Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT BƯỚU NGUYÊN BÀO SỤN<br />
Lê Chí Dũng*, Bùi Hoàng Lạc*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề và mục tiêu nghiên cứu: bướu nguyên bào sụn tuy hiếm gặp nhưng xảy ra chủ yếu ở đầu<br />
xương dài, dễ ảnh hưởng đến sự phát triển của xương do tác động lên sụn khớp và sụn tiếp hợp. Phương pháp<br />
điều trị kinh điển là nạo bướu - ghép xương có tỷ lệ tái phát khá cao. Vì vậy nghiên cứu về bướu nguyên bào sụn<br />
được thực hiện nhằm xác định kết quả điều trị của 2 phương pháp nạo bướu có dùng máy mài cao tốc - ghép<br />
xương tự thân đơn thuần và có sử dụng xi măng.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu trường hợp 58 trường hợp (t.h.) bướu<br />
nguyên bào sụn được chẩn đoán và điều trị phẫu thuật tại Khoa Bệnh học Cơ-Xương-Khớp TP Hồ Chí Minh<br />
trong 8 năm (1/2002-12/2009) với thời gian theo dõi từ 10 tháng đến 8 năm. Có 49 t.h. được nạo bướu có dùng<br />
máy mài cao tốc - ghép xương tự thân đơn thuần và 9 t.h. được điều trị bằng cách nạo bướu có dùng máy mài<br />
cao tốc - ghép xương tự thân bảo vệ sụn khớp và sử dụng xi măng lấp đầy ổ khuyết hỗng. Các kết quả điều trị<br />
của 2 phương pháp được đánh giá và so sánh về lành xương ghép, chức năng chi và tỷ lệ tái phát, di căn của<br />
bệnh. Phần mềm STATA/SE 8.0 được dùng để quản lý, thống kê và phân tích các dữ liệu.<br />
Kết quả: Phẫu thuật nạo bướu có sử dụng máy mài cao tốc - ghép xương tự thân được áp dụng cho 49 t.h.,<br />
có kết quả: lành xương ghép 100%, chức năng chi đạt 87,8% tốt, 10,2% khá và 2% xấu do phải tháo khớp sau tái<br />
phát nhiều lần, tỷ lệ tái phát 6,1%. Phương pháp sử dụng thêm xi măng sau nạo bướu - ghép xương trong 9 t.h.<br />
có kết quả: lành xương ghép 100%, chức năng chi đạt 77,8% tốt và 22,2% khá, chưa có trường hợp nào tái phát.<br />
Chưa ghi nhận trường hợp nào cho di căn xa trong cả 2 phương pháp.<br />
Kết luận: Cả 2 phương pháp điều trị nạo bướu sử dụng máy mài cao tốc – ghép xương tự thân có hoặc<br />
không dùng xi măng đều mang lại kết quả tốt về phương diện chỉnh hình và ung bướu học. Phương pháp không<br />
dùng xi măng có kết quả chức năng chi đạt được cao hơn nhưng tỷ lệ tái phát cũng cao hơn so với nếu có sử<br />
dụng xi măng, sự khác biệt nầy có ý nghĩa thống kê.<br />
Từ khóa: bướu nguyên bào sụn, nạo bướu sử dụng máy mài cao tốc, ghép xương tự thân, xi măng xương.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
RESULTS OF SURGICAL TREATMENT FOR CHONDROBLASTOMAS OF BONES<br />
Le Chi Dung, Bui Hoang Lac * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 273 - 277<br />
Background and objectives: Chondroblastoma is a rare tumor but it occurs mostly at the epiphysis of long<br />
bones. It can influence on the development of bone due to its invasion to the articular cartilage and to the growth<br />
plate. The conventional therapy, curettage of the tumor and bone graft, presents a high ratio of recurrence. So,<br />
this study on chondroblastomas is realized to determine the results of 2 methods of surgery: currettage of tumor<br />
using high speed burr and autograft with / or without bone ciment filling the defect.<br />
Materials and methods: This prospective study on 58 cases of chondroblastomas that were diagnosed and<br />
