Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br />
<br />
KẾT QUẢ LÂM SÀNG VÀ NIỆU ĐỘNG HỌC CỦA PHẪU THUẬT<br />
ĐẶT ĐAI NIỆU ĐẠO QUA LỖ BỊT ĐIỀU TRỊ ĐÁI RỈ KHI GẮNG SỨC<br />
Ở PHỤ NỮ TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC<br />
Vũ Nguyễn Khải Ca*, Hoàng Long*, Nguyễn Hoài Bắc*, Trần Quốc Hòa**, Nguyễn Đức Minh*,<br />
Chu Văn Lâm*, Lê Nguyên Vũ*, Trịnh Hoàng Giang*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Đái rỉ khi gắng sức là một bệnh lý phổ biến ở phụ nữ lớn tuổi. Bệnh gây ảnh hưởng nhiều đến<br />
chất lượng cuộc sống của người bênh.<br />
Mục tiêu: Để đánh giá kết quả lâm sàng và niệu động học của phẫu thuật đặt đai niệu đạo qua lỗ bịt điều trị<br />
đái rỉ khi gắng sức ở phụ nữ.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Từ tháng 1/2011 đến tháng 5/2012, tổng số 29 bệnh nhân nữ<br />
được điều trị bằng phẫu thuật đặt đai niệu đạo qua lỗ bịt tại bệnh viện Việt Đức. Tất cả bệnh nhân đều được chẩn<br />
đoán trước mổ là đái rỉ khi gắng sức trên cả lâm sàng và niệu động học. Bệnh nhân được đánh giá kết quả phẫu<br />
thuật vào các thời điểm 1 tháng và 6 tháng sau phẫu thuật.<br />
Kết quả nghiên cứu: Thời gian theo dõi trung bình là 9 ± 1,7 tháng. Tỉ lệ khỏi bệnh qua khám lâm sàng là<br />
93,10% (27/29 bệnh nhân) và qua nghiên cứu niệu động học là 82,75% (24/29 bệnh nhân). Không có bệnh nhân<br />
nào bị bí đái nhưng có 2 bệnh nhân (6,89%) đái khó cần phải lưu sonde niệu đạo sau 24 giờ. Ngoài ra có 2 bệnh<br />
nhân (6,89%) bị loét niệu đạo và giao hợp đau.<br />
Kết luận: Phương pháp đặt đai niệu đạo qua lỗ bịt là phương pháp an toàn và có hiệu quả để điều trị đái rỉ<br />
khi gắng sức ở phụ nữ. Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện.<br />
Từ khóa: Đái rỉ khi gắng sức, niệu động học, TOT<br />
<br />
ABSTRACT<br />
EVALUATE OF THE CLINICAL AND URODYNAMIC RESULTS OF TENSION-FREE<br />
TRANSOBTURATOR TAPE SURGERY FOR TREATMENT OF FEMALE STRESS URINARY<br />
INCONTINENCES<br />
Vu Nguyen Khai Ca, Hoang Long, Nguyen Hoai Bac, Tran Quoc Hoa, Nguyen Duc Minh,<br />
Chu Van Lam, Le Nguyen Vu, Trinh Hoang Giang<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 3- 2012: 156 - 160<br />
Introduction: Stress urinary incontinence is the most popular female voiding dysfunction which impacts<br />
negatively on quality of life of the patient and their family.<br />
Objective: To evaluate the results of tension-free transobturator tape surgery in treatment of femal stress<br />
urinary incontinence<br />
Methods: Between January 2011 and May 2012, 29 women underwent TOT procedures at Viet Duc<br />
University Hospital. All the patients had stress urinary incontinence on both clinical examination and on<br />
cystometry preoperatively.<br />
Results: Mean follow-up was 9 ± 1.7 months. Clinical and urodynamics cure rates were respectively<br />
* Khoa Tiết niệu Bệnh viện Việt Đức<br />
Tác giả liên lạc: TS Vũ Nguyễn Khải Ca<br />
<br />
156<br />
<br />
** Khoa Ngoại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội<br />
ĐT: 0988068376<br />
Email: cakhanh2006@yahoo.com<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
93.10% and 82.75%. No urinary retention was observed but 2 of them devoloped voiding difficulties,<br />
necessitating catheterization. 3 of them developed vaginal erosion.<br />
