intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kết quả điều trị ung thư đại trực tràng tái phát di căn với phác đồ FOLFOX tại Bệnh viện Hữu Nghị

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

35
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày nhận xét một số đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng của bệnh nhân ung thư đại trực tràng tái phát di căn, đánh giá đáp ứng và một số tác dụng không mong muốn của phác đồ FOLFOX. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả trên 53 bệnh nhân ung thư đại trực tràng tái phát và di căn điều trị hóa trị phác đồ FOLFOX tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô từ 01.2012 đến 06/2017.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kết quả điều trị ung thư đại trực tràng tái phát di căn với phác đồ FOLFOX tại Bệnh viện Hữu Nghị

  1. TIÊU HÓA KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG TÁI PHÁT DI CĂN VỚI PHÁC ĐỒ FOLFOX TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ LÊ CHÍ HIẾU1, NGUYỄN THỊ THÁI HÒA2 TÓM TẮT Mục tiêu: - Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng của bệnh nhân ung thư đại trực tràng tái phát di căn. - Đánh giá đáp ứng và một số tác dụng không mong muốn của phác đồ FOLFOX. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả trên 53 bệnh nhân ung thư đại trực tràng tái phát và di căn điều trị hóa trị phác đồ FOLFOX tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô từ 01.2012 đến 06/2017. Kết quả: Tuổi mắc bệnh chủ yếu từ 60 - 79 tuổi (90.57%). Tỷ lệ tái phát chiếm 47.2%, di căn chiếm 52.8%. Ung thư đại tràng 64%, trực tràng 36%. Vị trí di căn hay gặp nhất là gan (tần suất 73.58%), phổi (tần suất 50.94%) và hạch (tần suất 39.62%). Phác đồ FOLFOX4: 66%, mFOLFOX6: 34%. Đáp ứng toàn bộ sau 3 chu kì: 41%, bệnh ổn định 40%, bệnh tiến triển 19%; sau 6 chu kì, đáp ứng toàn bộ: 42%, bệnh ổn định 36%, bệnh tiến triển 23%. Độc tính hay gặp nhất là viêm thần kinh ngoại vi (100%), hội chứng bàn tay chân (96.23%), các độc tính phần lớn độ 1 và 2, hạ bạch cầu độ 3 (28.3%). Kết luận: Tỉ lệ đáp ứng toàn bộ đạt 42% và tỉ lệ kiểm soát bệnh đạt 77% cho thấy hiệu quả của phác đồ FOLFOX trên bệnh nhân ung thư đại trực tràng tái phát di căn tại bệnh viện Hữu Nghị với độc tính có thể chấp nhận được. Từ khóa: Phác đồ FOLFOX, Ung thư đại trực tràng, tái phát, di căn. SUMMARY Objective: - To comment on some clinical characteristics and complementary examination of metastasis or recurrent adenocarcinome colorectal cancer. - To evaluate respone rate and toxicities of FOLFOX regimen in elder patient with metastasis and recurrent colorectal cancer. Patients and methods: 53 patients with mestastasis or recurrent colorectal cancer were investigated in this retrospective study. Have treated with FOLFOX regimen at Huu Nghi hospital from January 2012 to June 2017. Result: The common age was 60 - 79 years old (90.57%). Relapse disease rate was 47.2%, metastasis disease at diagnosed rate was 52.8%. Colon