TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2013<br />
<br />
KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ<br />
TRIỆT CĂN UNG THƯ TRỰC TRÀNG 1/3 TRÊN<br />
Nguyễn Anh Tuấn*; Hoàng Văn An*<br />
TÓM TẮT<br />
Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt trực tràng nội soi triệt căn điều trị ung thư trực tràng (UTTT) 1/3<br />
trên cho 62 bệnh nhân (BN) UTTT 1/3 trên (35 nam, 27 nữ), tuổi trung bình 60,17 ± 13,2, từ 2006 2012. Kết quả: đa số BN ở giai đoạn muộn: giai đoạn III: 54,8%; 83,9% khối u T3, T4 với kích thước<br />
4,06 ± 1,59 cm. 56,98% có di căn hạch. Thời gian phẫu thuật: 108,79 ± 23,99 phút, thời gian hậu<br />
phẫu 11,76 ± 6,04 ngày. Không có tử vong phẫu thuật, tỷ lệ tai biến 1,61%, biến chứng 8,06%,<br />
chuyển mổ mở 9,67%. Thời gian theo dõi trung bình 41,6 ± 10,8 tháng; 14,5% tái phát tại chỗ hoặc<br />
di căn xa; 9,67% tử vong. Thời gian sống trung bình: 62,4 ± 3,5 tháng. Tỷ lệ sống tích lũy sau 1, 2, 3,<br />
4, 5 năm là 98%; 92,7%; 87,9%; 79,9 và 63,9%.<br />
* Từ khóa: Ung thư trực tràng 1/3 trên; Phẫu thuật nội soi.<br />
<br />
the results of laparoscopic radical treatment<br />
of upper third rectal cancer<br />
SUMMARY<br />
The study aimed to evaluate results of laparoscopic radical treatment for upper third rectal cancer<br />
in 62 patients with upper third rectal cancer (35 men, 27 women), mean age 60.17 ± 13.2, who were<br />
treated by laparoscopic sugery at 108 Hospital from 2006 to 2012. Results: most patients in advanced<br />
stages: stage III 54.8%, 83.9% had tumor T3, T4 with 4.06 ± 1.68 cm in size. 59.68% of patients had<br />
lymph node metastasis. Surgical time: 108.79 ± 23.99 min, postoperative time 11.76 ± 6.04 days. There<br />
was no surgical mortality, incidence rate: 1.61%, postoperative complications 8.06%, conversion rate to<br />
open surgery: 9.67%. Median follow-up time: 41.6 ± 10.8 months. 14.5% had local recurrence or distant<br />
metastases, 9.67% were dead. Median survival time was 62.4 ± 3.5 months. The cumulative survival rate<br />
after 1, 2, 3, 4 and 5 years was 98.0%; 92.7%; 87.9%; 79.9% and 63.9%.<br />
* Key words: Upper third rectal cancer, Laparoscopic surgery.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Ung thư trực tràng là bệnh lý ác tính phổ<br />
biến của đường tiêu hóa, trong đó, UTTT<br />
1/3 trên chiếm khoảng 50% [1]. Phẫu thuật<br />
là phương pháp điều trị cơ bản. PhÉu thuËt<br />
néi soi (PTNS) đang được ứng dụng rộng<br />
rãi trong điều trị UTTT nói chung và đặc biệt<br />
là UTTT 1/3 trên [2], đây là vị trí u có tiên<br />
<br />
lượng tốt, khả năng phẫu thuật thành công<br />
cao hơn các vị trí khác. Do chưa có nghiên<br />
cứu đánh giá riêng biệt đặc điểm kỹ thuật và<br />
kết quả của PTNS triệt căn điều trị UTTT<br />