Conclusions: Our results suggest that the TOT procedure is an effective treatment for women with stress<br />
urinary incontinence.<br />
Key words: Stress urinary incontinence, Urodynamics, TOT<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Tiểu không tự chủ khi gắng sức (Stress<br />
urinary incontinence - SUI) là sự thoát nước tiểu<br />
qua niệu đạo ra ngoài một cách không kiểm soát<br />
sau bất kì nguyên nhân nào làm tăng áp lực<br />
trong ổ bụng như hắt hơi, ho, tập thể dục hay vận<br />
động mạnh.<br />
<br />
Đối tượng tham gia nghiên cứu<br />
<br />
Năm 1995, Ulmsten giới thiệu một phương<br />
pháp điều trị SUI ở phụ nữ, phương pháp đặt đai<br />
qua thành âm đạo (Tension-free vaginal tape –<br />
TVT). Sự ra đời của phương pháp này được coi<br />
như một cuộc cách mạng trong điều trị tiểu<br />
không tự chủ ở phụ nữ vì sự đơn giản, an toàn và<br />
hiệu quả cao của phương pháp(4). Tuy nhiên, sau<br />
một thời gian áp dụng vào điều trị, một số biến<br />
chứng nặng liên quan đến phẫu thuật này như<br />
tổn thương mạch máu, thủng bàng quang, thủng<br />
ruột lần lượt được thông báo trong y văn. Thậm<br />
chí có cả các trường hợp tử vong do viêm phúc<br />
mạc sau thủng ruột hoặc do tổn thương mạch<br />
máu lớn. Các biến chứng này được cho là do<br />
đường đi “mù” của kim dẫn trong khoang sau<br />
xương mu(7,9,10).<br />
<br />
SUI đơn thuần được chẩn đoán thông qua<br />
khám lâm sàng và niệu động học. Đó là các<br />
trường hợp có ấu hiệu trào nước tiểu qua lỗ niệu<br />
đạo khi làm các nghiệm pháp tăng áp lực ổ bụng<br />
trong quá trình khám lâm sàng. Còn trên niệu<br />
động học, SUI đơn thuần được xác định bằng dấu<br />
hiệu trào nước tiểu qua lỗ niệu đạo khi làm tăng<br />
áp lực ổ bụng mà không kèm theo sự co cơ bàng.<br />
<br />
Đến năm 2001, trên cơ sở phẫu thuật TVT<br />
Delorme giới thiệu một phương pháp đặt đai niệu<br />
đạo mới, phương pháp qua lỗ bịt (Tension-free<br />
transobturator tape - TOT). Trong phương pháp<br />
này kim dẫn đi qua lỗ bịt nên đã tránh được<br />
đường đi “mù” trong khoang sau xương mu của<br />
phương pháp TVT(2). So với phương pháp TVT,<br />
TOT được cho là một phẫu thuật đơn giản, an<br />
toàn và hiệu quả trong điều trị SUI(8).<br />
Tại Bệnh viện HN Việt Đức, phẫu thuật đặt<br />
TOT mới được áp dụng và nhân rộng trong thời<br />
gian vừa qua, vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên<br />
cứu này nhằm đánh giá kết quả phẫu thuật này<br />
để điều trị tiểu không tự chủ khi gắng sức ở phụ<br />
nữ.<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Để thực hiện nghiên cứu này, chúng tôi lựa<br />
chọn những bệnh nhân nữ đái rỉ khi gắng sức đơn<br />
thuần được điều trị bằng phẫu thuật TOT trong<br />
thời gian từ tháng 1 năm 2011 đến tháng 5 năm<br />
2012, tại Bệnh viện Việt Đức Hà Nội.<br />
<br />
Bệnh nhân được trừ đau bằng phương pháp<br />
gây tê tủy sống do các bác sĩ chuyên khoa gây<br />
mê hồi sức thực hiện. Chúng tôi loại bỏ ra khỏi<br />
nghiên cứu những bệnh nhân có các bệnh lí sa<br />
các tạng niệu dục, sa trực tràng hoặc các bênh lí<br />
khác cần phải can thiệp ngoại khoa đồng thời với<br />
phẫu thuật TOT, cũng như những bênh nhân<br />
không đến khám theo dõi định kỳ theo hẹn.<br />
<br />
Đánh giá trước phẫu thuật<br />
Bệnh nhân được khám đánh giá trước phẫu<br />
thuật theo một qui trình bắt buộc được tiến hành<br />
