KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT MỔ NỘI SOI<br />
VÁCH NGĂN CHO NHỮNG TRƯỜNG HỢP NHỨC ĐẦU<br />
DO BÓNG KHÍ VÁCH NGĂN VÙNG NGÁCH SÀNG BƯỚM<br />
TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC<br />
Phạm Kiên Hữu<br />
<br />
TÓMTẮT<br />
Mục tiêu: đánh giá sự an toàn và tính hiệu quả của phương pháp mổ nội soi trong điều trị các trường<br />
hợp bong khí vách ngăn vùng ngách sàng bướm.<br />
Thiết kế nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng tiền cứu, ứng dụng kỹ thuật mới<br />
Phương pháp: tiến hành chỉnh hình vch ngăn dưới nội soi và theo di, đánh giá kết quả cho 17 trường<br />
hợp nhức đầu có bong khí vách ngăn vùng ngách sàng bướm.<br />
Kết quả: Sau một thời gian theo dõi trung bình 6,2 tháng, nhóm 1 có 11 trường hợp chỉnh hình vách<br />
ngăn có kết hợp với phẫu thuật mở rộng lỗ thông xoang bướm, 6 trường hợp chỉnh hình vách ngăn đơn<br />
thuần. triệu chứng nhức đầu hết trong 8/11 trường hợp và giảm sau mổ trong 3/11 phẫu thuật vách ngăn<br />
kết hợp với mở rộng lỗ thông xoang bướm. Triệu chứng nhức đầu trong nhóm 2 (phẫu thuật chỉnh hình vch<br />
ngăn đơn thuần) là 3/6 trường hợp, nhức đầu giảm nhiều trong 2/6 trường hợp và giảm ít trong 1/6 trường<br />
hợp cịn lại, khơng cĩ biến chứng trong v sau mổ.<br />
Kết luận: phẫu thuật nội soi chỉnh hình vch ngăn bước đầu cho thấy là một phương pháp điều trị hiệu<br />
quả và an toàn cho các trường hợp nhức đầu do bong khí vách ngăn vùng ngách sàng bướm<br />
<br />
ABSTRACT<br />
ENDOSCOPIC SEPTOPLASTY FOR RELIEVE HEADACHE DUE TO SEPTAL AIR CELL AT THE<br />
SPHENO – ETHMOIDAL RECESS: PRELIMINARY RESULTS<br />
Pham Kien Huu * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 11 - No 4 - 2007: 232 - 235<br />
Purpose: To evaluate the efficacy, safety of endoscopic septoplasty technique in relieve headache due to<br />
septal air cell at the spheno-ethmoidal recess.<br />
Method: In a prospective new technique application study on 17 patients undergoing surgery for<br />
relieve headache due to septal air cell at the sphenoid – ethmoidal recess which were divided into two group:<br />
group A:11 cases received endoscopic septoplasty with sphenoidotomy and Group B: 6 cases received only<br />
septoplasty.<br />
Result: After mean follow-up time of 6.2 months. In group I, headache gone in 8/11cases and good<br />
relieve in 3/11 cases. In group II, headache gone in 3/6 cases, good relieve in 2/6 cases and less in 1/6. No<br />
complication documented.<br />
Conclusion: endoscopic septoplasty seem to be a safe and effective method to relieve headache due to<br />
septal air cell at the sphenoid – ethmoidal recess.<br />
MỞĐẦU<br />
Bóng khí vách ngăn là một bất thường giải phẫu trong đó phần mảnh đứng xương sàng bị tách đôi ra,<br />
bên trong là một khoảng trống, như một tế bào sàng. Bóng khí vách ngăn đôi khi khá to, cản trở việc<br />
thông khí qua đường mũi gây triệu chứng nghẹt mũi, đôi khi bóng<br />
* Bộ môn Tai Mũi Họng - Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh<br />
234<br />
<br />
khí vách ngăn gây nhức đầu do tạo điểm tiếp xúc (contact point) với các cuốn mũi, đẩy<br />
cuốn mũi ra ngoài làm hẹp khe mũi giữa gậy nên các triệu chứng lâm sàng: nhức đầu, nghẹt<br />