cancer: 64%, rectal cancer: 36%. FOLFOX 4: 66%, mFOLFOX 6: 34%; ORR after 3 cycles: 41%, SD: 40%, PD: 19%; after 6 cycles: ORR 42%, SD: 42%, PD: 23%. The most frequent metastasis location is liver (73.58%), follow by lung (50.94%), and lympho nodes (39.62%). The most common toxicity was peripheralneuropathy (100%), and hand-foot syndrome. Most toxicities at grade 1 or 2, neutropenia grade 3 28.3%. Consclusion: Toxicities of FOLFOX regimen on recurrent or metastasis colorectal cancer mostly at grade 1 or 2, safely to apply on elder patients. Keywords: FOLFOX regimen, Colorectal cancer, recurrent, metastasis. 1 BS. Khoa Ung Bướu - Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô 2 TS. Bệnh viện K 340 TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM
  2. TIÊU HÓA ĐẶT VẤN ĐỀ Các bước tiến hành Làm mẫu phiếu thu thập thông tin từ hồ sơ Ung thư đại trực tràng (UTĐTT) là một bệnh bệnh án cũ. hay gặp ở các nước phát triển và có xu thế tăng lên ở các nước đang phát triển. Theo thống kê năm Lập danh sách bệnh nhân và hồ sơ bệnh án 2012 của cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế, cần lấy thông tin. ung thư đại trực tràng đứng thứ 3 về tỷ lệ mắc Thu thập thông tin và ghi nhận đặc điểm bệnh (10%), và thứ 4 về tỷ lệ tử vong (8.5%) do ung thư [1]. nhân. Ở Việt Nam, ghi nhận ung thư trên quần thể người Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh năm 2000 cho Ghi nhận các thông tin từ hồ sơ bệnh án vào thấy ung thư đại trực tràng đứng vị trí thứ 4 ở nam phiếu thu thập thông tin đầy đủ. và thứ 3 ở nữ[2]. Tại Việt Nam tỉ lệ bệnh nhân Tất cả bệnh nhân được đánh giá trước điều trị ung thư đại trực tràng giai đoạn muộn còn cao, bệnh nhân vào viện trong tình trạng bệnh ở giai về lâm sàng, cận lâm sàng (CT Scan toàn thân, đoạn di căn không còn khả năng phẫu thuật triệt căn xét nghiệm máu chức năng gan thận, tổng phân tích tế bào máu ngoại vi, xét nghiệm nồng độ CEA) và hoặc ung thư tái phát sau điều trị. Việc điều trị hóa điều trị hóa chất phác đồ FOLFOX 4 hoặc chất cho bệnh nhân ung thư đại trực tràng giai đoạn mFOLFOX 6. muộn giúp cải thiện triệu chứng và thời gian sống thêm. Phác đồ hóa chất FOLFOX được sử dụng Sau mỗi đợt bệnh nhân được đánh giá lâm rộng rãi với mức độ an toàn tương đối cao và hiệu sàng và xét nghiệm. Ghi nhận độc tính của hóa trị quả tốt. Tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô bệnh nhân theo bản phân loại độc tính của Tổ chứ Y tế thế giới với đặc điểm cao tuổi, có nhiều bệnh kèm theo, sự (WHO) 2003. an toàn của phác đồ FOLFOX trên những bệnh nhân ung thư đại trực tràng giai đoạn muộn chưa được Phác đồ FOLFOX4: đánh giá đầy đủ. Vì vậy chứng tôi tiến hành nghiên Oxaliplatin 85mg/m2 Truyền tĩnh mạch ngày 1, 15 cứu đê tàu này nhằm hai mục tiêu: Acid Folinic 200mg/m 2 Truyền tĩnh mạch ngày 1, 2, 15, Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm 16 sàng của ung thư biểu mô tuyến đại trực tràng giai 5-FU 400mg/m2 Tiêm tĩnh mạch ngày 1, 2, 15, 16 đoạn tái phát di căn. 5-FU 600mg/m 2 Truyền tĩnh mạch trong 22h ngày Đáp ứng điều trị và một số độc tính của phác đồ 1, 2, 15, 16. FOLFOX 4 trên các bệnh nhân ung thư đại trực tràng tái phát di căn. Phác đồ mFOLFOX 6: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Oxaliplatin liều 85mg/m2 Da truyền tĩnh mạch ngày 1 và 15. Đối tượng Leucovorin 400mg/m 2 Da, truyền tĩnh mạch ngày 1 và 15. 