intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kết quả điều trị trầm cảm sau sinh bằng thuốc chống trầm cảm phối hợp thuốc an thần

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

90
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm đánh giá hiệu quả phối hợp thuốc an thần kinh với thuốc chống trầm cảm điều trị người bệnh trầm cảm sau sinh. Đối tượng nghiên cứu là 30 người bệnh trầm cảm sau sinh được điều trị tại Bệnh viện Tâm thần TW I trong năm 2015 và 2016.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kết quả điều trị trầm cảm sau sinh bằng thuốc chống trầm cảm phối hợp thuốc an thần

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017<br /> <br /> KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TRẦM CẢM SAU SINH BẰNG<br /> THUỐC CHỐNG TRẦM CẢM PHỐI HỢP THUỐC AN THẦN<br /> Tô Thanh Phương*<br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: đánh giá hiệu quả phối hợp thuốc an thần kinh với thuốc chống trầm cảm điều trị<br /> người bệnh trầm cảm sau sinh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: tiến cứu can thiệp trên<br /> 30 người bệnh trầm cảm sau sinh được điều trị tại Bệnh viện Tâm thần TW I trong năm 2015 và<br /> 2016. Kết quả: 100% người bệnh hết biểu hiện căng thẳng hoảng sợ và bồn chồn đứng ngồi<br /> không yên. 73,33% hết cảm giác buồn rầu, 100% hết hoang tưởng và ảo giác, 100% hết ý định<br /> giết con. Kết luận: việc phối hợp thuốc an thần kinh với thuốc chống trầm cảm đem lại hiệu quả<br /> cao trong điều trị trầm cảm sau sinh.<br /> * Từ khóa: Trầm cảm sau sinh; An thần kinh; Chống trầm cảm.<br /> <br /> Treatment Outcomes of Postpartum Depression by Antidepressants<br /> Combined with Neuroleptics<br /> Summary<br /> Objectives: To assess the effectiveness of using simultaneously neuroleptics and<br /> antidepressants in treatment of postpartum depression. Subjects and methods: A prospective<br /> intervention was conducted on 30 postpartum depression who were treated at Central Mental<br /> Hospital I in 2015 and 2016. Results: No manifestations of stress, anxiety, panic and<br /> restlessness were observed in 100% of the patients. Feeling sorrow disappeared in 73.33%.<br /> Delusions and hallucinations vanished in 100%. 100% had no longer intention of killing their<br /> babies. Conclusion: Simultanous combination of neuroleptics and antidepressants in treatment<br /> of depression postpartum has brought good effectiveness.<br /> * Key words: Postpartum depression; Neuroleptics; Antidepressant.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Theo các tác giả A.Gérard, F.Raffaitin,<br /> H.Cuche (1995) [3], rối loạn tâm thần và<br /> hành vi kết hợp với thời kỳ sinh là loại<br /> bệnh ít gặp, do hiện tượng biến đổi<br /> hormon steroid, đặc biệt giảm đột ngột<br /> estrogen và các chất dưỡng thai. Theo<br /> Lempérière, dạng rối loạn này chiếm 0,15%<br /> <br /> số thai phụ và chỉ gặp trong thực hành<br /> tâm thần, trong các bệnh viện phụ sản.<br /> Sau sinh, đa số phụ nữ có biểu hiện mất<br /> ngủ, lo âu, dễ tủi thân, căng thẳng, mệt mỏi,<br /> ăn uống kém, nếu được chồng hoặc gia<br /> đình động viên giúp đỡ thì các triệu chứng<br /> này qua đi. Nếu sau 2 tuần triệu chứng<br /> không hết, có xu hướng tăng lên và trở<br /> thành bệnh lý hoặc loạn thần sau sinh,<br /> <br /> * Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1<br /> Người phản hồi (Corresponding): Tô Thanh Phương (tothanhphuong@gmail.com)<br /> Ngày nhận bài: 28/02/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 27/04/2017<br /> Ngày bài báo được đăng: 16/05/2017<br /> <br /> 126<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017<br /> hưng cảm sau sinh hoặc trầm cảm sau<br /> sinh. Trầm cảm sau sinh là loại trầm cảm<br /> xuất hiện trong vòng 1 tháng sau sinh.<br /> Bệnh thường để lại hậu quả nặng cho<br /> bản thân người bệnh cũng như tính mạng<br /> của đứa trẻ, vì người mẹ thường ghét<br /> con, không thể chăm sóc con. Khi bệnh<br /> nặng, có thể xuất hiện hoang tưởng, ảo<br /> giác, các loại hoang tưởng thường xoay<br /> quanh đứa con, con của mình sinh ra đã<br /> bị chuyển giới tính, con sinh ra ngoài ý<br /> muốn, tương lai của con sau này không<br /> ra gì, sinh ra nó mà phải khổ thế này…<br /> Do vậy, có thể dẫn đến hành vi giết con,<br /> rồi tự sát. Ở Việt Nam, chưa có nhiều<br /> nghiên cứu về vấn đề này. Vì vậy, việc<br /> nghiên cứu điều trị trầm cảm sau sinh có<br /> ý nghĩa thiết thực trong thực hành lâm<br /> sàng tâm thần học, qua đó có thể giúp<br /> thầy thuốc điều trị phù hợp nhằm ngăn<br /> chặn các hành vi nguy hiểm của người<br /> bệnh. Chúng tôi tiến hành đề tài này<br /> nhằm: Đánh giá kết quả điều trị trầm cảm<br /> <br /> sau sinh bằng thuốc chống trầm cảm phối<br /> hợp với thuốc an thần.<br /> ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tượng nghiên cứu.<br /> 30 bệnh nhân (BN) trầm cảm sau sinh<br /> được điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm<br /> thần TW I trong năm 2015 và 2016, đáp<br /> ứng các tiêu chuẩn chẩn đoán theo ICD 10 mục F53.0 [2].<br /> Những BN này được điều trị bằng<br /> thuốc an thần kinh olanzapin 20 mg/ngày<br /> hoặc amisulprid 800 mg/ngày, phối hợp<br /> với thuốc chống trầm cảm escitalopram<br /> (eslo 20 mg) trong thời gian 40 ngày.<br /> BN được đánh giá bằng khám lâm<br /> sàng tại 2 thời điểm ngày N1 và N40.<br /> 2. Phương pháp nghiên cứu.<br /> Nghiên cứu tiến cứu, cắt ngang, mô tả<br /> từng trường hợp.<br /> Xử lý số liệu theo chương trình<br /> Epi.info 6.0.<br /> <br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br /> Bảng 1: Tỷ lệ trầm cảm và lo âu.<br /> Nhóm bệnh<br /> <br /> Trước điều trị<br /> <br /> Sau điều trị<br /> <br /> (n = 30)<br /> <br /> (n = 30)<br /> <br /> p<br /> <br /> Triệu chứng<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> Trầm cảm<br /> <br /> 30<br /> <br /> 100,0<br /> <br /> 8<br /> <br /> 26,67<br /> <br /> < 0,001<br /> <br /> Lo âu<br /> <br /> 20<br /> <br /> 66,67<br /> <br /> 1<br /> <br /> 3,33<br /> <br /> < 0,001<br /> <br /> Trầm cảm sau sinh luôn có lo âu đi kèm. Điều này phù hợp với nhận xét của Gerard<br /> A (1995) [3]. Các biểu hiện trầm cảm ngày N1 là 100%, đến ngày N40 còn 26,67%. Tỷ<br /> lệ lo âu thuyên giảm từ 66,67% ở ngày N1 xuống còn 3,33% ở ngày N40. So sánh trước<br /> và sau điều trị, khác biệt có ý nghĩa (p < 0,001). Như vậy, cả trầm cảm và lo âu đều<br /> thuyên giảm rõ ràng sau điều trị.<br /> 127<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017<br /> Bảng 2: Các triệu chứng rối loạn cảm xúc.