mũi, chảy mũi làm người bệnh hết sức khó chịu.<br />
Trong các vị trí thường gặp nhất của bóng khí vách ngăn, bóng khí vách ngăn vùng<br />
ngách sàng bướm làm tắc nghẽn thông khí và dẫn lưu của xoang sàng sau và xoang bướm.<br />
bóng khí vách ngăn vùng ngách sàng bướm nếu to đến độ gây nên triệu chứng nhức đầu<br />
nhiều vùng gáy, chảy mũi sau và nghẹt mũi như triệu chứng của bệnh viêm xoang bướm<br />
thì phải mổ chỉnh hình vch ngăn để điều trị.<br />
Phẫu thuật nội soi vách ngăn đ ngy cng được áp dụng rộng ri để điều trị cho các trường<br />
hợp vẹo vách ngăn có hoặc không kèm viêm xoang mạn tính hoặc tái phát với hiệu quả tốt<br />
và độ an toàn cao.<br />
Mục đích của chúng tôi là muốn đánh giá hiệu quả và độ an toàn của phẫu thuật vách<br />
ngăn qua nội soi để điều trị các trường hợp nhức đầu do bóng khí vách ngăn vùng ngách<br />
sàng bướm.<br />
<br />
PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br />
Tiền cứu, mô tả cắt ngang, ứng dụng kỹ thuật mới.<br />
<br />
Phương pháp chọn mẫu:<br />
Lần lượt, có chọn lọc.<br />
Tiu chuẩn chọn mẫu<br />
Các bệnh nhân đến khám tại phịng khm Tai Mũi Họng Bệnh viện Đại học Y dược được<br />
chọn vào lô nghiên cứu khi thỏa các tiêu chuẩn sau:<br />
- Tuổi: trên 21 tuổi.<br />
- Diễn tiến nhức đầu nhiều lần trong năm (≥ 4 lần/năm)<br />
- Triệu chứng cơ năng: nhức đầu, nghẹt mũi, chảy mũi sau trong đó nhức đầu vùng<br />
chẩm được xem như dấu hiệu bắt buộc phải có.<br />
- Nội soi hốc mũi: vách ngăn vùng ngách sàng bướm phồng ra 2 bên làm hẹp khe mũi<br />
trên, phù nề niêm mạc hoặc thấy có dịch nhày-mủ chảy ra từ vùng ngách sàng bướm.<br />
- CT vùng mũi xoang cho thấy có bóng khí vùng ngách sàng bướm, gây tắc nghẽn lỗ<br />
thông xoang bướm, phù nề niêm mạc hay tụ dịch trong long xoang bướm. không có hình<br />
ảnh ph nề, thối hóa, đọng dịch trong các xoang sàng, hàm, trán.<br />
- Đồng ý phẫu thuật và thực hiện tái khám theo hẹn định kỳ.<br />
Tiêu chuẩn loại trừ:<br />
- Tuổi dưới 21<br />
- Diển tiến: ít hơn 4 đợt/năm.<br />
- Có các bệnh nội khoa chưa ổn định, chưa thể phẫu thuật.<br />
- Có các triệu chứng của bệnh viêm các xoang: sàng, trán, hàm trên nội soi và CT.<br />
- Không ñồng ý mổ, thực hiện theo di săn sóc sau mổ ñịnh kỳ theo hẹn.<br />
Quy trình kỹ thuật mổ<br />
- Vô cảm: tất cả các trường hợp đều được mổ dưới mê nội khí quản.<br />
<br />
235<br />
<br />
- Đầu tiên hốc mũi được đặt bấc tẩm thuốc co mạch, đầu bấc mũi được đưa nhẹ nhàng<br />
vào vùng ngách sàng bướm 2 bên trong 10 phút.<br />
- Chích tê dưới niêm mạc vách ngăn bằng dung dịch Xylocain có pha adrenalin/100;000.<br />
- Dùng dao rạch niêm mạc vách ngăn phía trước bóng khi, sau đó phần cốt mạc vách<br />
ngăn được bóc tách ra khỏi vách xương bằng spatule.<br />
- Dùng đục thẳng mỏng (chiều rộng lưỡi đục là 4mm) phá vỡ bóng khí vách ngăn, theo<br />
chiều dọc, tách bóng khí làm 2 phần và lấy đi một nữa bóng khí dưới nội soi. (kỹ thuật bóc<br />
tách và lấy đi bóng khí vách ngăn tương tự kỹ thuật chỉnh hình cuốn giữa cĩ concha<br />
bullosa).<br />
- Dùng spatule đưa qua hốc mũi bên kia, bẻ phần còn lại của bóng khí về phía vừa được<br />
lấy đi để làm rộng ngách sàng bướm bên còn lại.<br />
- Ép lại niêm mạc và thám sát lỗ thông xoang bướm hai bên.<br />
- Nếu ngách sàng bướm 2 bên đều rộng, đặt một miếng merocel và kết thúc phẫu thuật.<br />
- Nếu sau khi chỉnh hình vách ngăn thấy có thông vào xoang bướm 1 bên hoặc ngách<br />
sàng bướm vẫn còn tắc nghẽn, chúng tôi mở rộng lỗ thông xoang bướm.<br />
- Sau khi mở rộng lỗ thông xoang bướm, đặt merocel và kết thúc phẫu thuật.<br />
<br />
Săn sóc sau mổ<br />
- Merocel được rút ra sau mổ 48 giờ<br />
- Bệnh nhân được cho xuất viện hẹn tái khám mỗi tuấn 1 lấn trong 4 tuần đầu, sau<br />
đó mỗi tháng 1 lần trong 3 – 6 tháng.<br />
<br />
KẾTQUẢ<br />
Phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn qua nội soi cho 17 trường hợp có bóng khí vách<br />
ngăn vùng ngách sàng bướm, trong số đó có 9 nữ và 8 nam.<br />
Bảng 1: Triệu chứng cơ năng<br />
Triệu chứng<br />
Nhức ñầu<br />
Nghẹt mũi<br />
Vướng họng<br />
Mi gy<br />
<br />
Số bệnh nhn<br />
17<br />
15<br />
14<br />
12<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
100<br />
88<br />
82<br />
70<br />
<br />
Nhận xét triệu chứng thường gặp nhất và cũng là triệu chứng làm người bệnh khó<br />
chịu nhiều nhất chính là nhức đầu vùng chẩm gáy sau đó là nghẹt mũi và vướng họng.<br />
Bảng 2: triệu chứng thực thể qua nội soi<br />
Triệu chứng<br />
Hẹp ngách sàng bướm<br />
Đọng dịch khe trên<br />
Polyp ngách sàng bướm<br />
<br />
Số bệnh nhân<br />
17<br />
11<br />
5<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
100<br />
61<br />
29<br />
<br />
Bảng 3: Phân bố bệnh nhân theo lượng máu mất<br />
Lượng máu mất<br />
20-30 ml<br />
30-40 ml<br />
40-50 ml<br />
<br />
Số bệnh nhân<br />
7<br />
6<br />
5<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
42<br />
29<br />
29<br />
<br />
Trong lô nghiên cứu này không có biến chứng nào được ghi nhận.<br />
<br />
236<br />
<br />
Theo quy trình kỹ thuật chúng tôi tạm chia bệnh nhân làm 2 nhóm:<br />
Nhóm I: chỉnh hình vách ngăn có kết hợp mở rộng lỗ thông xoang bướm vì khi mổ thấy<br />
có hiện tượng phù nề, thóai hóa niêm mạc vùng ngách sàng bướm (5 ca), hoặc thành sau<br />
bóng khí vách ngăn liên tục với mặt trước xoang bướm, sau khi chỉnh hình vách ngăn, phải<br />
mở rộng lỗ thông xoang bướm. Về phía vách ngăn đề phòng sẹo xấu gây tắc nghẽn lỗ thông<br />
xoang bướm tự nhiên sau mổ (6 ca).<br />
Nhóm 2: chỉ chỉnh hình vách ngăn đơn thuần (6 ca).<br />
Bảng 4: Sự cải thiện triệu chứng nhức đầu sau mổ<br />
Nhức ñầu<br />
Hết<br />
Giảm nhiều<br />
Giảm ít<br />
Không giảm<br />
<br />
Nhóm I (N=11)<br />
Số BN<br />
Tỉ lệ<br />
8<br />
73<br />
3<br />
27<br />
0<br />
0<br />
0<br />
<br />
Nhóm II<br />
Số BN<br />
3<br />
2<br />
1<br />
0<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
50<br />
35<br />
15<br />
0<br />
<br />
Như vậy có sự cải thiện đáng kể triệu chứng nhức đầu sau mổ<br />
Bảng 5: Triệu chứng thực thể qua nội soi<br />
Triệu chứng<br />
nội soi<br />
Bình thường<br />
Còn ph nề<br />
Xơ dính gây tắc<br />
<br />
Nhóm I<br />
Số BN<br />
Tỉ lệ %<br />
8<br />
73<br />
3<br />
27<br />
0<br />
<br />
Nhóm II<br />
Số BN Tỉ lệ %<br />
2<br />
65<br />
1<br />
35<br />
<br />
BÀNLUẬN<br />
Nhận xét về hình thái các trường hợp bóng khí vách ngăn vùng ngách sàng bướm<br />
Trong 17 trường hợp bóng khí vách ngăn vùng ngách sàng bướm, chỉ có 7 trường hợp<br />
bóng khí vách ngăn tách rời hoàn toàn khỏi mặt trước xoang bướm. 10 trường hợp còn lại<br />
bóng khí vách ngăn ít nhiều có liên tục với một bên xoang bướm. Mặc dù bóng khí vách<br />
ngăn nằm trong hốc mũi, nhưng khó thể phân biệt được với xoang bướm một bên phát<br />
triển về phía mũi tàu và tiếp tục phát triển về phía vách ngăn vào nằm hẵn trong hốc mũi.<br />
Tuy hình thái của bóng khí vách ngăn có khác nhau nhưng khi đã đủ lớn để làm tắc<br />
nghẽn ngách sàng bướm gây nên các triệu chứng khó chịu cho người bệnh thì đều có chỉ<br />
định phẫu thuật, và được thực hiện cùng một kỹ thuật mổ, hiệu quả điều trị và độ an toàn<br />
cả 2 dạng tương đương nhau.<br />
<br />
Nhận xét về triệu chứng của các trường hợp bóng khí vách ngăn vùng ngách sàng<br />
bướm.<br />
Triệu chứng cơ năng của các trường hợp bóng khí vách ngăn vùng ngách sàng bướm rất<br />
giống với triệu chứng của các trường hợp viêm xoang bướm mạn tính: nhức đầu vùng<br />
chẩm đôi khi rất dữ dội, nghẹt mũi, vướng họng và ho. Khi nội soi hốc mũi chúng tôi nhận<br />
thấy có 2 dấu hiệu đặc biệt là (1) vùng “mũi tàu” vách ngăn phồng to và (2) phù nề thóai<br />
hóa polyp hay đọng dịch vùng ngách sàng bướm. các bệnh nhân khi có các dấu hiệu trên<br />
được chụp phim CT mũi xoang thì thấy có một bóng khí to làm tắc nghẽn lỗ thông xoang<br />
bướm.<br />
<br />
237<br />
<br />
Nhận xét về kỹ thuật mổ nội soi chỉnh hình vch ngăn trong điều trị các trường hợp<br />
bóng khí vách ngăn vùng ngách sàng bướm<br />
Phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn dưới nội soi trong trường hợp bóng khí vách ngăn vùng<br />
ngách sàng bướm có khác với quy trình mổ nội soi thông thường ở một số điểm sau:<br />
• Rạch niêm mạc ngay trước bóng khí (vị trí cao hơn và sâu hơn)<br />
• Chỉ lấy phân nửa bóng khí (như kỹ thuật chỉnh hình cuốn giữa concha bullosa)<br />
• Có thể có kết hợp mở rộng lỗ thông xoang bướm.<br />
<br />
KẾTLUẬN<br />
Qua hơn 1 năm, với 17 trường hợp chỉnh hình vách ngăn dưới nội soi để điều trị các<br />
trường hợp nhức đầu do bóng khí vách ngăn vùng ngách sàng bướm, chúng tôi nhận<br />
thấy kỹ thuật mổ đ bước đầu tỏ ra là một phương pháp điều trị hiệu quả và an tịan cho<br />
người bệnh. Tuy nhiên, đây chỉ là một số kết quả ban đầu, việc theo di kết quả trong<br />
thời gian chưa dài, cần có các nghiên cứu tiếp tục với mẫu lớn hơn và thời gian theo di<br />
di hơn để các đánh giá chính xác và đầy đủ hơn.<br />
<br />
TÀILIỆUTHAMKHẢO<br />
1.<br />
2.<br />
3.<br />
4.<br />
5.<br />
<br />
Bhattacharyya N. The economic burden and symptom manifestations of chronic rhinosinusitis. Am J Rhinol<br />
2003;17:27-32.<br />
Chiu G. Alexander, Kennedy W. David. Disadvantages of minimal techniques for surgical management of chronic<br />
rhinosinusitis. Current Opinion in Otolaryngol Head Neck 2004, 12: 38-42.<br />
Lanza C Donald, Kennedy E David. Adult rhinosinusitis defined. Otolaryngol Head Neck Surg Sept 1997; 117,<br />
3(Part 2): xx-xx<br />
Stammberger., Heinz. Functional Endoscopic Surgery. B.C.Decker 1991.<br />
www.entnet.org. Clinical indicators for endoscopic sinus surgery in adults.<br />
<br />
238<br />
<br />