốt sau mổ. 10 bệnh nhân có mảnh đĩa đệm rời chèn ép tuỷ. Không có biến chứng <br />
liên quan đến phẫu thuật sau mổ. <br />
Kết luận: phẫu thuật nắn chỉnh làm cứng khớp lối trước trong điều trị gãy trật cột sống cổ thấp là phương <br />
pháp hiệu quả, an toàn, đặc biệt trong trường hợp có mảnh rời đĩa đệm chèn ép vào ống sống. <br />
Từ khóa: cột sống cổ thấp, gãy trật, nắn chỉnh, lối trước. <br />
<br />
ABSTRACT <br />
RESULT OF ANTERIOR REDUCTION AND INTERBODY FUSION IN THE TREATMENT <br />
OF TRAUMATIC SUBAXIAL CERVICAL SPINE SUBLUXATION OR DISLOCATION <br />
Trinh Dinh Loi, Nguyen Dinh Tung <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 63 – 67 <br />
Objective: to evaluate the efficacy and complications of anterior cervical stabilization in the treatment of <br />
traumatic subaxial cervical subluxation or dislocation. <br />
Materials and method: From Jan, 2010 to Jun, 2014 the pts who were traumatic subaxial cervical <br />
subluxation or dislocation underwent anterior decompression, reduction and fusion at Cho Ray hospital were <br />
included in the study. The injuries were subdivided using the radiological classification by Harris and SLIC <br />
system. The subaxial cervical fracture associated with vertebral fracture such as tear drop, burst fracture were <br />
excluded. All the cases were evaluated the efficacy of reduction according to the lateral cervical spine radiographs, <br />
and neurological status improvement according to Frankel scale. <br />
Results: there are 55 pts, 45 male pts, 17 pts had anterior subluxation (type IA), 13 bilateral facet <br />
dislocation (type IB), 25 a unilateral facet dislocation (type IIA). SLIC scores range from 5 to 9 points. There are 8 <br />
pts had initial complete, 42 incomplete tranverse lesion, 5 did not have any deficit. Most of the pts were obtained <br />
good immediate postoperative alignment of the spine. 10 pts had disc fragments compressing to spinal cord. There <br />
were no related‐surgery complications. <br />
* Bệnh viện Chợ Rẫy <br />
Tác giả liên lạc: BS. Trịnh Đình Lợi ĐT: 0918161607 <br />
<br />
Phẫu Thuật Cột Sống <br />
<br />
Email: drdinhloi@gmail.com <br />
<br />
63<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br />
<br />
<br />
Conclusion: anterior decompression, reduction and stabilization in the treatment of unstable cervical <br />
fracture is a safe, effective method and can eliminate the risk of extruded disc fragment encroaching the <br />
spinal cord. <br />
Keywords: subaxial cervical spine, dislocation, reduction, anterior. <br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
Phẫu thuật cột sống cổ lối trước được thực <br />
hiện lần đầu tiên vào khoảng thập niên 1950 bởi <br />
Bailey, Badgley(2,6). Southwink, Robinson, Cloward <br />
sau đó đã cải tiến phát triển thêm về kỹ thuật. Các <br />
bệnh lý thường gặp trong phẫu thuật lối trước <br />
như: thoát vị đĩa đệm cổ, u tủy cổ, gãy cột sống cổ. <br />
Ưu điểm của phẫu thuật lối trước là dễ đặt tư thế, <br />
đường tiếp cận đơn giản, phẫu thuật có thể thực <br />
hiên cùng lúc với việc kéo liên tục(2,6). <br />
Gãy trật cột sống cổ thường là hậu quả của <br />
việc cúi mạnh quá mức cột sống cổ dẫn đến đốt <br />