thường quy tại bệnh viện như khái thác kĩ hồ sơ<br />
bệnh án, tiền sử nội khoa cũng như sản khoa.<br />
Ngoài ra, các xét nghiệm hoặc các xét nghiệm<br />
chuyên sâu để chẩn đoán tiểu không tự chủ cũng<br />
được tiến hành đồng loạt.<br />
<br />
Đánh giá trong phẫu thuật<br />
Phẫu thuật được tiến hành bởi những phẫu<br />
thuật viên có kinh nghiệm, theo qui trình đã được<br />
Delorme mô tả năm 2004(3). Trong quá trình<br />
phẫu thuật, kĩ thuật viên gây mê là người ghi<br />
nhận lại tất cả những sự thay đổi về huyết động,<br />
<br />
157<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br />
<br />
hemoglobin, số lần dùng thêm thuốc giảm đau<br />
hoặc phải chuyển biện pháp giảm đau khác nếu<br />
có. Các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, hoa<br />
mắt chóng mặt, nhịp nhanh, hạ huyết áp cũng<br />
được ghi nhận. Soi bàng quang được thực hiện<br />
đồng loạt cho tất cả bệnh nhân sau phẫu thuật để<br />
phát hiện các thương tổn như thủng bàng quang,<br />
tổn thương niệu đạo...<br />
<br />
Theo dõi sau phẫu thuật<br />
Ngay sau khi phẫu thuật, thời gian trong<br />
phòng mổ (tính từ lúc bệnh nhân được chuyển<br />
lên bàn mổ cho tới khi rời khỏi bàn mổ để chuyển<br />
đến phòng khác), thời gian phẫu thuật (tính từ<br />
lúc bắt đầu rạch da cho đến khi đóng da xong<br />
mũi cuối cùng) được kĩ thuật viên gây mê ghi<br />
chép lại cẩn thận.<br />
Thời gian nằm viện được tính từ lúc bệnh<br />
nhân vào nhập khoa cho đến lúc ra khỏi khoa<br />
điều trị cũng được ghi nhận. Bệnh nhân được hẹn<br />
khám lại sau 4 tuần và 6 tháng sau mổ.<br />
Đánh giá kết quả phẫu thuật dựa trên hai tiêu<br />
chí; sự thay đổi về triệu chứng tiểu không tự chủ<br />
qua thăm khám lâm sàng và làm niệu động học.<br />
Chúng tôi chia kết quả ra ba mức độ: khỏi được<br />
xác định khi bệnh nhân không còn phàn nàn về<br />
triệu chứng ban đầu và thăm khám không thấy<br />
dấu hiệu tràn nước tiểu ra ngoài sau nghiệm<br />
pháp tăng áp lực ổ bụng, cải thiện khi các triệu<br />
chứng giảm đi trên 50% so với các triệu chứng<br />
ban đầu theo đánh giá của bệnh nhân. Các kết<br />
quả khác được coi như là thất bại hoặc không<br />
thay đổi.<br />
Số liệu thu thập được chúng tôi xử lý bằng<br />
phần mềm SPSS 16.0<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Đặc điểm nhóm bệnh nhân nghiên cứu<br />
Bảng 1: Đặc điểm nhóm bệnh nhân nghiên cứu<br />
Đặc điểm bệnh nhân<br />
Tuổi (TB ± SD) (năm)<br />
Thời gian bị bệnh (năm)<br />
Số lượng bỉm (Số lần thay /ngày)<br />
Số lần thay quần lót/ ngày<br />
Mãn kinh(%)<br />
Tiền sử phẫu thuật sản khoa (%)<br />
<br />
158<br />
<br />
Nước tiểu tồn dư (TB ± SD) (ml)<br />
<br />
20,00±5,61<br />
<br />
Số liệu của 29 bệnh nhân phù hợp với tiểu<br />
chuẩn nghiên cứu được thống kê và phân tích.<br />
Thời gian theo dõi trung bình là 9 ± 1,7 tháng.<br />
<br />
Đặc điểm về thời gian<br />
Thời gian trong phòng mổ là 74,38 ± 21,28<br />
phút, thời gian mổ là 59,00 ± 12,98 phút. Số ngày<br />
nằm viện là 1,64 ± 0,54 ngày. Thời gian mổ của<br />
chúng tôi kéo dài là do thời gian soi bàng quang<br />
để tìm các biến chứng trong mổ<br />
<br />
Kết quả phẫu thuật<br />
Kết quả phẫu thuật được đánh giá là sự thay<br />
đổi triệu chứng tiểu rỉ dựa trên khám lâm sàng và<br />
nghiên cứu niệu động học. Trong khi có 93,10%<br />
