Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
KẾT QUẢ TRUNG VÀ DÀI HẠN SAU PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT GAN<br />
ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TẾ BÀO GAN<br />
Trần Công Duy Long*, Nguyễn Hoàng Bắc*, Nguyễn Đức Thuận**, Lê Tiến Đạt*, Đặng Quốc Việt*,<br />
Phạm Hồng Phú*, Trần Thái Ngọc Huy*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Phẫu thuật nội soi (PTNS) cắt gan ngày càng phát triển và phổ biến. Những lợi ích của phẫu<br />
thuật ít xâm hại ngày càng được xác định. Tuy nhiên, đối với một kỹ thuật phẫu thuật mới điều trị bệnh ung thư,<br />
kết quả sống thêm sau điều trị là vấn đề được quan tâm nhiều nhất.<br />
Phương pháp nghiên cứu và tiêu chuẩn chọn bệnh: Chúng tôi thực hiện nghiên cứu đoàn hệ. Phẫu thuật<br />
nội soi cắt gan cho các trường hợp ung thư tế bào gan. Giai đoạn bệnh được ghi nhận. Theo dõi tái khám định kỳ<br />
sau phẫu thuật theo một qui trình thống nhất nhằm đánh giá kết quả sống thêm và tình trạng tái phát sau mổ.<br />
Kết quả: Từ tháng 1 năm 2007 đến tháng 6 năm 2014, chúng tôi đã thực hiện 260 trường hợp PTNS cắt<br />
gan điều trị ung thư tế bào gan (thành công hoàn toàn bằng kỹ thuật nội soi). Tỷ lệ nam/nữ là 3/1. Tuổi bệnh<br />
nhân trung bình 55,81 ± 11,5. Mức độ xơ gan theo phân loại của Child Pugh: A -5 điểm (96,4%), A-6 điểm<br />
(2,9%), B-7 điểm (0,7%). Giai đoạn ung thư tế bào gan theo BCLC: Giai đoạn 0 (13,8%), giai đoạn A1 (55,4%),<br />
giai đoạn A2 (9,6%), giai đoạn B (21,2%). Kích thước trung bình của khối u 38,5 mm ( nhỏ nhất 10, lớn nhất 120<br />
mm). Với 260 bệnh nhân được PTNS cắt gan, có 33 (12,7%) bệnh nhân mất dấu ngay sau mổ. Có 227 (87,3%)<br />
bệnh nhân được theo dõi tái khám. Trong số bệnh nhân này, 83 bệnh nhân xuất hiện ung thư gan tái phát. Thời<br />
gian sống thêm không bệnh trung bình 52,63 ± 3 tháng. Tỷ lệ sống không bệnh ở các thời điểm: 1, 2, 3, 4, 5 năm<br />
lần lượt là 79,3%, 64,5%, 56,0%, 51,2% và 46,8%. Các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng thời gian sống thêm không<br />
bệnh là kích thước khối u (cả khi phân tích đơn và đa biến) và giai đoạn ung thư theo BCLC (phân tích đơn biến,<br />
P=0,023). Với 227 bệnh nhân tái khám, có 36 trường hợp tử vong do ung thư tái phát. Thời gian sống thêm<br />
không bệnh trung bình là 69,43 ± 2,97 tháng. Thời gian theo dõi dài nhất 89 tháng. Tỷ lệ % sống thêm toàn bộ<br />
không bệnh ở các thời điểm: 1, 2, 3, 4, 5 năm lần lượt là 96,4%, 84,0%, 78,7%, 77,3%, và 77,3%. Giai đoạn ung<br />
thư gan theo BCLC là yếu tố ảnh hưởng sống thêm toàn bộ khi phân tích đơn biến.<br />
Kết luận: PTNS cắt gan điều trị ung thư tế bào gan mang đến cho bệnh nhân kết quả sống thêm sau mổ khá<br />
tốt. Tỷ lệ sống thêm không bệnh và toàn bộ tại các thời điểm 1, 3, 5 năm lần lượt là 79,3%, 56,0%, 46,8% và<br />
96,4%, 78,7%, 77,3%. Tỷ lệ này hoàn toàn không xấu hơn so với kết quả của các nghiên cứu mổ mở. Các yếu tố<br />
kích thước khối u, giai đoạn bệnh theo BCLC được xác định có liên quan đến thời gian sống thêm không bệnh của<br />
bệnh nhân.<br />