sống này trượt lên đốt sống khác làm cho tuỷ bị <br />
tổn thương. Phương pháp điều trị bao gồm kéo <br />
cột sống cổ, bất động với nẹp Halo, cột chỉ thép <br />
lối sau, nẹp vít khối bên, phẫu thuật nẹp vít lối <br />
trước hay phối hợp phẫu thuật đường trước và <br />
sau. Tuy nhiên việc mổ phối hợp có nhiều bất lợi <br />
như thời gian mổ kéo dài, mất máu nhiều và khó <br />
khăn trong việc chuyển tư thế trong mổ. Kỹ <br />
thuật nắn chỉnh gãy trật cột sống cổ lối trước có <br />
cài mặt khớp lần đầu tiên được mô tả vào năm <br />
1961 và ngày càng được cải tiến. Một số tác giả <br />
vẫn còn nghi ngờ khả năng nắn chỉnh và những <br />
thương tổn thần kinh thứ phát trong điều trị gãy <br />
trật cột sống cổ thấp bằng đường mổ lối trước. Do <br />
đó trong nghiên cứu này, chúng tôi sẽ đánh giá <br />
khả năng nắn chỉnh và biến chứng của phẫu thuật <br />
lối trước trong điều trị gãy trật cột sống cổ thấp. <br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Nghiên cứu tiền cứu mô tả loạt bệnh nhân <br />
gãy trật cột sống cổ thấp được phẫu thuật nắn <br />
chỉnh, giải ép và làm cứng lối trước từ tháng <br />
01/2010 đến tháng 06/2014. <br />
Tiêu chuẩn chỉ định mổ dựa trên phân loại <br />
độ vững của cột sống theo phân loại gãy cột <br />
sống cổ thấp (SLIC). Bảng phân loại SLIC đánh <br />
giá độ vững dựa trên ba đặc điểm: hình ảnh học, <br />
<br />
64<br />
<br />
mức độ tổn thương phức hợp đĩa đệm dây <br />
chằng, tình trạng thần kinh (bảng 1). <br />
Các thương tổn liên quan đến thân sống như <br />
gãy giọt lệ, gãy lún hay vỡ thân được loại trừ. <br />
Bảng 1: Phân loại gãy trật cột sống cổ thấp (SLIC) <br />
Đặc điểm<br />
Không bất thường<br />
Lún<br />
Gãy nhiều mảnh.<br />
Căng dãn<br />
Di lệch.<br />
Nguyên vẹn<br />
Phức hợp dây<br />
chằng, đĩa<br />
Khoảng liên gai dãn rộng<br />
đệm<br />
Vỡ đĩa đệm<br />
Không tổn thương<br />
Tình trạng<br />
thần kinh<br />
Tổn thương rể thần kinh<br />
Tổn thương tuỷ hoàn toàn<br />
Tổn thương tuỷ không hoàn toàn<br />
Tổn thương thần kinh tiến triển<br />
Hình ảnh học<br />
<br />
Điểm<br />
0<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
0<br />
1<br />
2<br />
0<br />
1<br />
2<br />
3<br />
+1 = 4<br />
<br />
Những bệnh nhân có tổng điểm ≥ 5 được <br />
xếp loại mất vững và có chỉ định phẫu thuật. <br />
Tất cả bệnh nhân được ghi nhận số liệu về <br />
tuổi, giới, nguyên nhân, cơ chế, kiểu chấn <br />
thương, tầng thương tổn. Loại thương tổn được <br />
phân loại dựa theo phân loại của Harris. Đánh <br />
giá ngay sau mổ và theo dõi lâu dài sau mổ về <br />
hình ảnh, triệu chứng lâm sàng, biến chứng. <br />
Phương pháp điều trị: những bệnh nhân gãy <br />
trật cột sống cổ có cài mặt khớp một hay hai bên <br />
được kéo móc Gardner; những bệnh nhân bán <br />
trật được đeo nẹp cổ cứng và tất cả được lên lịch <br />
mổ. Kỹ thuật mổ lối trước bao gồm: lấy nhân <br />
đệm, nắn trật, ghép đĩa đệm nhân tạo có kết hợp <br />
với xương xốp mào chậu tự thân và làm cứng <br />
bằng nẹp vít có khóa. <br />
Kỹ thuật nắn trật(1,2,3,4,7): bệnh nhân được đặt <br />
nằm ở tư thế ngửa, gối lót dưới vai và đặt máy <br />
chụp X quang trong mổ. Kỹ thuật bộc lộ cột sống <br />
cổ theo Caspar(2) với sự xác định tầng dưới sự <br />
hướng dẫn của chụp X quang trong mổ. Sau khi <br />
