Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
KẾT QUẢ SỚM CỦA PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT ĐOẠN TRỰC TRÀNG<br />
NỐI MÁY SO VỚI MỔ MỞ TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TRỰC TRÀNG<br />
Võ Tấn Long*, Nguyễn Minh Hải*, Lâm Việt Trung*, Trần P Dũng Tiến*, Trần Vũ Đức*,<br />
Hồ Cao Vũ*, Nguyễn Thị Trúc Lâm*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục đích: Đánh giá tính khả thi và kết quả phẫu thuật nội soi (PTNS) cắt đoạn trực tràng nối máy so với<br />
mổ mở trong điều trị ung thư trực tràng.<br />
Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, không ngẫu nhiên. Từ 10/2007 đến 12/2009, chúng tôi đã thực hiện<br />
60 ca phẫu thuật nội soi (PTNS) và 30 ca phẫu thuật mở cắt đoạn trực tràng nối máy cho các trường hợp ung<br />
thư trực tràng cách rìa hậu môn từ 6-15 cm. Tuổi bệnh nhân trung bình là 61 ± 12 (29 - 87) trong nhóm PTNS<br />
và 58 ± 14 (29 - 83) trong nhóm mổ mở.<br />
Kêt quả: Thời gian mổ trung bình 217 ± 67 phút (từ 110 - 360 phút) trong nhóm PTNS và 176 ± 48 phút<br />
(90 – 265 phút) trong nhóm mổ mở. Tỉ lệ biến chứng chung của nhóm PTNS là 21,6% và mổ mở là 30%. Không<br />
có tử vong phẫu thuật trong cả hai nhóm. Tỉ lệ nhiễm trùng vết mổ tăng trội ở nhóm mổ mở (16,7%) so với 3%<br />
ở nhóm PTNS. Thời gian nằm viện tương đương giữa hai nhóm. Với thời gian theo dõi trung bình là 22 tháng,<br />
tỉ lệ sống còn chung ở nhóm PTNS và nhóm mổ mở lần lượt là 96,7% và 93,3%.<br />
Kết luận: PTNS cắt đoạn trực tràng nối máy trong điều trị ung thư trực tràng có thể thực hiện an toàn và<br />
có kết quả sớm chấp nhận được so với phẫu thuật mở. Các bệnh nhân nhóm PTNS có tỉ lệ đau sau mổ ít hơn và tỉ<br />
lệ nhiễm trùng vết mổ ít hơn so với nhóm mổ mở. Với thời gian theo dõi trung bình 22 tháng, cả hai nhóm có kết<br />
quả về mặt ung thư học tương đương nhau.<br />
Từ khóa: phẫu thuật nội soi trực tràng, ung thư trực tràng, cắt đoạn trực tràng.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
EARLY RESULTS OF LAPAROSCOPIC VS. OPEN STAPLED LOW ANTERIOR RESECTION<br />
FOR RECTAL CANCERS<br />
Vo Tan Long, Nguyen Minh Hai, Lam Viet Trung, Tran P Dung Tien, Tran Vu Duc, Ho Cao Vu,<br />
Nguyen Thi Truc Lam* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 43 - 50<br />
Aim: To evaluate the feasibility and results of laparoscopic stapled low anterior resection (LAR) for rectal<br />
cancers in compare with open stapled LAR.<br />
Method: Prospective non-randomised study. From 10/2007 to 12/2009, we have performed 60 cases of<br />
laparoscopic stapled LAR and 30 cases of open stapled LAR for rectal cancers ranged from 6 cm to 15 cm<br />
from anal verge. Patient’s mean age was 61 ± 12 (29 - 87) in laparoscopic group and 58 ± 14 (29 - 83) in the<br />
open group.<br />
Results: Operation time was 217 ± 67 minutes (110 - 360 mins) for laparoscopic group and 176 ± 48 (90 –<br />
