KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO<br />
TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2<br />
Nguyễn Thành Đô*, Đặng Ngọc Dũng*, Lê Tròn Vuông*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Khảo sát các yếu tố về dịch tễ học, nguyên nhân và kết quả phẫu thuật trong chấn thương sọ não<br />
trẻ em giúp phòng ngừa hạn chế tử vong ở chấn thương nhi khoa<br />
Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu hồ sơ bệnh án trẻ em dưới 15 tuổi được phẫu thuật tại Bệnh viện Nhi<br />
Đồng 2 từ tháng 8/2008 đến tháng 7/2009. Xử lý dữ liệu thu nhập bằng toán thống kê.<br />
Kết quả: Từ tháng 8/2008 đến tháng 7/2009 có 43 trường hợp chấn thương sọ não đuợc phẫu thuật tại<br />
Bệnh Viện Nhi Đồng 2. Tuổi tập trung từ sơ sinh đến 6 tuổi chiếm 50%. Nam: nữ = 2:1. Tai nạn giao thông<br />
chiếm đa số 60%. Kết quả phẫu thuật tốt chiếm: 88,4% (38 ca). Di chứng: 7% (3 ca). Tỉ lệ tử vong: 4,6% (2 ca).<br />
Kết luận: Độ tuổi chiếm tỉ lệ cao là dưới 6 tuổi. Nam gấp đôi nữ. Tai nạn giao thông là nguyên nhân hàng<br />
đầu. Chẩn đoán sớm và điều trị kip thời đem lại kết quả tốt<br />
Từ khóa: Nguyên nhân, phẫu thuật, chấn thương sọ não.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
SURGICAL RESULTS OF HEAD INJURY AT CHILDREN HOSPITAL 2<br />
Nguyen Thanh Do, Dang Ngoc Dung, Le Tron Vuong<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 - Supplement of No 6 - 2009: 15 - 18<br />
Objectives: This study describes some epidemiologic characterization, causes and surgical results of children<br />
head trauma to assess the implication for prevention to decrease the death<br />
Methods: A retrospective study of head injury children younger than 15 years of age who operated at<br />
CHILDREN HOSPITAL 2 from 8/2008 to 8/2009. Data were collected to compute incidence rate by computer<br />
Results: A total of 43 cases of pediatric head trauma operated at Children’s Hospital 2 from 8/2008 to 7/2009<br />
were identified. Children at the age from newborn to 6 years showed the highest incidence (50%). Male/female =<br />
2:1. Traffic accidents were the leading causes (60%). Excellent surgical results: 88.4% (38 cases). Complication:<br />
7% (3cases). Mortality rate: 4.6% (2 cases)<br />
Conclusions: Children at the age under 6 years showed the highest incidence. Male: female = 2:1. Traffic<br />
accidents are the leading causes. Early diagnostic and prompt operation has excellent results.<br />
Key words: Causes, surgical result, head injury.<br />
<br />
15<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
Chấn thương sọ não là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong chấn thương nhi khoa,<br />
diễn tiến lâm sàng rất khó lường, rất cấp tính đôi khi cũng rất âm thầm. Đặt biệt ở trẻ em<br />
dưới 3 tuổi bệnh trở nặng thường rất nhanh. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ hạn<br />
chế tỉ lệ tử vong và ít để lại di chứng.<br />
Điều trị ngoại khoa giữ vai trò quan trọng trong chấn thương sọ não, đặc biệt ở những<br />
trường hợp máu tụ ngoài màng cứng nếu phẫu thuật kịp thời sẽ có kết quả rất tốt.<br />
* Bệnh viện Nhi ñồng 2<br />
Địa chỉ liên lạc: BS Lê Tròn Vuông, ĐT: 0903665119, Email: letronvinh@yahoo.com,<br />
<br />
Để góp phần cho việc chẩn đoán và điều trị chấn thương sọ não ở trẻ em được tốt hơn<br />
nên chúng tôi thực hiện nghiên cứu này.<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Khảo sát các yếu tố dịch tể học, nguyên nhân của chấn thương sọ não ở trẻ em.<br />
Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật chấn thương sọ não ở trẻ em.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Tất cả các bệnh nhi chấn thương sọ não được điều trị phẫu thuật tại bệnh viện Nhi đồng<br />
2 từ tháng 8 – 2008 đến tháng 7 – 2009.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang.<br />
Thu thập số liệu theo bảng mẫu.<br />
Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Trong thời gian từ tháng 8-2008 đến tháng 7-2009 có 43 trường hợp chấn thương sọ não<br />
được phẫu thuật tại bệnh viện Nhi Đồng 2, với kết quả như sau:<br />
<br />
Tuổi<br />
<br />
Biểu đồ 1: Tuổi<br />
16<br />
<br />
Giới tính<br />
Có 30 trẻ nam và 13 trẻ nữ, tỉ lệ nam: nữ = 2,3.<br />
Trẻ nam gặp nhiều hơn nữ, có thể là do trẻ nam hiếu động hơn nữ.<br />
Gerlach(4) nam: nữ = 2,25<br />
<br />
Địa dư<br />
Bảng 1: Địa dư<br />
Tp.HCM<br />
Tỉnh<br />
<br />
Số TH<br />
17 ca<br />
26 ca<br />
<br />
Tỉ lệ<br />
39,5%<br />
60,5%<br />
<br />
Nguyên nhân<br />
Bảng 2: Nguyên nhân<br />
Đi té<br />
Té giường<br />
Té cầu thang<br />
Té cao<br />
Xe môtô tông<br />
Xe ôtô tông<br />
Tổng<br />
<br />
Số TH<br />
4<br />
4<br />
5<br />
3<br />
24<br />
3<br />
43<br />
<br />
Tỉ lệ<br />
9,3%<br />
9,3%<br />
11,6%<br />
7%<br />
55,8%<br />
7%<br />
100%<br />
<br />
Giờ vào viện<br />
<br />
Biểu đồ 2: Giờ vào viện<br />
<br />
Lâm sàng<br />
Bảng 3: Triệu chứng lâm sàng<br />
Nôn ói<br />
Đau ñầu<br />
Yếu hay liệt chi<br />
Có dấu TK khu trú<br />
Dãn ñồng tử<br />
<br />
Số TH<br />
27<br />
35<br />
5<br />
6<br />
5<br />
<br />
Tỉ lệ<br />
62,8%<br />
81,4%<br />
11,6%<br />
14%<br />
11,6%<br />
<br />
17<br />
<br />
Số TH<br />
18<br />
<br />
Vết thương da ñầu<br />
<br />
Tỉ lệ<br />
42%<br />
<br />
Nôn ói (62,8%), đau đầu (81,4%) là hai dấu hiệu sớm và hay gặp nhất.<br />
Bảng 4: Điểm Glasgow<br />
Điểm Glasgow<br />
3–8<br />
9 – 12<br />
13 - 15<br />
<br />
Số TH<br />
5<br />
4<br />
34<br />
<br />
Tỉ lệ<br />
11,6%<br />
9,3%<br />
79,1%<br />
<br />
Chẩn đoán sau mổ<br />
Bảng 5: Chẩn đoán sau mổ<br />
Số TH<br />
18<br />
4<br />
2<br />
15<br />
7<br />
<br />
MTNMC<br />
MTDMC<br />
MTTN, DN<br />
LÕM SỌ<br />
VTSN<br />
<br />
Tỉ lệ<br />
42%<br />
9,2%<br />
4,6%<br />
35%<br />
16,3%<br />
<br />
MTNMC gặp nhiều nhất (42%), MTDMC và TN ít gặp: 9,2% và 4,6% hầu hết là bệnh<br />
nặng<br />
Theo Mybre(7):<br />
Số TH<br />
12<br />
27<br />
13<br />
39<br />
91<br />
<br />
Tỉ lệ<br />
13,2%<br />
29,6%<br />
14,3%<br />
42,9%<br />
100%<br />
<br />
Số TH<br />
38<br />
3<br />
2<br />
43<br />
<br />
Tỉ lệ<br />
88,4%<br />
7%<br />
4,6%<br />
100%<br />
<br />
MTNMC<br />
MTDMC<br />
TN<br />
LÕM SỌ<br />
Tổng<br />
<br />
Kết quả sau mổ<br />
Bảng 6: Kết quả sau mổ<br />
Tốt<br />
Còn di chứng<br />
Tử vong<br />
Tổng<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Từ sơ sinh cho đến 15 tuổi, chiếm đa số ≤ 6 tuổi có 32 TH (74,5%) trong nhóm này ≤3<br />
tuổi gặp nhiều hơn, đây là độ tuổi tập di, gữi nhà trẻ, chưa nhận thức được sự việc nên rất<br />
dễ té. Trẻ chạy ra đường bị TNGT cũng rất hay gặp.<br />
Theo Gerlach(4): 60% dưới 7 tuổi.<br />
TNGT là nguyên nhân hàng đầu (62,8%), theo Nguyễn Thị Minh Thu (BV. Chợ Rẫy)<br />
TNGT chiếm đa số 70,3%. Tai nạn do xe môtô là nhiều nhất, cần đội mủ bảo hiểm cho<br />
