TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ PHỤ TRƢƠNG 2014<br />
<br />
KẾT QUẢ CHƢƠNG TRÌNH ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CÁC CHẤT<br />
DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG THUỐC THAY THẾ METHADONE<br />
NHẰM CAN THIỆP DỰ PHÒNG HIV TRÊN NHÓM<br />
NGHIỆN CHÍCH MA TÚY TẠI 2 QUẬN/HUYỆN HÀ NỘI<br />
Bùi Thị Nga*; Nguyễn Anh Quang*; Nguyễn Thanh Long**<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 400 người nghiện chích ma tuý (NCMT) được điều trị<br />
methadone tại 02 cơ sở TP.Hà Nội. Kết quả cho thấy: liều khởi đầu trung bình của bệnh nhân<br />
(BN) tham gia nghiên cứu là 18,8 mg/ngày, liều duy trì trung bình 43,5 mg/ngày. Tần suất sử<br />
dụng heroin hàng ngày của BN giảm rõ rệt: trước điều trị 1,24 lần/ngày; giai đoạn dò liều 1,07<br />
lần/ngày sau 7 ngày, 0,33 lần/ngày sau 30 ngày và sau 3 tháng điều trị: 0,08 lần/ngày.<br />
Tỷ lệ BN được chuyển gửi đến các dịch vụ y tế khác: điều trị ARV: 44,5%, điều trị nhiễm trùng<br />
cơ hội: 30,8%, cung cấp bơm kim tiêm (BKT) sạch: 21,3%, tư vấn xét nghiệm tự nguyện:<br />
8,3%. Các phương pháp can thiệp dự phòng này nhằm giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV trong nhóm<br />
người NCMT.<br />
* Từ khóa: HIV/AIDS; Methadone; Nghiện chích ma tuý.<br />
<br />
results of addiction treatment opiate substitution<br />
therapy with methadone program in order for HIV<br />
prevention interventions on injection drug<br />
addiction in two counties/districts of HaNoi<br />
Summary<br />
The cross-sectional descriptive study was done on 400 injection drug users (IDUs) who were<br />
treated with methadone at 02 centers, Hanoi City. The results showed that: average initial dose<br />
for patients participating in the study was 18.8 mg/day; average maintenance dose was 43.5<br />
mg/day. The frequency of daily heroin use of patients considerably reduced: pretreatment<br />
frequency was 1.24 times/day, dose-finding trial frequency after 7 days was 1.07 times/day,<br />
after 30 days: 0.33 times/day, after 3 months: 0.08 times/day. The rate of patients being<br />
transferred to other health services: antiretroviral therapy was 44.%; opportunistic infection<br />
treatment: 30.8%, clean needle provision: 21.3%; voluntary counseling test: 8.3%. Preventive<br />
interventions aimed to reduce HIV prevalence among injection drug users.<br />
* Key words: HIV/AIDS; Methadone; Injection drug users.<br />
* Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS Hà Nội<br />
** Bộ Y tế<br />
Người phản hồi (Corresponding): Bùi Thị Nga (hoangnga_hatay@yahoo.com)<br />
Ngày nhận bài: 24/01/2014; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 8/02/2014<br />
Ngày bài báo được đăng: 25/02/2014<br />
<br />
47<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ PHỤ TRƢƠNG 2014<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Tiêm chích ma tuý (TCMT) đã trở<br />
thành một vấn nạn toàn cầu, không loại<br />
trừ một quốc gia hay một vùng lãnh thổ<br />
nào, không chỉ ảnh hưởng tới sức khoẻ<br />
cộng đồng mà còn ảnh hưởng tới phát<br />
triển kinh tế và an ninh chính trị của mỗi<br />
quốc gia. Trên thế giới, chương trình điều<br />
trị nghiện các chất dạng thuốc phiện thay<br />
thế bằng methadone đã được triển khai<br />
tại các quốc gia như: Úc, Mỹ, Hà Lan,<br />
Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc. Tại những<br />
nước này, chương trình được triển khai<br />
can thiệp trong nhóm NCMT góp phần<br />
giảm hành vi tội phạm và lây truyền HIV<br />
cộng đồng [5, 6].<br />
Tại Việt Nam, lây truyền HIV chủ yếu<br />
qua con đường TCMT với > 50% tổng số<br />
ca nhiễm trên toàn quốc. Việt Nam mới<br />
chỉ áp dụng một số mô hình dự phòng<br />
lây nhiễm cho người NCMT như phân<br />
phát BKT sạch, bao cao su (BCS), thay<br />
đổi hành vi, tư vấn thông qua bạn đồng<br />
đẳng, hoạt động của các câu lạc bộ phòng<br />
chống ma tuý [1, 3].<br />
Hiện nay, TP. Hà Nội có nhiều mô hình<br />
can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV cho<br />
nhóm NCMT đang sử dụng là chiến lược<br />
giảm thiểu tác hại như chương trình điều<br />
trị nghiện các chất dạng thuốc phiện thay<br />
thế bằng methadone. Tuy nhiên, tại TP.<br />
Hà Nội chưa có đánh giá để tổng kết và<br />
lựa chọn mô hình hiệu quả trong phòng<br />
chống lây truyền HIV. Nghiên cứu này<br />
nhằm: Mô tả kết quả của chương trình<br />
điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện<br />
bằng thuốc methadone nhằm can thiệp<br />
dự phòng lây nhiễm HIV trên nhóm NCMT<br />
tại Thành phố Hà Nội.<br />
<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
Người NCMT sử dụng các loại ma túy<br />
bằng BKT theo tĩnh mạch.<br />
- Địa điểm nghiên cứu: 02 c¬ sở điều<br />
trị methadone: huyện Từ Liêm và Quận<br />
Hà Đông, TP. Hà Nội.<br />
- Thời gian nghiên cứu: từ 1 - 2012<br />
đến 12 - 2012.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
- Nghiên cứu mô tả cắt ngang.<br />
- Cỡ mẫu được tính theo công thức:<br />
n=Z<br />
<br />
2<br />
(1 / 2 )<br />
<br />
p.(1-p)/d2<br />
<br />
Trong đó: n: cỡ mẫu tối thiểu.<br />
Z: hệ số tin cậy, với ngưỡng xác suất<br />
= 5%, Z (1 / 2) = 1,96.<br />
P = 40% là tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm<br />
đối tượng NCMT năm 2009 (theo điều tra<br />
IBBS năm 2009 của TP. Hà Nội).<br />
d ≈ 5% sai số cho phép, thay số tính<br />
n = 370 người. Thực tế đã điều tra 400<br />
đối tượng.<br />
- Xử lý và phân tích số liệu: sử dụng<br />
phần mềm EPI-Data; Stata 8.0 để xử lý<br />
số liệu, trình bày trên biểu đồ theo tần<br />
suất và tỷ lệ %.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
<br />
Giai ®o¹n dß liÒu<br />
<br />
Giai ®o¹n liÒu æn ®Þnh<br />
<br />
Biểu đồ 1: Tỷ lệ BN trong giai đoạn dò<br />
liều và điều trị duy trì.<br />
<br />
50<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ PHỤ TRƢƠNG 2014<br />
<br />
Trong 400 BN đang tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc<br />
methadone tại Quận Hà Đông và huyện Từ Liêm; 12,5% BN trong giai đoạn dò liều và<br />
87,5% giai đoạn liều ổn định.<br />
<br />
LiÒu methadone<br />
Khëi ®Çu<br />
<br />
LiÒu methadone<br />
Duy tr×<br />
<br />
LiÒu methadone<br />
hiÖn t¹i<br />
<br />
Biểu đồ 2: Liều methadone điều trị cho BN.<br />
<br />
LÇn/ngµy<br />
<br />
Liều khởi đầu trung bình của BN tham gia nghiên cứu là 18,8 mg/ngày. Liều duy<br />
trì trung bình 43,5 mg/ngày. Bên cạnh việc điều trị thay thế bằng thuốc methadone,<br />
một trong những yếu tố liên quan đến BN hạn chế sử dụng heroin khi đã đạt tới liều<br />
duy trì là cung cấp các dịch vụ hỗ trợ. Liều điều trị methadone cũng có vai trò quan<br />
trọng trong dự phòng lây nhiễm HIV. Kết quả nghiên cứu của các tác giả nước ngoài<br />
cho thấy: BN được điều trị với liều > 80 mg/ngày có tỷ lệ lây nhiễm HIV thấp hơn so<br />
với BN dùng liều thấp hơn [4, 5].<br />
<br />
Trước khi<br />
điều trị<br />
<br />
7 ngày điều trị<br />
đầu tiên (giai<br />
đoạn dò liều)<br />
<br />
30 ngày sau<br />
điều trị (giai<br />
đoạn dò liều)<br />
<br />
Sau 3 tháng<br />
điều trị<br />
<br />
Biểu đồ 3: Tần suất sử dụng heroin khi điều trị methadone trong 3 tháng.<br />
Số lần trung bình sử dụng heroin hàng ngày của BN giảm rõ rệt: trước điều trị trung<br />
bình 1,24 lần/ngày; giai đoạn dò liều 1,07 lần/ngày sau 7 ngày, 0,33 lần/ngày sau 30<br />
ngày và sau 3 tháng là 0,08 lần/ngày. Như vậy, tình trạng tiếp tục sử dụng heroin trong<br />
quá trình điều trị methadone của nhóm đối tượng nghiên cứu chủ yếu trong thời gian<br />
dò liều. Một số nghiên cứu cho thấy điều trị metahdone làm giảm sử dụng ma túy bất<br />
hợp pháp [4].<br />
<br />
50<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ PHỤ TRƢƠNG 2014<br />
<br />
Biểu đồ 4: Tỷ lệ BN bị tác dụng phụ khi điều trị bằng methadone.<br />
Trong các tác dụng phụ, táo bón là triệu<br />
chứng phổ biến nhất (71,3%). Một số tác<br />
dụng không mong muốn khác như suy giảm<br />
tình dục (22,8%), nôn, mất ngủ và ngứa…<br />
(8,8 - 14,3%). Kết quả này tương tự với<br />
nghiên cứu của Bộ Y tế: triệu chứng táo<br />
bón hay gặp nhất chiếm 60,8% BN điều<br />
trị, một số BN gặp tác dụng không mong<br />
<br />
muốn khác như suy giảm tình dục, nôn,<br />
mất ngủ, ngứa…. (10 - 11%). Đa số BN<br />
báo cáo biểu hiện táo bón giảm dần theo<br />
thời gian điều trị là do BN đã thay đổi chế<br />
độ ăn uống, thể dục và thích nghi dần với<br />
trạng thái táo bón sau khi điều trị một thời<br />
gian dài [2].<br />
<br />
bn<br />
<br />
Biểu đồ 5: BN đánh giá về quy trình tiếp nhận và làm xét nghiệm.<br />
Để đánh giá chất lượng về quy trình<br />
đón tiếp BN, thái độ của nhân viên y tế…,<br />
chúng tôi đã sử dụng bộ câu hỏi với các<br />
tiêu chí hợp lý, không hợp lý, qua nhận<br />
xét của BN tham gia điều trị, cho thấy việc<br />
BN đánh giá về thái độ của nhân viên y tế<br />
cũng như quy trình điều trị và hỗ trợ điều<br />
trị bằng methadone góp phần đáng kể<br />
cho điều trị thành công nghiện các chất<br />
dạng thuốc phiện thay thế bằng methadone.<br />
<br />
BN thường xuyên được tư vấn về vấn đề<br />
sức khỏe, tinh thần, các vấn đề xã hội<br />
ảnh hưởng đến việc điều trị trợ giúp BN<br />
tuân thủ điều trị, đặc biệt hỗ trợ điều trị<br />
cho BN khắc phục tác dụng phụ, nguy cơ<br />
quá liều của thuốc. Quy trình xét nghiệm,<br />
thời gian nộp đơn và quy trình đón tiếp<br />
BN chiếm tỷ lệ ≈ 100% đạt tiêu chí hợp lý.<br />
Tuy nhiên 2,4% BN cho rằng quy trình xét<br />
nghiệm chưa hợp lý, cßn kéo dài.<br />
<br />
51<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ PHỤ TRƢƠNG 2014<br />
<br />
Biểu đồ 6: Tỷ lệ hài lòng của BN với thái độ của nhân viên y tế.<br />
Hầu hết BN (99 - 100%) được điều trị<br />
đều rất hài lòng và hài lòng với quy trình<br />
đón tiếp, thái độ làm việc của bác sỹ, thái<br />
độ nhân viên tư vấn… cũng như hài lòng<br />
với thái độ của nhân viên công tác tại cơ<br />
sở điều trị (95,0 - 98,0%). Nghiên cứu của<br />
Bộ Y tế cũng cho thấy đa số BN hiện<br />
đang được điều trị tại các cơ sở đều hài<br />
lòng với dịch vụ nhận được cũng như với<br />
<br />
thái độ của nhân viên công tác tại cơ sở<br />
điều trị. Tuy vậy, vẫn có hơn 1% BN cho<br />
rằng thời gian tiếp đón cần linh hoạt hơn,<br />
do họ có thể bận đi làm nên không đến<br />
uống thuốc kịp giờ mở cửa của cơ sở<br />
điều trị. Khoảng 14% BN cho rằng thời<br />
gian dò liều chưa thích hợp, kéo dài, nên<br />
BN tiếp tục có biểu hiện của hội chứng<br />
cai [2].<br />
<br />
Biểu đồ 7: Tỷ lệ BN được hưởng các dịch vụ y tế và hỗ trợ khác.<br />
Tỷ lệ BN được giới thiệu tới các dịch<br />
vụ chăm sóc hỗ trợ khác như: điều trị<br />
ARV 44,5%; điều trị nhiễm trùng cơ hội<br />
30,8%; nơi cung cấp BKT sạch 21,3%; tư<br />
vấn xét nghiệm HIV tự nguyện 8,3%. Tuy<br />
nhiên, tỷ lệ BN được giới thiệu tới các dịch<br />
vụ còn thấp, đặc biệt hỗ trợ về việc làm<br />
hoặc hỗ trợ xã hội khác dành cho người<br />
sau cai nghiện. Kết quả nghiên cứu định<br />
tính và định lượng trên thế giới cho thấy, bên<br />
cạnh điều trị thay thế bằng thuốc methadone,<br />
<br />
một trong nh÷ng yếu tố liên quan đến BN<br />
hạn chế sử dụng heroin khi đã đạt tới liều<br />
duy trì là cung cấp các dịch vụ hỗ trợ [5].<br />
Một nghiên cứu tại Hồng Kông cho<br />
thấy người NCMT khi được điều trị bằng<br />
methadone có ít bạn t×nh và hành vi t×nh<br />
dục ít nguy cơ hơn. Ngoài tác dụng giúp<br />
người nghiện ngừng hoặc giảm tần suất<br />
sử dụng ma túy, methadone cũng là một<br />
yếu tố góp phần làm giảm hành vi dùng chung<br />
BKT khi tiêm chích trong nhóm này [4].<br />
<br />
52<br />
<br />