(27/29 bệnh nhân) đạt khỏi bệnh qua khám lâm<br />
sàng thì chỉ 82,75% (24/29 bệnh nhân) đạt tiêu<br />
chuẩn khỏi trên niệu động học. Chúng tôi nhận<br />
thấy 100% triệu chứng tiểu rỉ được cải thiện sau<br />
phẫu thuật. Có 5 trường hợp sau phẫu thuật thấy<br />
có xuất hiện hội chứng OAB, những bệnh nhân<br />
này được điều trị bằng kháng muscarinics, bệnh<br />
đã cải thiện sau một vài tuần điều trị. Những<br />
trường hợp này được xếp loại là có cải thiện.<br />
Không có trường hợp thất bại nào.<br />
<br />
Các biến chứng liên quan đến phẫu thuật<br />
Chúng tôi không gặp các biến chứng trong<br />
mổ như tổn thương mạch máu, dò bàng quang<br />
âm đạo, hoặc thủng bàng quang….mặc dù soi<br />
bàng quang sau mổ được tiến hành một cách có<br />
hệ thống nhằm phát hiện các biến chứng này.<br />
Chúng tôi cũng không gặp bệnh nhân nào bị<br />
bí đái nhưng có 2 bệnh nhân (6,89%) đái khó cần<br />
phải lưu sonde niệu đạo sau 24 giờ. Ở thời điểm<br />
theo dõi 6 tháng sau phẫu thuật chúng tôi cũng<br />
không gặp bệnh nhân nào đái khó hay bí đái<br />
nhưng có 2 bệnh nhân (6,89%) bị loét niệu đạo và<br />
giao hợp đau.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
53,63±9,30<br />
8,99±8,15<br />
1,03±1,36<br />
0,95±1,23<br />
5/29<br />
3/19(13,3%)<br />
<br />
Năm 2001, Delorme đề xuất một phương<br />
pháp phẫu thuật ít xâm lấn để điều trị tiểu không<br />
tự chủ ở phụ nữ, phương pháp đặt đai niệu đạo<br />
qua lỗ bịt (TOT). Ngay sau khi đề xuất, phương<br />
pháp này đã nhanh chóng được chấp nhận rộng<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
dãi để điều trị tiểu không tự chủ vì sự đơn giản và<br />
hiệu quả của phương pháp. Sau sự kiện này, một<br />
nghiên cứu thông báo tỉ lệ thành công khoảng<br />
95%(8). Gần đây, trong một nghiên cứu đánh giá<br />
kết quả khách quan (đánh giá kết quả dựa trên<br />
khám lâm sàng và niệu động học) ở nhóm bệnh<br />
nhân thực hiện phẫu thuật Monarc để điều trị tiểu<br />
không tự chủ, Liapis và cộng sự thông báo tỉ lệ<br />
khỏi là 90% (48/53), cải thiện là 4% (2/53), và thất<br />
bại là 6% (3/53)(6).<br />
<br />
tiểu là 216,3±191,3 (ml). Trường hợp này phải đặt<br />
sonde niệu đạo.<br />
<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, 93,10%<br />
(27/29 bệnh nhân) đạt tiêu chuẩn khỏi hoàn toàn<br />
qua khám lâm sàng, tuy nhiên 82,75% (24/29<br />
bệnh nhân) đạt tiêu chuẩn khỏi trên niệu động<br />
học, số còn lại tuy không còn hiện tượng rỉ tiểu<br />
khi làm nghiệm pháp cough test nhưng lại xuất<br />
hiện các triệu chứng bàng quang tăng hoạt ở mức<br />
độ nhẹ 5/25 bệnh nhân (17,24%). Không có bệnh<br />
nhân nào được coi là thất bại. Tuy nhiên, triệu<br />
chứng OAB được cải thiện nhiều sau vài tuần<br />
điều trị kháng muscarinics.<br />
<br />
Phương pháp đặt đai niệu đạo qua lỗ bịt là<br />
một phương pháp an toàn và hiệu quả trong điều<br />
trị tiểu không tự chủ khi gắng sức ở phụ nữ. Cần<br />
nhiều nghiên cứu dài hạn, với số lượng bệnh<br />
nhân lớn hơn nữa để đánh giá hiệu quả của<br />
phương pháp.<br />
<br />
Sau khi phẫu thuật TOT ra đời, người ta hy<br />
vọng nó sẽ khắc phục được các nhược điểm của<br />
phẫu thuật TVT như tránh được đường đi “mù”<br />
trong khoang sau xương mu của kim dẫn và của<br />
đai niệu đạo. Tuy nhiên, các biến chứng như<br />
thủng bàng quang, tổn thương niệu đạo và mạch<br />
máu do phẫu thuật TOT gần đây đã xuất hiện<br />
trong y văn. Theo nghiên cứu của tác giả Boyles,<br />
có 3 trường hợp thủng bàng quang, 3 trường hợp<br />
tổn thương niệu đạo và 5 trường hợp mất máu với<br />
số lượng lớn (trên 300 ml) do tổn thương mạch<br />
máu(1). Trong một nghiên cứu khác gồm 604 bệnh<br />
nhân tỉ lệ thủng bàng quang, thủng âm đạo, xuất<br />
huyết và tụ máu được thông báo lần lượt là 0,5%,<br />
0,33%, 0,83%, và 0,33%(5).<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, không có<br />
trường hợp nào thủng bàng quang, dò bàng<br />
quang âm đạo hay tổn thương mạch máu trong<br />
phẫu thuật. Các biến chứng thường gặp là đau<br />
sau phẫu thuật, kích thích bàng quang và khó<br />
tiểu tiện. Chúng tôi đã gặp 2/29 bệnh nhân<br />
(6,89%) đái khó với lượng nước tiểu tồn dư sau đi<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Các biến chứng muộn sau phẫu thuật trong<br />
nghiên cứu này gồm có 2 trường hợp (6,68%) bị<br />
loét niệu đạo và đau khi giao hợp. Kết quả của<br />
các tác giả khác cho thấy, tỉ lệ loét âm đạo do<br />
phẫu thuật TOT là 1,1% (1/94), theo thông báo<br />
của Mellier là 14% (9/65)(4,8).<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
10.<br />
<br />
Boyles SH, Edwards R, Gregory W, Clark A (2007).<br />
Complications associated with transobturator sling procedures.<br />
Int Urogynecol J Pelvic Floor Dysfunct 18:19-22.<br />
Delorme E (2001). Transobturator urethral suspension: miniinvasive procedure in the treatment of stress urinary<br />
incontinence in women. Prog Urol 11:1306-1313.<br />
Delorme E, Droupy S, de Tayrac R, Delmas V. (2004).<br />
Transobturator tape (Uratape): a new minimally-invasive<br />
procedure to treat female urinary incontinence. Eur Urol 45:203207.<br />
Ho MH, Lin LL, Haessler AL, Bhatia NN (2006). Tension-free<br />
transobturator tape procedure for stress urinary incontinence.<br />
Curr Opin Obstet Gynecol 18:567-574.<br />
Krauth JS, Rasoamiaramanana H, Barletta H, Barrier PY,<br />
Grisard-Anaf M, Lienhart J, Mermet J, Vautherin R, Frobert JL<br />
(2005). Sub-urethral tape treatment of female urinary<br />
incontinence--morbidity assessment of the trans-obturator route<br />
and a new tape (I-STOP): a multi-centre experiment involving<br />
604 cases. Eur Urol 47:102-106; discussion 106-107.<br />
Liapis A, Bakas P, Creatsas G (2008). Monarc vs TVT-O for the<br />
treatment of primary stress incontinence: a randomized study.<br />
Int Urogynecol J Pelvic Floor Dysfunct 19:185-190.<br />
McLennan MT, Melick CF (2005). Bladder perforation during<br />
tension-free vaginal tape procedures: analysis of learning curve<br />
and risk factors. Obstet Gynecol 106:1000-1004.<br />
Mellier G, Benayed B, Bretones S, Pasquier JC (2004).<br />
Suburethral tape via the obturator route: is the TOT a<br />
simplification of the TVT? Int Urogynecol J Pelvic Floor<br />
Dysfunct 15:227-232.<br />
Peyrat L, Boutin JM, Bruyere F, Haillot O, Fakfak H, Lanson Y<br />
(2001). Intestinal perforation as a complication of tension-free<br />
vaginal tape procedure for urinary incontinence. Eur Urol<br />
39:603-605.<br />
Zilbert AW, Farrell SA (2001). External iliac artery laceration<br />
during tension-free vaginal tape procedure. Int Urogynecol J<br />
Pelvic Floor Dysfunct 12:141-143.<br />
<br />
159<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br />
<br />
SINH THIẾT THẬN QUA DA BẰNG SÚNG TỰ ĐỘNG<br />
DƯỚI HƯỚNG DẪN CỦA SIÊU ÂM CHO MỘT SỐ BỆNH THẬN ĐẶC BIỆT<br />
Trần thị Bích Hương*, Lê Thanh Toàn**, Trần Hiệp Đức Thắng***, Nguyễn Tấn Sử***,<br />
Phùng Thanh Lộc****, Nguyễn thị Cẩm Tuyết****, Vũ Lệ Anh*****<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Sinh thiết thận qua da dưới hướng dẫn của siêu âm giữ vị trí quan trọng trong chẩn đóan và<br />
định hướng điều trị bệnh lý cầu thận<br />
Mục tiêu: Ứng dụng sinh thiết thận qua da bằng súng tự động dưới sự hướng dẫn free hand của siêu âm 2<br />
chiều ở bệnh nhân hội chứng thận hư kháng steroid, viêm cầu thận tiến triển nhanh, suy thận cấp không rõ<br />
nguyên nhân đang chạy thận nhân tạo<br />
Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang, tiền cứu<br />
Kết quả: Trong thời gian 2 năm, chúng tôi tiến hành STTQD được 68 trường hợp (TH), trong đó 28 bệnh<br />
nhân hội chứng thận hư nguyên phát kháng steroid, 20 bệnh nhân viêm thận lupus, 10 bệnh nhân hội chứng<br />
thận hư kèm bệnh lý nội khoa khác, 9 bệnh nhân suy thận tiến triển nhanh và suy thận cấp chưa rõ nguyên nhân.<br />
Tất cả đều lấy được mẫu thận, nhưng chỉ có 66/68 (97,05%) có đủ cầu thận đế kết luận. Trung vị số cầu thận<br />
sinh thiết được là 11 cầu thận. Không có trường hợp nào có biến chứng nặng hoặc bất thường trên siêu âm trong<br />
theo dõi 24 giờ sau sinh thiết. Chỉ có 3/68 (4,41%) bệnh nhân có biến chứng nhẹ (1 tiểu máu đại thể tự giới hạn<br />
không cần truyền máu, 1 hematome và 1 đau vùng sinh thiết). STTQD được tiến hành ở 14 bệnh nhân suy thận<br />
cấp giai đoạn thiểu niệu (duy trì) đang chạy thận nhân tạo, trong đó 10 viêm cầu thận tiến triển nhanh, 4 bệnh<br />
nhân suy thận cấp kéo dài với kích thước thận bình thường. Các bệnh nhân này được STTQD giữa 2 chu kỳ<br />
chạy thận nhân tạo. Kết quả sinh thiết thận các bệnh nhân này đều thành công, không biến chứng, ngay cả chảy<br />
máu sau STTQD, trung vị số cầu thận lấy được là 11<br />
Kết luận: Sinh thiết thận qua da bằng súng tự động dưới sự hướng dẫn của siêu âm là một thủ thuật an<br />
toàn, hiệu quả trong chẩn đoán các bệnh lý thận phức tạp<br />
Từ khóa: sinh thiết thận qua da, siêu âm hướng dẫn, viêm cầu thận.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
AUTOMATED GUN BIOPSY WITH FREE HAND ULTRASOUND GUIDANCE TO DIAGNOSE SOME<br />
SPECIAL KIDNEY DISEASES<br />
Tran Thi Bich Huong, Le Thanh Toan, Phung Thanh Loc, Nguyen Thi Cam Tuyet,<br />
Vu Le Anh, Tran Hiep Duc Thang, Nguyen Tan Su<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 3- 2012: 161 - 169<br />
Introduction: Kidney biopsy is crucial for diagnosis and treatment of glomerulonephropathy<br />
Objective: Percutanous kidney biopsy with automated gun and free hand ultrasound guidance to establish a<br />
<br />
* Khoa Thận, Bệnh Viện Chợ Rẫy; Bộ môn Nội, Đại Học Y Dược Tp Hồ Chí Minh<br />
** Khoa Siêu Âm, bệnh viện Chợ Rẫy<br />
*** Khoa Giải phẫu Bệnh, Bệnh viện Nhân Dân Gia Định<br />
**** Khoa Ngọai Niệu, Bệnh viện Chợ Rẫy ***** Khoa Thận, Bệnh Viện Chợ Rẫy<br />
****** Bộ môn Nội, Đại Học Y Dược Tp Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: PGS. TS. Trần thị Bích Hương ĐT: 38554137-817 Email: huongtrandr@yahoo.com<br />
<br />
160<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />