Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
<br />
Soá 1/2012<br />
<br />
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ NGHỀ KHAI THÁC MỰC BẰNG CÂU VÀNG<br />
XÃ AN SƠN, HUYỆN KIÊN HẢI, TỈNH KIÊN GIANG<br />
RESEARCH RESULTS OF THE SQUID FISHING BY LONGLINE<br />
IN AN SON OMMITEE, KIEN HAI DISTRICT, KIEN GIANG PROVINCE<br />
TS. Hoàng Văn Tính1<br />
TÓM TẮT<br />
Kết quả nghiên cứu cho thấy, nghề khai thác mực bằng câu vàng tại xã An Sơn có từ những năm cuối thế kỷ XX, được<br />
cải tiến từ nghề câu mực truyền thống.<br />
Tàu thuyền nghề câu vàng khai thác mực xã An Sơn nhỏ (chủ yếu công suất dưới 80 cv), chiếm 98% số lượng tàu<br />
câu mực toàn xã. Vốn đầu tư một vàng câu khoảng 10 - 25 triệu đồng. Sản lượng mực khai thác được trong 1 chuyến biển<br />
(1 ngày) của tàu công suất 18 CV, biên chế 1 lao động từ 8 - 10 kg, trong đó mực ống chiếm 30% và mực lá 70%. Thu nhập<br />
từ 600000 - 800000 đồng. Hiện nay, ngư dân xã An Sơn, huyện Kiên Hải rất quan tâm phát triển loại nghề này.<br />
Từ khóa: Câu vàng, Mực ống, Mực lá, Xã An Sơn<br />
<br />
ABSTRACT<br />
Research results showed that squid longline in AnSon of the late twentieth century, was improved from the traditional<br />
squid fishing.<br />
Squid longline vessels in AnSon are small (mostly under 80 CV), accounting for 98% of squid fishing boats in the<br />
commune. The capital investment of unit of fishing gear about 10 - 25 milion VND. The output level is exploited in a fishing<br />
trip (a day) of the 18 CV capacity boat, a fisherman payroll from 8 - 10 kg, which accounted for 30% squid and 70% bigfin<br />
reef squid. Income from 600 - 800 VND. Currently, fishermen AnSon commune, KienHai district are intersted in developing<br />
this job.<br />
Keyword: Longline, Squid, Bigfin reef squid, An Son commune<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
An Sơn là một xã đảo của tỉnh Kiên Giang, được<br />
bao bọc bởi nhiều đảo nhỏ, tạo nên khu neo đậu<br />
khá lý tưởng cho tàu thuyền và gần ngư trường khai<br />
thác nên giảm được chi phí hành trình. Ngư nghiệp<br />
là ngành sản xuất chính của địa phương. Sản lượng<br />
hải sản khai thác được bình quân trên một đơn vị<br />
công suất tàu năm 2010 đạt 0,54 tấn/1CV, gấp 1,5<br />
lần toàn quốc.<br />
Câu mực là nghề phát triển nhất của xã An Sơn.<br />
Số lượng tàu câu mực năm 2010 có 295 chiếc, với<br />
tổng công suất 6588,5 CV.<br />
Đối tượng khai thác chính của nghề là mực lá<br />
(Sepioteuthis lessoniana Lesson) và mực ống Trung<br />
Hoa (Loligo chinensis Gray)<br />
Hiện nay, nghề câu vàng khai thác mực ít địa<br />
<br />
1<br />
<br />
Hình 1. Mực lá<br />
<br />
Hình 2. Mực ống<br />
<br />
Viện Khoa học & Công nghệ Khai thác Thuỷ sản – Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 53<br />
<br />
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
<br />
Soá 1/2012<br />
phỏng vấn và khảo sát trực tiếp.<br />
- Nghiên cứu về kỹ thuật khai thác: khảo sát<br />
thực tế sản xuất trên biển kết hợp phỏng vấn trực<br />
tiếp thuyền trưởng, các tài liệu chuyên ngành.<br />
- Nghiên cứu về mùa vụ khai thác: phỏng vấn<br />
trực tiếp thuyền trưởng, báo cáo tổng kết.<br />