Từ khóa: PTNS, PTNS cắt gan, ung thư gan, kết quả sống thêm sau mổ, tái phát sau mổ.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
MIDLE AND LONG-TERM RESULTS OF LAPAROSCOPIC LIVER RESECTION FOR HCC<br />
Tran Cong Duy Long, Nguyen Hoang Bac, Nguyen Duc Thuan, Le Tien Dat, Dang Quoc Viet,<br />
Pham Hong Phu, Tran Thai Ngoc Huy<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 234 - 240<br />
Background: HCC is common cancer, especially in ASEAN region where the prevelence of hepatitis virus<br />
* Bộ môn Ngoại, Đại học Y Dược TPHCM<br />
Tác giả liên lạc: BS. Trần Công Duy Long<br />
<br />
234<br />
<br />
** Khoa Ngoại Tiêu hóa Gan Mật, Bệnh viện ĐH Y Dược TPHCM<br />
ĐT: 0908 237 567<br />
Email: trancongduylong@yahoo.com<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
infection is high. Liver resection is the curative and popularized therapy for HCC. Laparoscopic surgery, with<br />
minimally invasive techniques, potentially brings benefits to patients who need liver resection for HCC. The aim<br />
of our study is to evaluate the effectiveness, safety and benefits of laparoscopic liver resection for HCC with longterm results.<br />
Patients and Methods: This is a Cohort study with 5-year results of total laparoscopic hepatectomy for<br />
HCC in one center. Patients with HCC were selected for laparoscopic liver resection by the same team. The<br />
operation was also performed by one team for surgeon. The follow-up protocol was similar to the open surgery.<br />
The patients would come back for examination every 2 months after that. Data of patients was collected and<br />
analised using SPSS software.<br />
Results: From Jan 2007 to Jul 2014, we had 275 enrolled patients with HCC underwent laparoscopic liver<br />
resection. Male/Female: 3/1. Mean of age: 55.81 ± 11.5 years old. Follow-up was fullfiled in 130 patients for 21.6 ±<br />
16.0 months (0-60 months). Mean tumor size was 3.73 cm (2-10 cm). Stage of HCC (according to BCLC): 0<br />
(13.8%), A1 (55.4%), A2 (9.6%), and B (21.2%). We had to convert to other technique in 11 patients (4%)<br />
because potential of major bleeding and tumor perforation. Type of resection: one segment (45%), two segments<br />
(45%), three segments(6.5%) and four segments(3.5%). Mean operation time: 120 minute (30 - 345 minute).<br />
Median blood loss 100 ml (20-1200 ml). Mean hospiatl stay: 6 days (3-25 days). There was no perioperative<br />
mortality. The disease free survival at 1, 2, 3, 4, 5 years in this study was 79.3%, 64.5%, 56.0%, 51.2% and<br />
46.8% respectively. The mean disease-free survival: 69.43 ± 2.97 months. The overall survival at 1, 2, 3, 4, 5 years<br />
is 96.4%, 84.0%, 78.7%, 77.3% and 77.3% respectively.<br />
Conclusion: Laparoscopic liver resection for HCC have good oncologic results. Desease free survival and<br />
overall survival at 1, 3, 5 year after surgery was 79.3%, 56.0%, 46.8% and 96.4%, 78.7%, 77.3% respectively.<br />
This results are comparable with open surgery. RCTs should be performed to have better definition. Laparoscopic<br />
liver resection become promising potental treatment with mini invasive benefit for HCC patients.<br />