treated surgically at the Department of Orthopaedic Oncology, Hospital for Trauma & Orthopaedics of HCMC<br />
during 8 years (1/2002-12/2009) with the follow-up period from 10 months to 8 years. There were 49 cases<br />
treated by curettage of tumor using high speed burr and autograft without bone ciment and 9 other cases using<br />
∗<br />
<br />
Khoa Bệnh học Cơ-Xương-Khớp, Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình TP HCM<br />
PGS. TS. Lê Chí Dũng: ĐT 0905.33.9999, E-mail: lechidung_md@yahoo.com.<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
273<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
bone ciment to fill the defect after curettage of tumor and autograft for protection of the articular cartilage. The<br />
results of 2 methods are evaluated and compared on bone graft healing, limb funtions, recurrence and distal<br />
metastasis of tumors. The soft ware STATA/SE 8.0 is used for management, statistics and analysis of the data.<br />
Results: Curettage of tumor using high-speed burr and autograft is applied for 49 cases: healing of bone<br />
graft 100%, limb functions good in 87,8%, quite good in 10,2% and bad in 2% due to desarticulation for<br />
repititive recurrences; recurrence ratio 6,1%. The results of 9 other cases using bone cement in association with<br />
tumor curettage are: healing of bone graft 100%; limb functions 77,8% good and 22,2% quite good, recurrence<br />
ratio 0%. There are no metastases recognised in this study.<br />
Conclusion: Chondroblastomas are rare bone tumor, occur mainly in limb bone especially in knee region<br />
(distal femur and proximal tibia) and proximal femur. Operative treatment by tumor curettage using high speed<br />
burr and bone autograft with or without bone cement seems an effective method in treating chondroblastomas.<br />
The cementless method give better limb functions but a higher risk of recurrence in otherwise.<br />
Keywords: chondroblastoma, tumor curettage using high speed burr, bone autograft, bone cement.<br />
phẫu bệnh và điều trị phẫu thuật. Thời gian theo<br />
ĐẶTVẤN ĐỀ & MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU<br />
dõi trung bình 5 năm (10 tháng đến 8 năm).<br />
Bướu nguyên bào sụn tuy hiếm gặp nhưng<br />
Phương pháp<br />
xảy ra chủ yếu ở đầu xương dài, dễ ảnh hưởng<br />
Nghiên cứu tiền cứu mô tả, cắt dọc theo mẫu<br />
đến sự phát triển của xương do tác động lên sụn<br />
bệnh án thống nhất:<br />
khớp và sụn tiếp hợp. Bướu thường được xếp<br />
vào loại lành tính. Ở Việt Nam, chỉ có 3 nghiên<br />
cứu về loại bướu này(3,11,12). Phương pháp điều trị<br />
kinh điển là nạo bướu - ghép xương có tỷ lệ tái<br />
phát cao từ 5-38%, rất hiếm trường hợp cho di<br />
căn xa(1,4,5,6,8,9,10,11,12,13,15,17,19). Do các đặc điểm trên,<br />
chúng tôi xếp bướu nguyên bào sụn vào nhóm<br />
bướu lành, giáp biên ác (11). Câu hỏi đạt ra là làm<br />
cách nào để có thể lấy bỏ hết mô bướu và hạn chế<br />
tỷ lệ tái phát? Phải chăng có thể đạt được mục<br />
đích trên bằng cách sử dụng máy mài cao tốc khi<br />
nạo bướu và nhiệt trị liệu bằng xi măng xương?<br />
Vì vậy nghiên cứu nầy về bướu nguyên bào sụn<br />
được thực hiện nhằm xác định và so sánh kết quả<br />
điều trị của 2 phương pháp nạo bướu có dùng<br />
máy mài cao tốc - ghép xương tự thân đơn thuần<br />
và có sử dụng xi măng.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng<br />
Gồm trường hợp 58 t.h. bướu nguyên bào<br />
xương tứ chi được điều trị phẫu thuật tại Khoa<br />
Bệnh học Cơ-Xương-Khớp Bệnh viện Chấn<br />
Thương Chỉnh Hình TP Hồ Chí Minh trong 8<br />
năm (từ 1/2002-/12/2009). Tất cả đều có hồ sơ<br />
đầy đủ về lâm sàng, XQ, CT, chẩn đoán giải<br />
<br />
274<br />
<br />
- Xác định chẩn đoán và giai đoạn dựa vào<br />
kết quả giải phẫu bệnh có đối chiếu với các đặc<br />
điểm lâm sàng-hình ảnh y học. Giai đoạn bướu<br />
được xếp dựa theo Springfield và Enneking<br />
(7,18).<br />
- Đánh giá, so sánh kết quả điều trị về ung<br />
thư học (tái phát, di căn) và về chỉnh hình (lành<br />
xương ghép, chức năng chi (theo Enneking, 7))<br />
của 2 phương pháp phẫu thuật sau:<br />
+ Nạo bướu có sử dụng máy mài cao tốc,<br />
ghép xương tự thân.<br />
+ Nạo bướu có sử dụng máy mài cao tốc,<br />
ghép xương tự thân bảo vệ sụn khớp, lấp đầy ổ<br />
khuyết hổng bằng xi măng.<br />
- Xử lý các kết quả bằng phần mềm<br />
STATA/SE 8.0.<br />
<br />
KẾT QUẢ & BÀN LUẬN<br />
Đặc điểm của 58 t.h. bướu nguyên bào sụn<br />
trong nghiên cứu<br />
Tuổi<br />
Từ 12-52 tuổi; 96,3% 10-29 tuổi (58,6% từ 109 tuổi và 36,2% từ 20-29 tuổi). Các bướu xảy ra ở<br />
xương dài có độ tuổi thấp hơn bướu ở các xương<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
khác. Các kết quả phù hợp với của các tác giả<br />
khác(4,6,10,11,13,14,15,18).<br />
<br />
Giới<br />
34 nam – 24 nữ, tỷ lệ nam/nữ # 1,4. Tỷ lệ nầy<br />
thay đổi từ 0,8-2,6 trong nghiên cứu của các tác<br />
giả khác(6,11,13,14,15,18).<br />
Lâm sàng<br />
Thời gian phát hiện bệnh từ 1 tháng đến 5<br />
năm với đau (74%), đôi khi có nổi bướu, giới hạn<br />
vận động khớp và gãy xương bệnh lý. Thời gian<br />
chẩn đoán trung bình theo Sailhan(15) là 6,5 tháng<br />
(0,5-36 tháng). Đau là triệu chứng và là lý do<br />
chính khiến bệnh nhân đi khám (83-93%)(14,15,18).<br />
Hình ảnh X-quang và CT<br />
100% hủy xương có giới hạn; 86,2% không<br />
có đường viền xương đặc và không vỡ vỏ<br />
xương; 56,9% có ngấm khoáng. Theo<br />
Springfield, có 46% ngấm khoáng, 31% vỡ vỏ<br />
xương và 29% xâm lấn vào sụn khớp(18).<br />
Vị trí<br />
Hầu hết bướu xảy ra ở xương tứ chi với 53<br />
t.h. (91,4%) gồm 23 xương đùi, 13 xương chày, 7<br />
xương cánh tay, 5 xương gót, 3 xương bàn tay, 1<br />
xương mác, 1 xương sên. Năm trường hợp<br />
(8,6%) còn lại xảy ra ở xương đai chi gồm 4<br />
xương chậu và 1 xương bả vai. Bướu hay xảy ra<br />
nhất ở vùng gối 23 t.h. (39,7%), đầu trên xương<br />
đùi 14 th. (24,1%) và đầu trên xương cánh tay 7<br />
t.h. (12,1%) Ở các xương dài và lớn của tứ chi,<br />
bướu xảy ra chủ yếu ở đầu xương 36 t.h. (83,7%)<br />
trong đó có 23 t.h. còn trong vùng đầu xương và<br />
13 t.h. đã lan vào vùng đầu thân xương. Điều<br />
nầy cho thấy bướu chủ yếu phát triển ở những<br />
vùng đầu xương phát triển mạnh. Các tác giả<br />
khác cũng cho kết quả tương tự(3,6,10,11,13,14,15,18).<br />
Giải phẫu bệnh<br />
Chẩn đoán bướu nguyên bào sụn dựa vào<br />
hình ảnh vi thể với sự hiện diện của các đám<br />