1/3 trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu<br />
này nhằm: Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt<br />
trực tràng nội soi triệt căn điều trị UTTT 1/3<br />
trên cho 62 BN tại Bệnh viện TWQĐ 108 từ<br />
2006 - 2012.<br />
<br />
* Bệnh viện TWQĐ 108<br />
Chịu trách nhiệm nội dung khoa học: GS. TS. Phạm Gia Khánh<br />
GS. TS. Lê Trung Hải<br />
<br />
82<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2013<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
<br />
* Tai biến, biến chứng và tỷ lệ chuyển<br />
mổ mở:<br />
<br />
62 BN, 35 nam, 27 nữ, UTTT 1/3 trên,<br />
được PTNS cắt trực tràng tại Bệnh viện<br />
TWQĐ 108 trong 6 năm (2006 - 2012).<br />
<br />
Tai biến trong mổ (tổn thương bàng quang,<br />
niệu quản): 1 BN (1,61%); biến chứng sau<br />
mổ: 5 BN (8,06%), trong đó: bục miệng nối:<br />
3 BN (4,84%); chảy máu miệng nối: 1 BN<br />
(1,61%); nhiễm khuẩn vết mổ: 1 BN (1,61%);<br />
chuyển mổ mở: 6 BN (9,67%); tử vong phẫu<br />
thuật: 0 BN.<br />
<br />
BN được chẩn đoán xác định bằng nội<br />
soi, sinh thiết. Chỉ định phẫu thuật khi chưa<br />
có dấu hiệu di căn xa và khối u còn khả<br />
năng cắt bỏ. Phẫu thuật dưới gây mê nội<br />
khí quản, BN nằm tư thế sản, sử dụng 4<br />
trocar, trường hợp khó có thể dùng 6 trocar,<br />
áp lực ổ bụng 12 mmHg. Động mạch mạc<br />
treo tràng dưới được thắt cao hoặc thấp.<br />
Cắt bỏ mạc treo trực tràng (MTTT) 5 cm<br />
cách bờ dưới khối u. Bảo tổn cơ thắt bằng<br />
nối đại tràng sigma với trực tràng và máy nối<br />
EEA 29 - 31 mm. Điều trị hóa chất sau mổ<br />
theo phác đồ folfox 4. Theo dõi kết quả sớm<br />
và xa sau mổ bằng hẹn khám 3 tháng/lần.<br />
Đánh giá tình trạng tái phát tại chỗ bằng<br />
khám lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm<br />
sàng cần thiết.<br />
Xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS 16.0.<br />
So sánh có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.<br />
Tính tỷ lệ sống thêm sau mổ bằng phương<br />
pháp Kaplan-Meier với kiểm định Log-rank.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Đa số BN được phẫu thuật trong giai<br />
đoạn muộn. Tỷ lệ giai đoạn I, II và III: 16,1%,<br />
29,0% và 54,8%. Kích thước trung bình<br />
khối u 4,06 ± 1,59 cm. Tỷ lệ khối u T1, T2,<br />
T3, T4: 3,2%; 12,9%; 37,1% và 46,8%. BN<br />
chưa có di căn hạch chiếm 40,4%, di căn<br />
hạch mức N1: 17,7% và mức N2: 41,90. Thời<br />
gian phẫu thuật trung bình 108,79 ± 23,99<br />
phút (50 - 180 phút). Thời gian điều trị trung<br />
bình 19,05 ± 7,54 ngày (9 - 42 ngày). Thời<br />
gian hậu phẫu 12,7 ± 6,04 ngày (6 - 29 ngày).<br />
Không có tử vong phẫu thuật. 75,80% BN<br />
không phải truyền máu.<br />
<br />
3 BN bục miệng nối được phát hiện<br />
ngày thứ 4 sau mổ, dẫn lưu cạnh miệng nối<br />
lưu thông tốt, không gây viêm phúc mạc,<br />
điều trị bảo tồn, không phải mổ lại, 6 BN có<br />
phẫu thuật phối hợp, 6 BN chuyển mở (1 BN<br />
do chảy máu, 1 BN do tổn thương bàng quang<br />
và niệu quản bên trái). Nh÷ng BN khác đều<br />
do khối u lớn xâm lấn các cơ quan lân cận,<br />
trong đó, 1 BN xâm lấn ruột non phải kết<br />
hợp cắt đoạn ruột non, 2 BN xâm lấn bàng<br />
quang, 1 BN xâm lấn tử cung phần phụ.<br />
Kết quả xa: 90,32% BN được theo dõi<br />
sau mổ. Thời gian theo dõi trung bình 41,60<br />
± 10,8 tháng. 9 BN (14,49%) có tái phát tại<br />
chỗ và di căn xa, 6 BN (9,67%) đã tử vong.<br />
Bảng 1: Biểu hiện lâm sàng tái phát và<br />
di căn.<br />
SỐ BN<br />
(Tỷ lệ %)<br />
<br />
CÁCH<br />
XỬ TRÍ<br />
<br />
U miệng nối<br />
<br />
1 (1,61)<br />
<br />
Mổ lại<br />
<br />
U đại tràng tại vị<br />
trí khác<br />
<br />
1 (1,61)<br />
<br />
Mổ lại<br />
<br />
Di căn gan<br />
<br />
1 (1,61)<br />
<br />
HC tạm thời<br />
<br />
Dịch ổ bụng<br />
<br />
4 (6,45)<br />
<br />
HC tạm thời<br />
<br />
Hạch ổ bụng<br />
<br />
2 (3,22)<br />
<br />
HC tạm thời<br />
<br />
BIỂU HIỆN<br />
LÂM SÀNG<br />
<br />
BN khi tái phát đều có dịch ổ bụng. 1 BN<br />
di căn gan đơn thuần không kết hợp với tái<br />
phát tại chỗ. 2 BN tái phát tại miệng nối đều<br />
được cắt lại trực tràng, bảo tồn cơ thắt.<br />
<br />
83<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2013<br />
<br />
Biều đồ 1: Tỷ lệ sống thêm toàn bộ.<br />
Trong tổng số 56 BN, có 6 BN tử vong.<br />
Sử dụng phương pháp tính tỷ lệ sống thêm<br />
tại các thời điểm và thiết lập đường cong<br />
sống Kaplan-Meier, thời gian sống trung<br />
bình là 62,4 ± 3,5 tháng (95% CI, 52 - 60).<br />
Tỷ lệ sống tích lũy tại thời điểm 1, 2, 3, 4, 5<br />
năm tương ứng là 98%; 92,7%; 87,9%; 79,9%<br />
và 63,9%.<br />
BÀN LUẬN<br />
Việc phần lớn BN ung thư 1/3 trên trực<br />
tràng được mổ trong giai đoạn muộn chứng<br />
tỏ UTTT 1/3 trên thường có biều hiện lâm<br />
sàng muộn hơn các vị trí khác của trực<br />
tràng. Vị trí giải phẫu và phần bóng trực<br />
tràng có kích thước lớn khiến khối u chậm<br />
xâm lấn vào các cơ quan lân cận và chậm<br />
tắc ruột. Việc u khó phát hiện khiến dễ bị bỏ<br />
sót trong lần thăm khám đầu tiên. Mặc dù tỷ<br />
lệ khối u có xâm lấn rộng khá cao (46,8%),<br />
nhưng khả năng cắt bỏ trực tràng ở vị trí<br />
này thường cao hơn so với UTTT thấp.<br />
Khối u thường xâm lấn bàng quang, niệu<br />
quản trái, phần phụ 2 bên, ruột non và túi<br />
cùng Douglas, các cơ quan này đều có thể<br />
phẫu tích khỏi khối u hoặc cắt bỏ cùng một<br />
khối u, đây cũng là đặc điểm riêng biệt so<br />
với các UTTT ở vị trí thấp hơn.<br />
<br />
84<br />
<br />
Mặc dù nghiên cứu William đã cho thấy<br />
mức độ lan rộng ở lớp dưới niêm mạc rất ít<br />
khi vượt quá 2 cm dưới khối u (2,5% BN)<br />
và khoảng an toàn 2 cm tính từ bờ dưới<br />
khối u tới đường cắt dưới là đủ, nhưng với<br />
vị trí 1/3 trên trực tràng, đường cắt dưới<br />
hoàn toàn có thể vượt xa hơn khoảng cách<br />
này mà không gặp khó khăn nào về mặt kỹ<br />
thuật. Vì vậy, chúng tôi vẫn chủ trương cắt<br />
trực tràng 5 cm cách bờ dưới khối u. Kết<br />
quả kiểm tra sau mổ cho thấy: tỷ lệ tái phát<br />
tại miệng nối (1,61%) thấp hơn so với<br />
những nghiên cứu về UTTT 1/3 giữa, dưới<br />
[2, 3, 9].<br />
Từ khi Heald (1979) đưa ra khái niệm<br />
mới về cắt toàn bộ MTTT, kỹ thuật đã<br />
nhanh chóng được chấp nhận rộng rãi và<br />
trở thành kỹ thuật chuẩn cho phẫu thuật<br />
UTTT [7]. Theo nhiều nghiên cứu trên thế<br />
giới về giải phẫu bệnh MTTT, tỷ lệ ổ di căn<br />
ung thư có thể tìm thấy ở vị trí thấp hơn bờ<br />
khối u khoảng 10 - 20%, nhưng rất hiếm<br />
khi tìm thấy các ổ di căn ở MTTT vượt quá<br />
4 cm so với dưới bờ khối u. Vì vậy, chúng<br />
tôi cho rằng một khoảng cách an toàn với<br />
MTTT 5 cm cách bờ dưới khối u là đủ để<br />
đảm bảo tính chất triệt căn của phẫu thuật.<br />
Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ MTTT không<br />
cần thiết với UTTT 1/3 trên.<br />
Trong nghiên cứu này, 3 BN (4,84%)<br />
bục miệng nối và đều xuất hiện muộn 4<br />
ngày sau mổ. Chúng tôi cho rằng tình trạng<br />
thiếu máu có thể xảy ra tại đầu đại tràng<br />
phía trung tâm hoặc đầu trực tràng phía<br />
ngoại vi. Tình trạng tưới máu của miệng nối<br />
liên quan trực tiếp đến khả năng liền miệng<br />
nối và bảo đảm cấp máu tốt cho quai tới là<br />
một yêu cầu quan trọng nhất về kỹ thuật,<br />
nhằm hạn chế biến chứng bục miệng nối.<br />
Tình trạng thiếu máu tại miệng nối phía quai<br />
tới hoặc quai đi được nhiều tác giả chứng<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2013<br />
minh có liên quan tới vị trí thắt cao động<br />
mạch mạc treo tràng dưới. Trong UTTT 1/3<br />
trên, sau khi thắt động mạch mạc treo tràng<br />
dưới tận gốc, việc cấp máu cho đầu trung<br />
tâm của miệng nối phụ thuộc hoàn toàn vào<br />
cung mạch viền của đại tràng và đầu ngoại<br />
vi của miệng nối phụ thuộc hoàn toàn vào<br />
động mạch trực tràng giữa và dưới. Trong<br />
nhiều trường hợp vừa thắt động mạch mạc<br />
treo tràng dưới tận gốc, vừa để lại mỏm<br />
trực tràng quá dài có thể dẫn tới thiều máu<br />
miệng nối. Việc hạ đại tràng góc lách không<br />
thực sự cần thiết và chỉ làm khi cần, sao<br />
cho động mạch viền của mỏm đại tràng làm<br />
miệng nối nhìn thấy còn đập và miệng nối<br />
không bị căng.<br />
1 BN (1,61%) bị tai biến trong mổ, tổn<br />
thương niệu quản do khối u xâm lấn rộng,<br />
đã được nối niệu quản thì đầu, đặt sonde<br />
JJ. Các tổn thương gặp trong phẫu thuật<br />
trực tràng, đặc biệt khi khối u T4 xâm lấn<br />
rộng gồm: tổn thương niệu quản, bàng quang,<br />
tử cung, vòi trứng, đám rối tĩnh mạch trước<br />
xương cùng và thần kinh tự động vùng<br />
chậu. Trong lúc mổ, 2 niệu quản được bộc<br />
lộ rõ ràng và quan sát liên tục trước bất cứ<br />
một động tác cắt nào nhằm hạn chế tổn<br />
thương. Để tránh tổn thương đám rối tĩnh<br />
mạch trước xương cùng và thần kinh tự<br />
động vùng chậu, cần t«n trọng giải phẫu<br />
vùng chậu và bộc lộ tốt để quan sát trực<br />
tiếp trong lúc mổ [3, 8].<br />
Trong tổng số 62 BN, có 6 trường hợp<br />
thất lạc, 6 BN (9,67%) tử vong. Kết quả này<br />
cũng tương tự như nghiên cứu của các tác<br />
giả khác trong và ngoài nước [1, 10].<br />
Nếu tính theo giai đoạn bệnh, giai đoạn I<br />
có 10 BN, thất lạc 1 BN, tử vong 1 BN, tỷ lệ<br />
sống thêm sau 60 tháng là 77,77%. Giai<br />
đoạn II có 17 BN, thất lạc 1 BN, tử vong 2<br />
<br />
BN, thời gian sống sau 60 tháng là 81,81%.<br />
Giai đoạn III có 35 BN, thất lạc 4 BN, thời<br />
gian sống thêm tại các thời điểm 12 tháng,<br />
24 tháng, 36 tháng, 48 tháng, 60 tháng<br />
tương ứng là 96,7%; 85,7%; 80,6%; 67,2%;<br />
44,8%. Tử vong 4 BN. Giai đoạn III có tiên<br />
lượng xấu nhất. Kết quả này cũng tương tự<br />
như nhiều nghiên cứu khác trong và ngoài<br />
nước [1, 2].<br />
Nếu tính theo mức độ xâm lấn của u<br />
trong thành trực tràng, khối u xâm lấn đến<br />
dưới lớp niêm mạc thành trực tràng (T1) có<br />
2 BN, tỷ lệ sống sau 60 tháng là 100%. Mức<br />
độ u xâm lấn đến lớp cơ (T2) có 8 BN, thất<br />
lạc 1 BN, tử vong 1 BN, thời gian sống<br />
thêm sau 60 tháng là 85,71%. Mức độ u<br />
xâm lấn đến thanh mạc (T3) có 23 BN, thất<br />
lạc 1 BN, thời gian sống thêm sau 60 tháng<br />
là 75%, tử vong 1 BN. Mức độ u xâm lấn<br />
vượt thanh mạc (T4) có 29 BN, thất lạc 4<br />
BN, thời gian sống thêm tại các thời điểm<br />
12 tháng, 24 tháng, 36 tháng, 48 tháng, 60<br />
tháng tương ứng là: 95,7%; 85,2%; 73%;<br />
73%; 36,75%, tử vong 4 BN. Chúng tôi thấy<br />
độ sâu xâm lấn của khối u, đặc biệt khối u<br />
(T4) có ý nghĩa tiên lượng quan trọng tới<br />
thời gian sống thêm.<br />
Nếu tính theo mức độ di căn hạch: nhóm<br />
chưa có di căn hạch (N0) có 25 BN, thất lạc<br />
2 BN, tử vong 1 BN, thời gian sống sau 60<br />
tháng 95,83%. Nhóm di căn hạch (N1) có<br />
11 BN, thất lạc 1 BN, thời gian sống thêm<br />
sau 60 tháng: 87%, đã tử vong 1 BN. Nhóm<br />
di căn hạch (N2) có 26 BN, thất lạc 3 BN,<br />
thời gian sống thêm sau 60 tháng là 32,5%,<br />
đã tử vong 4 BN. Kiểm định log Rank:<br />
χ2 = 22,62, bậc tự do 2, p = 0,001. Sự khác<br />
nhau về tỷ lệ sống sót giữa các nhóm có<br />
mức di căn hạch khác nhau có ý nghĩa<br />
thống kê.<br />
<br />
85<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2013<br />
KẾT LUẬN<br />
UTTT 1/3 trên là vị trí thuận lợi để thực<br />
hiện PTNS cắt trực tràng triệt căn. Phẫu<br />
thuật an toàn, không có tử vong, tỷ lệ tai<br />
biến 1,61%, biến chứng 8,06%, chuyển mổ<br />
mở 9,67%. Phương pháp không làm tăng tỷ<br />
lệ tái phát tại chỗ và di căn xa (14,5%), tử<br />
vong 9,67% với thời gian theo dõi trung<br />
bình 41,6 tháng. Tỷ lệ sống thêm sau 1, 2,<br />
3, 4, 5 năm tương ứng là 98%, 92,7%,<br />
87,9%, 79,9% và 63,9%.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Nguyễn Hoàng Bắc, Đỗ Minh Đại, Lê<br />
Quan Anh Tuấn, Ung Văn Việt. PTNS cắt đại<br />
trực tràng. Hội nghị Chuyên đề Hậu môn - §ại<br />
trực tràng. TP. Hồ Chí Minh. 2003, tr. 160-72.<br />
2. Nguyễn Minh Hải, Lâm Việt Trung, Hồ Cao<br />
Vũ. Phẫu thuật cắt toàn bộ MTTT và bảo tồn<br />
thần kinh tự động vùng chậu trong UTTT thấp.<br />
Hội nghị Chuyên đề Hậu môn - §ại trực tràng.<br />
TP Hồ Chí Minh. 2003, tr.240-250.<br />
<br />
5. Abraham NS, Young JM, Solomon MJ.<br />
Meta-analysis of short-term outcomes after<br />
laparoscopic resection for colorectal cancer. Br J<br />
Surg. 2004, 91 (9), pp.1111-1124.<br />
6. Gonzalez R, Smith CD, Mason E, Duncan T,<br />
Wilson R, Miller J, Ramshaw BJ. Consequences<br />
of conversion in laparoscopic colorectal surgery.<br />
Dis Colon Rectum. 2006, 49 (2), pp.197-204.<br />
7. Kapiteijin E, C.J.H. van de Velde. Developments<br />
and quality assurance in rectal cancer surgery.<br />
European Journal of Cancer. 2002, 38, pp.919-936.<br />
8. Law WL, Poon JT, Fan JK, Lo SH. Comparison<br />
of outcome of open and laparoscopic resection<br />
for stage II and stage III rectal cancer. Ann Surg<br />
Oncol. 2009, 16 (6), pp.1488-1493.<br />
9. Neudecker J, Klein F, Bittner R, Carus T,<br />
Stroux A, Schwenk W. Short-term outcomes<br />
from a prospective randomized trial comparing<br />
laparoscopic and open surgery for colorectal<br />
cancer. Br J Surg. 2009, 96 (12), pp.1458-1467.<br />
10. Reza MM, Blasco JA, Andradas E,<br />
Cantero R, Mayol J. Systematic review of<br />
laparoscopic versus open surgery for colorectal<br />
cancer. Br J Surg. 2006, 93 (8), pp.921-928.<br />
<br />
3. Vũ Đức Long, Nguyễn Xuân Hùng. UTTT<br />
các yếu tố tiên lượng sau điều trị phẫu thuật.<br />
Ngoại khoa. 2003, số 1/2003, tr.8-11.<br />
4. Aly EH. Laparoscopic colorectal surgery:<br />
Summary of the current evidence. Ann R Coll<br />
Surg Engl. 2009, 91 (7), pp.541-544.<br />
<br />
Ngày nhận bài: 10/3/2013<br />
Ngày giao phản biện: 20/3/2013<br />
Ngày giao bản thảo in: 26/4/2013<br />
<br />
86<br />
<br />