Key words: Hepatocellular Carcinoma, Liver Cancer, Laparoscopic Surgery, Laparoscopic Liver Resection,<br />
Laparoscopic Hepatectomy, Milde-term Results, Long-term Results.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Áp dụng kỹ thuật nội soi vào phẫu thuật cắt<br />
gan điều trị ung thư tế bào gan nhằm hạn chế<br />
mức độ xâm lấn của phương pháp điều trị lên<br />
người bệnh. Do những lợi ích của kỹ thuật này<br />
mang lại, PTNS cắt gan ngày càng phát triển và<br />
lan rộng. Tuy nhiên, để đánh giá ý nghĩa thật sự<br />
của phương pháp điều trị bệnh ung thư, kết quả<br />
thời gian sống thêm sau điều trị, tình trạng tái<br />
phát là vấn đề rất cần thiết được quan tâm.<br />
Chúng tôi theo dõi các trường hợp được<br />
PTNS cắt gan điều trị ung thư tế bào gan nhằm<br />
đánh giá kết quả trung hạn và dài hạn sau điều<br />
trị. Cụ thể:<br />
Xác định tỷ lệ bệnh nhân sống thêm chưa tái<br />
phát và sống thêm toàn bộ tại các thời điểm 1<br />
năm, 3 năm và 5 năm.<br />
<br />
Ngoại Tổng Quát<br />
<br />
Mô tả tỷ lệ tái phát ung thư sau PTNS cắt gan<br />
điều trị ung thư tế bào gan.<br />
Đánh giá mối liên quan tình trạng tái phát<br />
với các yếu tố nguy cơ.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br />
Bệnh nhân được chẩn đoán ung thư tế bào<br />
gan dựa vào phác đồ của Hội nghiên cứu bệnh<br />
gan Hoa Kỳ, được phẫu thuật nội soi cắt gan.<br />
Chẩn đoán giải phẫu bệnh sau mổ là ung thư<br />
tế bào gan.<br />
Giai đoạn bệnh ung thư tế bào gan được xác<br />
định dựa vào bảng phân loại BCLC (Barcelona<br />
Liver Cancer clinic).<br />
Bệnh nhân được theo dõi định kỳ sau mổ.<br />
Tất cả bệnh nhân được tái khám định kỳ sau<br />
mổ mỗi 2 tháng. Khi tái khám được thăm khám<br />
<br />
235<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
lâm sàng, làm các xét nghiệm tầm soát tái phát<br />
và theo dõi tình trạng bệnh nhân theo một bệnh<br />
án chung (xem bệnh án tái khám). Cụ thể:<br />
Siêu âm, định lượng chất AFP trong máu,<br />
chức năng gan, tình trạng viêm gan siêu vi được<br />
đánh giá thường qui.<br />
X quang phổi được thực hiện thường qui<br />
để tầm soát sang thương bất thường mới xuất<br />
hiện. Khi phát hiện sang thương, chụp hình<br />
ảnh cắt lớp điện toán được chỉ định để xác<br />
định chẩn đoán.<br />
Chụp cắt lớp điện toán sọ não khi bệnh nhân<br />
có triệu chứng đau đầu kéo dài mà không tìm ra<br />
nguyên nhân nào rõ rệt hay có biểu hiện triệu<br />
chứng thần kinh khu trú.<br />
Xạ hình xương được chỉ định khi bệnh nhân<br />
có tình trạng đau nhức cơ thể kéo dài mà không<br />
tìm ra nguyên nhân nào rõ rệt.<br />
Chụp cắt lớp điện toán kết hợp xạ hình toàn<br />
thân (PET CT) được chỉ định khi bệnh nhân có<br />
tình trạng tăng AFP nhưng không thể tìm ra<br />
thương tổn di căn sau khi thực hiện các phương<br />
tiện chẩn đoán trên.<br />
Các bệnh nhân phát hiện sang thương mới<br />
trong gan khi siêu âm trong quá trình tái<br />
khám sẽ được tiến hành các bước xác định<br />
chẩn đoán ung thư tế bào gan (tái phát) theo<br />
phác đồ của Hội nghiên cứu bệnh gan Hoa Kỳ<br />
(AASLD) năm 2010.<br />
Phương pháp điều trị ung thư tế bào gan tái<br />
phát được thực hiện theo phác đồ hướng dẫn<br />
điều trị ung thư tế bào gan của Hội nghiên cứu<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Trong thời gian từ tháng 1 năm 2007 đến<br />
tháng 6 năm 2014, chúng tôi đã thực hiện 260<br />
trường hợp PTNS cắt gan điều trị ung thư tế<br />
bào gan (thành công hoàn toàn bằng kỹ thuật<br />
nội soi).<br />
<br />
Đặc điểm bệnh nhân trong nhóm nghiên<br />
cứu<br />
Nam giới chiếm đa số, với tỷ lệ nam/nữ là<br />
3/1. Tuổi bệnh nhân trung bình 55,96 ± 11,7. Tuổi<br />
nhỏ nhất là 16, lớn nhất là 83.<br />
Tỷ lệ mắc bệnh viêm gan siêu vi trong nhóm<br />
nghiên cứu như sau: không mắc viêm gan<br />
(16,9%), viêm gan siêu vi B (52,7%), viêm gan<br />
siêu vi C (27,7%), viêm gan siêu vi B và C (2,7%).<br />
Mức độ xơ gan theo phân loại của Child<br />
Pugh: A -5 điểm (96,4%), A-6 điểm (2,9%), B-7<br />
điểm (0,7%).<br />
AFP (Anpha Feto Protein) là chất chỉ điểm<br />
của ung thư tế bào gan. Giá trị trung vị của<br />
nồng độ AFP là 47ng/ml (thấp nhất, 1ng/ml,<br />
cao nhất, 47474 ng/ml). Tỷ lệ bệnh nhân có<br />
AFP nhỏ hơn 200ng/ml là 66,9%, AFP lớn hơn<br />
200 ng/ml là 33,1%.<br />
<br />
Đặc điểm khối u về đại thể<br />
U dạng đơn độc (248 BN - 95,4%), u dạng<br />
nhiều nhân (12 BN - 4,6%).<br />
Vỏ bao khối u: có vỏ bao (241 BN - 92,7%), u<br />
<br />
bệnh gan Châu Á Thái Bình Dương (APSAL)<br />
<br />
không có vỏ bao (19 BN - 7,3%).<br />
<br />
năm 2010.<br />
<br />
Kích thước khối u<br />
Bảng 1. Kích thước khối u<br />
<br />
Bệnh nhân ung thư tế bào gan tái phát, sau<br />
điều trị, tiếp tục được tái khám theo dõi định kỳ<br />
theo qui trình trước đây.<br />
Biểu đồ thể hiện quá trình theo dõi bệnh<br />
nhân được ghi nhận.<br />
Các số liệu được thu thập và xử lý thống kê.<br />
<br />
236<br />
<br />
Kích thước u<br />
≤ 20 mm<br />
21- 30 mm<br />
31 - 50 mm<br />
51 – 100 mm<br />
> 100 mm<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Bệnh nhân<br />
42<br />
83<br />
106<br />
27<br />
2<br />
260<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
16,2<br />
31,9<br />
40,8<br />
10,4<br />
0,8<br />
100,0<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
Giai đoạn ung thư tế bào gan theo bảng phân<br />
loại BCLC<br />
Bảng 2. Giai đoạn ung thư tế bào gan theo bảng phân<br />
loại BCLC<br />
Phân giai đoạn BCLC<br />
0<br />
A1<br />
A2<br />
B<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Bệnh nhân<br />
36<br />
144<br />
25<br />
55<br />
260<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
13,8<br />
55,4<br />
9,6<br />
21,2<br />
100,0<br />
<br />
Mức độ hay loại phẫu thuật cắt gan đã thực<br />
hiện<br />
Bảng 3. Mức độ hay loại phẫu thuật cắt gan đã thực<br />
hiện<br />
Cắt gan<br />
<br />
1 HPT<br />
<br />
2 HPT<br />
<br />
3 HPT<br />
4 HPT<br />
<br />
hpt 2<br />
hpt 3<br />
hpt 4<br />
hpt 5<br />
hpt 6<br />
hpt 7<br />
hpt 8<br />
Phân thùy sau<br />
Phân thùy trước<br />
Thùy trái<br />
hpt 5,6<br />
Gan trái<br />
Cắt gan trung tâm<br />
Gan phải<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Bệnh<br />
