Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019<br />
<br />
<br />
KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ỨNG DỤNG PHẪU THUẬT LASER VI PHẪU<br />
QUA ĐƯỜNG MIỆNG TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ HỌNG MIỆNG<br />
GIAI ĐOẠN SỚM<br />
Trần Phan Chung Thủy*, Nguyễn Thành Tuấn<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Phương pháp điều trị tối ưu cho ung thư họng miệng hiện còn nhiều tranh luận. Vi phẫu bằng<br />
Laser qua đường miệng là phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn, có hiệu quả cao trong điều trị ung thư, cũng như<br />
bảo tồn chức năng.<br />
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả và tính an toàn của phẫu thuật nội soi vi phẫu qua đường<br />
miệng bằng Laser CO2 trong điều trị ung thư họng miệng giai đoạn sớm tại bệnh viện Tai Mũi Họng Tp.<br />
Hồ Chí Minh.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu quan sát, tiến cứu trên 12 bệnh nhân ung<br />
thư họng miệng giai đoạn sớm (T1/T2) thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu được phẫu thuật cắt u bằng laser qua đường<br />
miệng bệnh viện Tai Mũi Họng TP. Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian từ tháng 08/2016 đến tháng 02/2019.<br />
Kết quả: 8/12 bệnh nhân trong nghiên cứu là ung thư amiđan, 4 trường hợp còn lại là ung thư lưỡi. Đa số<br />
bệnh nhân là nam giới (83,3%), độ tuổi mắc bệnh trung bình là 61,1 tuổi (± 9 tuổi). Phần lớn bệnh nhân nghiên<br />
cứu là giai đoạn T1 (66,7%), có 4 trường hợp ở giai đoạn T2. Biến chứng sau phẫu thuật chúng tôi gặp 2 trường<br />
hợp: 2 bệnh nhân nào bị chảy máu sau mổ tại diện cắt và phải phẫu thuật cầm máu lại. Chức năng hô hấp và<br />
chức năng nuốt được bảo tồn tối đa, không có trường hợp nào phải mở khí quản, 3 trường hợp đặt ống nuôi ăn và<br />
rút ống sau 48 giờ hậu phẫu. Thời gian nằm viện sau mổ trung bình là 4,4 ± 1,2 ngày.<br />
Kết luận: Phương pháp vi phẫu cắt ung thư họng miệng bằng Laser là một phương pháp an toàn, ít xâm<br />
lấn, có hiệu quả cao trong điều trị ung thư họng miệng giai đoạn sớm.<br />
Từ khóa: ung thư họng miệng, vi phẫu qua đường miệng, Laser CO2<br />
ABSTRACT<br />
EARLY OUTCOMES OF TRANSORAL LASER MICROSURGERY FOR THE TREATMENT OF<br />
OROPHARYNGEAL CANCER<br />
Tran Phan Chung Thuy, Nguyen Thanh Tuan<br />
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 23 - No 3- 2019: 86-91<br />
Background: The optimal treatment strategy for oropharyngeal cancer is highly debated. However, growing<br />
evidence supports the use of minimally invasive techniques, such as transoral laser microsurgery (TLM), as a<br />
first-line treatment modality for these carcinomas.<br />
Objective: The purpose of our study was to assess the efficacy and safety of TLM for the treatment of early<br />
oropharyngeal carcinomas.<br />
Materials and Methods: This is a prospectively observational study with 12 early stages (T1/T2)<br />
oropharyngeal cancer patients scheduled to undergo transoral laser microsurgery from August 2016 until<br />
February 2019.<br />
Results: 12 cases of early stages of oropharyngeal cancer (8 tonsil cancers and 4 tongue cancers) were<br />
