Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM THẬN LUPUS TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2<br />
Nguyễn Huỳnh Trọng Thi*, Trần Thị Mộng Hiệp **, Hoàng Thị Diễm Thúy**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị ở trẻ bị tổn thương thận nặng do<br />
Lupus đỏ hệ thống tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 4/2008 đến tháng 7/2010.<br />
Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu mô tả các trường hợp bệnh (case series).<br />
Kết quả: 19 trường hợp được chẩn đoán Lupus tổn thương thận nặng. Tỉ số nữ/ nam là 5,3. Tuổi trung<br />
bình: 12,6 ± 2,03. 68,4% trường hợp mới nhập viện lần đầu; 31,6% tái phát. 100% bệnh nhân được sinh thiết<br />
thận với 84% thuộc nhóm IV theo phân loại WHO. Chỉ số hoạt động trung bình: 13,3 ± 3,1. Thời gian nằm viện<br />
trung bình : 45,7 ± 23,2 ngày. Kết quả cuối cùng: 79% hồi phục hoàn toàn; 10,5% di chứng đạm niệu và cao<br />
huyết áp; 10,5% tử vong.<br />
Kết luận: Nghiên cứu tiền cứu trên 19 trẻ bị viêm thận lupus tại bệnh viện Nhi đồng 2 trong 2 năm qua cho<br />
thấy đây là bệnh nặng, thường gặp ở chuyên khoa Thận nhi, tỉ lệ tử vong còn cao. Cần có biện pháp điều trị tích<br />
cực đối với các trường hợp mới được chẩn đoán hoặc tái phát. Đối với bệnh nhân ngoại trú, cần có các biện pháp<br />
giáo dục và hỗ trợ để bệnh nhân không bỏ điều trị.<br />
Từ khóa: Lupus, tổn thương đa cơ quan, viêm thận lupus.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
OUTCOME OF LUPUS NEPHRITIS TREATMENT AT CHILDREN’S HOSPITAL 2<br />
Nguyen Huynh Trong Thi, Tran Thi Mong Hiep, Hoang Thi Diem Thuy<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 4 - 2010: 61 - 65<br />
Objectives: We prospectively evaluated the clinical and histopathological features, treatment modalities, and<br />
outcome of children with lupus nephritis (LN), followed between April 2008 and July 2010.<br />
Methods: Case-series descriptive study.<br />
Results: The mean age (SD) at the time of diagnosis of systemic lupus erythematosus (SLE) was 12.6 ± 2.03<br />
years, the sex ratio was 5.3 for girls. 68.4% patients were hospitalized for the first time while 31.6% were on<br />
relapses. On renal biopsy, class IV nephritis (WHO) were observed in 64% patients. The mean index of activity<br />
was 13.3 ± 3,1. The mean duration for hospitalisation was 45.7 ± 23.2 days. On final evaluation 79% were on<br />
complete remission, 10.5% on partial remission and 10.5% deceased.<br />
Conclusion: Lupus nephritis still was a severe glomerulopathy in our department. In flares,it needs a close<br />
monitoring as well as specific therapy for complete recovery. Towards out-patients, care-givers should pay<br />
attention to education and social support, in order to promote the patients to continue their course.<br />
Key words: Lupus, lupus nephritis, multi-organ failure.<br />
mắc hàng năm ở trẻ dưới 15 tuổi khoảng 0.53ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
0.93/100.000 trẻ(12). Bệnh có tiến triển đến suy<br />
Lupus đỏ hệ thống là một bệnh tự miễn gây<br />