<br />
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
banh Caspar được đặt, đinh thân sống Caspar <br />
được đặt tạo góc với nhau khoảng 20 độ (hình <br />
1A); banh tự động được đặt vào để banh 2 thân <br />
sống gãy trật có cài mặt khớp (hình 1B); lấy nhân <br />
đệm; để nắn trật phẫu thuật viên mở rộng banh <br />
tự động đồng thời dùng ngón trỏ ấn nhẹ đốt <br />
sống trên xuống để mở cài mặt khớp (hình 1C). <br />
Quá trình trên có thể được thực hiện với sự hỗ <br />
<br />
trợ của một que nâng tác dụng như đòn bẫy tại <br />
khoảng liên thân đốt (hình1D) hay dụng cụ banh <br />
liên thân đốt (hình 2) và tất cả được làm dưới sự <br />
hướng dẫn của soi X quang liên tục. Sau khi đã <br />
nắn trật xong kiểm tra lại khoảng đĩa đệm và <br />
ống sống một lần nữa để đặt đĩa đệm nhân tạo <br />
có ghép xương xốp mào chậu và cố định bằng <br />
nẹp vít có khóa. <br />
<br />
<br />
Hình 1: Kỹ thuật nắn trật. (J Neurosurg (Spine 1) <br />
92:18‐23, 2000) <br />
<br />
A <br />
<br />
<br />
Hình 2: Banh liên thân đốt hỗ trợ nắn trật. (J <br />
Neurosurg (Spine 1) 92:18‐23, 2000) <br />
<br />
B <br />
<br />
C <br />
<br />
Hình 3 (hình minh hoạ): Bệnh nhân nam, 1956, bị tai nạn giao thông, Frankel E, SLIC 6 điểm, X quang và MRI <br />
trước mổ:trật C5‐C6 (A,B), X quang sau mổ (C). <br />
40 bệnh nhân (72,72%) có rối loạn cơ vòng. Có 17 <br />
KẾT QUẢ <br />
bệnh nhân bán trật (IA), 13 bệnh nhân trật mặt <br />
Có 55 bệnh nhân, 45 nam, 10 nữ, tuổi trung <br />
khớp 2 bên (IB), 25 bệnh nhân trật khớp một bên <br />
bình là 42,5 (19‐83). Nguyên nhân chủ yếu là tai <br />
(IIA). Điểm theo SLIC thay đổi từ 5 đến 9. Có 10 <br />
nạn lao động 26 (47,27%) và tai nạn giao thông <br />
trường hợp có thương tổn phối hợp với chấn <br />
22 (40%). Kiểu tai nạn do té đập đầu 40 trường <br />
thương đầu, chấn thương ngực. <br />
hợp (72,7%), vật nặng rơi 5 (9,09%) và 10 <br />
(18,18%) bị té cao. <br />
Có 8 trường hợp tổn thương tuỷ hoàn toàn, <br />
42 trường hợp tổn thương không hoàn toàn <br />
(Frankel B, C, D), 5 trường hợp không tổn <br />
thương tủy (Frankel E) (biểu đồ 1). Có 33 trường <br />
hợp (60%) có rối loạn hô hấp từ nhẹ đến nặng và <br />
<br />
Phẫu Thuật Cột Sống <br />
<br />
Tầng thương tổn chủ yếu tại C5‐C6 và C6‐C7 <br />
(biểu đồ 2). <br />
<br />
65<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br />
<br />
<br />
25<br />
22<br />
20<br />
15<br />
10<br />
<br />
11<br />
<br />
9<br />
<br />
8<br />
<br />
5<br />
<br />
5<br />
0<br />
A<br />
<br />
B<br />
<br />
C<br />
<br />
D<br />
<br />
E<br />
<br />
Biểu đồ 1: Phân loại thương tổn thần kinh theo <br />
Frankel <br />
30<br />
<br />
27<br />
<br />
25<br />
20<br />
15<br />
<br />
15<br />
10<br />
5<br />
<br />
4<br />
<br />
6<br />
3<br />
<br />
0<br />
C3-C4 C4-C5 C5-C6 C6-C7 C7-D1<br />
<br />
Biểu đồ 2: Tầng thương tổn <br />
Kết quả sau mổ tất cả các trường hợp đều <br />
được nắn chỉnh phục hồi tốt về độ cong sinh lý <br />
cột sống cổ. Trong tất cả những trường hợp có <br />
42 bệnh nhân (76,36%) đĩa đệm bị vỡ, trong đó <br />
có 10 trường hợp có mảnh rời chèn vào ống <br />
sống. Không ghi nhận biến chứng liên quan đến <br />
phẫu thụât trong và sau mổ. <br />
