intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kết quả điều trị bảo tồn vỡ lách trong chấn thương bụng kín tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bảo tồn vỡ lách trong chấn thương bụng kín tại bệnh viện Hữu Nghị Đa Khoa Nghệ An. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả trên 280 bệnh nhân được chẩn đoán là chấn thương lách có chỉ định điều trị bảo tồn tại Bệnh viện hữu nghị đa khoa Nghệ An từ tháng 01/2016 đến tháng 12/2019.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kết quả điều trị bảo tồn vỡ lách trong chấn thương bụng kín tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An

  1. HỘI NGHỊ KHOA HỌC NGÀNH Y TẾ NGHỆ AN MỞ RỘNG NĂM 2020 KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN VỠ LÁCH TRONG CHẤN THƯƠNG BỤNG KÍN TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN Nguyễn Huy Toàn*, Nguyễn Văn Hương*, Lê Anh Xuân*, Trần Huy Kính*, Trần Văn Thông*, Phạm Minh Tuấn*, Trần Xuân Công*, Trần Hồng Quân*, Trần Đạt Bảo Thành*. TÓM TẮT 13 SPLEEN IN BLUNT ABDOMINAL Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm TRAUMA AT NGHE AN FRIENDSHIP sàng và kết quả điều trị bảo tồn vỡ lách trong GENERAL HOSPITAL chấn thương bụng kín tại bệnh viện Hữu Nghị Đa Objectives: To describe the clinical Khoa Nghệ An. Đối tượng và phương pháp manifestation, para-clinical studies and the nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả trên 280 outcomes of conservative management of bệnh nhân được chẩn đoán là chấn thương lách ruptured spleen in blunt abdominal trauma at có chỉ định điều trị bảo tồn tại Bệnh viện hữu Nghe An Friendship General Hospital. nghị đa khoa Nghệ An từ tháng 01/2016 đến Subjectives and Methods: This was a tháng 12/2019. Kết quả: 182 nam 65% và 98 nữ retrospective study conducted on 280 patients 35%; tuổi trung bình 39,6 ± 16,30 tuổi (07- 94); who were diagnosed with splenic injury and tai nạn giao thông 61,4%; nhập viện trước 12 giờ treated with conservative approach at Nghe An 73,2%; huyết áp tâm thu khi vào viện ≥ 90mmHg Friendship General Hospital since January 2016 85,4%; 83,9% đau vùng lách; 87,9% đáp ứng to December 2019. Results: There were 182 nhanh với hồi sức ban đầu; siêu âm, CT scanner males (65%) and 98 females (35%) included in có dịch ổ bụng là 89,3% và 94,6%; tỷ lệ truyền this study; the mean age was 39.6 ± 16.30 years máu 22,5%; bảo tồn thành công 95,4%; thời (07- 94); traffic accident accounted for 61.4% of gian nằm viện 7,03 ± 2,53 ngày (4-18). Kết the causes of injury; 73.2% of the patients were luận: Điều trị bảo tồn vỡ lách trong chấn thương bụng kín là phương pháp an toàn, hiệu quả, được hospitalized within 12 hours after injury; 85.4% thực hiện ở cơ sở y tế có khả năng hồi sức và of patients had systolic blood pressure at phẫu thuật. admission ≥ 90mmHg; 83.9% reported pain in Từ khóa: Chấn thương lách, điều trị bảo tồn, the splenic area; 87.9% responded quickly with chấn thương bụng kín. initial ICU care; abdominal fluid was detected on ultrasound and CT scan in 89.3% and 94.6% of SUMMARY patients, respectively; 22.5% of patients required OUTCOMES OF CONSERVATIVE blood transfusion; the conservative treatment was MANAGEMENT OF RUPTURED successful in 95.4% of cases. The mean hospital stay was 7.03 ± 2.53 days (4-18). Conclusion: *Bệnh viện HNĐK Nghệ An conservative management of ruptured spleen in Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Huy Toàn blunt abdominal trauma is a safe and effective Email: drhuytoan@yahoo.com method that can be carried out in medical centers Ngày nhận bài: 2.11.2020 which are competent in ICU and surgery. Ngày phản biện khoa học: 10.11.2020 Ngày duyệt bài: 27.11.2020 90
  2. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 497 - THÁNG 12 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2020 Keywords: Splenic injury, conservative lý vỡ lách và kết quả điều trị bảo tồn vỡ lách management, blunt abdominal injury. trong chấn thương bụng kín tại Bệnh viện HNĐK Nghệ An từ tháng 01/2016 đến tháng I. ĐẶT VẤN ĐỀ 12/2019. Vỡ lách là một thương tổn hay gặp trong chấn thương bụng kín. Ở nhiều nước trên thế II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU giới cũng như tại Việt Nam, vỡ lách luôn 2.1. Đối tượng nghiên cứu chiếm một tỷ lệ cao so với chấn thương các Gồm 280 bệnh nhân được chẩn đoán là tạng khác trong ổ bụng. Tại Việt Nam, cùng chấn thương lách có chỉ định điều trị bảo tồn với sự phát triển của kinh tế xã hội là tốc độ tại Bệnh viện hữu nghị đa khoa Nghệ An từ đô thị hóa nhanh, giao thông phức tạp, tai tháng 01/2016 đến tháng 12/2019. nạn lao động và sinh hoạt nhiều. Đây là 2.2. Phương pháp nghiên cứu những điều kiện thuận lợi cho sự gia tăng tỷ *Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu lệ chấn thương bụng kín nói chung và chấn mô tả, mẫu thuận tiện. thương lách nói riêng. Theo thống kê tại *Các bước tiến hành nghiên cứu bệnh viện Việt Đức trong giai đoạn từ 2001 - − Các chỉ tiêu nghiên cứu 2003, trong 132 trường hợp chấn thương + Đặc điểm chung: tuổi, giới, nguyên bụng kín phải mổ vì tổn thương tạng đặc thì nhân chấn thương. vỡ lách là nhiều nhất chiếm 31,8% [1]. Tại + Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng: triệu Bình Dương, trong 2 năm 2006 - 2007, vỡ chứng lâm sàng, hình ảnh siêu âm, CT lách chiếm tỷ lệ 131/358 trường hợp chấn scanner. thương bụng kín tương ứng với 36,59% [2]. + Kết quả điều trị: truyền máu, tỷ lệ Những năm gần đây, điều trị không mổ chấn thành công , thất bại, thời gian nằm viện. thương lách cũng được nhiều tác giả nghiên * Xử lý số liệu: Phần mềm SPSS 20.0. cứu, áp dụng ở một số cơ sở ngoại khoa lớn và đem lại những kết quả ban đầu rất khả III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU quan như Phạm Văn Thuyên có tỷ lệ thành Từ 01/2016- 12/2019, 280 bệnh nhân công là 98,4%, Trần Ngọc Sơn là 89,3% hay chấn thương lách được chỉ định điều trị bảo Trần Văn Đáng là 95,78% [2], [3]. tồn tại bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An Tại bệnh viện Hữu nghị Đa khoHNĐK gồm 182 nam (65%) và 98 nữ (35%); tuổi Nghệ An chưa có nghiên cứu đánh giá hiệu trung bình 39,6 ± 16,30 tuổi (07- 94). Thời quả của phương pháp trên nên chúng tôi tiến gian nằm viện 7,03 ± 2,53 ngày (4-18). hành thực hiện nghiên cứu này với mục tiêu: 3.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh 91
  3. HỘI NGHỊ KHOA HỌC NGÀNH Y TẾ NGHỆ AN MỞ RỘNG NĂM 2020 Biểu đồ 1. Nguyên nhân chấn thương lách Nhận xét: Tai nạn giao thông là nguyên nhân hay gặp nhất với 172/280 bệnh nhân chiếm 61,4%. Bảng 1. Thời gian từ khi bị chấn thương đến khi vào viện Thời gian n % Trước 6 giờ 104 37,1 Từ 6 – 12 giờ 101 36,1 Từ > 12 - 24 giờ 57 20,4 Sau 24 giờ 18 6,4 Tổng 280 100 Nhận xét: Bệnh nhân đến sớm trước 12 giờ chiếm phần lớn với tỷ lệ 73,2%, có 6,4% bệnh nhân đến viện sau 24 giờ. Bảng 2. Triệu chứng lâm sàng Huyết áp tâm thu n % < 90 41 14,6 ≥ 90 239 85,4 Tổng 280 100 Triệu chứng Không Vùng lách Ngoài vùng lách Tổng Đau bụng 18 235 27 280 Tổn thương thành bụng (*) 218 39 23 280 Dấu hiệu thành bụng (**) 200 52 28 280 Bảng 3. Mức độ thiếu máu Mức độ thiếu máu n % Không 121 43,2 Nhẹ 106 37,9 92
  4. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 497 - THÁNG 12 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2020 Trung bình 44 15,7 Nặng 9 3,2 Tổng 280 100 Bảng 4. Dịch ổ bụng trên siêu âm và CT scanner Dịch ổ bụng siêu âm n % Không có 30 10,7 Ít 63 22,5 Trung bình 112 40,0 Nhiều 75 26,8 Tổng 280 100 Dịch ổ bụng CT scanner n % Không có 15 5,4 Ít 91 32,5 Trung bình 110 39,3 Nhiều 64 22,9 Tổng 280 100 Nhận xét: - Trên siêu âm, số bệnh nhân có lượng dịch mức độ ít đến nhiều là: 89,3%. - Trên CLVT có lượng dịch tự do ổ bụng ở mức độ từ ít đến niều chiếm 94,6%. 3.2. Kết quả điều trị Bảng 5. Mức độ đáp ứng truyền máu và số bệnh nhân phải truyền máu Mức độ mất máu Tổng Mức độ đáp ứng I II III IV Đáp ứng nhanh 179 56 11 0 246 Đáp ứng tạm 0 26 8 0 34 Tổng 179 82 19 0 280 Truyền máu Số bệnh nhân % Có 63 22,5 Không 217 77,5 Tổng 280 100 Nhận xét: Bệnh nhân đáp ứng nhanh với hồi sức chiếm phần lớn với 246/280 bệnh nhân tương ứng 87,9%. Bảng 6. Kết quả điều trị Điều trị Thành công Thất bại Tổng Độ I 41 (100%*) 0 (0%) 41 (100%) Độ II * 117 (99,1% ) 1 (0,9%) 118 (100%) Độ III * 87 (92,5% ) 7 (7,5%) 94 (100%) Độ IV * 22 (81,5% ) 5 (18,5%) 27 (100%) Tổng 267 (95,4%) 13 (4,6%) 280 (100%) 93
  5. HỘI NGHỊ KHOA HỌC NGÀNH Y TẾ NGHỆ AN MỞ RỘNG NĂM 2020 Nhận xét: Phần lớn trường hợp điều trị định điều trị không mổ và bệnh nhân chuyển thất bại nằm ở nhóm bệnh nhân có mức độ mổ phụ thuộc vào sự thay đổi của huyết chấn thương lách nặng (III, IV) với 12/13 động và tổn thương trong ổ bụng phối hợp. bệnh nhân chiếm 92,3%. Tỷ lệ điều trị không Trong 280 bệnh nhân của chúng tôi, không mổ thành công (*) ở các mức độ chấn có bệnh nhân nào khi vào có huyết áp tâm thương lách đều trên 80%. thu < 70 mmHg vì tất cả những bệnh nhân chấn thương lách