thận mạn giai đoạn cuối trong 10-20% các<br />
tổn thương nhiều cơ quan do các tự kháng thể<br />
trường hợp(9). Tại khoa Thận – Nội tiết bệnh viện<br />
và phức hợp miễn dịch gắn với mô. Tỉ lệ mới<br />
Nhi đồng 2, bệnh lupus đỏ chiếm tỉ lệ 3- 8% trẻ<br />
* Bệnh viện Nhi đồng 2, ** Trường Đại học Y Phạm Ngọc Thạch<br />
Tác giả liên lạc: ThS BS Hoàng Thị Diễm Thúy, ĐT: 0908 235 287, Email: thuydiemhoang@yahoo.com.vn<br />
<br />
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010<br />
<br />
1<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010<br />
nằm viện, và là bệnh nặng cần được chăm sóc<br />
đặc biệt. Các nghiên cứu cho thấy tỉ lệ tổn<br />
thương thận do Lupus đỏ thay đổi từ 40% đến<br />
90%. Các tổn thương thận trong Lupus đỏ hệ<br />
thống xuất hiện ở trẻ em sớm và nhiều hơn ở<br />
người lớn, với tần suất 60-80%(8,12). Theo Dương<br />
Minh Điền, khảo sát trên 50 trường hợp Lupus<br />
đỏ ở trẻ em, tỉ lệ tổn thương thận là 62%(2).<br />
Tiên lượng của bệnh nhân bị viêm thận<br />
Lupus khác nhau tùy thuộc mức độ hoạt động<br />
của bệnh và thái độ điều trị. Nhìn chung, tiên<br />
lượng ở trẻ bị Lupus nhận được sự chăm sóc y tế<br />
thích hợp thường tốt. Đối với những trường hợp<br />
kết quả không mong muốn, nguyên nhân chính<br />
thường là: điều trị trễ, không đủ, không tuân thủ<br />
điều trị, các biến chứng thần kinh, nhiễm khuẩn<br />
tái phát. Tỉ lệ sống còn ở trẻ bị Lupus đỏ hệ<br />
thống gần 100% trong 5 năm và 83% trong 10<br />
năm(12). Tỉ lệ tử vong có thể lên đến 20% ở các<br />
nước chậm phát triển(6,10). Nguyên nhân tử vong<br />
chính là tổn thương thần kinh trung ương, lupus<br />
kháng trị và các biến chứng nhiễm khuẩn(10,12,13).<br />
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm<br />
khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết<br />
quả điều trị ở trẻ bị tổn thương thận nặng do<br />
Lupus đỏ hệ thống tại bệnh viện Nhi Đồng 2 từ<br />
4/2008 đến tháng 7/2010.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Nghiên cứu tiền cứu mô tả các trường hợp<br />
bệnh (case series).<br />
<br />
Dân số nghiên cứu<br />
Tất cả các bệnh nhân ≤ 15 tuổi bị tổn thương<br />
thận nặng do Lupus đỏ hệ thống được chẩn<br />
đoán và điều trị tại BV Nhi Đồng 2 từ 4 /2007<br />
đến tháng 7/2010.<br />
Lupus đỏ hệ thống được chẩn đoán theo tiêu<br />
chuẩn của hiệp hội thấp Hoa Kỳ 1982.<br />
Tổn thương thận nặng được định nghĩa khi<br />
có 1 trong 3 biểu hiện sau:<br />
- Hội chứng viêm thận cấp: suy thận cấp, cao<br />
huyết áp, tiểu máu đại thể.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
- Hội chứng thận hư: Albumin máu ≤ 25g/L,<br />
đạm niệu ≥ 50mg/kg/24 giờ<br />
- Tiểu đạm ≥ 1g/24 giờ<br />
Thống kê bằng phần mềm STATA 4.0<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Từ tháng 4/2008 đến 7/2010, có 19 trường<br />
hợp được chẩn đoán Lupus tổn thương thận<br />
nặng được nhập vào khoa Thận- Nội tiết Bệnh<br />
viện Nhi Đồng 2. Thời gian theo dõi 1- 26 tháng.<br />
15/19 trẻ (79%) đến từ các tỉnh. Tỉ số nữ/ nam là<br />
5,3. Tuổi trung bình: 12.6 ± 2.03 (7-15). Cân nặng<br />
trung bình: 39.3 ± 12.4 (19-62) kg. 13/19 trường<br />
hợp (68,4%) mới nhập viện lần đầu; 6/19 trường<br />
hợp (31,6%) tái phát.<br />
Trong số bệnh nhân mới được chẩn đoán,<br />
thời gian trung bình từ lúc có triệu chứng đến<br />
lúc điều trị đặc hiêụ là: 25,3 ± 10 (7-90) ngày.<br />
100% bệnh nhân được sinh thiết thận với 16<br />
trường hợp (84%) thuộc nhóm IV theo phân loại<br />
WHO; 3 trường hợp nhóm III. Có 1 trường hợp<br />
vừa thuộc nhóm IV vừa có xếp loại nhóm V. Chỉ<br />
số hoạt động trung bình: 13,3 ± 3,1. Chỉ số mạn<br />
tính trung bình: 2.4 ± 0.8.<br />
Bảng 1: Biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm<br />
BIỂU HIỆN<br />
<br />
SỐ CA (%) BIỂU HIỆN<br />
Trung bình<br />
(ĐLC)<br />
Tiểu máu ñại thể 6 (31,5%) Suy thận cấp<br />
Tiểu máu vi thể 11 (64,7%)<br />
Vô niệu<br />
Cao huyết áp<br />
14 (73%)<br />
Creatinine<br />
máu (mg/l)<br />
HA tâm thu<br />
134 ± 27<br />
HA tâm trương<br />
82 ± 24,4<br />
Tổn thương ngoài 12 (63,1%) Urê máu (g/l)<br />
thận<br />
Hội chứng thận 17 (89,5%) Rối loạn ñiện<br />
hư<br />
giải<br />
Đạm niệu 24 giờ 3,2 ± 3,2 Biểu hiện thần<br />
(g/24g)<br />
kinh<br />
Toan ống thận<br />
<br />
Tổn thương gan<br />
<br />
1 (5,2%)<br />
<br />
Tán huyết<br />
miễn dịch<br />
Giảm tiểu cầu<br />
Giảm bạch<br />
cầu<br />
7(36,8%) Tổn thương<br />
phổi<br />
<br />
SỐ CA (%)<br />
Trung bình<br />
(ĐLC)<br />
10 (52,6%)<br />
4 (23,5%)<br />
45,6 ± 34<br />
<br />
2,8 ± 1,7<br />
17(100%)<br />
2 (10,5%)<br />
<br />
3 (15,7%)<br />
9 (47,3%)<br />
1(5,2%)<br />
<br />
Bảng 2: Bất thường miễn dịch<br />
ANA dương tính<br />
<br />
2Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010<br />
<br />
19/19<br />
<br />
1 (5,2%)<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010<br />
Anti DsDNA<br />
C3 giảm (mg/l)<br />
C4 giảm (mg/l)<br />
Anti cardiolipine dương<br />
<br />
19/19<br />
12/16 (75%)<br />
59,4 ± 29,3<br />
12/16 (75%)<br />
10,8 ± 7,6<br />
2/8 (25%)<br />
<br />
Về điều trị dẫn nhập, 100% trẻ được truyền<br />
tĩnh mạch methylprednisolone liều cao; 14<br />
(73,6%) truyền tĩnh mạch Cyclophosphamide; 2<br />
trường hợp (11,7%) sử dụng mycophenolate<br />
mofetil.<br />
Thời gian nằm viện trung bình: 45,7 ± 23,2<br />
(14 - 104) ngày.<br />
Kết quả cuối cùng: 15 trường hợp (79%) hồi<br />
phục hoàn toàn; 2 di chứng đạm niệu và cao<br />
huyết áp (10,5%); 2 tử vong (10,5%).<br />
<br />
BÀNLUẬN<br />
Cũng như các nước Đông Nam Á khác,<br />
lupus là một bệnh thường gặp ở Việt Nam, tuy<br />
nhiên chưa có nghiên cứu dịch tễ học nào khảo<br />
sát tần suất của bệnh này trên trẻ em Việt Nam.<br />
Theo Dương Minh Điền, tại bệnh viện Nhi Đồng<br />
1 và Nhi Đồng 2 từ tháng 1-2002 đến tháng 32003 có 50 trường hợp trẻ bị Lupus đỏ hệ thống<br />
mới mắc. Ở 90% trẻ, bệnh thận xảy ra trong vòng<br />
2 năm đầu khởi phát(8,12). Nghiên cứu của chúng<br />
tôi trong 26 tháng có hơn 19 trường hợp được<br />
chẩn đoán lupus, tuy nhiên chúng tôi chỉ chọn<br />
lọc các trường hợp có tổn thương thận nặng<br />
trong nghiên cứu này. Tỉ lệ trẻ bị tái phát khá cao<br />
trong nghiên cứu của chúng tôi, đa số do trẻ bỏ<br />
uống thuốc. Thời gian bỏ thuốc có trẻ chỉ vài<br />
tuần, có trẻ gần 1 năm, đa số do gia đình lơ là<br />
không động viên nhắc nhở trẻ uống thuốc hoặc<br />
không có điều kiện đi tái khám.<br />
Tuổi trung bình và tỉ lệ nữ - nam trong<br />
nghiên cứu của chúng tôi khá trùng hợp với các<br />
nghiên cứu trên thế giới. Chúng tôi có 3 trẻ trai<br />
trong đó 2 trường hợp nặng phải chạy thận nhân<br />
tạo, không có tử vong. Theo Yong, trẻ trai ít bị<br />
lupus hơn trẻ gái, nhưng thường nặng hơn(1).<br />
40% tử vong trong nghiên cứu ở nhóm trẻ trai<br />
châu Phi bị lupus(6).<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Các biểu hiện lâm sàng trong viêm thận<br />
lupus trong nghiên cứu của chúng tôi cũng phù<br />
hợp y văn, đa số trẻ có cao huyết áp nặng phải<br />
điều trị với hơn một loại thuốc hạ áp. Ngoài ra,<br />
hội chứng thận hư cũng là biểu hiện rất thường<br />
gặp. Trên thực tế, nếu bệnh nhi có biểu hiện hội<br />
chứng thận hư hoặc hội chứng viêm thận trên<br />
lâm sàng, chúng tôi tiến hành điều trị ngay bằng<br />
methylprednisolone truyền tĩnh mạch liều cao,<br />
không chờ kết quả sinh thiết thận. Nhiều tác giả<br />
đã tìm thấy mối tương quan giữa hiện hội chứng<br />
thận hư và hội chứng viêm thận với các tổn<br />
thương giải phẫu bệnh nặng trong lupus(7,15).<br />
Ngoài ra, các tác giả cũng thống nhất rằng tiên<br />
lượng của lupus có tương quan với thái độ điều<br />
trị sớm hay muộn từ lúc phát hiện(8,9). Kết quả<br />
sinh thiết thận của chúng tôi cũng phù hợp y<br />
văn. Theo Wong và cs, tỉ lệ các nhóm II, III, IV và<br />
V trong viêm thận Lupus ở trẻ em ở Hong Kong<br />
là 10%, 17%, 54% và 10%(13). Theo Cameron, sang<br />
thương nhóm IV trong viêm thận lupus chiếm tỉ<br />
lệ 2/3(12). Trong nghiên cứu của chúng tôi, có một<br />
trường hợp toan máu ống thận xa với hạ kali<br />
máu trầm trọng. Theo Kozeny, toan ống thận xa<br />
gặp trong 60% người lớn có viêm thận lupus, tuy<br />
nhiên rất ít ở trẻ em(5). Cho đến năm 1999, chỉ<br />
mới có 4 trường hợp trẻ em được báo cáo(4).<br />
Tỉ lệ bất thường kháng thể kháng nhân<br />
(ANA) và anti DsDNA gặp ở 100% trẻ có tổn<br />
thương thận nặng trong nghiên cứu của chúng<br />
tôi. Ngoài ra, chúng tôi nhận thấy mức độ<br />
dương tính của 2 xét nghiệm này rất cao, tuy<br />
nhiên chúng tôi đã không tính được số trung<br />
bình vì các kết quả dương tính mạnh hơn<br />
300UI/l vượt quá ngưỡng định lượng của phòng<br />
xét nghiệm. Tỉ lệ bệnh nhân có bổ thể giảm<br />
chiếm 2/3, điều này cũng phù hợp với y văn(12).<br />
Do vậy, mặc dù bổ thể được đa số tác giả công<br />
nhận như là xét nghiệm giúp đánh giá độ hoạt<br />
động của bệnh, tác giả Cameron cũng đã lưu ý<br />
rằng chúng ta không nên dựa vào xét nghiệm<br />
này trên các bệnh nhân có tiền căn không giảm<br />
bổ thể. Kháng thể anticardiolipine dương tính ở<br />
2/8 trường hợp trong đó có 1 trường hợp nặng<br />
<br />
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010<br />
<br />
3<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010<br />
phải chạy thận nhân tạo và thở máy. Tỉ lệ trẻ có<br />
giảm tiểu cầu khá cao trong nghiên cứu của<br />
chúng tôi, đặc biệt trên các trẻ nặng và tử vong,<br />
có thể các trẻ này có hội chứng<br />
antiphosspholipid mà chúng tôi không có điều<br />
kiện cho làm xét nghiệm anti-cardiolipine đại<br />
trà. Theo Cameron, tỉ lệ trẻ có kháng thể<br />
anticardiolipine trong lupus chiếm 50-90%, tuy<br />
nhiên không phải trẻ nào có kháng thể này cũng<br />
có tắt mạch và cần điều trị(11).<br />
Tỉ lệ tử vong trong lupus thay đổi từ 417%(1,6,10,11,13,14). Tử vong có liên quan chủ yếu đến<br />
3 yếu tố: lupus không khống chế được, thuyên<br />
tắc mạch và nhiễm khuẩn. Tần suất nhiễm<br />
khuẩn khá cao 10-45% trong đó 65% là nhiễm<br />
khuẩn nặng dẫn đến tử vong(10). Hai trường hợp<br />
tử vong của chúng tôi đều có nhiễm khuẩn nặng<br />
(1 nhiễm khuẩn huyết E.Coli và 1 trường hợp<br />
viêm phổi kén khí cấy máu âm tính) với tổn<br />
thương đa cơ quan nặng trong đó chủ yếu là hệ<br />
thần kinh trung ương, suy thận và huyết học.<br />
Ngoài ra, khả năng nhiễm nấm toàn thân cũng<br />
không hoàn toàn được loại trừ trên các cơ địa<br />
này: ức chế miễn dịch, sử dụng kháng sinh kéo<br />
dài, lupus đang hoạt động… Theo<br />
Vachvanichsanong(10), các yếu tố tiên lượng tử<br />
vong khi có nhiễm khuẩn bao gồm: có sử dụng<br />
methylprednisolone, suy thận, giảm Hb, đạm<br />
niệu nhiều và có nhiễm nấm. Vấn đề lupus<br />
kháng trị và việc sử dụng Rituximab, kháng thể<br />
đơn dòng kháng CD 20 của lympho B cũng đã<br />
được đặt ra trên 1 bệnh nhân tử vong. Tuy nhiên<br />
tình trạng nhiễm khuẩn của bệnh nhân này quá<br />
nặng cùng với tổn thương thực thể tại phổi, so<br />
với một phương thức điều trị mới rất đắt tiền<br />
làm cho chúng tôi ngần ngại sử dụng. Monika<br />
và cs đã báo cáo về tác dụng của Rituximab,<br />
trong trường hợp lupus kháng trị đặc biệt ở<br />
nhóm bệnh nhân có các triệu chứng nặng ngoài<br />
thận(3). Mặc dù hai trường hợp tử vong đã được<br />
điều trị thuốc ức chế miễn dịch kịp thời, nhưng<br />
còn hội chứng anti-phospholipid và nhiễm<br />
khuẩn, có lẻ là hai yếu tố mà chúng tôi chưa làm<br />
chủ được.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Tuy nhiên, nhìn chung, tỉ lệ tử vong của<br />
chúng tôi phù hợp với các tác giả trên thế giới, có<br />
năm trường hợp nặng phải chạy thận nhân tạo<br />
và thở máy đã được cứu sống. Vì thời gian theo<br />
dõi còn ngắn, chúng tôi chưa có kết luận có ý<br />
nghĩa về kết quả sống còn và các di chứng. Cần<br />
có nghiên cứu quy mô hơn trong thời gian tới để<br />
khảo sát sống còn cũng như tỉ suất bệnh lupus ở<br />
trẻ em Việt Nam.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Nghiên cứu tiền cứu trên 19 trẻ bị viêm<br />
thận lupus tại bệnh viện Nhi đồng 2 trong 2<br />
năm qua cho thấy đây là bệnh nặng, thường<br />
gặp ở chuyên khoa Thận nhi. Cần có biện pháp<br />
điều trị tích cực đối với các trường hợp mới<br />
được chẩn đoán hoặc tái phát. Đối với bệnh<br />
nhân ngoại trú, cần có các biện pháp giáo dục<br />
và hỗ trợ để bệnh nhân không bỏ điều trị. Tỉ lệ<br />
tử vong trong lupus của chúng tôi phù hợp với<br />
y văn thế giới, tuy nhiên, cần tiếp tục cập nhật<br />
các phương pháp điều trị mới để khống chế tốt<br />
hơn nữa bệnh lupus.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
9.<br />
<br />
10.<br />
<br />
Choi Y (2007). Clinical outcomes of childhood lupus<br />
nephritis:a single center’s experience. Pediatr Nephrol, 22:<br />
139-144.<br />
Dương Minh Điền (2004). Bệnh lupus đỏ hệ thống tại bệnh<br />
viện Nhi đồng 1 và 2-Luận văn tốt nghiệp nội trú.<br />
Edelbauer M, Jungraithmayr T, Zimmerhackl LB (2005).<br />
Rituximab in childhood systemic lupus erythematosus<br />
refractory to conventional immunosuppression. Pediatr<br />
Nephrol, 20:811–813<br />
Hataya H, Ikeda M, Ide Y, Kobayashi Y, Kuramochi S, Awazu<br />
M (1999). Distal tubular dysfunction in lupus nephritis of<br />
childhood and adolescence. Pediatr Nephrol, 13:846–849<br />
Kozeny GA, Barr W, Bansal VK, Vertuno LL, Fresco R,<br />
Robinson J, Hano JE (1987). Occurrence of renal tubular<br />
dysfunction in lupus nephritis. Arch Intern Med 147:891–895<br />
Lau KK (2006). Short-term outcomes of severe lupus nephritis<br />
in a cohort of predominantly African–American children.<br />
Pediatr Nephrol, 21: 655–662<br />
Marks SD & Sebire NJ & Pilkington C & Tullus K (2007).<br />
Clinicopathological correlations of paediatric lupus nephritis.<br />
Pediatr Nephrol, 22:77–83.<br />
Niaudet P, (2000). Treatment of lupus nephritis in children.<br />
Pediatr Nephrol, 14:158–166<br />
Niaudet P, Salomon R (2004). Systemic lupus nephritis. In:<br />
pediatric Nephrology, vol 8, 5th edition, pp 865-886. Lippincott<br />
Williams Wilkins, Philadelphia.<br />
Prayong V, Laoprasopwattana K, Dissaneewate P. (2009).<br />
Fatal infection in children with lupus nephritis treated with<br />
<br />
4Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010<br />
<br />
11.<br />
<br />
12.<br />
13.<br />
<br />
14.<br />
<br />
15.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
intravenous cyclophosphamide. Pediatr Nephrol 24:1337–<br />
1343.<br />
Stewart CJ and Frampton G (1990). The antiphospholipid<br />
syndrome and lupus anticoagulant. Pediatr Nephrol 4 : 663678<br />
Stewart CJ, (1994). Lupus nephritis in children and adolescent.<br />
Pediatr Nephrol, 8 : 230-249<br />
Wong SN (2006). Lupus nephritis in Chinese children – a<br />
territory-wide cohort study in Hong Kong. Pediatr Nephrol,<br />
21: 1104–1112<br />
Wu CT, Fu LS, Wen MC, Hung SC, Chi CS (2003) Lupus<br />
vasculopathy combined with acute renal failure in lupus<br />
nephritis. Pediatr Nephrol, 18:1304–1307<br />
Zappitelli M, Duffy C, Bernard C, Indra R. Gupta. (2004)<br />
Clinicopathological study of the WHO classification in<br />
childhood lupus nephritis. Pediatr Nephrol 19:503–510.<br />
<br />
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010<br />
<br />
5<br />
<br />