exclusively treated by TLM and included into this study, 10 (83.3%) patients were male and 2 (16.7%) were<br />
<br />
* BV Tai Mũi Họng TP. Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: PGS.TS.BS. Trần Phan Chung Thủy ĐT: 097 9917777 Email: drthuytranent@gmail.com<br />
.<br />
86<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
female. The mean age was 61.1 years (± 9 years). 66.7% tumours are T1 and 33.3% T2. The complications<br />
occurred in 2 patients, without any of them being fatal. The most frequent complication of TLM was<br />
bleeding. 30% of patients had normal voices and a further 63.3% had only mild or moderate voice change. At<br />
their last followup, no patients assessed had any difficulty respiratory or swallowing to their treatment for<br />
oropharyngeal cancer.<br />
Conclusion: TLM is a safe, minimally invasive and effective method in the treatment for early<br />
oropharyngeal cancer.<br />
Keywords: oropharyngeal carcinoma, transoral laser microsurgery, carbon dioxide laser<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Họng miệng có vai trò quan trọng trong việc Ung thư giai đoạn tiến triển: u xâm lấn thanh<br />
hô hấp và phát âm, do đó các phương pháp điều quản, lớp cơ nông hay sâu của lưỡi, cơ chân<br />
trị ung thư họng miệng luôn gắn với việc bảo bướm trong, khẩu cái cứng hoặc xương hàm<br />
tồn chức năng(2,10). Phương pháp vi phẫu bằng dưới, hay u đã di căn xa.<br />
Laser qua đường miệng là phương pháp phẫu Bệnh nhân có cổ ngắn, bệnh lý đốt sống cổ,<br />
thuật ít xâm lấn, có hiệu quả cao trong điều trị khó bộc lộ họng thanh quản qua soi thanh quản<br />
ung thư họng miệng giai đoạn sớm, cũng như trực tiếp.<br />
giúp bảo tồn chức năng tối đa(1,7,8). Bệnh nhân có chống chỉ định với gây mê, có<br />
Mục tiêu các bệnh lý toàn thân tiến triển, bệnh nhân già<br />
Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng yếu, mắc bệnh nội khoa phức tạp.<br />
của ung thư họng miệng giai đoạn sớm. Phương pháp thực hiện<br />
Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi vi phẫu Tất cả đối tượng thuộc mẫu nghiên cứu<br />
qua đường miệng bằng Laser CO2. được tiến hành hỏi bệnh sử và thăm khám lâm<br />
ĐỐITƯỢNG- PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU sàng để chọn ra các đối tượng có đủ điều kiện<br />
Đối tượng nghiên cứu nghiên cứu. Chúng tôi tiến hành thu thập số liệu<br />
bằng cách lập phiếu thu thập số liệu ghi nhận lại<br />
12 bệnh nhân ung thư họng miệng giai đoạn<br />
các chỉ số nghiên cứu.<br />
sớm (T1/T2) thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu được<br />
phẫu thuật cắt u bằng laser qua đường miệng Chuẩn bị bệnh nhân trước phẫu thuật<br />
bệnh viện Tai Mũi Họng TP. Hồ Chí Minh trong Cận lâm sàng<br />
khoảng thời gian từ tháng 08/2016 đến tháng Nội soi bằng ống soi mềm nhằm xác định:<br />
02/2019. Siêu âm vùng cổ tìm hạch.<br />
Thiết kế nghiên cứu Soi họng thanh quản trực tiếp: cho phép<br />
Nghiên cứu quan sát, tiến cứu. đánh giá tổn thương đại thể, đánh giá chính<br />
Tiêu chuẩn chọn mẫu xác mức độ xâm lấn u đến các cấu trúc lân cận,<br />
Bệnh nhân được chẩn đoán ung thư biểu mô đồng thời tiến hành sinh thiết khối u để làm<br />
vùng họng miệng qua giải phẫu bệnh. giải phẫu bệnh.<br />
Có chỉ định phẫu thuật cắt u vùng họng Sinh thiết khối u: chẩn đoán và phân loại mô<br />
miệng qua đường miệng (T1, T2): u chưa xấm học của khối u.<br />
lấn thanh quản, lớp cơ nông hay sâu của lưỡi, cơ Tư vấn cho bệnh nhân trước mổ: giải thích<br />
chân bướm trong, khẩu cái cứng hoặc xương cho bệnh nhân các tình huống có thể xảy ra về<br />
hàm dưới. thay đổi phương pháp phẫu, các biến chứng,<br />
Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu và tai biến.<br />
phẫu thuật cắt u qua đường miệng bằng laser CO2. Điều trị ồn định các bệnh nội khoa đi kèm<br />
<br />
<br />
87<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019<br />
<br />
nếu có. Hậu phẫu<br />
Phẫu thuật phẫu cắt u bằng laser CO2 qua đường miệng Thuốc: Kháng sinh, kháng viêm, giảm đau<br />
Theo dõi, xử lý biến chứng.<br />
Khám sau mổ đánh giá:<br />
Nội soi họng thanh quản bằng ống mềm<br />
đánh giá diện cắt.<br />
Theo dõi và xử trí bến chứng (nếu có): khó<br />
thở, chảy máu, tràn khí<br />
Thời gian hậu phẫu: trung bình 3-4 ngày.<br />
Tái khám theo dõi sau phẫu thuật<br />
Chảy máu sau phẫu thuật,<br />
Sẹo hẹp họng thanh quản,<br />
Tái phát tại chỗ,<br />
Hình 1: Phẫu thuật phẫu cắt u bằng laser CO2 qua Di căn xa,<br />
đường miệng Tỷ lệ sống còn.<br />
Phương pháp vô cảm: gây mê đặt ống nội Trong 3 tháng đầu tiên: theo dõi định kỳ 1<br />
khí quản chuyên dùng cho phẫu thuật Laser. tháng/lần.<br />
Các bước tiến hành phẫu thuật Trong 3 tháng đầu tiên: theo dõi định kỳ 3<br />
Đặt soi treo họng thanh quản, đánh giá tổn tháng/lần.<br />
thương dưới nội soi trực tiếp bằng các ống nội Trong các năm tiếp theo: theo dõi định kỳ 6<br />
soi cứng 00, 300. tháng/lần.<br />
Lắp bộ gá vi chỉnh với kính hiển vi và kết nối Phương pháp thống kê<br />
với cánh tay khớp của hệ thống Laser. Thống kê mô tả, biến số định lượng giá trị là<br />
Chuẩn bị các bước đảm bảo an toàn laser trung bình ± độ lệch chuẩn (ĐLC), biến định tính<br />
như đeo kính bảo vệ mắt cho BN và nhân viên, giá trị là tần số (phần trăm).<br />
đặt bông thấm ướt vùng mặt, vùng quanh ống KẾT QUẢ<br />
nội khí quản, hạ thấp FiO2 < 27%. Bật hệ thống<br />
Qua 12 bệnh nhân ung thư họng miệng giai<br />
Laser, chỉnh các thông số trên hệ thống. Soi treo<br />
đoạn sớm được phẫu thuật laser qua đường<br />
bộc lộ đủ rộng vùng tổn thương, chỉnh kính hiển<br />
miệng tại Bệnh viện Tai Mũi Họng chúng tôi ghi<br />
vi quang học, chỉnh hội tụ điểm tia laser, đặt<br />
nhận những kết quả sau:<br />
bông ướt ở dưới thanh môn để bảo vệ ống nội<br />
khí quản và niêm mạc vùng kế cận. Vị trí<br />
Tiến hành cắt u: dùng laser đánh dấu giới Có 8 bệnh nhân ung thư amiđan và 4 trường<br />
hạn trước, sau và phía ngoài của phần u sẽ cắt hợp còn lại là ung thư lưỡi.<br />
bỏ, sau đó tiến hành cắt từ phía trước đến phía sau. Bảng 1: Vị trí ung thư họng miệng (N = 12)<br />
Cắt vùng rìa để làm sinh thiết tức thì, kiểm Vị trí ung thư Số lượng bệnh nhân<br />
Amidan 8<br />
soát chảy máu, khi có kết quả sinh thiết đánh giá<br />
Lưỡi 4<br />
lại diện cắt (trong trường hợp diện cắt rộng có<br />
thể cân nhắc mở khí quản dự phòng tình huống Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu<br />
chảy máu sau mổ). Đa số bệnh nhân là nam giới (83,3%), chỉ có 1<br />
Ngưng phẫu thuật khi các biên phẫu thuật bệnh nhân là nữ. Tuổi trung bình bị mắc bệnh là<br />
an toàn. 61,1 ± 9 tuổi, bệnh nhân ít tuổi nhất là 42 tuổi,<br />
<br />
<br />
88<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
nhiều tuổi nhất là 81 tuổi; độ tuổi mắc bệnh chủ trùng hay rò họng ra da.<br />
yếu là từ 51 đến 60 tuổi (43,3%). Kết quả điều trị<br />
Bảng 2. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu (N=12) Chức năng hô hấp và chức năng nuốt được<br />
Đặc điểm Tần số(%) bảo tồn tối đa, không có trường hợp nào phải<br />
Giới Nam 10(83,3%)<br />
mở khí quản,<br />
Nữ 2(16,7%)<br />
Tuổi (năm) 61,1±9 Chức năng phát âm<br />
Hút thuốc Có 10(83,3%) Sau phẫu thuật, bệnh nhân thường khó khăn<br />
Không 2(16,7%)<br />
khi nuốt, phát âm to, phải gắng sức để phát âm,<br />
Giai đoạn T I 8(66,7%)<br />
phần lớn hồi phục sau 1-3 tháng. 10/12 (83,3%)<br />
II 4(33,3%)<br />
Triệu chứng Nuốt vướng 12(100%) bệnh nhân hài lòng với chất giọng sau phẫu<br />
thuật laser, chức năng phát âm được bảo tồn<br />
Các yếu tố nguy cơ của ung thư họng miệng<br />
đáng kể so với mổ hở.<br />
Tiền căn hút thuốc lá chiềm đa số (83,3%),<br />
Thời gian nằm viện sau mổ<br />
chỉ có 2 bệnh nhân không có tiền căn hút thuốc.<br />
Số ngày nằm viện điều trị hậu phẫu trung<br />
Đặc điểm lâm sàng nhóm nghiên cứu<br />
bình của bệnh nhân trong nghiên cứu là 4,4 ± 1,2<br />
Tất cả các bệnh nhân trong nghiên cứu đều<br />
ngày. Bệnh nhân được ra viện sau khi đã nội soi<br />
đi khám vì lý do nuốt vướng và đây cũng là<br />
kiểm tra vết mổ lành tốt, không có nguy cơ chảy<br />
triệu chứng cơ năng duy nhất. Phần lớn bệnh<br />
máu, không khó thở.<br />
nhân đi khám bệnh kể từ khi bị nuốt vướng<br />
trong khoảng thời gian dưới 6 tháng (83,3%). Tỉ lệ tái phát tính đến thời điểm báo cáo<br />
Hiện tại không có bệnh nhân nào tái phát u<br />
Giai đoạn ung thư họng miệng<br />
tại chỗ.<br />
Phần lớn bệnh nhân được phẫu thuật trong<br />
Bảng 4: Kết quả điều trị phẫu thuật Laser (N = 12)<br />
nhóm nghiên cứu này đều ở giai đoạn T1-T2,<br />
Theo dõi Trung bình ± ĐLC<br />
trong đó chủ yếu là giai đoạn T1 (66,7%), chỉ có 4 hoặc tần số(%)<br />
trường hợp ở giai đoạn T2N1M0 (có nạo vét Thời gian nằm viện (ngày) 4±1,2<br />
hạch cổ chức năng). Còn sống 12(100%)<br />
Tái phát 0(0%)<br />
Mô bệnh học<br />
Mất dấu 0(0%)<br />
Kết quả đánh giá mô bệnh học của 12 bệnh Tử vong do nguyên nhân khác 0(0%)<br />
nhân cho thấy, toàn bộ số bệnh nhân này đều có Hài lòng sau phẫu thuật 10(83,3%)<br />
tổn thương ác tính dạng carcinoma tế bào gai<br />
BÀN LUẬN<br />
(100%). Trong đó, grad 2 chiếm đa số (66,7%).<br />
Trong 12 bệnh nhân nghiên cứu của chúng<br />
Biến chứng<br />
tôi, đa số là nam giới (83,3%), chỉ có 1 bệnh nhân<br />
Bảng 3: Biến chứng phẫu thuật Laser CO2 (N =12) là nữ. Tuổi trung bình bị mắc bệnh là 61,1 ± 9<br />
Biến chứng N (%)<br />
tuổi, bệnh nhân ít tuổi nhất là 42 tuổi, nhiều tuổi<br />
Chảy máu 2 (16,7%)<br />
Khó thở 0<br />
nhất là 81 tuổi; độ tuổi mắc bệnh chủ yếu là từ 51<br />
Nhiễm trùng 0 đến 60 tuổi (43,3%). Tỉ lệ này cũng phù hợp với<br />
Rò họng 0 nghiên cứu của các tác giả nước ngoài như<br />
Biến chứng phẫu thuật chúng tôi gặp 2 Hartl(9), Motta(11), Peretti(13).<br />
trường hợp chảy máu vết mổ (16,7%). Cả 2 bệnh Số liệu này cũng cho thấy ung thư họng<br />
nhân đều được cầm máu bằng đốt điện bề mặt miệng thường xuất hiện ở lứa tuổi trung niên,<br />
diện cắt. độ tuổi có đủ thời gian để các yếu tố nguy cơ<br />
Không có bệnh nhân nào bị khó thở, nhiễm như thuốc lá và rượu đã tích lũy đủ.<br />
<br />
<br />
89<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019<br />
<br />
Khác với các phẫu thuật bảo tồn mở, đối với Vấn đề mở khí quản<br />
phẫu thuật bằng Laser, có thể phẫu thuật được Một trong những ưu điểm của phẫu thuật<br />
cho các bệnh nhân lớn tuổi, trong nhóm nghiên bằng Laser CO2 qua nội soi cắt bỏ UTDT là tỉ lệ<br />
cứu này, bệnh nhân lớn tuổi nhất là 81 tuổi. Đây phải mở khí quản là rất thấp hoặc không phải<br />
là một ưu điểm của phương pháp phẫu thuật mở khí quản. Trong nghiên cứu của chúng tôi<br />
bằng Laser(15,16). không có bệnh nhân nào phải mở khí quản. Kết<br />
Phân độ tổn thương theo T, chỉ định phẫu thuật quả này tương đồng với nghiên cứu của một số<br />
Trong nghiên cứu, đa số thuộc giai đoạn T1, tác giả như Motta(11), Peretti(13) đều không có<br />
trong đó chỉ có 4 trường hợp ở giai đoạn T2 sớm, trường hợp nào phải mở khí quản.<br />
Giovanni Motta (2005) tổng hợp chỉ định phẫu Về biến chứng<br />
thuật bằng Laser CO2 trên 719 bệnh nhân, có 432 Biến chứng sau phẫu thuật chúng tôi gặp 2<br />
T1, 236 T2 và 51 T3. trường hợp chảy máu vết mổ (16,7%). Cả 2 bệnh<br />
Đối với chúng tôi, bước dầu nghiên cứu, nhân đều được cầm máu bằng đốt điện bề mặt<br />
với kinh nghiệm chưa nhiều, trang thiết bị diện cắt. Không có bệnh nhân nào bị khó thở hay<br />
chưa đầy đủ, chúng tôi chỉ giới hạn chỉ định phải mở khí quản. So với 2 tác giả trên thì chảy<br />
chủ yếu cho ung thư giai đoạn T1 và một số máu cũng là biến chứng thường gặp nhất trong<br />
chọn lọc giai đoạn T2 sớm. Tuy vậy cần thận phẫu thuật.<br />
trọng từng bước để đảm bảo an toàn về mặt Chúng tôi thấy tỉ lệ các biến chứng liên quan<br />
bệnh tích và ung thư học. đến phẫu thuật bằng Laser CO2 là thấp, nhưng<br />
Thật vậy chỉ định phẫu thuật bằng Laser đôi khi có thể gặp các loại biến chứng khác nhau<br />
CO2 cho đến nay vẫn còn nhiều bàn luận, nhất như thủng ống nội khí quản, chảy máu, khó<br />
là đối với các trường hợp khối u lan rộng, ở giai thở… do đó để đảm bảo cho phẫu thuật ít xảy ra<br />
đoạn muộn hoặc ở những vị trí khó tiếp cận biến chứng phải tuân thủ những nguyên tắc khi<br />
bằng soi treo vi phẫu thuật(3,5). sử dụng dao mổ laser, xác định rõ các mốc giải<br />
phẫu, đánh giá tốt ranh giới cắt bỏ của khối u…<br />
Như vậy chúng tôi thấy nếu đánh giá đúng<br />
để làm cho việc sử dụng Laser CO2 trong phẫu<br />
mức độ xâm lấn của ung thư và chỉ định phẫu<br />
thuật là một sự lựa chọn an toàn.<br />
thuật thích hợp thì sẽ giúp bảo tồn tối đa chức<br />
Trong phẫu thuật ung thư, phẫu thuật viên<br />
năng họng thanh quản đồng thời tránh bỏ sót<br />
phải đánh giá được mức độ lan rộng của khối u<br />
tổn thương u tại chỗ.<br />
để xác định diện cắt tránh bỏ sót bệnh tích, tuy<br />
Quy trình cắt bỏ khối u nhiên cũng chỉ đánh giá được về mặt đại thể mà<br />
Trong phẫu thuật, sau khi xác định ranh giới không đánh giá được về vi thể. Vì vậy diện cắt<br />
của tổn thương chúng tôi sử dụng laser đánh phải cách xa khối u một khoảng gọi là vùng rìa<br />
dấu ranh giới phía trước, phía sau và phía ngoài an toàn, nếu cắt bỏ quá rộng sẽ mất đi ý nghĩa<br />
của khối u, sau đó tiến hành cắt bỏ khối u theo bảo tồn. Do đó chúng tôi đều tiến hành lấy sinh<br />
hướng từ sau ra trước. thiết vùng rìa của diện cắt để làm xét nghiệm mô<br />
bệnh học nhằm xác định đã lấy hết tổn thương<br />
Thực hiện theo quy trình này chúng tôi thấy<br />
ung thư hay chưa. Nếu kết quả âm tính thì<br />
có rất nhiều thuận lợi. Đầu tiên có thể thấy việc<br />
không phải điều trị bổ sung, còn nếu kết quả là<br />
đánh dấu ranh giới cắt bỏ tổn thương cho phép<br />
dương tính thì sẽ phải đưa ra phương án điều trị<br />
cắt bỏ hết khối u và bảo tồn tối đa tổ chức lành tiếp theo là phẫu thuật lại hay xạ trị cho bệnh<br />
nhằm hạn chế ảnh hưởng về mặt chức năng do nhân để đem lại kết quả tốt nhất.<br />
việc cắt bỏ khối u gây ra, đồng thời cũng làm 56 mẫu lát cắt rìa của 12 bệnh nhân trong<br />
giảm nguy cơ tái phát khối u tại chỗ. nghiên cứu của chúng tôi đều cho kết quả âm<br />
<br />
<br />
90<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
tính cho thấy phẫu thuật bằng Laser CO2 có độ 4. Burke LS, Greven KM, McGuirt WT et al (1997). "Definitive<br />
radiotherapy for early oropharyngeal carcinoma: prognostic<br />
chính xác cao khi cắt bỏ được hoàn toàn khối u. factors and implications for treatment". International Journal of<br />
Với việc toàn bộ các lát cắt rìa đều âm tính, cho Radiation Oncology* Biology* Physics, tập 38(5):1001-1006.<br />
5. Cohen SM, Garrett CG, Dupont WD et al (2006). "Voice-related<br />
thấy việc lựa chọn các type phẫu thuật của<br />
quality of life in T1 oropharyngeal cancer: irradiation versus<br />
chúng tôi sau khi đã kết hợp đánh giá tổn endoscopic excision". Annals of Otology, Rhinology & Laryngology,<br />
thương trên phim CT Scan và qua soi trực tiếp tập 115(8):581-586.<br />
6. Crespo AN, Chone CT, Gripp FM et al (2006). "Role of margin<br />
đạt hiệu quả tốt(6). status in recurrence after CO2 laser endoscopic resection of early<br />
Do vậy, trong quy trình phẫu thuật bằng oropharyngeal cancer". Acta oto-laryngologica, tập 126(3):306-310.<br />
7. DeSanto LW, Olsen KD, Rohe DE et al (1995). Quality of life after<br />
Laser, chúng tôi kiến nghị sẽ tiến hành làm mô surgical treatment of cancer of the larynx, SAGE Publications Sage<br />
bệnh học lát cắt rìa bằng sinh thiết tức thì, kết CA: Los Angeles, CA.<br />
quả GPB tực thì sẽ giúp có kế hoạch phẫu thuật 8. Eckel HE, Thumfart WF (1992). "Laser surgery for the treatment<br />
of larynx carcinomas: indications, techniques, and preliminary<br />
tiếp ngay trong mổ, giúp lấy bệnh tích tốt hơn, results". Annals of Otology, Rhinology & Laryngology, tập<br />
an toàn hơn, đảm bảo về mắt ung thư học. 101(2):113-118.<br />
9. Hartl DM, De Mones E, Hans S et al (2007). "Treatment of early-<br />
Với thời gian theo dõi còn ngắn, tuy nhiên tỷ stage oropharyngeal cancer by transoral laser resection". Annals<br />
lệ thành công cao, không bị tái phát là khá khả of Otology, Rhinology & Laryngology, tập 116(11):832-836.<br />
quan, chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi lâu dài hơn 10. Hinni ML, Salassa JR, Grant DG et al (2007). "Transoral laser<br />
microsurgery for advanced laryngeal cancer". Archives of<br />
về sau. Otolaryngology–Head & Neck Surgery, tập 133(12), 1198-1204.<br />
11. Motta G, Esposito E, Motta S et al (2005). "CO2 laser surgery in<br />
KẾT LUẬN<br />
the treatment of oropharyngeal cancer". Head & neck, tập<br />
Phương pháp vi phẫu ung thư họng miệng 27(7):566-574.<br />
12. Network NCC (2012). Head and Neck Cancers. Version 1.2012.<br />
bằng Laser qua đường miệng là phương pháp có<br />
NCCN Clinical Practice Guidelines in Oncology (NCCN<br />
hiệu quả cao, lấy u triệt để đảm bảo lát cắt rìa âm Guidelines).<br />
tính, cũng như giúp bảo tồn các chức năng quan 13. Peretti G, Cappiello J, Nicolai P et al (1994). "Endoscopic laser<br />
excisional biopsy for selected oropharyngeal carcinomas". The<br />
trọng hô hấp, phát âm, nuốt. Bên cạnh, phẫu Laryngoscope, tập 104(10):1276-1279.<br />
thuật qua đường miệng còn có lợi thế về chi phí 14. Remacle M, Eckel HE, Antonelli A et al (2000). "Endoscopic<br />
cũng như thời gian điều trị nhờ thời gian nằm cordectomy. A proposal for a classification by the Working<br />
Committee, European Laryngological Society". European archives<br />
viện ngắn hơn và bệnh nhân hồi phục sau mổ of oto-rhino-laryngology, tập 257(4):227-231.<br />
nhanh hơn. 15. Silver CE, Beitler JJ, Shaha AR et al (2009). "Current trends in<br />
initial management of laryngeal cancer: the declining use of<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO open surgery". European archives of oto-rhino-laryngology, tập<br />
1. Ansarin M, Santoro L, Cattaneo A et al (2009). "Laser surgery for 266(9):1333-1352.<br />
early oropharyngeal cancer: impact of margin status on local 16. Steiner W (1986). "Laser surgery in the ENT field (laser surgery<br />
control and organ preservation". Archives of Otolaryngology–Head for the treatment of malignant tumors of the upper<br />
& Neck Surgery, tập 135(4):385-390. aerodigestive tract)". Archives of oto-rhino-laryngology.<br />
2. Bahannan AA, Zábrodsky M, Cerny L et al (2007). "Quality of Supplement= Archiv fur Ohren-, Nasen-und Kehlkopfheilkunde.<br />
life following endoscopic resection or radio-therapy for early Supplement, tập 2:8-182.<br />
oropharyngeal cancer". Saudi medical journal, tập 28(4):598-602.<br />
3. Bradley PJ, Mackenzie K, Wight R et al (2009). "Consensus<br />
Ngày nhận bài báo: 08/11/2018<br />
statement on management in the UK: transoral laser assisted<br />
microsurgical resection of early oropharyngeal cancer". Clinical Ngày phản biện nhận xét bài báo: 04/12/2018<br />
Otolaryngology, tập 34(4):367-373. Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
91<br />