TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2013<br />
<br />
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ UNG THƢ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ<br />
BẰNG PHÁC ĐỒ GEMCITABINE KẾT HỢP CISPLATIN<br />
TẠI BỆNH VIỆN 103<br />
Nguyễn Huy Lực*; Đỗ Quyết*; Tạ Bá Thắng*<br />
Mai Xuân Khẩn*; Nguyễn Lam*; Đào Ngọc Bằng*<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu 74 bệnh nhân (BN) ung thư phổi (UTP) không tế bào nhỏ bằng phác đồ gemcitabine<br />
kết hợp với cisplatin, điều trị tại Khoa Lao và Bệnh phổi, Bệnh viện 103 từ 6 - 2009 đến 6 - 2012. Kết<br />
quả: tất cả các triệu chứng lâm sàng đều giảm nhẹ sau điều trị. Chỉ số điểm KPI tăng lên 10 - 20%<br />
sau điều trị (điểm KPI 70 trước điều trị 18,90%; sau điều trị giảm xuống 2,70%, tức là có 16% BN<br />
tăng điểm KPI; điểm KPI 100 trước điều trị 3,75%; sau điều trị tăng lên 21,61%, tức là có 18% BN<br />
tăng điểm). Các tác dụng không mong muốn nôn, buồn nôn gặp 9,45%; mẩn ngứa: 18,90%; rụng<br />
tóc: 14,85%; 6,75% BN giảm bạch cầu (BC) và 2,70% giảm hång cÇu (HC). Thời gian sống thêm<br />
trung bình 8,94 ± 6,2 tháng.<br />
* Từ khoá: Ung thư phổi không tế bào nhỏ; Hoá trị liệu.<br />
<br />
some REMARKS on RESULT OF CHEMOTHERAPY TO TREAT<br />
PATIENTS WITH NON-SMALL CELL LUNG CANCER BY<br />
GEMCITABINE PLUS CISPLATIN at 103 HOSPITAL<br />
Summary<br />
Studying result of chemotherapy to treat in 74 patients with non small cell lung cancer (NSLC) by<br />
gemcitabine plus cisplatin in the Department of Tuberculosis and Lung Disease, 103 Hospital from<br />
2009 to 2012, we showed initial results: All clinical symptoms were decreased after treatment in<br />
comparison with before; KPI scores were increased 10 - 20%; 5.4% of patients had completely<br />
response and 54% had response with chemotherapy, 8.10% of patients hadn’t response. 9.45% of<br />
patients had nausea and vomiting; itching: 18.90%; alopecsive: 14.85%. 6.75% of patients had aleukemia;<br />
anglobulia: 2.70%. The average survival time of the patients was 8.94 ± 6.2 months.<br />
* Key words: Non small cell lung cancer; Chemotherapy.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Ung thư phổi nguyên phát hay còn gọi là<br />
ung thư phế quản (UTPQ) hiện đang là<br />
bệnh phổ biến trên thế giới và Việt Nam;<br />
<br />
tỷ lệ mắc và tử vong ngày càng gia tăng.<br />
Bệnh thường xảy ra ở nam giới, tuổi mắc<br />
bệnh thường > 50. Nam gặp nhiều hơn nữ,<br />
tỷ lệ nam/nữ khoảng 6/1. Kết quả điều trị<br />
phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh. Tuy nhiên,<br />
<br />
* Bệnh viện 103<br />
Chịu trách nhiệm nội dung khoa học: PGS. TS. Nguyễn Xuân Triều<br />
PGS. TS. Ngô Văn Hoàng Linh<br />
<br />
59<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2013<br />
ở Việt Nam đa số BN khi được chẩn đoán<br />
là UTP thì bệnh đã ở giai đoạn không còn<br />
chỉ định phẫu thuật. Đối với những BN này,<br />
điều trị hoá chất là phù hợp. Chúng tôi<br />
nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu: Đánh<br />
giá cải thiện về lâm sàng, X quang và những<br />
tác dụng không mong muốn của BN UTP<br />
được điều trị phác đồ gemcitabine + cisplatin.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
74 BN UTPQ không tế bào nhỏ, điều trị<br />
theo phác đồ gemcitabine + cisplatin tại Khoa<br />
Lao và Bệnh phổi, Bệnh viện 103, từ 2009<br />
đến 2012. Tuổi thấp nhất 25, cao nhất 82,<br />
trung bình 62 ± 6 tuổi.<br />
* Tiêu chuẩn chọn BN: BN UTPQ loại không<br />
tế bào nhỏ bằng xét nghiệm mô bệnh học,<br />
ở giai đoạn IIIB - IV. BC cầu máu ngoại vi<br />
> 3.000/ml, tiểu cầu > 100.000/ml; điểm Karnofsky<br />
(KPI) ≥ 70%. BN tự nguyên tham gia.<br />
* Tiêu chuẩn loại trừ: UTPQ loại tế bào nhỏ,<br />
BN không tự nguyện tham gia nghiên cứu.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
* Nội dung nghiên cứu: nghiên cứu lâm<br />
sàng: tuổi giới, các triệu chứng lâm sàng,<br />
các tác dụng không mong muốn.<br />
- Nghiên cứu biến đổi xét nghiệm máu:<br />
BC, HC, HST, các chỉ số sinh hoá máu:<br />
SGOT, SGPT, ure, creatinin.<br />
* Phương pháp nghiên cứu và đánh giá<br />
kết quả:<br />
- Nghiên cứu lâm sàng: BN được khám<br />
tỷ mỷ, phát hiện các triệu chứng và chẩn đoán<br />
xác định UTPQ dựa vào xét nghiệm mô bệnh.<br />
- Đánh giá kết quả: phân giai đoạn bệnh<br />
dựa vào TNM (4 giai đoạn).<br />
+ Đánh giá tình trạng toàn thân dựa vào<br />
thang điểm chỉ số toàn trạng Karnofsky<br />
<br />
(KPI: Karnofsky performance index - theo<br />
thang điểm từ 0 - 100).<br />
+ Đánh giá di căn xa dựa vào siêu âm ổ<br />
bụng, xạ hình xương, MRI sọ não…<br />
- Nghiên cứu hình ảnh X quang: chụp<br />
X quang phổi và chụp CT ngực.<br />
- Đánh giá kết quả X quang theo: vị trí,<br />
số lượng khối u, hạch trung thất, khối u,<br />
so sánh kết quả giữa các lần chụp theo đợt<br />
truyền hoá chất.<br />
- Nghiên cứu biến đổi các chỉ tiêu xét<br />
nghiệm máu: giảm BC, HC.<br />
- Nghiên cứu về điều trị: BN được điều<br />
trị thống nhất một phác đồ gemcitabine +<br />
cisplatin, liều lượng gemcitabine 1.000 mg/m2<br />
cơ thể cho ngày 1; cisplatin 75 mg/m 2 cơ<br />
thể cho ngày 1. Đợt thứ 2 cách đợt thứ nhất<br />
8 ngày, các đợt tiếp theo cách nhau 3 tuần,<br />
đủ 6 đợt. Sau mỗi đợt điều trị, BN được<br />
khám lại để đánh giá diễn biến lâm sàng,<br />
đáp ứng với điều trị. Nếu đáp ứng, sẽ tiếp<br />
tục điều trị các đợt tiếp theo. Nếu không,<br />
sẽ chuyển sang phác đồ khác hoặc ngưng<br />
điều trị, điều trị triệu chứng.<br />
- Đánh giá đáp ứng điều trị: đánh giá<br />
thay đổi thang điểm KPI.<br />
+ Đánh giá mức độ đáp ứng điều trị theo<br />
3 mức độ (Theo Viện Ung thư Quốc gia<br />
Hoa Kỳ) [7]: đáp ứng hoàn toàn: hết hoàn<br />
toàn các triệu chứng lâm sàng; tổn thương<br />
trên phim chụp CT giảm > 50% đường kính<br />
lớn nhất của tổn thương và duy trì ít nhất<br />
sau 4 tuần, không có xuất hiện các triệu<br />
chứng mới, tổn thương mới. Đáp ứng một<br />
phần: triệu chứng lâm sàng không hết hoàn<br />
toàn; tổn thương X quang giảm < 50%<br />
đường kính lớn nhất của khối u. Không đáp<br />
ứng: bệnh tiến triển, triệu chứng lâm sàng<br />
không giảm; CT ngực: tổn thương tăng kích<br />
thước hơn so với trước điều trị, hoặc xuất<br />
hiện tổn thương mới.<br />
+ Thời gian sống thêm tính theo tháng.<br />
<br />
61<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2013<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
1. Đặc điểm tuổi, giới.<br />
Bảng 1: Phân bố tuổi, giới.<br />
GIỚI<br />
<br />
NỮ (13)<br />
<br />
NAM (61)<br />
<br />
TUỔI<br />
<br />
TỔNG<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
30 - 40<br />
<br />
3<br />
<br />
4,92<br />
<br />
1<br />
<br />
7,69<br />
<br />
4<br />
<br />
5,40<br />
<br />
41 - 50<br />
<br />
14<br />
<br />
22,94<br />
<br />
2<br />
<br />
15,38<br />
<br />
16<br />
<br />
21,60<br />
<br />
51 - 60<br />
<br />
16<br />
<br />
26,23<br />
<br />
5<br />
<br />
38,45<br />
<br />
21<br />
<br />
28,35<br />
<br />
61 - 70<br />
<br />
17<br />
<br />
27,86<br />
<br />
4<br />
<br />
31,76<br />
<br />
21<br />
<br />
28,35<br />
<br />
> 70<br />
<br />
11<br />
<br />
18,03<br />
<br />
1<br />
<br />
7,69<br />
<br />
12<br />
<br />
16,20<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
61<br />
<br />
82,35<br />
<br />
13<br />
<br />
17,65<br />
<br />
74<br />
<br />
100,00<br />
<br />
Độ tuổi > 40 gặp nhiều và nhiều nhất ở độ tuổi 50 - 70 (60%), tuổi < 40 chỉ gặp 6,25%,<br />
tuổi > 70 gặp 18,97%. Trần Đăng Khoa (2011) [5] gặp nhiều nhất ở độ tuổi 60, trung bình<br />
65,2 ± 9,3 tuổi; Đồng Khắc Hưng (1995) [4] gặp 92% BN UTPQ > 45 tuổi; Nguyễn Hải Anh<br />
và CS (2005) [1] cũng gặp 92,3% BN UTPQ ở độ tuổi ≥ 40. Nguyễn Hữu Lân gặp độ tuổi<br />
trung bình 60,5. Tỷ lệ nam/nữ của chúng tôi là 4/1. Kết quả này tương tự như Prager D<br />
(2000): tỷ lệ nam/nữ 4/1 [9].<br />
* Giai đoạn bệnh:<br />
Giai đoạn IIIB: 48 BN (64,80%); giai đoạn IV: 26 BN (35,20%). Kết quả này tương tự<br />
nghiên cứu của Trần Đăng Khoa (2011): giai đoạn IIIB: 52,22%; giai đoạn IV: 48,78%.<br />
2. Kết quả đáp ứng điều trị.<br />
Bảng 2: Cải thiện các triệu chứng toàn thân hệ thống.<br />
THỜI GIAN<br />
TRIỆU CHỨNG<br />
<br />
TRƯỚC ĐIỀU TRỊ<br />
<br />
SAU ĐIỀU TRỊ 6 ĐỢT<br />
p<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Sốt<br />
<br />
21<br />
<br />
28,35<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Gày sút cân<br />
<br />
23<br />
<br />
31,05<br />
<br />
9<br />
<br />
12,15<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Hội chứng xương khớp<br />
<br />
19<br />
<br />
25,65<br />
<br />
6<br />
<br />
8,10<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Đau ngực<br />
<br />
52<br />
<br />
70,02<br />
<br />
16<br />
<br />
21,61<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Ho ra máu<br />
<br />
13<br />
<br />
16,55<br />
<br />
3<br />
<br />
3,75<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Nuốt nghẹn<br />
<br />
11<br />
<br />
14,85<br />
<br />
4<br />
<br />
5,40<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Hội chứng tràn dịch màng phổi<br />
<br />
22<br />
<br />
29,70<br />
<br />
1<br />
<br />
1,35<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Hội chứng đông đặc co kéo<br />
<br />
14<br />
<br />
18,90<br />
<br />
7<br />
<br />
9,45<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
62<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2013<br />
Sau điều trị, không còn BN nào sốt,<br />
trước điều trị có 21 BN sốt. Những BN này<br />
sốt có thể do yếu tố nhiễm khuẩn, có thể<br />
sốt do hội chứng cận u. Trước điều trị, triệu<br />
chứng đau ngực 70,2%; sau điều trị còn<br />
21,6%, ho máu trước điều trị là 16,55%,<br />
sau điều trị còn 3,75%, khác biệt có ý nghĩa.<br />
Các triệu chứng của hội chứng trung thất<br />
như uống sặc cải thiện ít. Cromartie và CS<br />
(1980) gặp tỷ lệ ho trước điều trị khoảng 75%<br />
các trường hợp, sau điều trị còn 20,20%.<br />
Các triệu chứng thực thể như tiếng thở rít,<br />
hội chứng trung thất, hội chứng tràn dịch,<br />
hội chứng đông đặc… trước điều trị gặp<br />
10 - 30% BN, sau điều trị, giảm xuống<br />
< 10%. Một số tác giả cũng nhận xét với đa<br />
hóa trị, hầu hết các triệu chứng lâm sàng<br />
đều được cải thiện rõ rệt [9].<br />
Bảng 3: Điểm KPI.<br />
TRƯỚC<br />
ĐIỀU TRỊ<br />
<br />
THỜI GIAN<br />
<br />
SAU ĐIỀU<br />
TRỊ 6 ĐỢT<br />
p<br />
<br />
KPI<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
70<br />
<br />
12<br />
<br />
16,12<br />
<br />
2<br />
<br />
2,70<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
80<br />
<br />
28<br />
<br />
39,15<br />
<br />
28<br />
<br />
39,15<br />
<br />
>0,05<br />
<br />
90<br />
<br />
29<br />
<br />
40,50<br />
<br />
31<br />
<br />
41,85<br />
<br />
>0,05<br />
<br />
100<br />
<br />
5<br />
<br />
6,75<br />
<br />
13<br />
<br />
17,55<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Trước điều trị, 14 BN (18,90%) có điểm<br />
KPI 70, sau điều trị, chỉ còn 2 BN (2,7%),<br />
khác biệt có ý nghĩa thống kê. Trước điều trị,<br />
3,75% BN có điểm KPI 100, sau điều trị<br />
tăng lên 13 BN (17,55%), khác biệt có ý<br />
nghĩa thống kê. Kết quả nghiên cứu của<br />
Trần Đăng Khoa (2011) [ 5]: điểm KPI 70<br />
trước điều trị 14,6%, sau điều trị còn 2,4%.<br />
Nhóm KPI 100 trước điều trị 4,9%, sau điều<br />
trị tăng lên 17,1%. Kết quả của chúng tôi phù<br />
hợp với nhận xét của Prager D (2000) [9 ]:<br />
BN UTP không tế bào nhỏ có đáp ứng khá<br />
tốt với hóa trị liệu nói chung và gemcitabine<br />
<br />
nói riêng, thang điểm KPI tăng lên rõ rệt sau<br />
hóa trị.<br />
* Phân loại kết quả đáp ứng điều trị:<br />
Đáp ứng hoàn toàn: 14 BN (18,90%);<br />
đáp ứng một phần: 30 BN (40,50%); bệnh<br />
không thay đổi: 21 BN (28,45%); bệnh tiến<br />
triển nặng hơn: 9 BN (12,15%). Theo Trần<br />
Đăng Khoa (2011): không có BN nào đáp<br />
ứng hoàn toàn, 53,6% đáp ứng một phần,<br />
tương tự kết quả của chúng tôi. Kosmidis P<br />
(2000) [8]: đáp ứng một phần 32%; Lê Thu<br />
Hà (2010) [3]: đáp ứng một phần 31,1%;<br />
bệnh giữ nguyên 42,2%; bệnh tiến triển 26,5%.<br />
* Thời gian sống thêm:<br />
< 2 tháng: 9 BN (12,15%); 2 - 6 tháng:<br />
25 BN (33,75%); 6 - 12 tháng: 26 BN (35,10%);<br />
> 12 tháng: 16 BN (21,61%), trung bình<br />
8,94 tháng. Theo Petr Zatlukal, thời gian<br />
sống thêm trung bình 7,97 tháng, của Giorgio<br />
Vittorio Scagliotti là 10,3 tháng, tương tự<br />
kết quả của chúng tôi. Theo một số tác giả,<br />
điều trị hoá chất mang lại hiệu quả tốt như<br />
cải thiện chất lượng cuộc sống, kéo dài thời<br />
gian sống thêm, khi kết hợp các thuốc mới<br />
với nhóm platin như gemcitabine với cisplatin…<br />
đã mang lại kết quả vượt trội về tỷ lệ đáp<br />
ứng và thời gian sống thêm [8, 9].<br />
Bảng 4: Các biểu hiện tác dụng không<br />
mong muốn.<br />
THỜI GIAN<br />
<br />
2 ĐỢT ĐẦU<br />
ĐIỀU TRỊ<br />
<br />
SAU ĐIỀU<br />
TRỊ 6 ĐỢT<br />
<br />
TRIỆU CHỨNG<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Rối loạn tiêu hoá<br />
<br />
7<br />
<br />
9,45<br />
<br />
1<br />
<br />
1,35<br />
<br />
Mẩn ngứa<br />
<br />
9<br />
<br />
12,15<br />
<br />
0<br />
<br />
Rụng tóc<br />
<br />
8<br />
<br />
10,8<br />
<br />
0<br />
<br />
Giảm BC<br />
<br />
4<br />
<br />
p<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
5,40<br />
<br />
63<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2013<br />
Một số các tác dụng không mong muốn:<br />
mẩn ngứa ngoài da, rối loạn tiêu hoá ở đợt<br />
điều trị đầu tiên. Tuy nhiên, ở các đợt điều<br />
trị sau, những biểu hiện buồn nôn, nôn<br />
giảm và hết, rụng tóc ít (8 BN = 10,8%).<br />
Sau điều trị, các BN này đều mọc tóc trở lại.<br />
Biến chứng giảm BC < 2.000 BC/ml gặp 2<br />
BN, 2 BN giảm < 5.000/ml xuất hiện ở đợt<br />
điều trị thứ 3, nhưng vẫn tham gia truyền<br />
hết 6 đợt, đến đợt thứ 4, BC trở lại > 5.000.<br />
Điều này phù hợp với một số tác giả cho<br />
rằng phác đồ các thuốc điều trị ung thư mới,<br />
kết hợp với nhóm platin (gemcitabine +<br />
cisplatin, hoặc gemcitabine + carboplatin) đạt<br />
hiệu quả điều trị tốt, an toàn, ít biến chứng.<br />
KẾT LUẬN<br />
Qua áp dụng phác đồ gemcitabine kết<br />
hợp cisplatin điều trị cho BN UTPQ không<br />
tế bào nhỏ, chúng tôi rút ra một số kết luận:<br />
+ Hầu hết BN sau khi điều trị đều giảm<br />
nhẹ các triệu chứng lâm sàng so với trước<br />
điều trị như: sốt, gày sút, hội chứng xương<br />
khớp. Điểm KPI đều tăng từ 10 - 20% ở đa<br />
số BN. Đáp ứng điều trị hoàn toàn đạt 18,9%,<br />
đáp ứng một phần 40,50%, đáp ứng kém<br />
28,45%, bệnh tiến triển 12,15%. Thời gian<br />
sống thêm trung bình đạt 8,94 tháng.<br />
+ Tác dụng không mong muốn ở mức<br />
nhẹ, không có tai biến, biến chứng nặng.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
3. Lê Thu Hà. Đánh giá hiệu quả phác đồ<br />
paclitaxel - carboplatin trong điều trị UTP. Tạp chí<br />
Ung thư học Việt Nam. 2010, số 1, tr.268-275.<br />
4. Đồng Khắc Hưng. Nghiên cứu về lâm sàng,<br />
X quang phổi chuẩn và một số kỹ thuật xâm<br />
nhập để chẩn đoán UTP nguyên phát. Luận án<br />
Tiến sỹ Y học. Học viện Quân y. Hà Nội. 1995.<br />
5. Trần Đăng Khoa. Nghiên cứu giá trị của<br />
phương pháp xạ hình Spect 99m Tc - MIBI trong<br />
chẩn đoán và đánh giá kết quả điều trị UTP.<br />
Luận án Tiến sỹ Y học. Hà Nội. 2011, tr.114.<br />
6. Đỗ Kim Quế. Hoá trị UTP không phải tế<br />
bào nhỏ tại Bệnh viện Thống Nhất. Tài liệu Hội<br />
nghị khoa học thường kỳ. Đại học Y Dược<br />
TP.HCM. 2004.<br />
7. American cancer society. Cancer facts and<br />
figures 2004. Atlanta. http://www.Cancer.org downloads.<br />
2005.<br />
8. Kosmidis P, Mylonakis N, Skarlos D, et al.<br />
Parlitaxel (175 mg/m2) plus carbopletin (5AUC)<br />
versus paclitaxel (225 mg/m2) plus carboplatin<br />
(6UAC) in advanced non small cell lung cancer<br />
(NSCLC): A multicenter randomized trial. Ann Oncol.<br />
2000, 11, pp.799-805.<br />
9. Prager D. Bronchogenic carcinoma. Textbook<br />
of Respiratory Medicine. 2000, pp.1415-1451.<br />
10. Sandler A.B, Numinaitis J, Denham C,<br />
et al. Phase III trial of gemcitabine plus cisplatin<br />
versus cisplatin alone in metastatic non small<br />
cell lung cancer. J Clin Oncol. 2000, 18 (1),<br />
pp.122-130.<br />
<br />
1. Nguyễn Hải Anh, Hoàng Hồng Thái. Tình<br />
hình UTP tại Khoa Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai<br />
trong 10 năm từ 1991 - 2000. Tạp chí Y học<br />
thực hành. 2005, số 513, tr.205-208.<br />
2. Phạm Tử Dương, Nguyễn Thế Khánh. Các<br />
hằng số sinh lý máu người Việt Nam. Xét nghiệm<br />
sử dụng trong lâm sàng. NXB Y học. Hà Nội. 1999,<br />
tr.896-897.<br />
<br />
Ngày nhận bài: 2/11/2012<br />
Ngày giao phản biện: 5/1/2013<br />
Ngày giao bản thảo in: 6/2/2013<br />
<br />
64<br />
<br />