53 bệnh nhân được chẩn đoán tái phát sau điều 5-Fluorouracil 400mg/m2 Da truyền tĩnh mạch bolus trong 5 trị hoặc di căn tại thời điểm chẩn đoán (không có khả phút, ngày 1 và 15. năng điều trị triệt căn) tại bệnh viện Hữu Nghị Việt 5-Fluorouracil 2400mg/m2 Truyền tĩnh mạch trong 46 giờ, Xô từ 01/2012 đến 06/2017. ngày 1 và 15 Tiêu chuẩn lựa chọn Giải phẫu bệnh ung thư biểu mô tuyến. Xử lí số liệu Bệnh tái phát hoặc di căn không có khả năng Các số liệu được mã hóa và xử lí bằng phần điều trị triệt căn. mềm SPSS 16.0. Có tổn thương đo được. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU PS: 0 - 1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng: Của ung thư đại trực tràng tái phát di căn: Không có chống chỉ định điều trị hóa chất. Nhóm tuổi hay gặp nhất là từ 60 - 69 tuổi Có hồ sơ lưu trữ đầy đủ. (chiếm 90.57%), lứa tuổi trẻ dưới 60 tuổi chiếm tỉ lệ Phương pháp nghiên cứu thấp chỉ có 7.55%. Tỉ lệ bệnh nhân có bệnh kèm theo là 38% trong đó phần lớn là tăng huyết áp Mô tả hồi cứu. (26%) còn lại là tiểu đường và bệnh khác. TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 341
  3. TIÊU HÓA Vị trí ung thư: Tỉ lệ ung thư đại tràng chiếm Gan, phổi và hạch là các vị trí hay gặp nhất với 64%, ung thư trực tràng chiếm 36%. Đặc điểm tái tần suất 73.58%, 50.94% và 39.62%, còn lại là di phát - di căn: bệnh nhân tái phát chiếm 47.2%, bệnh căn phúc mạc và nơi khác. di căn ngay tại thời điểm chẩn đoán chiếm 52.8%. Độ biệt hóa khối u: Độ biệt hóa hay gặp nhất Số cơ quan bị di căn: Trong nghiên cứu ghi là biệt hóa vừa và biệt hóa kém với tỷ lệ tương ứng nhận: di căn 1, 2 và 3 cơ quan chiếm tỉ lệ cao nhất 69.81% và 22.64%, biệt hóa cao và không biệt hóa lần lượt 26.4%, 43.4% và 20.7%, tỷ lệ di căn trên 3 chỉ chiếm
  4. TIÊU HÓA Độc tính hay gặp nhất là viêm thần kinh ngoại vi Độ biệt hóa khối u: Ung thư biểu mô tuyến với (100%), và hội chứng bàn tay bàn chân (96.23%). độ biệt hóa vừa và kém chiếm tỉ lệ 92.45%, kết quả Các độc tính của hệ tiêu hóa, thần kinh ngoại vi, này tương tự với tác giả Trần Thắng (2012), ung thư da và niêm mạc chỉ có ở mức độ 1 và 2, không có đại trực tràng với mức biệt hóa vừa và kém có tỷ lệ trường hợp nào độc tính mức độ 3 và 4. là 78.1%[4]. Độc tính trên hệ tạo huyết, gan và thận Đáp ứng điều trị Độc tính Độ 1 - 2 Độ 3 - 4 Tất cả Đáp ứng hoàn toàn sau 6 chu kì 7,5%, đáp ứng n (%) n (%) n (%) một phần 34%, bệnh ổn định 35,8% và bệnh tiến Giảm bạch cầu hạt 21 (39.62) 15 (28.30) 36 (67.92) triển 22,6%. Kết quả này tương đương với kết quả Giảm bạch cầu có của Nguyễn Thu Hương (2009) có đáp ứng toàn bộ sốt 2 (3.77) 0 2 (3.77) 5,9%, đáp ứng một phần 35,3%, bệnh ổn định 35,3%, bệnh tiến triển 23,5%+. Nhưng thấp hơn so Giảm huyết sắc tố 30 (56.60) 1 (1.89) 31 (58.49) với tác giả A. de Gramont (2000), đáp ứng toàn bộ Giảm tiểu cầu 27 (50.94) 1 (1.89) 28 (52.83) 1,4%, đáp ứng một phần 48,6%, bệnh ổn định Tăng AST 29 (54.72) 0 29 (54.72) 31,9%, bệnh tiến tiển 10%[5]. Theo Trương Văn Hợp Tăng ALT 27 (49.06) 1 (1.89) 28 (52.83) (2016), tỉ lệ đáp ứng toàn bộ chiếm 4,3%, tỉ lệ đáp ứng một phần chiếm 40,4%, tỉ lệ bệnh ổn định chiếm Độc tính trên hệ tạo huyết chủ yếu mức độ 1 - 36,2%, tỉ lệ bệnh tiến triển chiếm 19,1%[6]. 2, mức độ 3 có 32.08%. Christophe Tournigand (2003) khi so sánh kết Độc tính trên gan thận chủ yếu mức độ 1 - 2, quả điều trị giữa 2 nhóm bệnh nhân dùng FOLFIRI chỉ có 1 trường hợp có tăng men gan mức độ 3 sau đó dùng phác đồ FOLFOX6 và ngược lại thì (chiếm 1.89%). thấy nhánh sử dụng FOLFOX6 đầu tiên có tỷ lệ đáp ứng toàn bộ là 54% trong đó có 5% đáp ứng toàn BÀN LUẬN bộ, 49% có đáp ứng một phần[7]. Tác giả Colucci G Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng (2005) cũng không thấy sự khác biệt khi so sánh tỷ lệ đáp ứng toàn bộ, thời gian cho đến khi bệnh Tuổi: chủ yếu là lứa tuổi từ 60 - 79 tuổi với tỉ lệ tiến triển và thời gian sống thêm toàn bộ không có lên đến >90% số đối tượng nghiên cứu. Tỉ lệ này sự khác biệt giữa 2 phác đồ FOLFIRI và FOLFOX4 cao hơn nhiều so với tác giả khác như Nguyễn Thu trong ung thư đại trực tràng di căn, cụ thể tỷ lệ đáp Hương (2009), tuổi thường gặp là 40 - 60 tuổi[3]. ứng toàn bộ là 34%[8]. Sự khác biệt này do tính chất của cơ sở điều trị có chức năng chăm sóc các đối tượng giữ vị trí quản lí Tác dụng không mong muốn xã hội sau khi nghỉ hưu. Mặt bằng tuổi trung bình Buồn nôn và nôn là các biểu hiện hay gặp nhất vốn cao hơn các cơ sở khác. Cũng do đặc điểm về đối với độc tính của thuốc trên đường tiêu hóa.Theo tuổi trung bình của đối tượng khám chữa bệnh cao ghi nhận của chúng tôi, tỷ lệ bệnh nhân nôn và buồn nên bệnh kèm theo cũng chiếm tỉ lệ cao, 38% số nôn độ 1-260.38%, không có nôn buồn nôn độ 3, 4. bệnh nhân có bệnh mạn tính kèm theo. A. de Gramont cho thấy tỷ lệ buồn nôn độ 3, 4 chiếm Vị trí ung thư: U nguyên phát tại đại tràng chiếm 4%[5]. Theo Nguyễn Thu Hương (2009) buồn nôn có 64%, nguyên phát tại đại tràng chiếm 36%. Theo tác ở 38,5% bệnh nhân, nôn gặp 19,2% bệnh nhân, giả Trần Thắng (2012), tỉ lệ bệnh nhân ung thư trong đó 2,9% bệnh nhân nôn độ 3[3]. nguyên phát đại tràng là 51.2%, trực tràng là Viêm thần kinh ngoại vi xuất hiện ở 100% các 48.8%[4]. Vị trí di căn hay gặp nhất là gan, phổi là bệnh nhân, tuy nhiên các độc tính đều chỉ xuất hiện hạch với tần suất tương ứng là 73.58, 50.94 và ở mức độ 1 - 2 mà không có mức độ 3 - 4. Độc tính 39.62. Theo tác giả Nguyễn Thu Hương (2009), vị trí xảy ra cao hơn so với các nghiên cứu khác. Theo A. hay gặp nhất là gan, sau đó là phổi với tỉ lệ tương de Gramont và cộng sự trên 251 bệnh nhân có độc ứng là 44.1% và 29.4%[3]. Như vậy vị trí di căn hay tính thần kinh do Oxaliplatin, tỉ lệ độc tính thần kinh gặp nhất là gan sau đó là phổi. ngoại vi chiếm 68%, trong đó có 18% bệnh nhân bị Kháng nguyên biểu mô phôi CEA: tỉ lệ có tăng mức độ 3, 74% bệnh nhân độc tính độ 3 có phục hồi. CEA là 73.6%. Chỉ có 26.4% có nồng độ CEA bình Hội chứng bàn tay bàn chân: tỉ lệ xuất hiện cao thường trước điều trị hóa chất. Theo A. de Gramont lên đến >95% số bệnh nhân trong nghiên cứu nhưng (2000) chỉ có 14.8% số bệnh nhân ung thư đại trực mức độ gặp chỉ ở độ 1 và 2, không ảnh hưởng đến tràng gia đoạn muộn có CEA bình thường[5]. hoạt động của người bệnh. Tỷ lệ bệnh nhân bị tác Như vậy nồng độ CEA là một yếu tố có giá trị theo dụng viêm thần kinh ngoại vi và hội chứng bàn tay dõi sau điều trị quan trọng. bàn chân có thể liên quan đến tuổi trung bình của TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 343
  5. TIÊU HÓA bệnh nhân trong nghiên cứu tương đối cao làm cho CEA trước điều trị là 73.6% (>5ng/ml) và 50.9% số dung nạp hóa chất không tốt như ở lứa tuổi trẻ hơn. bệnh nhân có CEA tăng trên 10ng/ml. Độc tính trên hệ tạo huyết: Là độc tính được Đáp ứng điều trị và độc tính của hóa trị quan tâm nhiều nhất khi điều trị hóa chất. Đáp ứng toàn bộ sau 3 chu kì: 41%, bệnh ổn Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận tỷ lệ giảm định 40%, bệnh tiến triển 19%; sau 6 chu kì, đáp huyết sắc tố độ 1 - 2 ở 56.6% số bệnh nhân trong ứng toàn bộ: 42%, bệnh ổn định 36%, bệnh tiến triển suốt quá trình điều trị, chỉ có 1.89% có giảm huyết 23%. sắc tố mức độ 3. Nhìn chung, tác dụng phụ trên dòng Độc tính hay gặp nhất là viêm thần kinh ngoại vi hồng cầu thường nhẹ, không ảnh hưởng nhiều đến mức độ 1 - 2 (100% số bệnh nhân) và hội chứng tay quá trình điều trị, không có bệnh nhân nào phải ngừng chân mức độ 1 - 2 (96.23% số bệnh nhân). Tỷ lệ hoặc trì hoãn truyền hóa chất do hạ huyết sắc tố. Kết hạ bạch hạt độ 1 - 2 chiếm tỉ lệ 39.62% trong số quả này tương tự với tác giả A. de Gramont (2000)[5] các bệnh nhân trong nghiên cứu; hạ bạch cầu hạt độ công bố tỷ lệ thiếu máu độ 1 là 59,8%, độ 2 là 23,5%, 3 - 4 chiếm tỉ lệ 28.3% các trường hợp. độ 3 chiếm 3,3%, không có thiếu máu độ 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tỷ lệ hạ bạch hạt độ 1 - 2 chiếm tỉ lệ 39.62% trong số các bệnh nhân trong nghiên cứu; hạ bạch 1. GLOBOCAN 2012. cầu hạt độ 3 - 4 chiếm tỉ lệ 28.3%các trường hợp.
  6. TIÊU HÓA 9. Goldberg R.M., Sargent D.J., Morton R.F., et al. 10. Mamo A., Easaw J., Ibnshamsah F., et al. (2004). A randomized controlled trial of (2016). Retrospective analysis of the effect of fluorouracil plus leucovorin, irinotecan, and CAPOX and mFOLFOX6 dose intensity on oxaliplatin combinations in patients with survival in colorectal patients in the adjuvant previously untreated metastatic colorectal setting. Curr Oncol, 23(3), 171 - 177. cancer. J Clin Oncol Off J Am Soc Clin Oncol, 22(1), 23 - 30. TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 345
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2