nhân<br />
11<br />
11<br />
14<br />
22<br />
51<br />
7<br />
2<br />
9<br />
7<br />
82<br />
20<br />
15<br />
2<br />
9<br />
260<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
4,2<br />
4,2<br />
5,4<br />
8,5<br />
19,6<br />
2,7<br />
0,8<br />
3,5<br />
2,7<br />
31,5<br />
7,7<br />
5,8<br />
0,8<br />
3,5<br />
100,0<br />
<br />
Mức độ<br />
cắt gan<br />
<br />
234<br />
(Cắt gan<br />
nhỏ)<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Diện cắt gan về phương diện ung thư: không<br />
có tế bào ác tính (257 BN, 98,8%), diện cắt có tế<br />
bào ác tính (3 BN, 1,2%).<br />
Các biến chứng sau mổ bao gồm: Rò mật (2<br />
BN-0,8%), Suy chức năng gan (2 BN-0,8%),<br />
Chảy máu (2BN-0,8%) còn lại không có biếng<br />
chứng (247 BN-95%). Phân độ biến chứng theo<br />
Clavien: I (214 BN, 83,5%), II (44 BN, 16,9%),<br />
IIIA (1 BN, 0,3%).<br />
Không trường hợp nào tử vong trong thời<br />
gian nằm viện.<br />
<br />
Kết quả sống thêm sau phẫu thuật<br />
Tất cả 260 trường hợp PTNS cắt gan điều trị<br />
ung thư tế bào gan được chúng tôi đưa vào<br />
chương trình theo dõi tái khám định kỳ mỗi 2<br />
tháng. Tuy nhiên, chỉ 227 BN (87,3%) bệnh nhân<br />
tham gia vào qui trình tái khám (có tái khám ít<br />
nhất 1 lần sau mổ). Có 33 BN (12,7%) bệnh nhân<br />
không tham gia tái khám lần nào nên chúng tôi<br />
không thể theo dõi thời gian sống thêm (mất dấu<br />
ngay từ đầu).<br />
<br />
Sống thêm không bệnh (chưa tái phát)<br />
26<br />
(Cắt gan<br />
lớn)<br />
<br />
Kết quả sớm sau mổ<br />
<br />
Trong 227 bệnh nhân được theo dõi tái<br />
khám trong thời gian nghiên cứu có 83 bệnh<br />
nhân tái phát. Thời gian sống thêm không<br />
bệnh trung bình là 52,63 ± 3,00 tháng (95%<br />
khoảng tin cậy 46,7 đến 58,5). Thời gian theo<br />
dõi dài nhất 89 tháng.<br />
<br />
Đây là 260 trường hợp chúng tôi thực hiện<br />
PTNS cắt gan thành công.<br />
Thời gian mổ (giá trị trung vị): 120 phút<br />
(ngắn nhất: 30 phút, dài nhất 345 phút).<br />
Lượng máu mất (giá trị trung vị): 100ml (ít<br />
nhất: 20ml, nhiều nhất 1200ml).<br />
Lượng máu truyền trong mổ: hầu như chúng<br />
tôi không cần truyền máu trong khi mổ 256 BN<br />
(98,46%), 2 BN (0,77%) cần truyền (250-500ml), 2<br />
(0,77%) BN cần truyền nhiều hơn 500ml máu.<br />
Khoảng cách từ diện cắt đến khối u: dưới<br />
1cm (37 BN, 14,2 %), hơn 1cm (123 BN, 85,8%).<br />
<br />
Ngoại Tổng Quát<br />
<br />
Biểu đồ 1. Thời gian sống thêm không bệnh sau mổ<br />
<br />
237<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Theo biểu đồ Kaplan-Meier, chúng tôi xác<br />
định thời gian sống thêm không bệnh của bệnh<br />
nhân trong lô nghiên cứu.<br />
Tỷ lệ sống không bệnh ở các thời điểm: 1, 2,<br />
3, 4, 5 năm tháng lần lượt là 79,3%, 64,5%, 56,0%,<br />
51,2% và 46,8%.<br />
Chúng tôi đánh giá khảo sát các yếu tố nguy<br />
cơ ảnh hưởng đến thời gian sống thêm không<br />
bệnh.<br />
Bảng 4. Phân tích đơn biến các yếu tố nguy cơ ảnh<br />
hưởng thời gian sống thêm không bệnh<br />
Các yếu tố ảnh hưởng<br />
Viêm gan siêu vi<br />
AFP<br />
Dạng đại thể<br />