nguyên bào sụn, mô sụn, sụn ngấm chất<br />
khoáng, nhiều đại bào đa nhân. Có 43 t.h. bướu<br />
đơn thuần và 15 t.h. bướu kết hợp với bọc<br />
xương phồng máu.<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Giai đoạn của bướu<br />
44 giai đoạn 2 (75,9%); 7 giai đoạn 1 (12%) và<br />
7 giai đoạn 3 (12%). Như vậy, đa số bướu ở giai<br />
đoạn hoạt động với tỷ lệ cao hơn so với 53% của<br />
Springfield(18) và 54% của Sailhan(15).<br />
<br />
Đánh giá kết quả về ung thư học<br />
Tái phát<br />
* Phẫu thuật nạo bướu có sử dụng máy mài cao<br />
tốc và ghép xương tự thân: 3/49 t.h. (6,1%): 1 bướu<br />
giai đoạn 1 ở đầu dưới xương đùi; 1 bướu giai<br />
đoạn 2 ở đầu trên xương chày và 1 bướu giai<br />
đoạn 2 ở xương chậu. Cả 3 tái phát trong vòng 1<br />
năm, được nạo bướu và ghép xương lần 2 với<br />
kết quả tốt cho 2 trường hợp đầu tiên. Trường<br />
hợp còn lại xảy ra ở vùng trần ổ cối của xương<br />
chậu của một phụ nữ 30 tuổi, bị tái phát sau 3<br />
lần mổ: nạo bướu-ghép xương, nạo bướu-ghép<br />
xương-xi măng, nạo bướu-thay khớp háng toàn<br />
phần có xi măng. Bướu chuyển qua giai đoạn 3,<br />
xâm lấn nhiều trong mô xương và phần mềm<br />
xung quanh nên lần mổ thứ 4 phải tháo ½ chậu<br />
sau lần mổ đầu tiên 15 năm. Kết quả lần mổ cuối<br />
chưa ghi nhận tái phát sau 1 năm theo dõi.<br />
Trường hợp nầy được xếp vào nhóm “bướu<br />
nguyên bào sụn tấn công”, thuộc loại rất hiếm<br />
gặp(1,2,5,6,9,10,11,13,17).<br />
* Phẫu thuật nạo bướu có sử dụng máy mài<br />
cao tốc, ghép xương tự thân và xi măng: chưa<br />
ghi nhận trường hợp nào tái phát.<br />
Tỷ lệ tái phát của chúng tôi thấp hơn so với<br />
của các tác giả khác như: Lin 8,3%; Springfield<br />
14%; Ramappa 15%; Sailhan 27%. Tỷ lệ tái phát<br />
của bướu cao hơn trong những trường hợp sau:<br />
kích thước lớn hơn 5cm; giai đoạn 3 “tấn công”;<br />
vị trí ở các xương đai chi, đầu trên xương đùi,<br />
xương cổ chân, xương sườn; sau nạo bướu đơn<br />
thuần. Xi măng xương giúp làm giảm tỷ lệ tái<br />
phát, có thể do sức nóng tỏa ra trong quá trình<br />
đồng phân tiêu diệt các tế bào bướu còn sót sau<br />
nạo. Các tác giả khuyên nên dùng xi măng trong<br />
các trường hợp tái phát(10,14,15,17,18).<br />
Tuy vai trò của máy mài cao tốc chưa rõ<br />
ràng trong việc giảm thiểu tỷ lệ tái phát,<br />
<br />
275<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
nhưng rất hữu ích trong việc loại bỏ bướu ở<br />
những vị trí khó tiếp cận, đặc biệt những kẽ và<br />
hốc ở xương sâu(10).<br />
<br />
Di căn<br />
Chưa ghi nhận trường hợp nào có di căn xa.<br />
Y văn ghi nhận một số trường hợp bướu nguyên<br />
bào sụn di căn như: 2 t.h. của Green có độ mô<br />
học “lành tính”(8); 2 t.h. ở xương chậu và xương<br />
sườn của Ramappa trong số 7 t.h. tái phát của<br />
ông, cả 2 đều cho di căn nhiều nơi, kết quả có 1<br />
bị tử vong và 1 còn sống sau cắt bỏ các khối u di<br />
căn(14); 3 trong 4 t.h. tái phát của Linn cho di căn<br />
đến phổi, ổ bụng và đều tử vong.<br />
<br />
- Xấu: 1/49 t.h. (2%) do phải tháo khớp sau<br />
nhiều lần bướu tái phát và lan rộng.<br />
* Sau nạo bướu có sử dụng máy mài cao tốc,<br />
ghép xương tự thân và xi măng:<br />
- Tốt: 7/9 t.h. (77,8%)<br />
- Khá: 2/9 t.h. (22,2%)<br />
Sau phẫu thuật, chức năng chi của bệnh<br />
nhân đạt kết quả tốt trong đa số trường hợp.<br />
Nhóm điều trị không xi măng có tỷ lệ chức năng<br />
chi đạt tốt cao hơn so với nhóm có sử dụng xi<br />
măng và sự khác biệt nầy có ý nghĩa thống kê.<br />
Điều nầy có thể do phương pháp có xi măng<br />
mới được áp dụng nên số lượng còn ít.<br />
<br />
Tuy đa số lành tính, nhưng một số trường<br />
hợp tái phát và di căn xa, dẫn đến tử vong (tuy<br />
hiếm) nên phù hợp với nhận định trước đây của<br />
chúng tôi là xếp bướu nguyên bào sụn vào<br />
nhóm “bướu lành giáp biên ác”(11).<br />
<br />
Kết quả chức năng của các tác giả khác:<br />
Saihan 63% tốt, 37% trung bình hoặc xấu;<br />
Springfield 54% tốt, 40% khá và 12% trung bình;<br />
Linn 83,9% tốt, 16,1% trung bình do bị viêm<br />
khớp(10,15,18).<br />
<br />
Như vậy, 2 phương pháp phẫu thuật “Nạo<br />
bướu có sử dụng máy mài cao tốc và ghép xương tự<br />
thân” kể trên đã mang lại kết quả tốt trong điều<br />
trị bướu nguyên bào sụn về phương diện ung<br />
thư học. Tuy nhiên, việc sử dụng xi măng giúp<br />
làm giảm tỷ lệ tái phát và có ý nghĩa thống kê.<br />
Khi bướu tái phát, vẫn áp dụng có hiệu quả các<br />
phương pháp phẫu thuật kể trên và nên sử<br />
dụng thêm xi măng.<br />
<br />
So sánh kết quả điều trị của 2 phương<br />
pháp<br />
<br />
Đánh giá kết quả về chỉnh hình<br />
Lành xương ghép<br />
Tất cả xương ghép đều lành trong cả 2<br />
phương pháp phẫu thuật. Kết quả nầy không có<br />
gì đáng ngạc nhiên vì nghiên cứu sử dụng<br />
xương ghép tự thân có nhiều xương xốp từ mào<br />
chậu và nơi ghép thuộc vùng đầu xương có<br />
nhiều mạch máu nuôi.<br />
<br />
Chức năng chi sau phẫu thuật theo tiêu chuẩn<br />
Enneking<br />
* Sau nạo bướu có sử dụng máy mài cao tốc<br />
và ghép xương tự thân<br />
- Tốt: 43/49 t.h. (87,8%)<br />
- Khá: 5/49 t.h. (10,2%)<br />
<br />
276<br />
<br />
- Cả 2 phương pháp “Nạo bướu-ghép xương<br />
tự thân” đều mang lại kết quả tốt về mặt ung thư<br />
học và chỉnh hình trong điều trị bướu nguyên<br />
bào sụn. Cả 2 đều có thể sử dụng hiệu quả cho<br />
các trường hợp tái phát.<br />
- Phương pháp không sử dụng xi măng có tỷ lệ<br />
phục hồi chức năng chi tốt hơn nhưng ngược lại<br />
có tỷ lệ tái phát cao hơn so với nhóm có dùng xi<br />
măng.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Nghiên cứu thực hiện trên 58 bệnh nhân bị<br />
bướu nguyên bào sụn ở tứ chi và đai chi được<br />
phẫu thuật nạo bướu có sử dụng máy mài cao<br />
tốc, ghép xương tự thân kèm hay không xi măng<br />
cho phép kết luận như sau:<br />
- Cả 2 phương pháp phẫu thuật đều mang<br />
lại kết quả điều trị tốt về phương diện ung thư<br />
học và chỉnh hình.<br />
- Tỷ lệ tái phát thấp. Những trường hợp tái<br />
phát được điều trị đạt hiệu quả cũng bằng 2<br />
phương pháp phẫu thuật nêu trên. Một trường<br />
hợp phải tháo ½ khung chậu được xếp vào loại<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
bướu nguyên bào sụn “tấn công”, một thể bệnh<br />
hiếm gặp.<br />
<br />
9.<br />
<br />
- Phương pháp sử dụng xi măng có tỷ lệ phục<br />
hồi tốt chức năng chi thấp hơn nhưng ngược lại<br />
làm giảm tỷ lệ tái phát so với nhóm không dùng<br />
xi măng.<br />
<br />
10.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
2.<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
6.<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
Accadbled F et al (2001): Récidive de chondroblastome aggressif.<br />
Revue de Chirurgie Orthopédique 87: 718-723.<br />
Brien EW, Mirra JM, Ippolito V. (1995): Chondroblastoma<br />
arising from a nonepiphyseal site. Skeletal Radiology 24: 220-222.<br />
Bùi Hoàng Lạc (2009): Nghiên cứu bướu nguyên bào sụn ở tứ chi:<br />
đối chiếu lâm sàng-hình ảnh y học-giải phẫu bệnh và điều trị. Luận<br />
văn Thạc sĩ Y học, ĐH Y Dược TP Hồ Chí Minh.<br />
Corsat JP, Tomeno B, Forest M, Vinh TS (1989):<br />
Chondroblastome bénins: une revue de 30 cas. Revue Chirurgie<br />
Orthopédique 75: 179-187.<br />
Coleman SS (1966): Benign chondroblastoma with recurrent softtissue and intra-articular lesions. JBJS, 48A: 1554-1560.<br />
Dorfman H.D., Czerniak B. (1998): Chondroblastoma. In “Bone<br />
tumors (Dorfman H.D.)”, Mosby Inc., St Louis: pp 296-321.<br />
Enneking W.F. et al (1993): A system for the functional evaluation<br />
of reconstructive procedures after surgical treatment of tumor of<br />
musculoskeletal system. Clinical Orthopaedics & related<br />
research, J.B. Lippincott Co., N 286: 241-246.<br />
Green P et al (1975): Benign chondroblastoma. Case report with<br />
pulmonary metastasis. JBJS, 57A: 418-420.<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
11.<br />
<br />
12.<br />
<br />
13.<br />
14.<br />
15.<br />
<br />
16.<br />
17.<br />
<br />
18.<br />
19.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Hull et al (1977): Agressive chondroblastoma. Report of a case with<br />
multiple bone and soft tissue involvement. Clinical Orthopaedics,<br />
126: 261-265.<br />
Linn PP, Thenappan A, Deavers MT (2005): Treatment and<br />
prognosis of chondroblastoma. Clinical Orthopaedics, 438: 103109.<br />
Lê Chí Dũng (2003): Bướu nguyên bào sụn. Trong “Bướu<br />
xương: lâm sàng-hình ảnh y học- giải phẫu bệnh và điều trị”,<br />
NXB Y học, Chi nhánh TP Hồ Chí Minh: 157-164.<br />
Lê Kính, Tạ Kim Điện, Võ Thành Phụng (1994): Bướu phôi sụn:<br />
4 trường hợp bệnh lý. Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, chuyên<br />
san tập 2, số 2: 71-77.<br />
Mirra JM et al (1989): Chondroblastoma. In “Bone Tumors” (JM<br />
Mirra). Lea & Febiger, Philadelphia, pp: 589-623.<br />
Ramappa AJ, Mankin HJ et al (2000): Chondroblastoma of bone.<br />
JBJS 82A: 1140-1145.<br />
Sailhan F. (2007): Le chondroblastome de l’ enfant. Série de la<br />
SOFOP: à propos de 89 cas. Revue de Chirurgie Orthopédique,<br />
93: 195-197.<br />
Sales de Gauzy J. et al (2003): Tumeurs épiphysaires. La<br />
pathologie épiphysaire de l’ enfant. Sauramps Medical: 105-107.<br />
Simon MA, Springfield D (1998): Adjuvant Agents & Filling<br />
materials, Chondroblastoma. Trong “Surgery for Bone & Soft<br />
tissue Tumors” (MA Simon), Lippincott-Raven publishers,<br />
Philadelphia-New York: 159-165 & 190-191.<br />
Springfield DS et al (1985): Chondroblastoma- a review of 70<br />
cases. JBJS 67A: 748-755.<br />
Znati K, Ahaouchi M, Kamaoui I (2007): Chondroblastome<br />
métaphyso-diaphysaire du fémur. Revue de Chirurgie<br />
Orthopédique, 93: 283-287.<br />
<br />
277<br />
<br />