trong nhóm này đều được IV. BÀN LUẬN chỉ định mổ cấp cứu. Bệnh nhân khi vào có Trong nghiên cứu của chúng tôi, nguyên huyết áp tâm thu ≥ 90 mmHg chiếm tỷ lệ nhân được chia thành 3 nhóm với tai nạn nhiều nhất với 239/280 bệnh nhân (85,4%), giao thông, tai nạn lao động và tai nạn sinh có 41/280 bệnh nhân có huyết áp tâm thu khi hoạt, trong đó, tai nạn giao thông chiếm vào viện từ 70 - < 90 mmHg. nhiều nhất với 61,4%. Theo Melissa Powell Nghiên cứu này, phần lớn bệnh nhân vào và cộng sự, nguyên nhân do tai nạn giao viện đều có đau bụng, trong đó 235/280 thông chiếm phần lớn trong nghiên cứu, chiếm 83,9% bệnh nhân có triệu chứng đau trong đó tai nạn ôtô chiếm 66,9%, xe máy vùng lách (hạ sườn trái). Tuy nhiên, 18/280 chiếm 8,8% và xe đạp chiếm 1,4%, phần còn bệnh nhân vào viện không có triệu chứng lại là do đánh nhau, chơi thể thao, tai nạn đau bụng hoặc không xác định rõ ràng, và tất sinh hoạt. cả những bệnh nhân này đều là những bệnh Chấn thương lách nói riêng và chấn nhân có tổn thương phối hợp là chấn thương thương bụng kín nói chung, yếu tố thời gian sọ não và/hoặc cột sống. Như vậy, có thể và việc sơ cứu ban đầu rất quan trọng, nó chấn thương sọ não và chấn thương cột sống góp phần nâng cao hiệu quả chẩn đoán và là những tổn thương làm lu mờ đi triệu điều trị thành công cho bệnh nhân. Trong chứng đau bụng do vỡ lách khiến bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi có 73,2% bệnh không cảm nhận được hoặc cảm nhận không nhân đến viện trước 12 giờ và có 65,7% bệnh rõ ràng. Chính vì vậy, trong quá trình điều trị nhân được sơ cứu ở các cơ sở y tế trước khi không mổ, theo dõi tình trạng bụng của bệnh đến bệnh viện. nhân phải dựa vào các triệu chứng khác như Định nghĩa huyết động giảm là khi huyết chướng bụng. áp tâm thu < 90 mmHg và mạch > 100 lần/ Mức độ thiếu máu trên xét nghiệm không phút. Theo Eric H. Bradburn và Heidi L. phụ thuộc hoàn toàn vào mức độ chấn Frankel [4], điều kiện đầu tiên và quan trọng thương lách, mà nó còn phụ thuộc vào bệnh nhất trong chỉ định điều trị không mổ chấn nhân đến sớm hay muộn, có được sơ cứu hay thương lách là tình trạng huyết động phải ổn không, hình thái tổn thương như thế nào..., định và loại trừ được tổn thương phối hợp do đó cần phải làm lại công thức máu khi trong ổ bụng phải mổ. Cũng đồng quan điểm bệnh nhân đã được bù đủ dịch hoặc phải làm như vậy, Maged Rihan và cộng sự [5] khi lại khi thấy mức độ mất máu trên xét nghiệm nghiên cứu về 512 bệnh nhân chấn thương không tương xứng với triệu chứng lâm sàng gan và/hoặc lách đã đưa ra kết luận rằng: và cận lâm sàng khác như da xanh, niêm mạc huyết động là yếu tố quan trọng nhất khi chỉ nhợt, huyết áp giảm, mạch nhanh hay dịch tự 94
