Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
KẾT QUẢ TRUNG HẠN CỦA ĐIỀU TRỊ TIỂU KHÔNG KIỂM SOÁT GẮNG<br />
SỨC Ở PHỤ NỮ BẰNG PHẪU THUẬT TOT<br />
Nguyễn Văn Ân*, Nguyễn Tuấn Vinh*, Bùi Văn Kiệt**, Võ Trọng Thanh Phong*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề và mục tiêu: Nhằm đánh giá kết quả trung hạn của phẫu thuật dải treo qua lỗ bịt (TransObturator Tape - T.O.T.) để điều trị tiểu không kiểm soát (TKKS) khi gắng sức ở phụ nữ. Phương pháp này đã<br />
và đang được thực hiện tại bệnh viện Bình Dân kể từ năm 2008.<br />
Đối tượng và phương pháp: Đây là nghiên cứu hồi cứu. Đối tượng nghiên cứu là những bệnh nhân nữ đã<br />
được phẫu thuật TOT tại BV Bình Dân với chẩn đoán TKKS gắng sức. Sau khi ra viện bệnh nhân được quy<br />
định sau mổ 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm. Điện thoại để ghi nhận hiệu quả và biến chứng ở lần theo dõi<br />
gần đây nhất. Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 17.01.<br />
Kết quả: Từ 6/2008 – 3/2012, 46 bệnh nhân nữ với chẩn đoán TKKS gắng sức đã được phẫu thuật TOT.<br />
Tuổi trung bình ~ 52. Thời gian mổ trung bình ~ 33 phút. Thời gian nằm viện trung bình ~ 1,67 ngày. Thời<br />
gian theo dõi trung bình ~ 23,6 tháng. Tỉ lệ thành công = 95,7 %. Tai biến trong mổ: 1 trường hợp thủng bàng<br />
quang (2,1%), 2 trường hợp thủng góc âm đạo (4,2%),tất cả đều được phát hiện và sửa chữa ngay lúc mổ. Biến<br />
chứng sau mổ: 1 trường hợp đau bẹn đùi (2,1%), 2 trường hợp tiểu gấp mới bị (4,2%), 1 trường hợp lộ mảnh<br />
ghép (2,1%).<br />
Bàn luận: Tỉ lệ thành công trong loạt bệnh của chúng tôi là rất cao. Trường hợp thủng bàng quang là ca<br />
đầu tiên do chúng tôi chưa quen về thao tác mổ TOT, 45 trường hợp còn lại không gặp phải tai biến này. Chúng<br />
tôi chưa gặp phải biến chứng bí tiểu sau mổ, vốn thường gặp hơn trong phẫu thuật TVT. Tỉ lệ đau vùng bẹn<br />
đùi sau mổ cũng như tiểu gấp mới bị sau mổ tương đối ít gặp trong loạt bệnh của chúng tôi.<br />
Kết luận: Phương pháp TOT có thể xem là rất hiệu qủa và an toàn để điều trị TKKS gắng sức ở phụ nữ,<br />
theo kết quả theo dõi trung hạn của chúng tôi.<br />
Từ khóa: Dải treo xuyên lỗ bịt; TOT;Tiểu không kiểm soát.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
INTERMEDIATE-TERM RESULTS FOR TREATMENT OF STRESS URINARY INCONTINENCE IN<br />
WOMEN BY TOT PROCEDURE<br />
Nguyen Van An, Nguyen Tuan Vinh, Bui Van Kiet, Vo Trong Thanh Phong<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 3- 2012: 234 - 239<br />
Introduction and purpose: To evaluate intermediate-term of TOT procedure for treatment of stress urinary<br />
incontinence in women. This method has been performed at Binh Dan hospital since 2008.<br />
Objectives & Methods: This is a retrospective study. Female patients who were operated by TOT procedure<br />
at Binh Dan hospital were collected. After discharge, the patients were followed-up after 1, 3, 6 and 12 months.<br />
We connected the patients by telephone to know about the recent results. Data were analyzed using SPSS 17.01<br />
software.<br />
Results: From June 2008 to March 2012, we have performed 46 TOT procedures in female patients with<br />
*<br />
<br />
Bệnh viện Bình Dân Tp.HCM<br />
<br />
Tác giả liên lạc: TS Nguyễn Văn Ân<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu 2012<br />
<br />
**<br />
<br />
Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch<br />
<br />
ĐT: 0908163284<br />
<br />
Email: vanan63@yahoo.com<br />
<br />
233<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br />
<br />
diagnosis of SUI. The mean age of the patients was ~ 52. The operating time was ~ 33 minutes. The mean hospital<br />
stay ~ 1.67 days. The mean time of following up was ~ 23.6 months. Successful rate = 95.7%. Operative<br />
accidents: 1 case of bladder perforation (2.1%), 2 cases of vaginal laceration (4.2%) – all these cases were detected<br />
and repaired during operation. Post-op complications: 1 cases of groinpain (2.1%), 2 cases of de novo urgency<br />
(4.2%), 1 mesh extrusion (2.1%).<br />
Discussion: The successful rate in our series is very high. The only case of bladder perforation is our first<br />
case and we have not had any similar accident in the last 45 cases. We have not got urinary retention post-op (this<br />
complication is more common in TVT than TOT procedure). Groin pain and de novo urgency are low incidences<br />
in our series.<br />
Conclusion: TOT procedure can be evaluated as a very effective and safe method for treatment of SUI in<br />
women, according to our intermediate-term follow-up results.<br />
Key words: Transobturator Tape, TOT, Urinary Incontinence.<br />
quang và khắc phục dễ dàng) được các tác giả<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
đã thực hiện TOT ghi nhận là rất hiếm gặp. Các<br />
Cho đến đầu thập niên 1990, phẫu thuật<br />
biến chứng nguy hiểm như thủng mạch máu,<br />
Burch còn được xem là tiêu chuẩn vàng để điều<br />
thủng ruột hầu như không gặp. Vì thế, hiện nay<br />
trị TKKS gắng sức ở phụ nữ. Từ giữa thập niên<br />
phương pháp TOT cũng dần trở nên phổ biến<br />
1990 đến nay, kể từ báo cáo của Umsten<br />
và được nhiều tác giả ứa chuộng hơn cả TVT. Ở<br />
(1996)(15), phương pháp TVT (Tension-free<br />
Việt Nam, tác giả Nguyễn Ngọc Tiến (bv Pháp<br />
Vaginal Tape) ngày càng được ưa chuộng do<br />
Việt) đã báo cáo việc áp dụng phương pháp<br />
tính đơn giản và hiệu quả (tỉ lệ thành công ~ 85 –<br />
TOT từ năm 2008(7). Chúng tôi bắt đầu áp dụng<br />
100%), dần dần thay thế phương pháp Burch để<br />
phương pháp TOT tại bv Bình Dân kể từ 2008 để<br />
trở thành phương pháp điều trị hết sức phổ<br />
điều trị TKKS khi gắng sức ở phụ nữ và đã báo<br />
biến. Ở BV Bình Dân, chúng tôi đã áp dụng<br />
cáo kết quả ban đầu tại Hội nghị Niệu khoa toàn<br />
phẫu thuật TVT kể từ 2002 và đã báo cáo ở các<br />
quốc ở Quy Nhơn (2010)(11). Bài viết này trình<br />
hội nghị trong nước (2004, 2006, 2008), và ở<br />
bày những kết quả đánh giá trung hạn về phẫu<br />
Singapore (2007) với tỉ lệ thành công ~ 92<br />
thuật TOT của chúng tôi sau 3 năm thực hiện.<br />
%(8,8,10,9).<br />
Tuy nhiên, khi thực hiện TVT với số lượng<br />
lớn và theo dõi lâu dài, một số tác giả ghi nhận<br />
có thể có một số tai biến - biến chứng nặng tuy<br />
hiếm gặp. Trong y văn ghi nhận các báo cáo<br />
rách TM chậu ngoài của Primicerio (1999)(14),<br />
rách ĐM chậu ngoài của Zilberg (2001)(15), thủng<br />
ruột của Peyrat (2001)(13)… Biến chứng xảy ra<br />
chủ yếu do xuyên thích kim qua vùng sau<br />
xương mu không đúng cách.<br />
Nhằm hạn chế các biến chứng, nhưng vẫn<br />
giữ các nguyên tắc nâng đỡ niệu đạo bằng<br />
phương pháp ít xâm hại cuả phẫu thuật TVT,<br />
tác giả Delorme (2001) đã đề ra phẫu thuật TOT<br />
(Trans Obturator Tape)(3). Thủng bàng quang,<br />
một biến chứng rất thường gặp trong khi thực<br />
hiện TVT (mặc dù được phát hiện khi soi bàng<br />
<br />
234<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN<br />
CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
Gồm những bệnh nhân nữ được chẩn đoán<br />
TKKS gắng sức và đã được phẫu thuật TOT tại<br />
BV Bình Dân.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Đây là nghiên cứu hồi cứu, nhằm xác định<br />
tính hiệu quả, độ an toàn, ghi nhận tai biến trong<br />
mổ và biến chứng sau mổ của phương pháp TOT<br />
sau thời gian thực hiện gần 4 năm (có thể được<br />
xem là theo dõi trung hạn).<br />
Dụng cụ: Dùng dụng cụ của hãng CL Medical<br />
(Pháp) (hình 1a và 1b).<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu 2012<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Theo dõi hậu phẫu: thời gian rút thông tiểu,<br />
thời gian nằm viện, biến chứng sớm hậu phẫu<br />
(nhiễm trùng, chảy máu …)<br />
Theo dõi sau mổ: bệnh nhân được hẹn tái<br />
khám định kỳ sau mổ: 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 1<br />
năm. Lần sau cùng được chúng tôi liên hệ với<br />
bệnh nhân qua điện thoại. Ghi nhận mức độ hiệu<br />
quả của phẫu thuật (hết són tiểu hoàn tòan hay<br />
một phần, không hiệu quả), biến chứng hậu phẫu<br />
(són tiểu tái phát, nhiễm trùng, tiểu gấp mới xuất<br />
hiện, đau vùng hạ vị hay vùng bẹn, loét mòn làm<br />
hở dải băng prolene).<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Hình 1: Dùng dụng cụ của hãng CL Medical (1a,1b).<br />
Kỹ thuật: Chúng tôi áp dụng chủ yếu là kỹ<br />
thuật outside-in (xem các hình 2 và 3).<br />
<br />
Từ tháng 6/2008 đến tháng 3/2012, 46 bệnh<br />
nhân nữ với chẩn đoán TKKS gắng sức đã được<br />
phẫu thuật TOT tại bệnh viện Bình Dân.<br />
Tuổi trung bình ~ 52,0 ± 1,4 (min = 38, max =<br />
76).<br />
Thời gian mổ trung bình = 33,15 ± 0,78 phút<br />
(min = 30, max = 60 phút).<br />
Thời gian nằm viện = 1,67 ± 0,16 ngày (min =<br />
1, max = 5).<br />
<br />
Hình 2: Dùng kim chuyên dụng xuyên thích outsidein qua lỗ bịt, kéo theo dải prolene.<br />
<br />
Thời gian theo dõi trung bình 23,61 ± 1,67<br />
tháng (min = 3, max = 45).<br />
Tỉ lệ thành công 44/46 = 95,7 % (hoàn toàn<br />
không són tiểu). Có 2 trường hợp không thành<br />
công: 1 vẫn són tiểu như cũ, 1 có cải thiện nhưng<br />
vẫn són tiểu khi ho mạnh.<br />
Tai biến trong mổ: 1 trường hợp thủng bàng<br />
quang (2,1%), 2 trường hợp thủng góc âm đạo<br />
(4,2%),tất cả đều được phát hiện và sửa chữa ngay<br />
lúc mổ.<br />
<br />
Hình 3: Dải treo prolene đã đặt xuyên lỗ bịt và nâng<br />
đỡ dưới niệu đạo.<br />
<br />
Ghi nhận các dữ liệu<br />
Trong mổ: ghi nhận trong protocol về đánh<br />
giá độ khả dụng của kỹ thuật mổ, thời gian mổ,<br />
lượng máu mất, tai biến trong mổ (thủng bàng<br />
quang - niệu đạo, chảy máu nặng …).<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu 2012<br />
<br />
Biến chứng sau mổ: 1 trường hợp đau bẹn đùi<br />
(2,1%), 2 trường hợp tiểu gấp mới bị (4,2%), 1<br />
trường hợp lộ lưới prolene ra âm đạo (2,1%).<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Phương pháp TOT khắc phục được một số<br />
nhược điểm của phương pháp TVT<br />
Phương pháp TVT có thể gây những biến<br />
chứng nặng nề như phạm phải mạch máu lớn<br />
hay thủng ruột nếu hướng kim xuyên thích ra<br />
<br />
235<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br />
<br />
sau xương mu không làm đúng cách (hình 5a &<br />
5b).<br />
<br />
Hình 5: Hướng kim xuyên thích ra sau xương mu<br />
không làm đúng cách (5a, 5b).<br />
Nguồn: Miklose &Moore (International Center of<br />
Laparoscopic Urogynecology- Atlanta).<br />
Phương pháp TOT không xuyên kim vào<br />
khoang sau xương mu, chỉ đi ngoài lớp cân cơ<br />
đáy chậu để tạo cơ chế nâng đỡ đáy chậu<br />
(subfascial hammock) và được tính toán để xuyên<br />
kim vào vùng an toàn của lỗ bịt, hướng đặt dài<br />
treo prolene gần giống kỹ thuật TVT (hình 6a &<br />
6b) và vẫn bào đảm cơ chế khắc phục tình trạng<br />
suy yếu sàn chậu bằng cách nâng đỡ theo vị trí<br />
của dây chằng mu-niệu đạo (pubo-urethral<br />
ligament).<br />
<br />
Hình 6: Hướng đặt dài treo prolene gần giống kỹ<br />
thuật TVT (6a, 6b).<br />
Nguồn: Miklose &Moore (International Center of<br />
Laparoscopic Urogynecology- Atlanta).<br />
<br />
So sánh giữa hiệu quả trung hạn giữa TOT<br />
và TVT<br />
Theo dõi trong y văn các báo cáo trung hạn<br />
về phẫu thuật TVT: Umsten (1999)(16) báo cáo 50<br />
bệnh nhân, theo dõi 3 năm cho kết quả 86% hết<br />
són tiểu hoàn toàn, 11% cải thiện són tiểu rõ rệt<br />
(thành công 97%), 13% cải thiện kém hoặc không<br />
cải thiện. De Tayrac (2002)(6) báo cáo 144 trường<br />
hợp với thời gian theo dõi trung bình 20 tháng (8<br />
– 38 tháng): tỉ lệ rất hài lòng là 56,5%, hài lòng là<br />
34,6% (thành công 91,1%), thất bại 8,9%.<br />
Debodinance (2002)(2) theo dõi 256 bệnh nhân<br />
sau 3 tháng, 1 năm, 2 năm và 3 năm: kết quả<br />
thành công lần lượt là 90, 91, 83 và 87%.<br />
Theo dõi trong y văn các báo cáo trung hạn<br />
về phẫu thuật TOT: Tác giả Delorme (2003)(4) ghi<br />
nhận trường hợp theo dõi trung bình 17 tháng<br />
(13 – 29 tháng) có tỉ lệ thành công rất cao ~ 100%<br />
<br />
236<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu 2012<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br />
(hết hoàn toàn són tiểu 90,6%, cải thiện 9,4%).<br />
Trong khi tác giả Al-Singary (2007)(1) có 24 bệnh<br />
nhân theo dõi đủ 36 tháng có tỉ lệ thành công<br />
không cao lắm 79,2%, tỉ lệ thất bại khá cao 20,8%.<br />
Báo cáo của chúng tôi cho tỉ lệ thành công<br />
của phẫu thuật TOT với theo dõi trung hạn là ~<br />
95,6%. So sánh với báo cáo 28 trường hợp phẫu<br />
thuật TVT của chúng tôi (năm 2008) thì tỉ lệ<br />
thành công 92,8% với theo dõi trung hạn trung<br />
bình 11,2 tháng (min = 3, max = 48 tháng)(9).<br />
Như thế nhìn chung thì trên thế giới cũng<br />
như ở Việt Nam thì hiệu quả của cả phẫu thuật<br />
TVT và TOT đều rất tốt, với tỉ lệ thành công từ ~<br />
80% đến trên 90%.<br />
<br />
Nhận dịnh về các tai biến-biến chứng của<br />
phẫu thuật TOT<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
chứng sau 1 tháng. Trong y văn ghi nhận tỉ lệ<br />
này là 2,1 – 6%(5).<br />
Loạt bệnh của chúng tôi chưa thấy bí tiểu sau<br />
mổ khiến phải thông tiểu lưu hay thông tiểu cách<br />
quãng, so sánh với loạt bệnh TVT của chúng tôi<br />
là 10,7%(9), còn trong y văn là 1,9 – 9,9%(5). Nhìn<br />
chung thì tỉ lệ bí tiểu sau mổ của TOT thấp hơn<br />
TVT.<br />
<br />
Các biến chứng khác<br />
Loạt bệnh của chúng tôi không gặp trường<br />
hợp nào bị chảy máu quá nhiều phải truyền<br />
máu, bị khối máu tụ quá lớn phải mổ thoát lưu<br />
(Tỉ lệ này trong y văn là 2 – 3,3%(5).Chúng tôi<br />
cũng chưa gặp biến chứng đau vùng bẹn đùi sau<br />
mổ mà nhiều báo cáo khác đã trình bày (trong y<br />
văn, tỉ lệ đau bẹn – đùi là 2,3 – 15,9%(5,7)).<br />
<br />
Thủng bàng quang<br />
Chúng tôi có 1 trường hợp rách cổ bàng<br />
quang, nhưng lưu ý đây là ca đầu tiên chúng tôi<br />
thực hiện kỹ thuật TOT nên có thể đổ lỗi cho việc<br />
chưa thông thạo về kỹ thuật, sau đó tất cả những<br />
trường hợp còn lại thì không ghi nhận tai biến<br />
thủng bàng quang nữa. Như vậy tỉ lệ thủng bàng<br />
quang trong loạt phẫu thuật TOT của chúng tôi<br />
là 1/39 (3 %). So sánh với tỉ lệ thủng bàng quang<br />
trong phẫu thuật TVT của chúng tôi là 10,7%<br />
(được phát hiện trong lúc mổ khi soi bàng quang<br />
và được sửa chữa ngay và về sau không có di<br />
chứng gì) (9). Tỉ lệ thủng bàng quang trong y văn<br />
của TOT là 0,4 – 1,5% và của TVT là 2 – 11%(5).<br />
Như thế chúng tôi có cùng ý kiến với hầu hết các<br />
báo cáo trong y văn là tỉ lệ bị thủng bàng quang<br />
của TOT là ít hơn nhiều so với TVT.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
<br />
Loét mòn (erosion) làm hở dải băng prolene<br />
Chúng tôi có 1 trường hợp (tỉ lệ 1/39 = 3%).<br />
Trường hợp này được mổ lại, cắt bỏ phần dải<br />
băng bị hở và khâu lại thành âm đạo: kết quả về<br />
sau rất tốt, không bị hở vết mổ âm đạo nữa. Tỉ lệ<br />
này trong y văn là 0,2 – 12,5%(5).<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
Rối loạn tiểu sau mổ<br />
Tiểu gấp sau mổ (De novo urgency)<br />
Có 2 trường hợp được ghi nhận (tỉ lệ 2/39 =<br />
6%). Cả hai được điều trị nội khoa và hết triệu<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu 2012<br />
<br />
Nhìn chung, phẫu thuật TOT đã được áp<br />
dụng thành công tại bệnh viện Bình Dân với hiệu<br />
quả điều trị tốt và an toàn. Kết quả theo dõi trung<br />
hạn cho thấy tỉ lệ thành công, tai biến và biến<br />
chứng rất thấp: thủng bàng quang: 1 trường hợp,<br />
loét mòn âm đạo: 1 trường hợp, tiểu gấp sau mổ:<br />
2 trường hợp.<br />
Với tỉ lệ thành công cao và tỉ lệ tai biến-biến<br />
chứng thấp như thế, phần lớn hết các trường hợp<br />
TKKS gắng sức của chúng tôi trong 3 năm qua<br />
được phẫu thuật TOT. Mặc dù vậy, vẫn còn một<br />
số ít trường hợp còn làm TVT, và chúng tôi dự<br />
định sẽ có một bài viết khác về vấn đề này. Chúng<br />
tôi cũng đang cân nhắc ý kiến của nhiều tác giả<br />
cho rằng không cần thiết phải soi bàng quang<br />
kiểm tra lúc thực hiện TOT.<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
Al-Singary W, Shergill IS, Allen SE, John JA, Arya M, Patel HR<br />
(2007). Trans-obturator tape for incontinence: a 3-year follow-up.<br />
Urol Int (2007);78(3):198-201.<br />
Debodinance P, Delporte P, Engrand JB, Boulogne M (2002).<br />
Tension-free vaginal tape (TVT) in the treatment of urinary stress<br />
incontinence: 3 years experience involving 256 operations. Eur J<br />
Obstet Gynecol Reprod Biol (2002) 10;105(1): 49-58.<br />
Delorme E. et al (2001). Transobturator urethral suspension: a<br />
minimally invasive procedure to treat female stress urinary<br />
incontinence. Prog Urol (2001) ;11:1306-13. Article in French<br />
[abstract]<br />
<br />
237<br />
<br />