<br /> Nhóm bệnh<br /> <br /> Trước điều trị (n = 30)<br /> <br /> Sau điều trị (n = 30)<br /> <br /> Triệu chứng<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> p<br /> <br /> Buồn rầu<br /> <br /> 30<br /> <br /> 100,0<br /> <br /> 8<br /> <br /> 26,67<br /> <br /> < 0,001<br /> <br /> Bi quan, chán nản<br /> <br /> 20<br /> <br /> 66,67<br /> <br /> 6<br /> <br /> 20,0<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> Đau khổ, thất vọng<br /> <br /> 19<br /> <br /> 63,33<br /> <br /> 1<br /> <br /> 3,33<br /> <br /> < 0,001<br /> <br /> Hoảng sợ, căng thẳng<br /> <br /> 4<br /> <br /> 13,33<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0,00<br /> <br /> Hằn học<br /> <br /> 2<br /> <br /> 6,67<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0,00<br /> <br /> Mất các sở thích cũ<br /> <br /> 30<br /> <br /> 100,0<br /> <br /> 10<br /> <br /> 33,33<br /> <br /> < 0,01<br /> <br /> Khí sắc giảm, mất hướng thú và sở thích, bi quan chán nản, đau khổ thất vọng<br /> chiếm tỷ lệ rất cao trong nghiên cứu của chúng tôi. Các triệu chứng này đều thuyên<br /> giảm rõ ràng sau 40 ngày điều trị. Kết quả này phù hợp với Trương Thị Kim Dung<br /> (1996) [1] cho rằng hầu hết BN đều có những rối loạn trên.<br /> Bảng 3: Các triệu chứng rối loạn tư duy, tri giác.<br /> Nhóm bệnh<br /> <br /> Trước điều trị (n = 30)<br /> <br /> Sau điều trị (n = 30)<br /> <br /> Triệu chứng<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> p<br /> <br /> Nói chậm chạp<br /> <br /> 25<br /> <br /> 83,33<br /> <br /> 8<br /> <br /> 26,67<br /> <br /> < 0,01<br /> <br /> Không nói<br /> <br /> 4<br /> <br /> 13,33<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0,00<br /> <br /> Than vãn, kể lể<br /> <br /> 5<br /> <br /> 16,67<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0,00<br /> <br /> Ý định tự sát<br /> <br /> 10<br /> <br /> 33,33<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0,00<br /> <br /> Hoang tưởng tự buộc tội<br /> <br /> 16<br /> <br /> 53,33<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0,00<br /> <br /> Ảo thanh xui khiến<br /> <br /> 10<br /> <br /> 33,33<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0,00<br /> <br /> Sau điều trị, triệu chứng nói chậm còn gặp ở 26,67% BN. Theo Gerard A và Guedj F<br /> (2003) [4], nói chậm và hoang tưởng tự buộc tội là những triệu chứng phổ biến nhất.<br /> Bảng 4: Các triệu chứng rối loạn hành vi.<br /> Nhóm bệnh<br /> <br /> Trước điều trị (n = 30)<br /> <br /> Triệu chứng<br /> <br /> n<br /> <br /> Giảm vận động<br /> <br /> 30<br /> <br /> Bồn chồn<br /> <br /> 8<br /> <br /> Kích động<br /> <br /> 4<br /> <br /> Không chăm sóc con<br /> <br /> Sau điều trị (n = 30)<br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> p<br /> <br /> 100,0<br /> <br /> 8<br /> <br /> 26,67<br /> <br /> < 0,01<br /> <br /> 26,67<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0,00<br /> <br /> 13,33<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0,00<br /> <br /> 25<br /> <br /> 83,33<br /> <br /> 5<br /> <br /> 16,67<br /> <br /> Ý định giết con<br /> <br /> 4<br /> <br /> 13,33<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0,00<br /> <br /> Hành vi tự sát<br /> <br /> 8<br /> <br /> 26,67<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0,00<br /> <br /> %<br /> <br /> < 0,01<br /> <br /> Giảm vận động và không chăm sóc con là hai triệu chứng hay gặp nhất. Sau điều<br /> trị, chỉ còn 26,67% BN vận động chậm chạp, 16,67% không chăm sóc con. Theo<br /> Hardy-Baylé M.C (1986) [5], giảm vận động và không chăm sóc được con là 2 triệu<br /> 128<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017<br /> chứng nổi bật nhất. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi, 4 BN có ý định giết con, trong<br /> đó 1 BN cho là vì con mà khổ và có ý định ôm con nhảy từ tầng 2 xuống. Tuy nhiên,<br /> các triệu chứng này thuyên giảm rõ rệt sau điều trị. Ý định tự sát thường khá mạnh và<br /> kéo dài, sau điều trị không BN nào còn ý định tự sát. Không thấy BN nào có hoang<br /> tưởng tập trung vào đứa con do mình mới sinh ra, điều này khác với nghiên cứu của<br /> Gerard A [4], chủ yếu gặp hoang tưởng tự buộc tội.<br /> Bảng 5: Các triệu chứng cơ thể.<br /> Nhóm bệnh<br /> <br /> Trước điều trị (n = 30)<br /> <br /> Sau điều trị (n = 30)<br /> <br /> Triệu chứng<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> p<br /> <br /> Giảm cân<br /> <br /> 25<br /> <br /> 83,33<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0,00<br /> <br /> < 0,001<br /> <br /> Ăn mất ngon<br /> <br /> 30<br /> <br /> 100,0<br /> <br /> 2<br /> <br /> 6,67<br /> <br /> < 0,001<br /> <br /> Rối loạn giấc ngủ<br /> <br /> 30<br /> <br /> 100,0<br /> <br /> 2<br /> <br /> 6,67<br /> <br /> < 0,001<br /> <br /> Đau đầu<br /> <br /> 15<br /> <br /> 50,00<br /> <br /> 5<br /> <br /> 16,67<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> Rối loạn giấc ngủ, ăn mất ngon và giảm cân là các triệu chứng hay gặp nhất. Đau<br /> đầu chỉ chiếm 50% số BN. Sau điều trị, các triệu chứng trên thuyên giảm rõ ràng, trừ<br /> triệu chứng đau đầu còn 16,67%. Kết quả này phù hợp với Trương Thị Kim Dung<br /> (1996) [1] cho rằng hầu hết BN sau sinh đều có các triệu chứng trên.<br /> KẾT LUẬN<br /> 66,67% BN trầm cảm có lo âu phối<br /> hợp. Các rối loạn trầm cảm và lo âu đều<br /> thuyên giảm rõ rệt sau điều trị.<br /> Khí sắc giảm (100%), mất hứng thú và<br /> sở thích (100%), bi quan (66,67%), đau<br /> khổ (63,33%) là các triệu chứng rất phổ<br /> biến và thuyên giảm tốt, sau điều trị<br /> 73,33% hết biểu hiện buồn rầu.<br /> Nói chậm chiếm 83,33% và hoang<br /> tưởng tự buộc tội 53,33%. Sau điều trị,<br /> 100% BN hết hoang tưởng và ảo giác.<br /> Giảm vận động (100%) và không chăm<br /> sóc con (83,33) là những triệu chứng rối<br /> loạn vận động hay gặp nhất. Sau điều trị,<br /> 16,67% vẫn chưa muốn chăm sóc con.<br /> 100% ăn mất ngon và mất ngủ,<br /> 83,33% BN giảm cân. Sau điều trị, chỉ<br /> còn 6,67% BN ít ngủ và 16,67% đau đầu<br /> nhưng cường độ giảm hơn nhiều.<br /> <br /> Việc phối hợp thuốc an thần kinh với<br /> thuốc chống trầm cảm đem lại hiệu quả<br /> cao trong điều trị trầm cảm sau sinh.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. Trương Thị Kim Dung. Rối loạn tâm<br /> thần thời kỳ sau đẻ. Một số chuyên đề tâm<br /> thần học. Học viện Quân y. 1996, tr.21-22.<br /> 2. Tổ chức Y tế Thế giới. Phân loại bệnh<br /> quốc tế lần thứ 10 về các rối loạn tâm thần và<br /> hành vi kết hợp với thời kỳ sinh đẻ. 1992,<br /> tr.87-100.<br /> 3. Gerard A, Raffaitin, Cuche H.<br /> Depression chez la femme, les maladie<br /> depressives. Médecine-Sciences-Flâmmrion.<br /> 1995, pp.84-89.<br /> 4. Gerard A, Guedj F. Depression chez la<br /> femme, les maladie depressives, MédecineSciences-Flâmmrion. 2003, pp.98-106.<br /> 5. Hardy-Baylé M.C. Troubles psychiques<br /> liés à la puerperalité, Enseigenment de la<br /> psychiatrie. Doin éditeur. 1986, pp.161-166.<br /> <br /> 129<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2