Kết quả nghiên cứu của đề tài KC.05.05 11 15 “Nghiên cứu phân tích an toàn đối với nhà máy điện hạt nhân”
lượt xem 2
download
Bài viết này tóm tắt kết quả nghiên cứu chính của Đề tài KC.05.05/11-15 “Nghiên cứu phân tích an toàn đối với nhà máy điện hạt nhân”, được thực hiện trong khuôn khổ Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước KC.05/11-15. Bài viết có 3 mục: Thông tin chung về Đề tài, Phân tích một số kết quả chủ yếu, Đề xuất – Kiến nghị.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kết quả nghiên cứu của đề tài KC.05.05 11 15 “Nghiên cứu phân tích an toàn đối với nhà máy điện hạt nhân”
- NGHIÊN CỨU PHÁP QUY HẠT NHÂN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI KC.05.05/11-15 “NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH AN TOÀN ĐỐI VỚI NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN” Lê Chí Dũng Bài viết này tóm tắt kết quả nghiên cứu chính của Đề tài KC.05.05/11-15 “Nghiên cứu phân tích an toàn đối với nhà máy điện hạt nhân”, được thực hiện trong khuôn khổ Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước KC.05/11-15. Bài viết có 3 mục: Thông tin chung về Đề tài, Phân tích một số kết quả chủ yếu, Đề xuất – Kiến nghị. 1. Thông tin chung về đề tài KC.05.05/11-15 “Nghiên cứu phân tích an toàn đối với nhà máy điện hạt nhân” Đề tài KC.05.05/11-15 (sau đây gọi tắt là Đề tài) được phê duyệt thực hiện trong khuôn khổ Chương trình “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ Năng lượng” (Mã số: KC.05/11-15). Thời gian thực hiện đề tài là 24 tháng (từ tháng 3/2012 đến tháng 2/2014). Hầu hết cán bộ có chuyên môn về an toàn hạt nhân của Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (ATBXHN) và một số cán bộ của Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam đã tham gia thực hiện đề tài. Đề tài đã nhận được sự hỗ trợ trực tiếp của các chuyên gia Nga, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Slovakia và Đức. Ngoài ra, Đề tài còn nhận được sự hỗ trợ gián tiếp của các dự án hợp tác song phương giữa Cục ATBXHN và các đối tác IAEA, EC. Các sản phẩm chủ yếu của Đề tài bao gồm: - Báo cáo luận cứ khoa học và kinh nghiệm thực tiễn của Hoa Kỳ, Nga, Nhật Bản trong việc thẩm định báo cáo SAR và đề xuất cho Việt Nam; - Báo cáo đề xuất các yêu cầu kỹ thuật làm cơ sở cho việc thẩm định báo cáo SAR; - Tài liệu hướng dẫn thẩm định báo cáo SAR. 2. Phân tích một số kết quả chủ yếu của Đề tài Nghiên cứu, so sánh quy định nội dung báo cáo phân tích an toàn (SAR) Theo Điều 10 Nghị định 70 "Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Năng lượng nguyên tử về Nhà máy điện hạt nhân", báo cáo SAR có 15 nội dung, tương hợp với hướng dẫn của Tiêu chuẩn GS-G-4.1 (IAEA, 2004). Trong khi văn bản NP-006-98 (Nga) quy định báo cáo SAR có 18 chương và các tài liệu 1.206 hoặc NUREG 0800 (Hoa Kỳ) quy định báo cáo SAR có 19 nội dung. Cũng cần lưu ý là sau sự cố Fukoshima, các nước đều bổ sung thêm yêu cầu đối với báo cáo SAR và các tài liệu kèm theo. IAEA cũng có dự án sửa đổi Tiêu chuẩn GS-G-4.1, cụ thể là các chuyên gia đang dự thảo văn bản DS449 hướng dẫn báo cáo SAR nên có 21 chương. Như vậy là Nghị định 70 mặc dù mới được ban hành năm 2010, nhưng những quy định về nội dung báo cáo SAR đã bộc lộ một số điểm cần cập nhật. Trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu hệ thống văn bản của IAEA, Hoa Kỳ, Nga, Nhật Bản và một số quốc gia có điện hạt nhân phát triển khác, có thể rút ra một số nhận xét cơ bản sau đây: - Hệ thống văn bản về an toàn hạt nhân của IAEA là đầy đủ, rõ ràng, logic, dễ hiểu. Nhưng vì là tổ chức của nhiều quốc gia thành viên, nên các yêu cầu, hướng dẫn của IAEA thường là chung chung, mang tính hàn lâm, ít chi tiết. Chỉ có thể dựa theo hệ thống văn bản của IAEA để thiết kế tên gọi văn bản, phạm vi và đối tượng áp dụng, cấu trúc và các quy định,
- NGHIÊN CỨU PHÁP QUY HẠT NHÂN hướng dẫn chủ yếu cho Việt Nam. Còn cần nghiên cứu hệ thống văn bản của các quốc gia có điện hạt nhân phát triển để bổ sung các chi tiết. - Hệ thống văn bản về an toàn hạt nhân của Hoa Kỳ là đầy đủ và chi tiết nhất, được sử dụng làm hình mẫu cho nhiều nước xây dựng hệ thống văn bản tương ứng của mình. Tuy nhiên, vì quá đầy đủ và chi tiết, nên đối với kinh nghiệm và năng lực đội ngũ cán bộ hiện nay của Cục ATBXHN, rất khó để có thể hiểu và xây dựng được dù chỉ một văn bản hoàn toàn theo mô hình của Hoa Kỳ. - Hệ thống văn bản về an toàn hạt nhân của Nga là đầy đủ và có mức độ chi tiết vừa phải, phù hợp với kinh nghiệm và năng lực đội ngũ cán bộ hiện nay của Cục ATBXHN. Tuy nhiên, vì Việt Nam nhập khẩu đồng thời hai công nghệ, nên khi dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, cần tham khảo ý kiến của cả hai đối tác Nga và Nhật Bản. Trong nhiều trường hợp, ý kiến của hai đối tác Nga và Nhật Bản rất khác nhau. - Hệ thống văn bản về an toàn hạt nhân của Nhật Bản có nhiều điểm đặc thù, rất khó để Việt Nam có thể tham khảo. Trong đó, điểm khó khăn rất lớn là vấn đề ngôn ngữ. Trong khi một số cán bộ chuyên môn an toàn hạt nhân của Cục ATBXHN có thể đọc được tiếng Nga, thì không có ai có thể đọc được tiếng Nhật. Nghiên cứu luận cứ khoa học và kinh nghiệm thực tiễn trong việc thẩm định báo cáo SAR Xét về phương pháp tiếp cận, có thể đánh giá, so sánh kinh nghiệm của một số nước và hướng dẫn của IAEA như sau: (1) Hoa Kỳ và Vương quốc Anh ở hai cực về phương pháp tiếp cận xây dựng văn bản quy phạm pháp luật: - Hoa Kỳ vừa quy định các yêu cầu cần tuân thủ (quy định phải làm gì), vừa hướng dẫn rất chi tiết (phải làm như thế nào). Tài liệu tham khảo chính hướng dẫn thẩm định an toàn của Hoa Kỳ là Regulatory Guide: Standard Review Plan for the Review of Safety Analysis Reports for Nuclear Power Plants. Tài liệu hướng dẫn của Hoa Kỳ có bố cục theo từng chương của báo cáo SAR. Yêu cầu pháp quy cụ thể đối với mỗi nội dung cần thẩm định được dẫn chiếu đến rất nhiều những tài liệu pháp quy và tiêu chuẩn chi tiết. - Vương quốc Anh chỉ quy định các yêu cầu cần tuân thủ mà ít hướng dẫn chi tiết. Tài liệu tham khảo chính quy định các yêu cầu thẩm định an toàn của Vương quốc Anh là Safety Assessment Principles. Tổng cộng có khoảng 300 yêu cầu chia theo các nội dung: các yêu cầu cơ bản, lãnh đạo và quản lý, thẩm định pháp quy đối với hồ sơ an toàn, thẩm định pháp quy đối với địa điểm, các yêu cầu công nghệ, bảo vệ bức xạ, phân tích hư hỏng (sự cố), quản lý và sẵn sàng khẩn cấp, quản lý chất thải phóng xạ, chấm dứt hoạt động, kiểm soát và phục hồi đất nhiễm xạ; các tiêu chí số và giới hạn pháp lý. (2) Nga có phương pháp tiếp cận xây dựng văn bản quy phạm pháp luật "nằm giữa" Hoa Kỳ và Vương quốc Anh, nghĩa là vừa có quy định các yêu cầu cần tuân thủ, vừa đồng thời hướng dẫn phải làm như thế nào, nhưng ở mức độ chi tiết "vừa phải". (3) Nhật Bản có danh mục các yêu cầu cần tuân thủ, nhưng hướng dẫn thì gần như dựa theo các văn bản quy phạm và tiêu chuẩn của Hoa Kỳ. (4) IAEA có tài liệu tham khảo chính cho việc thẩm định an toàn là Safety Assessment for facilities and activities, GRS part 4. Tài liệu này có 24 yêu cầu liên quan trực tiếp đến thẩm
- NGHIÊN CỨU PHÁP QUY HẠT NHÂN định an toàn. Ngoài ra, còn có tài liệu yêu cầu an toàn đối với địa điểm và tài liệu yêu cầu an toàn đối với thiết kế (Safety of Nuclear Power Plants: Design, SSR-2/1). Tài liệu này khá mới (ban hành năm 2012), có 82 yêu cầu, có định dạng theo chuẩn mới của IAEA (đánh số thứ tự các yêu cầu). Dự thảo tài liệu kỹ thuật làm cơ sở cho việc thẩm định báo cáo SAR Đề tài đã đề xuất dự thảo hướng dẫn thẩm định báo cáo SAR theo cách tiếp cận 7 bước sau đây: Dẫn chiếu yêu cầu (statement of the requirement), đưa ra nội dung của yêu cầu và dẫn chiếu các hướng dẫn có liên quan cần được xem xét; Diễn giải (interpretation) nội dung của yêu cầu và các hướng dẫn dẫn chiếu ở bước 1, xác định nhiệm vụ kỹ thuật (được thể hiện dưới dạng các câu hỏi), để làm rõ sự phù hợp của yêu cầu và hướng dẫn; Thực hiện thẩm định (review process), thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật được đặt ra ở bước 2; bảo đảm đúng quy trình thẩm định đã được ban hành và thống nhất giữa các bên có liên quan; việc thẩm định có thể thuần túy theo hồ sơ, hoặc có thể kiểm tra thực địa, bao gồm cả việc khảo sát tại cơ sở thiết kế, chế tạo, cơ sở đang xây dựng hoặc vận hành nhà máy điện hạt nhân tham chiếu; Kinh nghiệm tốt (good practice), chỉ ra tài liệu làm kinh nghiệm tốt cho việc thẩm định chất lượng an toàn, hoặc chỉ ra các đặc điểm của một kinh nghiệm thẩm định tốt, đặc biệt những vấn đề có liên quan đến nhà máy điện hạt nhân tham chiếu; Phát hiện của các thẩm định trước đó (findings from previous reviews), cung cấp ví dụ về những điểm không hợp lý đã được phát hiện, đặc biệt những vấn đề có liên quan đến nhà máy điện hạt nhân tham chiếu; Các khó khăn gặp phải (difficulties encountered), xác định các khó khăn cần phải tính đến trong thẩm định; Tài liệu tham khảo (references), liệt kê các tài liệu bổ sung về an toàn được sử dụng để thẩm định. Về dẫn chiếu yêu cầu, khi thẩm định mỗi nội dung của báo cáo SAR, Đề tài đề xuất 305 yêu cầu, phân loại nhóm các yêu cầu và số yêu cầu của mỗi nhóm trong bảng sau Bảng 1. Phân nhóm yêu cầu phục vụ cho việc thẩm định Viết Số TT Viết rõ tên nhóm yêu cầu tắt yêu cầu 1 SC Safety case (hồ sơ an toàn) 8 2 MS Management system (hệ thống quản lý) 7 3 ST The regulatory assessment of siting (thẩm định pháp quy đối với lựa 9 chọn địa điểm)
- NGHIÊN CỨU PHÁP QUY HẠT NHÂN 4 EKP Engineering key principles (các nguyên tắc công nghệ chủ yếu) 5 5 ECS Safety classification and standards (phân loại an toàn và các tiêu 5 chuẩn) 6 EQU Equipment qualification (chất lượng thiết bị) 1 7 EDR Design for reliability (thiết kế tin cậy) 4 8 ERL Reliability claim (khẳng định độ tin cậy) 4 9 ECM Commissioning (vận hành thử) 1 10 EMT Maintenance, inspection and testing (bảo dưỡng, thanh kiểm tra) 8 11 EAD Ageing and degradation (lão hóa và suy giảm chất lượng) 5 12 ELO Layout (bố trí nhà máy) 4 13 EHA External and internal hazards (nguy hại bên trong và bên ngoài) 17 14 EPS Pressure systems (các hệ thống chịu áp) 5 15 EMC Integrity of metal components and structures (tính nguyên vẹn của 34 các bộ phận và cấu trúc bằng kim loại) 16 ECE Civil engineering (kỹ thuật dân dụng) 24 17 EGR Graphite components and structures (bộ phận và cấu trúc grafit) 15 18 ESS Safety systems (các hệ thống an toàn) 27 19 ESR Control and instrumentation of safety-related systems (hệ thống đo 10 đạc và điều khiển liên quan đến an toàn) 20 EES Essential services (dịch vụ thiết yếu) 9 21 EHF Human factors (yếu tố con người) 10 22 ENM Control of nuclear matter (kiểm soát vật liệu hạt nhân) 8 23 ECV Containment and ventilation (hệ thống giam giữ và thông gió) 10 24 ERC Reactor core (vùng hoạt lò phản ứng) 3 25 EHT Heat transport systems (hệ thống truyền nhiệt) 5
- NGHIÊN CỨU PHÁP QUY HẠT NHÂN 26 ECR Criticality safety (an toàn tới hạn) 2 27 RP Radiation protection (bảo vệ chống bức xạ) 6 28 FA Fault analysis (phân tích sai hỏng) 24 29 NT Numeric targets and legal limits (mục tiêu số và giới hạn luật định) 2+9 30 AM Accident management and emergency preparedness (quản lý và sẵn 1 sàng ứng phó sự cố) 31 RW Radioactive Waste Management (quản lý chất thải phóng xạ) 7 32 DC Decommissioning (chấm dứt vận hành và tháo dỡ) 8 33 RL Control and remediation of radioactively contaminated land (kiểm 8 soát và khắc phục đất nhiễm phóng xạ) Tổng cộng số yêu cầu 305 Về diễn giải nội dung yêu cầu, Đề tài đề xuất xây dựng các nhiệm vụ kỹ thuật (technical tasks) cho các nhóm kỹ thuật tiến hành thẩm định theo một hoặc một số nhóm yêu cầu cụ thể. Để dễ hình dung, có thể lấy ví dụ yêu cầu về bảo vệ theo chiều sâu (Yêu cầu thứ 3 thuộc nhóm EKP - Các nguyên tắc công nghệ chủ yếu). Yêu cầu này bao trùm đối với toàn bộ công nghệ nhà máy điện hạt nhân. Nhưng với mỗi hệ thống (hệ thống bơm, hệ thống cấp điện…), thì nhiệm vụ kỹ thuật đặt ra đối với người (nhóm) thẩm định là được diễn giải một cách cụ thể, với những chi tiết khác nhau. Đề tài chưa đề xuất được các nhiệm vụ kỹ thuật cụ thể cho việc thẩm định hồ sơ an toàn nhận được từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), bởi lẽ tại thời điểm kết thúc đề tài, EVN vẫn chưa chính thức gửi hồ sơ cho Cục ATBXHN. Về thực hiện thẩm định, Đề tài đề xuất tổ chức bộ phận phối hợp và các nhóm kỹ thuật. Bộ phận phối hợp làm nhiệm vụ phối hợp hoạt động của các nhóm kỹ thuật; làm cầu nối giữa các bên có liên quan (bao gồm cả tổ chức xin cấp phép, các tư vấn thẩm định); chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ, yêu cầu/thông tin phản hồi giữa các bên liên quan; chịu trách nhiệm xây dựng, duy trì cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc thẩm định và tổng hợp kết quả thẩm định. Mỗi nhóm kỹ thuật chịu trách nhiệm thẩm định một hoặc một số nhóm yêu cầu nêu trong Bảng 1, dưới dạng các nhiệm vụ kỹ thuật. Các bước khác, bao gồm: Kinh nghiệm tốt, Phát hiện của các thẩm định trước đó, Các khó khăn gặp phải và Tham khảo là các bước chuẩn bị và được thảo luận trong phạm vi các nhóm kỹ thuật có liên quan trước và trong quá trình thẩm định. 3. Đề xuất – Kiến nghị - Cục ATBXHN dự kiến danh mục các yêu cầu theo các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam và hai tài liệu của IAEA là (1) GSR Part 4 “Thẩm định an toàn đối với cơ sở và các hoạt động” (2009); (2) SSR-2/1 “An toàn nhà máy điện hạt nhân: Thiết kế” (2012). GSR Part 4 có tất cả 24 yêu cầu, SSR 2/1 có tất cả 82 yêu cầu. Theo ý kiến của các tác giả Đề tài, thì số
- NGHIÊN CỨU PHÁP QUY HẠT NHÂN lượng các yêu cầu là chưa đủ, thiếu các yêu cầu chi tiết. Nên cân nhắc bổ sung các yêu cầu thẩm định mà Đề tài đã đề xuất. - Các cán bộ của Cục ATBXHN được đào tạo chủ yếu theo kiểu “SAR reading”, chúng tôi gọi đó là thẩm định theo chiều ngang (chia nhau đọc mỗi người một hoặc một số nội dung của báo cáo SAR). Các tác giả Đề tài đề nghị nên sớm tổ chức các nhóm kỹ thuật chịu trách nhiệm thẩm định theo chiều dọc. Nghĩa là mỗi nhóm cần chịu trách nhiệm thẩm định theo một hoặc một số nhóm yêu cầu. - Để thực sự hiểu và thực hiện đề xuất – kiến nghị thứ hai nêu trên, nên sớm thảo luận để xây dựng các nhiệm vụ kỹ thuật cụ thể đối với mỗi nhóm kỹ thuật. Mỗi nhiệm vụ kỹ thuật có thể là một câu hỏi mà người (nhóm) thẩm định cần phải trả lời. Các nhiệm vụ kỹ thuật này cần được thể hiện trong TOR (điều khoản tham chiếu) mời thầu tư vấn thẩm định và/hoặc làm cơ sở để xác định khả năng tự thẩm định của cán bộ Việt Nam. - Cục ATBXHN (phối hợp làm việc với EVN) xác định rõ: (1) nội dung hồ sơ nhận được, nội dung cần thẩm định, những nội dung được bảo lưu để thẩm định ở giai đoạn sau; (2) chương trình và lịch trình thẩm định, những tình huống được kéo dài thời gian thẩm định mà không trái với quy định; (3) cách thức tổ chức quản lý dự án thẩm định, cách thức liên hệ với EVN, bao gồm cả cách thức gửi yêu cầu bổ sung thông tin và việc cung cấp thông tin bổ sung; (4) yêu cầu về việc kiểm tra thực địa, bao gồm cả việc khảo sát tại cơ sở thiết kế, chế tạo, cơ sở đang xây dựng hoặc vận hành nhà máy điện hạt nhân tham chiếu./.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM XÁC ĐỊNH LỰC CĂNG ĐỘNG TRONG CÁP HÀNG CỦA CẦN TRỤC TRÊN HỆ CẦN TRỤC - PHAO NỔI
5 p | 265 | 58
-
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊA MẠO VÀ TRẦM TÍCH ĐỆ TỨ NHẰM XÁC ĐỊNH ĐỨT GÃY HIỆN ĐẠI TẠI TUYẾN ĐẬP THUỶ ĐIỆN PA VINH
20 p | 124 | 23
-
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI: “Cơ sở vật lý địa chất và các phương pháp địa vật lý để tìm kiếm thăm dò khí Hidrat ở vùng biển Việt Nam”
11 p | 74 | 15
-
Một số kết quả nghiên cứu thí nghiệm hiện trường về phương pháp cố kết hút chân không xử lý nền đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây
7 p | 124 | 13
-
Nghiên cứu chế tạo bê tông chất lượng siêu cao sử dụng hỗn hợp phụ gia khoáng silica fume và tro bay sẵn có ở Việt Nam
9 p | 108 | 10
-
Kết quả nghiên cứu về tính toán ứng suất nhiệt trong thi công bê tông đầm lăn công trình đập dâng hồ Nước trong bằng phần mềm CESAR-LCPC
5 p | 118 | 10
-
Chuyên đề khoa học và công nghệ 1999-2000: Phần 1
176 p | 124 | 10
-
Nghiên cứu mô phỏng thủy động lực học chuyển động của tàu thủy trên sóng điều hòa
7 p | 232 | 9
-
Chuyên đề khoa học và công nghệ 1999-2000: Phần 2
316 p | 102 | 8
-
Một số kết quả nghiên cứu về Femtocell của GSMA
6 p | 56 | 5
-
Nghiên cứu tính toán thiết kế bản mặt cầu bằng bê tông cốt sợi thép
7 p | 62 | 4
-
Nghiên cứu và phát triển mô hình vật lý của pin mặt trời
5 p | 85 | 4
-
Nghiên cứu, hoàn thiện hệ hóa phẩm xử lý nhiễm bẩn vô cơ vùng cận đáy giếng trong vỉa cát kết nhằm nâng cao hiệu quả khai thác dầu
9 p | 39 | 3
-
Phân tích phương pháp thiết kế hỗn hợp bê tông nhựa theo Superpave và một số kết quả nghiên cứu thực nghiệm
5 p | 109 | 2
-
Kết quả nghiên cứu về độ tin cậy của các khối thiết bị vô tuyến điện trên máy bay Su-30MK2 trong điều kiện nhiệt đới
7 p | 43 | 2
-
Đánh giá chấn động nổ mìn đến kết cấu vỏ chống của đường hầm Hải Vân khi tiến hành đào mở rộng hầm lánh nạn bằng phương pháp khoan nổ mìn
8 p | 39 | 2
-
Một số kết quả nghiên cứu xử lý liên kết điểm dấu ra đa bằng công cụ mạng nơ ron hopfield
7 p | 47 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn