Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br />
<br />
<br />
<br />
KẾT QUẢ CAN THIỆP NGOẠI KHOA ĐIỀU TRỊ ĐAU <br />
DÂY THẦN KINH V TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH <br />
Lê Trọng Nghĩa*, Trần Hoàng Ngọc Anh**, Trịnh Xuân Hậu* <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả điều trị đau dây thần kinh V bằng phương pháp vi phẫu thuật giải <br />
ép vi mạch và nhiệt đông hạch Gasser qua da thực hiện tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định. <br />
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả các trường hợp đau dây thần kinh V nhập Bệnh viện Nhân Dân <br />
Gia Định để điều trị bằng phẫu thuật hoặc thủ thuật từ 05/2010 đến 10/2014. Bệnh nhân được ghi nhận triệu <br />
chứng lâm sàng, đánh giá kết quả cải thiện triệu chứng lúc xuất viện, các biến chứng và theo dõi bằng tái khám <br />
hoặc qua điện thoại. <br />
Kết quả: Tổng số 33 trường hợp, tỉ lệ nam/nữ: 1/3; tuổi trung bình 50 tuổi; thời gian đau trước mổ trung <br />
bình 61 tháng; 100% cơn đau điển hình; 29 (88%) đau bên phải; 4 (12%) đau bên trái; 26 (79%) bệnh nhân được <br />
phẫu thuật; 7 (21%) bệnh nhân được nhiệt đông hạch Gasser. Thời gian theo dõi trung bình 23 tháng đối với <br />
phẫu thuật và 4 tháng đối với bệnh nhân nhiệt đông hạch Gasser. Sau phẫu thuật: 22 (85%) bệnh nhân hết đau, <br />
đối với bệnh nhân nhiệt đông hạch Gasser: 6 (86%) bệnh nhân hết đau. Hiện tại, tỉ lệ này là 21 (81%) hết, 2 (8%) <br />
tái phát đối với phẫu thuật, và đối với nhiệt đông là 3 (43%) hết, 3 (43%) tái phát. Sau mổ, các bệnh nhân thường <br />
hay bị chóng mặt, hầu hết đều hồi phục, biến chứng thường gặp là tê bì mặt sau nhiệt đông hạch Gasser. <br />
Kết luận: Phẫu thuật giải ép vi mạch và nhiệt đông hạch Gasser qua da là lựa chọn điều trị hiệu quả tiếp <br />
theo sau khi thất bại với điều trị nội. Mỗi phương pháp đều có ưu, nhược điểm riêng và tại bệnh viện chúng tôi, <br />
bệnh nhân có thể lựa chọn cho mình phương pháp phù hợp. <br />
Từ khóa: Đau dây thần kinh V, vi phẫu giải ép vi mạch, nhiệt đông hạch Gasser qua da, chèn ép mạch máu <br />
thần kinh. <br />
<br />
ABSTRACT <br />
RESULTS OF SURGICAL THERAPY TREATING TRIGEMINAL NEURALGIA <br />
AT NHAN DAN GIA DINH HOSPITAL <br />
Le Trong Nghia, Tran Hoang Ngoc Anh, Trinh Xuan Hau <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 350 – 354 <br />
Objectives: Evaluate results of treatment of trigeminal neuralgia by microvascular decompression and <br />
percutaneous radiofrequency rhizotomy at Nhan Dan Gia Dinh Hospital. <br />
Method: Retrospective study of trigeminal neuralgia cases, which were treated by surgical therapy at Nhan <br />
Dan Gia Dinh Hospital from 05/2010 to 10/2014. The patients were recorded clinical symtoms, evaluated the <br />
improvement, the complication and observed by follow‐up examination or by phone. <br />
Results: There were totally 33 cases, male/female ratio is 1/3, mean age: 50, mean times of history: 61 <br />
months, 100% patients had typical pain, 29 (88%) were right, 4 (12%) were left. 26 (79%) patients underwent <br />
microvascular decompression, 7 (21%) patients were performed radiofrequency rhizotomy. Mean times of follow <br />
up of operated cases were 23 months and of radiofrequency rhizotomy cases 4 months. 22 (85%) cases post <br />
operated and 6 (86%) cases after percutaneous procedure achieved pain free. At the moment, success rate is 21 <br />
(81%) in operated cases, 3 (43%) in radiofrequency rhizotomy cases, and recurrence rate is 2 (8%) in operated <br />
* Khoa Ngoại thần kinh BV Nhân Dân Gia Định ** Bộ Môn Ngoại Thần Kinh ĐHYDược TP. HCM <br />
Email: nghiale001@yahoo.com <br />
Tác giả liên lạc: BS CK I Lê Trọng Nghĩa, ĐT:0913404549<br />
<br />
350<br />
<br />
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
cases, 3 (43%) in radiofrequency rhizotomy cases. Many of patients sufer from postoperated dizziness, all of them <br />
were recover, the popular complication of surgery was hemifacial paresis. <br />
Conclusion: Microvascular decompression and percuatneous radiofrequency rhizotomy are the next options <br />
for trigeminal neuralgia patients who can’t treated by medical therapy. Each method has pros and con, and at <br />
Nhan Dan Gia Dinh Hospital, patients can choose a suitable treatment for them. <br />
Key words: Trigeminal neuralgia, microvascular decompression, percutaneous radiofrequency rhizotomy, <br />
neurovascular compression. <br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
Những cơn đau kịch phát ở mặt đã được biết <br />
đến từ rất lâu, nhưng người được xem là đầu <br />
tiên mô tả về nó là một bác sĩ Ả rập vào thế kỷ <br />
XI. Sau này đến năm 1829, Charles Bell đãmô tả <br />
được giải phẫu của dây thần kinh V và ông đã <br />
chỉ ra dây thần kinh V chịu trách nhiệm chi phối <br />
cảm giác vùng mặt cũng như vận động của các <br />
cơ nhai(7). Kể từ đó người ta chuyển sang nghiên <br />
cứu dây thần kinh V nhằm đưa ra phương pháp <br />
điều trị hiệu quả cho các cơn đau vùng mặt. <br />
Các phương pháp điều trị đau dây V bằng <br />
thủ thuật qua da được giới thiệu đầu tiên năm <br />
1853 bởi Patruban. Nhưng cho đến năm 1960 <br />
Sweet mới tiến hành thực hiện các thương tổn <br />
bằng sóng và đến năm 1974 kỹ thuật này được <br />
hiện để điều trị đau dây V(7). Y văn cho đến nay <br />
cũng đã ghi nhận nhiều công trình chứng minh <br />
hiệu quả của phương pháp này(3,9). Ngày nay, sự <br />
tiến bộ về kỹ thuật của các thủ thuật qua da kèm <br />
với sự hỗ trợ của các phương tiện hiện đại như <br />
C‐arm, navigation, làm cho kỹ thuật này càng an <br />
toàn hơn. <br />
Bên cạnh phương pháp can thiệp bằng thủ <br />
thuật thì phẫu thuật giải ép vi mạch cũng là một <br />
phương pháp điều trị hiệu quả đau dây V. <br />
Jannetta là người có công mô tả chi tiết giả <br />
thuyết chèn ép mạch máu thần kinh, được chấp <br />
nhận là nguyên nhân gây ra cơn đau mặt và kỹ <br />
thuật phẫu thật giải ép vi mạch. Từ đó phương <br />
pháp này được phổ biến rộng rãi và đã có nhiều <br />
công trình nghiên cứu chứng minh được hiệu <br />
quả của nó(2,4,5,6). <br />
Năm 2010, với sự hỗ trợ của kính vi phẫu <br />
mới trang bị, Bệnh viện Nhân Dân Gia Định đã <br />
<br />
Mạch Máu Não và Xạ Phẫu <br />
<br />
triển khai mổ vi phẫu giải ép vi mạch điều trị <br />
đau dây V(5). Đến năm 2014 chúng tôi bắt đầu <br />
thực hiện thủ thuật nhiệt đông hạch Gasser qua <br />
da. Với cả hai phương pháp chúng tôi đã đạt <br />
được những kết quả ban đầu tương đối tốt trong <br />
điều trị bệnh lý đau dây thần kinh V. <br />
Trong phạm vi nghiên cứu này chúng tôi muốn <br />
đánh giá lại đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học cũng <br />
như kết quả đạt được trên những bệnh nhân được <br />
chúng tôi thực hiện can thiệp ngoại khoa điều trị đau <br />
dây V tại BV Nhân Dân Gia Định. <br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu hồi cứu mô <br />
tả hàng loạt ca. Địa điểm tại Bệnh Viện Nhân <br />
Dân Gia Định. Thời gian thu thập số liệu từ <br />
tháng 5/2010 đến tháng 10/2014. <br />
Đối tượng nghiên cứu là tất cả các bệnh nhân <br />
đau dây thần kinh V, thất bại với điều trị nội <br />
khoa bằng carbamazepine, đã được chúng tôi <br />
điều trị bằng vi phẫu thuật giải ép vi mạch và <br />
nhiệt đông hạch Gasser qua da. Mỗi bệnh nhân <br />
được khám lâm sàng, chụp cộng hưởng từ khảo <br />
sát mối tương quan mạch máu thần kinh vùng <br />
góc cầu tiểu não. Bệnh nhân sẽ được tư vấn về <br />
các phương pháp điều trị bằng can thiệp ngoại <br />
khoa, ưu, khuyết điểm và nguy cơ của từng <br />
phương pháp để bệnh nhân chọn lựa cách điều <br />
trị. Sau đó bệnh nhân được đánh giá lại lúc xuất <br />
viện, ghi nhận các biến chứng của điều trị nếu có <br />
và đánh giá lại lúc tái khám. Kết quả được chúng <br />
tôi khảo sát theo cảm giác chủ quan của bệnh <br />
nhân, chia làm 3 mức độ hết, giảm, hoặc không <br />
thay đổi so với ban đầu. Đối với các bệnh nhân <br />
sau một thời gian hết đau, nếu đau trở lại vị trí cũ <br />
cần phải dùng thuốc thì được ghi nhận là tái phát. <br />
<br />
351<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br />
<br />
<br />
KẾT QUẢ <br />
Dịch tễ học <br />
Trong vòng 53 tháng chúng tôi đã tiến hành <br />
điều trị bằng các can thiệp ngoại khoa cho 33 <br />
bệnh nhân đau dây thần kinh V. Trong nhóm <br />
này có 26 (79%) bệnh nhân được phẫu thuật giải <br />
ép vi mạch; 7 (21%) bệnh nhân được nhiệt đông <br />
hạch Gasser qua da. Tuổi trung bình là 51, trẻ <br />
nhất là 22 và già nhất là 78 tuổi, trong đó, tuổi <br />
trung bình của nhóm bệnh nhân phẫu thuật là <br />
48, còn của nhóm bệnh nhân nhiệt đông hạch <br />
Gasser qua da là 57. Tỉ lệ nam/nữ khoảng 1/3. <br />
Bảng 1: Đặc điểm dịch tễ học <br />
Số BN<br />
Tuổi TB<br />
Giới hạn tuổi<br />
Nam<br />
Nữ<br />
<br />
Phẫu thuật<br />
26 (79%)<br />
48<br />
22 - 78<br />
7 (27%)<br />
19 (73%)<br />
<br />
Nhiệt đông<br />
7 (21%)<br />
57<br />
26 - 67<br />
1 (14%)<br />
6 (86%)<br />
<br />
Tổng số<br />
33<br />
50<br />
22–78<br />
8 (24%)<br />
25 (76%)<br />
<br />
Lâm sàng và hình ảnh học <br />
Bệnh sử trung bình các bệnh nhân đau dây <br />
thần kinh V diễn tiến khoảng 61 tháng. Tất cả các <br />
bệnh nhân đều có triệu chứng lâm sàng điển <br />
hình với cơn đau nhói như điện giật, phân bố <br />
theo các nhánh của dây thần kinh V, cơn đau <br />
thường khởi phát khi sờ chạm vào một điểm nào <br />
đó trên mặt hay khi ăn hoặc đánh răng thậm chí <br />
chỉ là một cơn gió thổi vào mặt. Tất cả các bệnh <br />
nhân đều đáp ứng với điều trị bằng <br />
carbamazepine trước đó, tuy nhiên hiện tại đã <br />
thất bại. Đa số bệnh nhân bị bên phải (88%). Vị <br />
trí đau thường gặp nhất là nhánh V2‐V3 (42%), <br />
các vị trí đau hiếm gặp là V1, V1‐V3, hay V1‐V2‐<br />
V3. <br />
Bảng 2: Phân bố vị trí đau <br />
Vị trí đau<br />
Bên phải<br />
Bên trái<br />
V2-V3<br />
V2<br />
V1-V2<br />
V3<br />
V1<br />
V1-V3<br />
V1-V2-V3<br />
<br />
352<br />
<br />
Phẫu thuật<br />
25 (96%)<br />
1 (4%)<br />
12 (46%)<br />
6 (23%)<br />
4 (15%)<br />
2 (8%)<br />
0<br />
1 (4%)<br />
1 (4%)<br />
<br />
Nhiệt đông<br />
4 (57%)<br />
3 (43%)<br />
2 (29%)<br />
3 (43%)<br />
0<br />
1 (14%)<br />
1 (14%)<br />
0<br />
0<br />
<br />
Tổng số<br />
29 (88%)<br />
4 (12%)<br />
14 (42%)<br />
9 (27%)<br />
4 (12%)<br />
3 (9%)<br />
1 (3%)<br />
1 (3%)<br />
1 (3%)<br />
<br />
Tất cả các bệnh nhân sau đó được thực hiện <br />
chụp cộng hưởng từ não không có thuốc tương <br />
phản, trong đó có một chuỗi xung hình ảnh với <br />
độ phân giải cao nhằm khảo sát mối tương quan <br />
mạch máu thần kinh vùng góc cầu tiểu não. Trên <br />
hình ảnh phim MRI, không có trường hợp nào <br />
có thương tổn của não, chúng tôi ghi nhận <br />
khoảng 60% các trường hợp có hình ảnh mạch <br />
máu tiếp xúc với dây thần kinh V đoạn trong sọ. <br />
<br />
Kết quả điều trị <br />
Vi phẫu thuật giải ép vi mạch <br />
Trong các bệnh nhân phẫu thuật, chúng tôi <br />
tiếp cận vào góc cầu tiểu não bằng đường mổ <br />
retrosigmoid, mở sọ hố sau sát xoang ngang và <br />
xoang sigma, mở màng cứng hình chữ Y, bóc <br />
tách màng nhện để tiếp cận được dây thần kinh <br />
V(6,7). Chúng tôi luôn tìm thấy ít nhất một mạch <br />
máu chèn vào dây thần kinh V. Thông thường <br />
chúng tôi luôn hạn chế tối đa đốt tĩnh mạch đá, <br />
tuy nhiên có 4 (15%) trường hợp buột phải đốt <br />
cắt tĩnh mạch này mới có thể tiến hành tách <br />
mạch máu ra khỏi dây V. Có 17 (65%) bệnh nhân <br />
dây V bị chèn bởi 1 mạch máu; 9 (35%) bệnh <br />
nhân dây V bị chèn bởi 2 mạch máu khác nhau. <br />
Đặc biệt có 8 (31%) dây V bị chèn bởi tĩnh mạch. <br />
Bảng 3: Đặc điểm trong mổ <br />
Đặc điểm trong mổ<br />
Đốt TM đá<br />
Có 1 mạch máu<br />
Có 2 mạch máu<br />
Mạch máu chèn là TM<br />
MM ép tại gốc dây V<br />
MM ép tại phần xa dây V<br />
MM ép ở cả 2 vị trí<br />
<br />
Số BN<br />
4 (15%)<br />
17(65%)<br />
9(35%)<br />
8(31%)<br />
11(42%)<br />
6(23%)<br />
9(35%)<br />
<br />
Sau mổ không có bệnh nhân nào tử vong, <br />
biến chứng thường gặp sau mổ là chóng mặt <br />
gặp trên 10 bệnh nhân (30%), lý do là lúc phẫu <br />
thuật rút bớt dịch não tủy làm xẹp tiểu não để dễ <br />
thao tác. Không có bệnh nhân nào bị tổn thương <br />
dây thần kinh sọ. Có 2 (6%) trường hợp bị dò <br />
dịch não tủy, 1 bệnh nhân điều trị ổn với dẫn <br />
lưu thắt lưng và kháng sinh, một bệnh nhân bị <br />
dò dịch não tủy qua mũi sau khi xuất viện, <br />
nguyên nhân là do màng cứng không được vá <br />
<br />
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
kín và xoang chủm không được xử lý tốt nên <br />
dịch não tủy theo xoang chủm vào tai giữa rồi <br />
theo vòi Eustache ra xoang mũi họng, bệnh nhân <br />
này phải nhập viện để phẫu thuật vá lỗ dò. Có 1 <br />
trường hợp (4%) bị nhiễm trùng vết mổ, tuy <br />
nhiên sau đó bệnh nhân vẫn được điều trị ổn <br />
bằng kháng sinh. <br />
Kết quả phẫu thuật lúc xuất viện có 22 (85%) <br />
bệnh nhân hết đau mặt không cần phải dùng <br />
thêm carbamazepine, 4 (15%) bệnh nhân chỉ <br />
giảm đau và cần dùng thêm thuốc. Sau thời gian <br />
theo dõi trung bình khoảng 23 tháng đến nay, có <br />
thêm 1 trường hợp hết đau, nhưng có 2 trường <br />
hợp tái phát trở lại, như vậy hiện tại tỉ lệ bệnh <br />
nhân hết đau với phẫu thuật là 21 (81%) bệnh <br />
nhân. Các trường hợp còn lại vẫn phải tiếp tục <br />
dùng thuốc, và đáp ứng tốt với carbamazepine. <br />
<br />
Nhiệt đông hạch Gasser qua da <br />
Bệnh nhân được đặt tư thế nằm ngửa, xác <br />
định điểm vào của điện cực cách khóe miệng <br />
bên đau khoảng 2,5cm, dưới mặt phẳng nhai <br />
khoảng 1cm. Tiến hành gây tê tại chỗ bằng <br />
lidocaine 2%. Đưa điện cực vào lỗ bầu dục theo <br />
hướng giao nhau giữa 2 mặt phẳng, mặt phẳng <br />
đứng dọc đi qua điểm giữa của đồng tử bên đau, <br />
mặt phẳng trán đi qua điểm bờ dưới cung gò má <br />
3cm phía trước ống tai ngoài(Error! Reference <br />
source not found.). Sau khi điện cực đã đi vào lỗ <br />
bầu dục, tiến hành kích thích điện xác định vị trí <br />
gây ra rối loạn cảm giác đúng vùng phân bố đau <br />
của bệnh nhân. Tiếp theo tiến hành nhiệt đông <br />
với nhiệt độ vừa đủ gây ra cảm giác nóng bệnh <br />
nhân chịu đựng được. Chúng tôi thực hiện 3 lần <br />
như vậy với thời gian mỗi lần khoảng 60s. <br />
Sau khi được trang bị máy kích thích điện, <br />
trong vòng 6 tháng chúng tôi tiến hành nhiệt <br />
đông 7 trường hợp. Kết quả có 6 (86%) trường <br />
hợp hết đau lúc xuất viện, 1 (14%) trường hợp <br />
giảm đau. Sau nhiệt đông, 7 bệnh nhân đều có <br />
cảm giác tê bì nhẹ vùng mặt bên làm thủ thuật <br />
do thương tổn nhiệt gây ra là thương tổn không <br />
chọn lọc, ngoài ra, các bệnh nhân cũng bị sưng <br />
nhẹ má bên thực hiện. Không có trường hợp nào <br />
<br />
Mạch Máu Não và Xạ Phẫu <br />
<br />
bị dò dịch não tủy, khô kết mạc hay có biến <br />
chứng khác. <br />
Sau thời gian theo dõi trung bình khoảng 4 <br />
tháng, trường hợp giảm đau ban đầu vẫn tiếp <br />
tục đáp ứng với carbamazepine. Có 3 (43%) <br />
trường hợp tái phát đau, phải tiếp tục dùng <br />
thuốc, như vậy hiện tại chỉ còn 3 (43%) trường <br />
hợp hết đau sau nhiệt đông. <br />
Bảng 4: Kết quả can thiệp <br />
Kết quả<br />
Xuất viện hết đau<br />
Thời gian theo dõi trung bình<br />
Hiện tại hết đau<br />
Tái phát<br />
Tử vong<br />
Chóng mặt<br />
Tê bì mặt<br />
Nhiễm trùng<br />
Dò dịch não tủy<br />
<br />
Phẫu thuật<br />
22 (85%)<br />
23 tháng<br />
21 (81%)<br />
2 (8%)<br />
0<br />
10 (38%)<br />
1 (4%)<br />
1 (4%)<br />
<br />
Nhiệt đông<br />
6 (85%)<br />
4 tháng<br />
3 (43%)<br />
3 (43%)<br />
0<br />
0<br />
7 (100%)<br />
0<br />
<br />
(8%)<br />
<br />
0<br />
<br />
BÀN LUẬN <br />
Bệnh lý đau dây thần kinh V đã được mô tả <br />
từ rất lâu. Đến nay, việc điều trị bệnh lý này đã <br />
đạt được nhiều tiến bộ nhờ sự hỗ trợ của trang <br />
thiết bị y khoa tiên tiến. Hiện nay, tại bệnh viện <br />
chúng tôi, điều trị đau dây V có 2 hướng, ban <br />
đầu là điều trị nội khoa dùng thuốc với chủ yếu <br />
là carbamazepine(3). Sau khi thất bại với thuốc, <br />
do thuốc không còn hiệu quả hay gây ra các tác <br />
dụng phụ nặng nặng nề, chúng tôi sẽ tư vấn <br />
bệnh nhân chuyển sang phương pháp can thiệp <br />
ngoại khoa bao gồm nhiệt đông hạch Gasser qua <br />
da và vi phẫu thuật giải ép vi mạch. <br />
Trong nhóm bệnh nhân đau dây V được <br />
chúng tôi điều trị bằng các can thiệp ngoại khoa, <br />
số lượng bệnh nhân còn khá ít với 26 ca phẫu <br />
thuật giải ép vi mạch và 7 ca nhiệt đông hạch <br />
Gasser qua da. Tuy nhiên về đặc điểm lâm sàng <br />
khá điển hình như tính chất cơn đau, phân bố <br />
giới tính với chủ yếu là nữ giới và vị trí đau <br />
thường gặp nhất là nhánh V2V3(1,3,9). Và vì đây <br />
là một rối loạn về chức năng, không gây nguy <br />
hiểm đến tính mạng và đáp ứng ban đầu rất tốt <br />
với thuốc nên các bệnh nhân thường có bệnh sử <br />
<br />
353<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br />
<br />
<br />
khá lâu trước khi phải can thiệp bằng ngoại khoa <br />
(trung bình là 61 tháng). <br />
Về phân bố độ tuổi, nhóm bệnh nhân thực <br />
hiện thủ thuật nhiệt đông hạch Gasser có độ tuổi <br />
trung bình cao hơn nhóm bệnh nhân phẫu thuật <br />
(57 so với 48), vì một trong những khuyết điểm <br />
của phương pháp giải ép vi mạch là phải chịu <br />
nguy cơ của cuộc mổ, nguy cơ này tăng theo tuổi <br />
cũng như các bệnh lý nội khoa đi kèm(1). <br />
Mặc dù số lượng bệnh nhân của chúng tôi <br />
không nhiều, tuy nhiên ban đầu cũng cho thấy <br />
được đây là phương pháp điều trị hiệu quả, với <br />
85% bệnh nhân hết đau lúc xuất viện cả ở nhóm <br />
phẫu thuật cũng như thủ thuật. Các biến chứng <br />
bệnh nhân gặp phải thường gặp nhất là chóng <br />
mặt sau phẫu thuật giải ép vi mạch và tê bì mặt <br />
sau khi thực hiện thủ thuật nhiệt đông hạch <br />
Gasser. Ngoài ra còn có một bệnh nhân bị nhiễm <br />
trùng vết mổ và 2 bệnh nhân bị dò dịch não tủy, <br />
tuy nhiên các bệnh nhân này đều được điều trị <br />
ổn và không để lại di chứng nào. Điều này cũng <br />
cho thấy độ an toàn của cả 2 phương pháp trên <br />
cũng như ưu khuyết điểm của từng phương <br />
pháp, nếu như bệnh nhân thực hiện giải ép vi <br />
mạch có thể giải quyết được nguyên nhân của <br />
bệnh đau dây V đồng thời phải chịu các nguy cơ <br />
của phẫu thuật thì thủ thuật nhiệt đông hạch <br />
Gasser qua da lại rất nhẹ nhàng dễ thực hiện, <br />
tuy nhiên sau đó thường hay kèm rối loạn cảm <br />
giác mặt sau đó, và tỉ lệ tái phát cao, trong nhóm <br />
bệnh nhân của chúng tôi là 43%(3,9). <br />
<br />
giải ép vi mạch và nhiệt đông hạch Gasser qua <br />
da, mặc dù với số lượng bệnh nhân không <br />
nhiều, nhưng vẫn cho thấy đây là những <br />
phương pháp điều trị hiệu quả an toàn, là lựa <br />
chọn điều trị tiếp theo sau khi thất bại với điều <br />
trị nội. Mỗi phương pháp đều có ưu, nhược <br />
điểm riêng và bệnh nhân có thể lựa chọn cho <br />
mình phương pháp phù hợp. <br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO <br />
1.<br />
<br />
Ferguson GG, Brett DC, Peerless SJ, Barr HW, Girvin <br />
JP(1981). Trigeminal neuralgia:a comparison of the results of <br />
percutaneous rhizotomy and microvascular decompression. <br />
Can J Neurol Sci 8:207‐214. <br />
2 <br />
<br />
2.<br />
<br />
Fromm GH (1991): Pathophysiology of trigeminal neuralgia, <br />
pp 179–192, in Fromm GH, Sessle BJ (eds): Trigeminal <br />
3 <br />
Neuralgia. Boston, Butterworth Heneman. <br />
<br />
3.<br />
<br />
Greenberg MS (2010). Trigeminal neuralgia, handbook of <br />
neurosurgery – Seven edition, pp 551‐562. <br />
7 <br />
<br />
4.<br />
<br />
Jannetta PJ (1980): Neurovascular compression in cranial <br />
nerve and systemic disease. Ann Surg, 192:518‐525. <br />
4 <br />
<br />
5.<br />
<br />
Lê Trọng Nghĩa (2011). Đánh giá kết quả phẫu thuật giải ép vi <br />
mạch điều trị co giật nửa mặt và đau dây V tại Bệnh Viện <br />
Nhân Dân Gia Định. Y học thực hành, số 779:280‐288. <br />
6 <br />
<br />
6.<br />
<br />
Mark R McLaughlin (1998). Microvascular decompression of <br />
cranial nerves: lessons learned after 4400 operations. <br />
Neurosurgery focus. <br />
8 <br />
<br />
7.<br />
<br />
Ray DK (2011). Percutaneous Procedures for Trigeminal <br />
Neuralgia. In: Youmans Neurological Surgery, Vol 2, 5th edition, <br />
pp 1781‐1787. <br />
1 <br />
<br />
8.<br />
<br />
Rhoton AL (2007). Cerebellopontone angle and retrosigmoid <br />
approach. Neurosurgery, 61(S4):175‐192. <br />
9 <br />
<br />
9.<br />
<br />
Taha JM (1995). A prospective 15‐year follow up of 154 <br />
consecutive patients with trigeminal neuralgia treated by <br />
percutaneous stereotactic radiofrequency thermal rhizotomy. <br />
J Neurosurg, 83:989–993 <br />
5 <br />
<br />
<br />
Ngày nhận bài báo: <br />
<br />
KẾT LUẬN <br />
Thông qua những kết quả ban đầu chúng tôi <br />
đạt được khi điều trị đau dây V bằng phẫu thuật <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
20/10/2014 <br />
<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo: <br />
<br />
2/11/2014 <br />
<br />
Ngày bài báo được đăng: <br />
<br />
5/12/2014 <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
354<br />
<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh <br />
<br />