Hầu hết trường hợp giảm đau cổ sau mổ, <br />
tuy nhiên sự phục hồi về cơ vòng và sức cơ <br />
không cải thiện ngay sau mổ. Có 3 bệnh nhân bị <br />
xẹp phổi trong thời gian hậu phẫu, tuy nhiên <br />
được điều trị khỏi nhờ kết hợp xoay trở, tập vật <br />
lý trị liệu, nội soi hút đàm nhớt, mở khí quản. <br />
<br />
BÀN LUẬN <br />
Vào năm 1982, Allen và Ferguson lập nên <br />
bảng phân loại gãy cột sống cổ dựa trên hình <br />
ảnh X quang cổ quy ước. Đến năm 1986, Harris <br />
và cộng sự đã cải tiến bằng cách bổ sung thêm <br />
<br />
66<br />
<br />
cơ chế xoay trong gãy cúi, ngữa. Tuy nhiên tất cả <br />
các phân loại này chỉ dựa trên cơ chế cơ học. <br />
Bảng phân loại chấn thương cổ thấp (SLIC) do <br />
‘The Spine Study Group’ tạo nên, với sự kết hợp <br />
của 3 yếu tố: hình ảnh học, độ tổn thương phức <br />
hợp dây chằng đĩa đệm, tổn thương thần kinh <br />
cùng việc tính điểm đã tạo điều kiện dễ ứng <br />
dụng trong chỉ định mổ trên lâm sàng và cũng là <br />
một yếu tố tiên lượng điều trị. <br />
Thực tế có nhiều phương pháp điều trị bảo <br />
tồn và phẫu thuật trong điều trị gãy cột sống cổ <br />
thấp, điều này cho thấy chưa có phương pháp <br />
nào thật sự nổi bật. Tác giả Ordonez và cộng sự <br />
phẫu thuật 10 trường hợp gãy trật cột sống cổ <br />
thấp bằng lối trước nhưng có một trường hợp <br />
phải mổ phối hợp lối sau(7); tác giả Goffin phẫu <br />
thuật nắn trật thất bại 2 trong 41 trường hợp(2). <br />
Các tác giả lí giải nguyên nhân chính của nắn <br />
trật thất bại liên quan đến việc chọn bệnh, không <br />
đánh giá hết mức độ thương tổn trong những <br />
trường hợp bị gãy mặt khớp hay chân cung một <br />
hay hai bên làm mất sự liên tục của cột trước và <br />
sau. Trong nghiên cứu của chúng tôi việc nắn <br />
trật thành công trên tất cả các trường hợp có thể <br />
là do trong giai đoạn đầu, phẫu thuật thường <br />
được áp dụng trên những thương tổn không quá <br />
phức tạp. <br />
Những năm gần đây, nhiều tác giả đã quan <br />
tâm tới mối liên quan giữa thương tổn gãy trật <br />
mặt khớp và tổn thương của đĩa đệm. Rizzolo <br />
và cộng sự ghi nhận đĩa đệm bị vỡ trong 40% <br />
trường hợp gãy trật mặt khớp một bên và 80% <br />
trường hợp gãy trật mặt khớp 2 bên(7). Trong <br />
55 bệnh nhân của chúng tôi ghi nhận có tới 42 <br />
trường hợp có tổn thương đĩa đệm và có 10 <br />
trường hợp có mảnh rời vào ống sống. Ngoài <br />
ra còn có một số báo cáo ghi nhận tổn thương <br />
thần kinh nặng do mảnh rời đĩa đệm chèn ép <br />
tủy sau khi kéo nắn kín hay phẫu thuật lối sau. <br />
Do đó phẫu thuật giải ép, nắn chỉnh và làm <br />
cứng lối trước trong điều trị gãy trật cột sống <br />
cổ cho phép hạn chế được mảnh rời đĩa đệm <br />
chèn ép vào ống sống. <br />
<br />
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
Phẫu thuật cột sống cổ lối trước tiềm ẩn <br />
những nguy cơ như tổn thương mạch máu, thực <br />
quản, khí quản, ống ngực, thần kinh quặt ngược <br />
thanh quản, nhiễm trùng…(3). Trong nghiên cứu <br />
của chúng tôi không gặp những biến chứng này <br />
có thể là do tại bệnh viện Chợ Rẫy phẫu thuật <br />
cột sống cổ đường trước đã áp dụng từ lâu và <br />
được thực hiện trong rất nhiều trường hợp như <br />
thoát vị đĩa đệm cổ, cắt thân sống… nên các <br />