- Nghiên cứu về ngư trường khai thác: khảo sát<br />
thực tế sản xuất trên biển kết hợp phỏng vấn trực<br />
tiếp thuyền trưởng, sổ ghi chép của thuyền trưởng,<br />
tài liệu khác.<br />
- Nghiên cứu về tàu thuyền và trang thiết bị:<br />
dựa vào tài liệu lưu trữ, phỏng vấn và khảo sát trực<br />
tiếp.<br />
- Nghiên cứu về hiệu quả kinh tế: phỏng vấn và<br />
khảo sát trực tiếp<br />
- Địa điểm nghiên cứu: xã An Sơn, huyện Kiên<br />
Hải, tỉnh Kiên Giang.<br />
<br />
phương sử dụng, nhưng ở An Sơn cho hiệu quả kinh<br />
tế khá cao so với nhiều nghề khác. Hơn nữa, mực<br />
lá và mực ống là những loài đặc sản có giá trị kinh<br />
tế cao, chủ yếu phục cho lĩnh vực xuất khẩu.<br />
Mực đánh bắt được bằng nghề câu chất lượng<br />
cao hơn so với nghề lưới kéo. Đấy là những lý do<br />
chúng tôi thực hiện nghiên cứu loại nghề này của<br />
địa phương.<br />
II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
1. Tài liệu nghiên cứu<br />
- Tài liệu thu số liệu thứ cấp: sổ đăng kiểm tàu<br />
thuyền nghề cá của ngư dân; thống kê số lượng tàu,<br />
sản lượng khai thác của UBND xã An Sơn, huyện<br />
Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang.<br />
- Tài liệu điều tra số liệu sơ cấp: phiếu điều tra<br />
được xây dựng với các nhóm thông tin cần tìm hiểu:<br />
tàu thuyền và trang thiết bị, cấu tạo và cách chế<br />
tạo ngư cụ, lao động, kỹ thuật và mùa vụ khai thác,<br />
ngư trường khai thác, sản phẩm khai thác, hiệu quả<br />
kinh tế.<br />
<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
1. Tàu thuyền nghề câu mực<br />
- Số lượng tàu thuyền: tổng hợp số liệu thống<br />
kê của xã, tàu thuyền nghề câu mực năm 2010, thể<br />
hiện ở bảng 1.<br />
<br />
2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu<br />
- Nghiên cứu về cấu tạo và chế tạo ngư cụ:<br />
<br />
Bảng 1. Tàu cá xã An Sơn<br />
TT<br />
<br />
Nghề<br />
<br />
< 20 CV<br />
<br />
20 - < 90 CV<br />
<br />
>= 90 CV<br />
<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Tàu<br />
<br />
CV<br />
<br />
Tàu<br />
<br />
CV<br />
<br />
Tàu<br />
<br />
CV<br />
<br />
Tàu<br />
<br />
CV<br />
<br />
1<br />
<br />
Bóng mực<br />
<br />
37<br />
<br />
481<br />
<br />
21<br />
<br />
766<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
58<br />
<br />
1247<br />
<br />
2<br />
<br />
Lưới kéo<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
5<br />
<br />
195<br />
<br />
11<br />
<br />
2757<br />
<br />
16<br />
<br />
2952<br />
<br />
3<br />
<br />
Câu mực<br />
<br />
153<br />
<br />
2077,5<br />
<br />
139<br />
<br />
4045<br />
<br />
3<br />
<br />
466<br />
<br />
295<br />
<br />
6588,5<br />
<br />
4<br />
<br />
Câu thu<br />
<br />
1<br />
<br />
16,5<br />
<br />
33<br />
<br />
1227<br />
<br />
7<br />
<br />
1087<br />
<br />
41<br />
<br />
2330,5<br />
<br />
5<br />
<br />
Lưới ghẹ<br />
<br />
2<br />
<br />
30<br />
<br />
9<br />
<br />
257<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
11<br />
<br />
287<br />
<br />
6<br />
<br />
Lưới thưng<br />
<br />
3<br />
<br />
42<br />
<br />
13<br />
<br />
499<br />
<br />
1<br />
<br />
135<br />
<br />
17<br />
<br />
676<br />
<br />
7<br />
<br />
Ốc mực<br />