trẻ khi đi trên xe môtô, hạn chế cho trẻ chạy chơi ngoài đường mà không có người trông<br />
coi. Theo Asanin(1) TNGT chiếm 61,1%, Gerlach TNGT: 35,9%.<br />
Đa số vào viện trong thời gian 6 giờ đầu (51,2%), có 6 TH vào viện sau 24 giờ (14%): 4<br />
TH ở tỉnh chuyển lên, 2 TH có dấu hiệu nặng. Nghiên cứu của Asanin 90% được chẩn đoán<br />
trong 24 giờ.<br />
18<br />
<br />
38 TH có kết quả tốt (88,4%), trong đó MTNMC và lõm sọ: 100%. Thời gian điều trị ít<br />
nhất là 3 ngày, nhiều nhất là 1 tuần, trẻ sinh hoạt trở lại gần như bình thường. Có 2 TH lõm<br />
sọ kết hợp với MTNMC và 1 TH VTSN có dập não. 3 TH để lại di chứng (7%) chậm hồi<br />
phục vận động và thần kinh: 1 TH yếu nữa người, 1 TH liệt nửa người, 1 TH chậm hồi phục<br />
lời nói. Trong 3 TH này có 1 TH mổ lần 2 do máu tụ NMC bên đối diện. Các TH này khi vào<br />
viện với tình trạng nặng, G= 6 – 8 điểm, đồng tử dãn, phản xạ ánh sáng yếu. 2 TH tử vong:<br />
MTDMC cấp tính (4,6%): tình trang lúc vào viện rất nặng G= 5-6 điểm, thời gian vào viện<br />
trên 12 giờ do ở tỉnh chuyển đến, 1 TH do té ở nhà trẻ, 1 TH do tai nạn giao thông. Tác giả<br />
Gerlach có kết quả tốt: 87,2%, di chứng: 10,2%<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Chấn thương sọ não gặp ở trẻ nam nhiều hơn trẻ nữ, đa số dưới 6 tuổi, nguyên nhân<br />
chủ yếu là do tai nạn giao thông, mà xảy ra hầu hết ở xe môtô 2 bánh (53,5%). Máu tụ<br />
ngoài màng cứng chiếm đa số và có kết quả điều trị rất tốt, hầu như không để lại di<br />
chứng nếu được phẫu thuật kịp thời. Ít gặp là máu tụ dưới màng cứng và trong não<br />
nhưng thường là bệnh nặng, tiên lượng rất dè dặt, tỉ lệ tử vong cao (2/6 TH: 33,3%).<br />
Hiện nay tình trạng giao thông tại Tp. HCM nói riêng và cả nước nói chung còn<br />
nhiều vấn đề cần phải giải quyết, để góp phần làm giảm tai nạn cho trẻ, đội mủ bảo<br />
hiểm là cần thiết, hạn chế cho trẻ chơi rong ngoài đường mà không có sự kiểm soát của<br />
người lớn, đặt biệt ở trẻ dưới 6 tuổi.<br />
Trẻ được gửi ở nhà trẻ cũng cần phải thật sự quan tâm.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
2.<br />
3.<br />
4.<br />
5.<br />
6.<br />
7.<br />
8.<br />
9.<br />
<br />
Asanin B.(2009). Traumatic epidural hematomas in posterior cranial fossa. Acta clin Croat. 48(1), p. 27-30.<br />
Dương Minh Mẫn (2003). Hội chứng tăng áp lực nội sọ. In: Lê Xuân Trung. Bệnh học phẫu thuật thần kinh. Tr 112 – 121.<br />
Nhà xuất bản Y Học, Hà Nội.<br />
Ege G., Nezih O., And Al (2001). Prognosis correlation with CT and MRI findings after head trauma. 12th World congress<br />
of neurosurgery Sydney Australia. P 430-433.<br />
Gerlach R, et al. (2009). Traumatic epidural hematomas in children and adolescents: outcome analysis in 39 consecutive<br />
unselected cases. Pediatr Emerg Care, 25(3), p. 164-9.<br />
Lê Xuân Trung (2003). Chấn thương và vết thương sọ não ở trẻ em và người trưởng thành. In: Lê Xuân Trung. Bệnh học<br />
phẫu thuật thần kinh. Tr 90 – 111. Nhà xuất bản Y Học, Hà Nội.<br />
Mark S. Greenberg (2001). Epidural hematoma, Handbook of neurosurgery, P 727-729.<br />
Mybre Mc., et al (2007). Traumatic head injury in infants and toddlers. Acta Paediatr, 96(8), p.1159-63.<br />
Nguyễn Thị Thu VÀ CS. (2004). Tình hình chấn thương sọ não trẻ em điều trị tại bệnh viện Chơ Rẫy. Hội phẫu thuật thần<br />
kinh Việt Nam, Tr 98-99.<br />
Trương Văn Việt (2002). Máu tụ ngoài màng cứng cấp tính. Tạp chí Y Dược học, 4, Tr 97-102.<br />
<br />
19<br />
<br />