265 mins) for the open one. Overall morbidity in the laparoscopic group is 21.6% and 30% in the open group. No<br />
mortality was recorded in both groups. Wound infection was predominant in the open group (16.7%) compared<br />
with 3% in the laparoscopic group. Hospital stay was similar in both groups. With the mean follow-up time of 22<br />
months, the mean survival rate of laparoscopic group and open group was 96.7% and 93.3%, respectively.<br />
∗<br />
<br />
Khoa Ngoại Tiêu hóa, Bệnh viện Chợ Rẫy<br />
Tác giả liên lạc: PGS TS. Võ Tấn Long.<br />
ĐT: 0903 698915.<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
E-mail: longvotany@yahoo.com<br />
<br />
43<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Conclusion: Laparoscopic stapled LAR for rectal cancers can be performed safely and have acceptable results<br />
in compare with open stapled LAR. Patients in laparoscopic group had less pain and less wound infection in<br />
postoperative compare with the open group. With the follow-up time of 22 months, both groups had similar<br />
oncologic results.<br />
Keywords: Laparoscopic rectal surgery, rectal cancers, low anterior resection.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Phẫu thuật nội soi trong ung thư trực tràng<br />
đã được nhiều tác giả trên thế giới chứng minh<br />
tính khả thi của phẫu thuật, mang lại kết quả tốt<br />
về mặt thẩm mỹ, giảm đau sau mổ, giảm các<br />
biến chứng tiết niệu sinh dục; trong khi đó vẫn<br />
đảm bảo về các nguyên tắc phẫu thuật ung thư.<br />
Phẫu thuật nội soi trực tràng còn có ưu điểm tạo<br />
một phẫu trường rộng rãi, giúp phẫu thuật viên<br />
quan sát tốt các cấu trúc mạch máu thần kinh<br />
vùng chậu khiến cho việc thực hiện kỹ thuật<br />
chính xác và thuận lợi. Sự ra đời và ứng dụng<br />
các dụng cụ khâu nối máy giúp cho việc thực<br />
hiện các miệng nối trực tràng sâu trở nên khả thi<br />
hơn. Tuy nhiên cũng có không ít những tai biến,<br />
biến chứng liên quan đến việc sử dụng các dụng<br />
cụ khâu nối máy.<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
Phẫu thuật nội soi cắt trực tràng điều trị ung<br />
thư trực tràng được thực hiện ở một số cơ sở y tế<br />
trong nước từ năm 2002: tại Bệnh viện Chợ Rẫy,<br />
Bệnh viện Đại Học Y Dược, Bình Dân, Việt Đức,<br />
BV Trung Ương Huế, BV 108 … Phẫu thuật nội<br />
soi đã chứng tỏ những ưu điểm và kết quả khá<br />
khích lệ hơn so với mổ mở, nhưng đòi hỏi nhiều<br />
đầu tư trang thiết bị dụng cụ hiện đại. Việc<br />
nghiên cứu và triển khai rộng rãi kỹ thuật này là<br />
cần thiết<br />
<br />
Là các bệnh nhân ung thư trực tràng nhập<br />
viện Chợ Rẫy từ ngày 01/01/2007 đến<br />
31/12/2009.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Nghiên cứu tiền cứu, mô tả và phân tích, có<br />
nhóm chứng. Số liệu được thu thập bằng biểu<br />
mẫu và xử lý số liệu bằng phần mềm thống kê<br />
SPSS 15.0.<br />
Cỡ mẫu: Số bệnh nhân của mỗi nhóm được<br />
tính theo công thức:<br />
N=<br />
<br />
Z1−α / 2 2 P(1 − P) + Z1−α / 2 P1 (1 − P1 ) + P2 (1 − P2 )<br />
( P1 − P2 ) 2<br />
<br />
P = (P1 + P2) / 2<br />
Với P: nguy cơ tương đối của giả thuyết<br />
Z: Trị số tới hạn của độ tin cậy 100 %. Độ tin<br />
cậy 95%: Z1-α/2=1,96<br />
P1: Nguy cơ tương đối tái phát tại chỗ của<br />
nhóm phẫu thuật mổ mở (35%)<br />
P2: Nguy cơ tương đối tái phát tại chỗ của<br />
nhóm phẫu thuật nội soi (10%)<br />
Lực của test: 90%. Z1- α/2 =1,28. P = (0,35 +<br />
0,10)/2 = 0,225<br />
→ Kết quả N ≈ 30<br />
<br />
Do đó chúng tôi thực hiện nghiên cứu này<br />
nhằm mục tiêu: Đánh giá tính khả thi, an toàn,<br />
kết quả sớm của phẫu thuật nội soi cắt trực<br />
tràng và nối máy trong điều trị ung thư trực<br />
tràng.<br />
<br />
Như vậy, số mẫu dự trù tối thiểu mỗi<br />
nhóm là 30 bệnh nhân: nhóm phẫu thuật nội<br />
soi 30 bệnh nhân và nhóm phẫu thuật mổ mở<br />
30 bệnh nhân.<br />
<br />
Mục tiêu chuyên biệt<br />
- Đánh giá các tai biến, biến chứng của phẫu<br />
thuật nội soi trong ung thư trực tràng.<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh<br />
Chọn bệnh ngẫu nhiên cho 2 nhóm nghiên<br />
cứu bằng phương pháp lấy mẫu không xác suất<br />
(non probability sampling).<br />
<br />
- Đánh giá kết quả bước đầu về mặt ung thư<br />
học: tái phát tại chỗ và di căn xa.<br />
<br />
44<br />
<br />
Bệnh nhân ung thư trực tràng cách bờ hậu<br />
môn từ 6 -15 cm, có chỉ định phẫu thuật triệt để cắt<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
trực tràng nối máy (u T3 trở xuống; giai đoạn I, II,<br />
III theo TNM hay A, B, C theo Dukes).<br />
Không có chống chỉ định phẫu thuật nội soi.<br />
Bệnh nhân đồng ý phẫu thuật bằng<br />
phương pháp nội soi ổ bụng.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Từ 10/2007 đến 12/2009, chúng tôi đã thực<br />
hiện thành công 60 ca mổ nội soi và 30 ca mổ mở<br />
cho các bệnh nhân ung thư trực tràng ở đoạn 1/3<br />
giữa và trên (cách trực tràng ≥ 6cm và ≤ 15 cm).<br />
Trong 60 trường hợp mổ nội soi, không có<br />
trường hợp nào phải chuyển sang mổ mở.<br />
Không có tử vong sau mổ trong cả hai nhóm.<br />
<br />
Đặc điểm bệnh nhân<br />
Bảng 1: Đặc điểm bệnh nhân<br />
Nam<br />
Nữ<br />
Tỉ lệ nam / nữ<br />
Tuổi trung bình<br />
<br />
Mổ nội soi (N=60)<br />
32 (53,3%)<br />
28 (46,7%)<br />
1,1<br />
61 ± 12 (29 - 87)<br />
<br />
Mổ mở (N=30)<br />
19 (63,3%)<br />
11 (36,7%)<br />
1,7<br />
58 ± 14 (29 - 83)<br />
<br />
Đặc điểm bệnh lý<br />
Bảng 2: Đặc điểm bệnh lý<br />
Vị trí u – rìa<br />
hậu môn:<br />
Kích thước<br />
u<br />
Giai đoạn<br />
pT<br />
Giai đoạn<br />
pN<br />
Đặc điểm<br />
mô học<br />
<br />
Độ biệt<br />
hóa<br />
Xếp giai<br />
đoạn<br />
<br />
Mổ nội soi<br />
Mổ mở<br />
(N=60)<br />
(N=30)<br />
6 – 10 cm<br />
48 (80%) 20 (66,7%)<br />
>10 – 15 cm<br />
12 (20%) 10 (33,3%)<br />
4,2 ± 1,8 cm 3,8 ± 1,7 (1 –<br />
(2 -12 cm)<br />
10 cm)<br />
pT2<br />
15 (25%)<br />
5 (16,7%)<br />
pT3<br />
45 (75%) 25 (83,3%)<br />
pN0<br />
34 (56,7%) 21 (70%)<br />
pN1<br />
24 (40%)<br />
7 (23,3%)<br />
pN2<br />
2 (3,3%)<br />
2 (6,7%)<br />
Carcinôm tuyến trực<br />
58<br />
30<br />
tràng<br />
Carcinôm tuyến<br />
nhày<br />
Biệt hóa cao<br />
Biệt hóa trung bình<br />
Biệt hóa kém<br />
Giai đoạn I<br />
Giai đoạn IIa<br />
Giai đoạn IIIa<br />
Giai đoạn IIIb<br />
Giai đoạn IIIc<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
2<br />
<br />
0<br />
<br />
2<br />
57<br />
1<br />
10<br />
24<br />
2<br />
22<br />
2<br />
<br />
0<br />
30<br />
0<br />
5<br />
16<br />
0<br />
7<br />
2<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Kết quả phẫu thuật<br />
Thời gian mổ<br />
Trung bình là 217 ± 67 phút (từ 110 - 360<br />
phút) cho nhóm phẫu thuật nội soi và 176 ± 48<br />
(90 – 265 phút) cho nhóm phẫu thuật mổ mở.<br />
Khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).<br />
Số hạch nạo vét được<br />
Với nhóm PTNS, số hạch nạo vét trung bình<br />
là 7 ± 4 hạch (từ 0 - 16 hạch). Số hạch có di căn<br />
trung bình là 1 ± 1,2 hạch (từ 0 – 6 hạch).<br />
Với nhóm PT mổ mở, số hạch nạo vét trung<br />
bình là 5,2 ± 3,2 hạch (từ 0 -12 hạch). Số hạch có<br />
di căn trung bình là 0,7 ± 1,3 hạch (từ 0 – 4 hạch).<br />
<br />
Tai biến trong mổ<br />
Trong nhóm PTNS, có 1 trường hợp có tai<br />
biến hở đầu cắt trực tràng dưới sau khi cắt<br />
máy. Trường hợp này được xử trí phẫu tích<br />
thêm mỏm cắt trực tràng và cắt thêm bằng<br />
máy qua nội soi. Bệnh nhân hậu phẫu ổn định<br />
và xuất viện sau 7 ngày. Trong nhóm PT mổ<br />
mở, có 1 trường hợp bị ngưng tim khi vừa bắt<br />
đầu mổ. Bệnh nhân được hồi sức kịp thời và ca<br />
mổ vẫn tiến hành bình thường. Hậu phẫu<br />
bệnh nhân ổn định.<br />
Tỉ lệ làm Ileostomy<br />
Có 8 trường hợp (13%) làm ileostomy trong<br />
nhóm PTNS. Đối với nhóm PT mổ mở, tỉ lệ này<br />
là 15 ca (50%).<br />
Thời gian nằm viện<br />
Thời gian nằm viện sau mổ trung bình là 8<br />
± 2 ngày (từ 5 – 14 ngày) trong nhóm PTNS.<br />
Với nhóm PT mổ mở là 8,3 ± 1,6 ngày (từ 4 – 16<br />
ngày). Khác biệt không có ý nghĩa thống kê<br />
(p> 0,05).<br />
Đau sau mổ<br />
Bệnh nhân hậu phẫu được sử dụng thuốc<br />
giảm đau toàn thân thông thường (không phải<br />
dẫn xuất morphine). Với thang điểm đau đánh<br />
giá vào ngày thứ 1 sau mổ, theo phương pháp<br />
nhìn tính điểm bằng số (Numeric Rating Score<br />
- NRS) từ 1 – 10, chỉ số đau trung bình là: 5,6 ±<br />
1,3 (từ 3 – 8) với nhóm PTNS và 6,4 ± 1,5 (từ 4 -<br />
<br />
45<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
9) với nhóm PT mổ mở. Khác biệt có ý nghĩa<br />
thống kê (p