<br />
7<br />
<br />
93<br />
<br />
5<br />
<br />
117<br />
<br />
1<br />
<br />
125<br />
<br />
13<br />
<br />
335<br />
<br />
Cộng<br />
<br />
203<br />
<br />
2740<br />
<br />
225<br />
<br />
7106<br />
<br />
23<br />
<br />
4570<br />
<br />
451<br />
<br />
14416<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
45,01<br />
<br />
19,01<br />
<br />
49,89<br />
<br />
49,29<br />
<br />
5,1<br />
<br />
31,7<br />
<br />
100<br />
<br />
100<br />
<br />
Nguồn: Chi cục Bảo vệ & Phát triển NLTS tỉnh Kiên Giang và Phòng NN & PTNT huyện Kiên Hải<br />
<br />
Bảng 1 cho thấy: nghề khai thác cá của xã An<br />
Sơn chủ yếu là các nghề có tính chọn lọc và rất<br />
thân thiện với môi trường: nghề câu, nghề lưới vây,<br />
nghề lưới rê, ngư cụ bẫy. Nghề lưới kéo rất được<br />
phát triển ở tỉnh Kiên Giang (số lượng tàu lưới kéo<br />
chiếm 23,8% số tàu cá của tỉnh), song không được<br />
<br />
54 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG<br />
<br />
phát triển tại xã An Sơn. Số tàu lưới kéo xã An Sơn<br />
năm 2010 chỉ chiếm 3,5% số lượng tàu cá toàn xã.<br />
Câu mực là nghề có số lượng tàu nhiều nhất<br />
tại xã An Sơn, chiếm 65,4% về số tàu và 45,7% về<br />
công suất đội tàu cá của xã.<br />
- Qui mô và trình độ công nghệ: tàu câu mực xã<br />
<br />
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
An Sơn chủ yếu tàu dưới 20 cv, chiếm 51,9%.<br />
<br />
Soá 1/2012<br />
2. Lao động nghề câu mực<br />
<br />
Tàu không trang bị máy khai thác, sản xuất trên<br />
<br />
Biên chế lao động trên tàu câu mực từ 1-5<br />
<br />
tàu là thủ công. Công đoạn thả câu, thu câu đều<br />
<br />
người. Những tàu công suất nhỏ thường biên chế<br />
<br />
thực hiện bằng tay không có máy móc hỗ trợ.<br />
<br />
1 - 3 người. Những tàu công suất lớn kết hợp với<br />
nghề câu cá biên chế 4 - 5 người.<br />
Trình độ văn hóa của người lao động: phỏng<br />
vấn trực tiếp theo mẫu điều tra 70 lao động thì số<br />
người có trình độ văn hóa Trung học cơ sở 18,3%,<br />
trình độ Tiểu học và không biết chữ 81,7%. Điều này<br />
thể hiện những kiến thức nghề nghiệp ngư dân có<br />
được chủ yếu là kinh nghiệm tích lũy được qua thực<br />
tiễn sản xuất và lưu truyền từ thế hệ trước sang thế<br />
hệ sau.<br />
3. Cấu tạo vàng câu mực<br />
Các tàu công suất khác nhau, cấu tạo ngư cụ<br />
giống nhau, chỉ khác về chiều dài vàng câu. Chiều<br />
<br />
Hình 3. Tàu câu mực công suất dưới 20cv<br />
<br />
Trang bị máy điện hàng hải: những tàu công<br />
suất lớn khai thác ở xa bờ trang bị máy định vị, máy<br />
đàm thoại để xác đinh vị trí câu và trao đổi thông tin<br />
về ngư trường, thời tiết, về thị trường…<br />
<br />
dài vàng câu từ 3 - 15 km, tùy thuộc vào công<br />
suất máy tàu và biên chế lao động trên tàu. Thông<br />
thường, tàu công suất dưới 20 CV, chiều dài vàng<br />
câu từ 3 - 8 km. Tàu công suất trên 80 CV, chiều<br />
dài vàng câu từ 15 - 18 km. Cấu tạo và các bộ phận<br />
chính của vàng câu được mô tả qua hình 4.<br />
<br />
Hình 4. Cấu tạo vàng câu mực<br />
<br />
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 55<br />
<br />
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
<br />
Soá 1/2012<br />
<br />
Các bộ phận của cờ hiệu: 1a. Thân cờ; 1b. Lá cờ; 1c. Đèn chớp báo hiệu;<br />
1d. Vật nặng; 1e. Phao<br />
<br />
1. Cờ hiệu<br />
2. Phao ganh<br />
3. Dây ganh trên<br />
4. Dây ganh dưới<br />
5. Bộ phận liên kết<br />
<br />
6. Khóa xoay trên<br />
7. Dây triên câu<br />
8. Dây thẻo trên<br />
9. Khóa xoay dưới<br />
<br />
10. Chì<br />
11. Dây thẻo dưới<br />
12. Móc kẹp<br />
13. Rường câu (Mồi giả và lưỡi câu)<br />
<br />
Hình 5. Phụ tùng vàng câu mực<br />
<br />
4. Tổ chức sản xuất và kỹ thuật câu: thường<br />
<br />
mật độ tàu thuyền khai thác trong khu vực, điều kiện<br />
<br />
tổ chức theo hình thức độc lập. Mỗi tàu câu mực<br />
<br />
thời tiết, hướng gió và dòng chảy, đo độ sâu ngư<br />
<br />
là một đơn vị sản xuất độc lập từ khâu chuẩn<br />
<br />
trường (dựa vào máy tầm ngư hoặc bằng cách thả<br />
<br />
bị, tổ chức khai thác, bảo quản và tiêu thụ sản<br />
<br />
dây dọi) v.v. Thông thường, rường câu được thả ở<br />
<br />
phẩm.<br />
<br />
độ sâu cách đáy biển không quá 2 m.<br />
<br />
Chuẩn bị chuyến biển: bọc lại áo mồi và bổ<br />
<br />
Thả câu: trước khi thả câu phải hoàn tất các<br />
<br />
sung mồi dự trữ; thay thế dây thẻo bị hư hỏng; bổ<br />
<br />
công việc như: bố trí nhân lực, dây câu, rường câu,<br />
<br />
sung thêm phao ganh, chì do bị mất hoặc hư hỏng;<br />
<br />
phao ganh…Tùy thuộc vào biên chế nhân lực mà<br />
<br />
chuẩn bị nhiên liệu, nước đá, nước ngọt, lương<br />
<br />
chọn hình thức thả phù hợp.<br />
<br />
thực, thực phẩm, đồ dùng sinh hoạt; lắp đặt các<br />
máy điện tử hàng hải lên tàu v.v.<br />
<br />
- Thả câu với 1 người: dùng cho tàu công suất<br />
dưới 20 cv, chiều dài vàng câu ngắn,. Trường hợp<br />
<br />
Chọn ngư trường khai thác: thường dựa vào<br />
<br />
thả 1 người thì các bộ phận của vàng câu được lắp<br />
<br />
kinh nghiệm của thuyền trưởng kết hợp với các số<br />
<br />
ráp sẵn. Quy trình thả như sau: thả cờ hiệu đầu<br />
<br />
liệu về tọa độ các điểm khai thác đã đánh bắt những<br />
<br />
vàng câu; thả dây câu chính (thả phía lái); thả rường<br />
<br />
chuyến biển trước được lưu trên máy GPS, hoặc từ<br />
<br />
câu và chì của dây thẻo thứ nhất; thả dây thẻo và<br />
<br />
sổ ghi chép của thuyền trưởng.<br />
<br />
phao ganh 1; quy trình lặp lại bước 3, 4 đến hết<br />
<br />
Chọn vị trí thả câu: khi đến ngư trường hoặc<br />
<br />
vàng câu; thả cờ hiệu cuối vàng câu. Thời gian bắt<br />
<br />
trong trường hợp phải di chuyển ngư trường,<br />
<br />
đầu thả câu từ 5 - 6 giờ. Thời gian kết thúc phụ<br />
<br />
thuyền trưởng chọn vị trí thả câu và hướng thả câu.<br />
<br />
thuộc chiều dài vàng câu. Tốc độ tàu khi thả câu:<br />
<br />
Thường chọn dựa theo kinh nghiệm như: quan sát<br />
<br />
thông thường 2 hl/h.<br />
<br />
56 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG<br />
<br />
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
<br />
Hình 6. Thả câu một người<br />
<br />
- Thả câu với 3 người: quy trình thực hiện<br />
tương tự như trường hợp thả câu với 1 người, song<br />
các công đoạn có sự phân công chuyên môn rõ<br />
ràng. Quy trình thả như sau:<br />
Thuyền trưởng điều động tàu chạy theo hướng<br />
ngược gió, tốc độ khoảng 4 hl/h. Nhận được lệnh<br />
thả câu của thuyền trưởng, thủy thủ số 2 thả cờ hiệu<br />
đã liên kết với dây chính xuống biển; thủy thủ số 1<br />
thả rường câu, chì và dây thẻo thứ nhất; thủy thủ số<br />
3 điều chỉnh chiều dài dây ganh phù hợp với độ sâu<br />
ngư trường, đưa đầu dây ganh còn lại cho thủy thủ<br />
số 2 để liên kết với dây câu và thả xuống biển. Công<br />
đoạn này phải thực hiện song song và đồng thời với<br />
việc thả dây thẻo của thủy thủ 1.<br />
Quá trình trên được lặp lại cho những dây thẻo<br />
và phao ganh tiếp theo. Thả đến dây thẻo thứ 100,<br />
thả cờ hiệu thứ 2. Quy trình trên được thực hiện đến<br />
khi thả hết chiều dài vàng câu và cờ hiệu cuối cùng.<br />
Kết thúc giai đoạn thả câu là giai đoạn ngâm câu.<br />
Ngâm câu và thăm câu.<br />
Ngâm câu là thời gian chờ mực đến ăn mồi.<br />
Thời gian ngâm câu càng nhiều thì hiệu quả khai<br />
thác càng cao. Trong thời gian ngâm câu thuyền<br />
viên nghỉ ngơi, ăn cơm, bảo quản mực khô (nếu có)<br />
hoặc làm việc khác. Thuyền trưởng theo dõi sự trôi<br />
của vàng câu và quan sát các tàu bạn có thể gây<br />
sự cố cho vàng câu để kịp thời xử lý. Sau 2 - 3 giờ<br />
ngâm câu, tiến hành thăm câu lần đầu tiên.<br />
Thăm câu là kiểm tra vàng câu và thu sản phẩm<br />
nhưng không thu dây câu. Trong thời gian ngâm câu<br />
có thể thực hiện 2 – 3 lần thăm câu. Thuyền trưởng<br />
cho tàu chạy men theo đường thả câu tiến hành<br />
thăm câu.<br />
- Thăm câu với 1 lao động: người ngồi ở vị<br />
<br />
Soá 1/2012<br />
<br />
Hình 7. Bố trí nhân lực thả câu 3 người<br />
<br />
trí như quá trình thả câu hình 6, điều động tàu chạy<br />
men theo đường dây câu với tốc độ khoảng 1hl/h,<br />
tạo với đường dây chính góc khoảng 300 - 400. Dùng<br />
sào móc dây câu chính lên và lần theo dây câu<br />
chính để tìm dây thẻo câu. Khi lần tới dây thẻo câu,<br />
một tay cầm dây câu chính, tay kia cầm dây thẻo<br />
câu và kéo nhẹ dần dây thẻo câu lên. Nếu cảm nhận<br />
có mực dính lưỡi câu thì kéo hết dây thẻo lên để bắt<br />
mực. Trường hợp mực còn sống dùng vợt thu mực<br />
lên tàu. Trường hợp mực chết kéo thẳng dây thẻo<br />
câu lên tàu để lấy mực. Quá trình thăm câu có thể<br />
điều chỉnh độ dài dây ganh cho phù hợp với độ sâu<br />
ngư trường.<br />
- Thăm câu với 3 người:<br />
Bố trí nhân lực như hình 8. Có thể được tóm tắt<br />
như sau: thuyền trưởng điều động tàu chạy tốc độ<br />
khoảng 2hl/h và tạo với đường dây chính một góc<br />
300- 400. Thủy thủ số 1 dùng sào móc dây câu chính<br />
lên, và lần theo dây câu chính để tìm các dây thẻo<br />
câu được thả. Khi tìm thấy dây thẻo câu kéo nhẹ<br />
dây lên. Nếu cảm nhận có mực dính lưỡi câu thì<br />
đưa dây thẻo cho thủy thủ số 2.<br />
Thủy thủ số 2 nhận dây thẻo câu từ thủy thủ số<br />
1 và thu dần lên tàu. Nếu mực còn sống đưa dây<br />
thẻo cho thủy thủ số 3 dùng vợt thu mực lên tàu.<br />
Thủy thủ số 3: dùng vợt thu mực khi cần thiết,<br />
bảo quản sản phẩm mực mới bắt được, đo độ sâu<br />
ngư trường, điều chỉnh chiều dài dây ganh, gỡ rối<br />
mồi câu khi dính rác…<br />
<br />
Hình 8. Thăm câu 3 người<br />
<br />
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 57<br />
<br />