  6. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 497 - THÁNG 12 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2020 do ổ bụng trên siêu âm và/hoặc trên CLVT Chúng tôi ứng dụng hồi sức tích cực theo nhiều[6]. hướng dẫn hồi sức chấn thương tích cực Tất cả bệnh nhân khi vào viện đều được (ATLS) của Hội phẫu thuật viên chấn thương siêu âm để đánh giá tình trạng dịch tự do ổ Mỹ dùng trong mất máu do chấn thương. bụng trước khi thực hiện các phương pháp Mục đích của hướng dẫn hồi sức này là khác. Tuy nhiên, trong nghiên cứu vẫn có nhanh chóng xác định được những tổn 30/280 (10,7%) bệnh nhân không có dịch tự thương đe dọa đến tính mạng bệnh nhân, do ổ bụng trên siêu âm và lượng dịch tự do phân loại bệnh nhân có huyết động ổn định mức độ trung bình chiếm tỷ lệ nhiều nhất. hay ổn định sau khi được bù dịch và/hoặc Giá trị của siêu âm khi xác định dịch tự do ổ máu, những bệnh nhân huyết động không ổn bụng có ý nghĩa rất lớn với bác sỹ lâm sàng, định để có chỉ định điều trị phù hợp. nó kết hợp với tình trạng huyết động giúp Trong nghiên cứu của chúng tôi, đáp ứng các bác sỹ lâm sàng đưa ra chỉ định mổ cấp nhanh với hồi sức chiếm đa số với 246/280 cứu cũng như theo dõi trong trong trình điều (87,9%) bệnh nhân, có 34/280 bệnh nhân là trị đồng thời chỉ định thêm các phương pháp đáp ứng tạm thời với hồi sức, tất cả được chỉ chẩn đoán khác như CLVT để chẩn đoán định điều trị không mổ. Cả 2 nhóm bệnh chính xác tổn thương hơn. Theo Andrew B nhân đáp ứng nhanh và đáp ứng tạm với hồi Peiztman và cộng sự, lượng dịch tự do trong sức đều có ở cả 3 mức độ mất máu trên lâm ổ bụng được chia làm 3 mức độ: ít, trung sàng độ I, II và III, trong đó bệnh nhân đáp bình và nhiều tùy theo số lượng khoang ứng tạm với hồi sức thì mất máu độ III trong ổ bụng có dịch. Theo nhiều tác giả thì chiếm 23,5% với 8/34 bệnh nhân. Tùy thuộc lượng dịch tự do trong ổ bụng có đóng vai vào tạng và hình thái tổn thương mà có trò trong việc tiên lượng chỉ định phẫu thuật những bệnh nhân mức độ mất máu nặng (Độ chấn thương lách. Theo Nicole A. Stassen và III) nhưng lại đáp ứng nhanh với hồi sức và cộng sự [7], lượng dịch tự do trong ổ bụng ngược lại, có những bệnh nhân mức độ mất có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ máu nhẹ (Độ I và II) lại đáp ứng tạm với hồi điều trị không mổ thành công ở các mức độ sức nếu có chấn thương phối hợp trong dịch khác nhau. Những bệnh nhân có lượng và/hoặc ngoài ổ bụng. Để hồi sức tích cực thì dịch mức độ ít có tỷ lệ điều trị không mổ bệnh nhân phải được truyền dịch và máu hợp thành công lên đến 80,1% so với 27,4% ở lý. Theo nhiều tác giả, lượng máu truyền những bệnh nhân có lượng dịch tự do ổ bụng không vượt quá 4 đơn vị trong 24 giờ ở mức độ nhiều. người lớn và không quá 30ml/kg ở trẻ em. Theo Gonzales M và cộng sự, tỷ lệ thất Ở nghiên cứu này có 63/280 bệnh nhân bại phải chuyển mổ của điều trị không mổ (22,5%) phải truyền máu để hồi sức. Trong chấn thương lách liên quan đến mức độ quá trình hồi sức, việc truyền máu là cần lượng dịch tự do trong ổ bụng lần lượt là thiết để cân bằng lại huyết động cũng như 10%, 22% và 48% tương ứng với mức độ các yếu tố đông máu. Tuy nhiên, thời gian và dịch ít, trung bình và nhiều. Còn theo lượng máu truyền phụ thuộc và tình trạng Andrew B Peiztman, tỷ lệ điều trị không mổ lâm sàng của bệnh nhân, trong đó huyết động thành công giảm khi lượng dịch tự do trong ổ là quan trọng nhất, vì dù truyền máu bao bụng tăng. nhiêu mà huyết động vẫn không ổn định, có 95
  7. HỘI NGHỊ KHOA HỌC NGÀNH Y TẾ NGHỆ AN MỞ RỘNG NĂM 2020 nghĩa là tình trạng máu vẫn đang tiếp tục (2007). Hiệu quả điều trị không phẫu thuật ở chảy, thậm chí tốc độ mất máu còn nhanh trẻ em bị tổn thương lách do chấn thương tù. hơn lượng máu được bù. Vì vậy, cần phải Hội nghị ngoại nhi lần II 2007. nhanh chóng đưa ra quyết định mổ hay 4. Eric H. B. and Heidi L. F. (2010). Diagnosis không mổ, không lên đợi phải đủ thời gian And Management of Splenic Trauma. The hay lượng máu truyền mới đưa ra quyết định, Journal of Lancaster General Hospital, 5(4), đánh mất cơ hội cứu sống bệnh nhân. 124-128. Qua 280 bệnh nhân được chỉ định điều trị 5. Maged Rihan M.D., Nader Makram M.D. không mổ có 267 bệnh nhân điều trị nội khoa and George A.N. (2010). Evaluation of thành công chiếm 95,4% (Bảng 6). Tất cả Nonoperative Management (NOM) In Blunt các mức độ chấn thương trong nghiên cứu Splenic and Liver Injuries in Adults: A của chúng tôi đều có tỷ lệ thành công trên PROSPECTIVE STUDY. Kasr El Aini 80%. Theo Aman Baneree và cộng sự [9], Journal of Surgery, 11(3), 97-104. trong 1255 bệnh nhân chấn thương lách được 6. Adrian A Maung, Lewis J Kaplan (2019). chỉ định điều trị không mổ có 97 (7.7%) Management of splenic injury in the adult bệnh nhân có phối hợp với can thiệp mạch và trauma patient, tỷ lệ thành công là 82%. https://www.uptodate.com/contents/managem ent-of-splenic-injury-in-the-adult-trauma- V. KẾT LUẬN patient Điều trị bảo tồn vỡ lách trong chấn 7. Stassen N. A., Bhullar I., Cheng J.D. et al thương bụng kín là phương pháp an toàn, (2012). Selective nonoperative management hiệu quả, được thực hiện ở cơ sở y tế có khả of blunt splenic injury: An Eastern năng hồi sức và phẫu thuật. Association for the Surgery of Trauma practice management guideline. Journal of TÀI LIỆU THAM KHẢO Trauma and Acute Care Surgery, 73(5), S294- 1. Lê Tư Hoàng, Lê Nhật Huy và Trần Bình S300. Giang (2004). Chẩn đoán và thái độ xử trí 8. Subcommittee A.T.L.S., Tchorz K.M. and CTBK tại bệnh viện Việt Đức từ 2001-2003 - International ATLS working group (2013). Vai trò của phẫu thuật nội soi. Tạp chí Ngoại Advanced trauma life support (ATLS®): The khoa, 5, 11-17. ninth edition. The Journal Of Trauma And 2. Trần Văn Đáng (2010). Nghiên cứu chỉ định Acute Care, 74(5), 1363. và kết quả điều trị bảo tồn vỡ lách do chấn 9. Banerjee A., Duane T.M., Wilson S.P. et al thương bụng kín tại bệnh viện đa khoa tỉnh (2013). Trauma center variation in splenic Bình Dương, Luận án tiến sỹ y học, Học viện artery embolization and spleen salvage: a quân y multicenter analysis. Journal of Trauma and 3. Trần Ngọc Sơn và Nguyễn Thanh Liêm Acute Care Surgery, 75(1), 69-75. 96
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2