phẫu thuật viên đã có nhiều kinh nghiệm cho <br />
đường tiếp cận này. <br />
Tuy nhiên trong quá trình điều trị chúng tôi <br />
nhận thấy có một bất lợi trong phẫu thuật <br />
đường trước là đối với những bệnh nhân nặng <br />
bị suy hô hấp cần mở khí quản, do vết mổ và <br />
đường mở khí quản rất gần nhau nên đôi lúc <br />
phải trì hoãn do vết mổ chưa lành. <br />
<br />
KẾT LUẬN <br />
Nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu đánh giá <br />
ngay sau mổ nhưng cũng cho kết quả khả quan <br />
về khả năng nắn chỉnh, độ an toàn tốt đặc biệt <br />
với những trường hợp có mảnh rời chèn vào ống <br />
sống trong điều trị gãy trật cột sống cổ thấp <br />
bằng lối trước. <br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO <br />
1.<br />
<br />
Cloward RB, et al (1973). Reduction of traumatic dislocation of <br />
the cervical spine with locked facets. In: J. Neurosurg. / <br />
Volumes 38 / April. <br />
<br />
2.<br />
<br />
Goffin J, Plets C, Van den Bergh R. (1989). Anterior Cervical <br />
Fusion and Osteosynthetic Stabilization according to Caspar: <br />
A prospective study of 41 patients with fractures and/or <br />
dislocations of the cervical spine. In: Neurosurgery Vol. 25. <br />
No. 6, pp 865‐871. <br />
<br />
3.<br />
<br />
Kasimatis GB, Panagiotopoulos E, Gliatis J, Tyllianakis M, <br />
Zouboulis P, Lambiris E. (2009): Complications of anterior <br />
surgery on cervical spine trauma: an overview. In: Clinical <br />
Neurology and Neurosurgery 111, pp 18‐27. <br />
<br />
4.<br />
<br />
Kim KH, Cho DC, Sung JK. (2007): The management of <br />
bilateral interfacetal dislocation with anterior fixation in <br />
cervical spine: Comparison with combined antero‐posterior <br />
fixation. In: J. Korean Neurosurg Soc 42, pp 305‐310. <br />
<br />
5.<br />
<br />
Moerman J, Harth A, Van Trimpont I, Uyttendaele D, <br />
Verdonk R, Claessens H, Verbeke S. (1994): Treatment of <br />
unstable fractures, dislocations and fractures dislocations of <br />
the cervical spine with Senegas plate fixation. In: Acta <br />
Orthopaedica Belgica, Vol. 60 – 1, pp 30‐35. <br />
<br />
6.<br />
<br />
Omeis I, DeMattia JA, Hillard VH, Murali R, Das K. (2004): <br />
History of instrumentation for stabilization of the subaxial <br />
cervical spine. In: Neurosurg Focus 16(1): Article 10, pp 210‐<br />
218. <br />
<br />
7.<br />
<br />
Ordonez BJ, Benzel EC, Naderi S, Weller SJ. (2000): Cervical <br />
facet dislocation: techniques for ventral reduction and <br />
stabilization. J. Neurosurg (Spine 1) 92, pp18‐23. <br />
<br />
8.<br />
<br />
Patel A, Dailey A, Brodke DS, Daubs M, Anderson PA, <br />
Hurlbert RJ, Vacccaro AR; Spine Trauma Study Group. <br />
(2008): Subaxial cervical spine trauma classification the <br />
subaxial injury classification system and case examples. In: <br />
Neurosurg Focus 25 (5):E8, pp 25‐32. <br />
<br />
Ngày nhận bài báo: <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
20/10/2014<br />
<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo: <br />
<br />
02/11/2014 <br />
<br />
Ngày bài báo được đăng: <br />
<br />
05/12/2014 <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phẫu Thuật Cột Sống <br />
<br />
67<br />
<br />