Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
KẾT QUẢ VI PHẪU THUẬT NỐI ỐNG DẪN TINH SAU TRIỆT SẢN<br />
Đặng Quang Tuấn*, Nguyễn Thành Như*, Dương Quang Huy*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu: Vi phẫu thuật nối ống dẫn tinh là một phẫu thuật không quá phức tạp, giúp bệnh nhân có thể có<br />
con tự nhiên sau triệt sản.<br />
Mục tiêu: Khảo sát hiệu quả của vi phẫu thuật nối ống dẫn tinh sau triệt sản.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu lâm sàng tiền cứu các bênh nhân được vi phẫu<br />
thuật nối ống dẫn tinh sau triệt sản tại bệnh viện Bình Dân từ 03/2005- 11/2010.<br />
Kết quả: 47 bệnh nhân được vi phẫu thuật nối ống dẫn tinh. Tuổi trung bình 47,72 ± 8,46 tuổi (28-69).<br />
Thời gian triệt sản trung bình 13,36 ± 7,39 năm (1-30). Thời gian theo dõi trung bình 40,02 ± 20,12 tháng (1280). 37 trường hợp có tinh trùng sau nối 12 tháng, 21 trường hợp có con tự nhiên sau mổ, 05 trường hợp có con<br />
bằng hỗ trợ sinh sản. Thời gian có con sau phẫu thuật trung bình 8,57 ± 3,95 tháng (2-18).<br />
Kết luận: Vi phẫu thuật nối ống dẫn tinh nên là lựa chọn trong điều trị vô sinh nam sau triệt sản.<br />
Từ khóa: Triệt sản, vi phẫu thuật nối ống dẫn tinh.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
RESULTS OF MICROSCOPIC VASECTOMY REVERSAL<br />
Dang Quang Tuan, Nguyen Thanh Nhu, Duong Quang Huy<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 259 - 262<br />
Background: Microsurgical vasovasostomy is not a very delicate procedure, restores natural conception<br />
after vasectomy.<br />
Objective: To determine the results of microscopic vasectomy reversal.<br />
Patients and methods: A clinical descriptive prospective study. All male infertility due to vasectomy<br />
taking part in microscopic vasectomy reversal, admitted at department of Andrology, Binh Dan hospital from<br />
March 2005 to November 2010.<br />
Results: 47 patients participated in microscopic vasectomy reversal. Mean age was 47.72 ± 8.46 years old<br />
(28-69 years old). Mean time from vasectomy to vasectomy reversal was 13.36 ± 7.39 years (1-30 years). Mean<br />
follow-up time was 40.02 ± 20.12 months (11-80 months). 37 patients had sperm in ejaculate 12 months after<br />
microsurgery, 21 cases had children by intercourses and 05 cases had children by assisted reproductive<br />
technology. Mean time from microsurgery to pregnancy was 8.57 ± 3.95 months (2-18 months).<br />
Conclusion: Microscopic vasectomy reversal should be the first choice in treatment of male infertility due to<br />
vasectomy.<br />
Keywords: Vasectomy, microscopic vasovasostomy.<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
Thắt ống dẫn tinh (ODT) là một phương<br />
pháp tránh thai an toàn và hiệu quả ở nam<br />
<br />
giới(7). Có khoảng 7% các cặp vợ chồng sử dụng<br />
biện pháp tránh thai này tại Mỹ và theo một<br />
nghiên cứu có 2-6% muốn phục hồi lại ODT sau<br />
<br />
<br />
<br />
Khoa Nam học bệnh viện Bình Dân TP.HCM<br />
Tác giả liên lạc: BS Đặng Quang Tuấn, ĐT: 0918666800, Email: qtuannk@yahoo.com<br />
<br />
260<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
triệt sản(7,10). Vi phẫu thuật nối ODT sau triệt sản<br />
là phương pháp được sử dụng thông dụng nhất<br />
hiện nay giúp bệnh nhân có thể có con tự nhiên,<br />
giúp giảm chi phí điều trị.<br />
Mục tiêu: Nghiên cứu này được thực hiện<br />
nhằm đánh giá hiệu quả của vi phẫu thuật nối<br />
ODT sau triệt sản.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Theo dõi sau mổ<br />
Ghi nhận các thông số như tuổi bệnh nhân,<br />
thời gian triệt sản, lý do nối ODT để tiên lượng<br />
khả năng thành công sau phẫu thuật.<br />
Sau mổ, theo dõi sự hiện diện của tinh trùng<br />
trong tinh dịch đồ, tỉ lệ có thai.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Tất cả các trường hợp triệt sản được vi phẫu<br />
thuật nối ODT điều trị vô sinh tại Đơn vị nam<br />
khoa và Khoa Nam học bệnh viện Bình Dân từ<br />
03/2005 đến 11/2010. Tất cả bệnh nhân đều được<br />
phẫu thuật bởi một phẫu thuật viên (Nguyễn<br />
Thành Như).<br />
<br />
Kỹ thuật mổ(2,6,8,9,10,11)<br />
Bệnh nhân được gây tê tủy sống, nằm ngửa.<br />
Sử dụng kính hiển vi và các dụng cụ vi phẫu.<br />
Rạch da giữa bìu bộc lộ hai tinh hoàn, đánh<br />
giá kích thước, mật độ hai tinh hoàn, mào tinh,<br />
vị trí thắt ống dẫn tinh hai bên.<br />
Kiểm tra sự thông phía trên và dưới chỗ<br />
thắt.<br />
Nếu thông tốt, nối ống dẫn tinh tận- tận một<br />
lớp vi phẫu bằng 6 -10 mũi prolene 8.0.<br />
Nếu thám sát thấy tắc tại mào tinh thì vi<br />
phẫu thuật nối ống dẫn tinh – mào tinh tận bên<br />
kiểu lồng hai sợ được tiến hành(11).<br />
<br />
Hình 2: Vi phẫu thuật nối ống dẫn tinh – mào<br />
tinh tận-bên kiểu lồng hai sợi (phẫu thuật Như)<br />
KẾT QUẢ<br />
Tổng số bệnh nhân (BN) theo dõi được: 47.<br />
12/47 (25,53%) BN là người nước ngoài (Mỹ: 04,<br />
Hàn Quốc: 04, Úc: 04, Hà Lan: 01, Singapore: 01),<br />
số còn lại là người Việt hay Việt kiều.<br />
Độ tuổi trung bình: 47,72 ± 8,46 tuổi (từ 28 69 tuổi).<br />
Thời gian triệt sản trung bình: 13,36 ± 7,39<br />
năm (từ 01 – 30 năm).<br />
Thời gian triệt sản:<br />
< 03 năm:<br />
<br />
01 (2,12%) BN<br />
<br />
3-8 năm: 12 (25,53%) BN<br />
9-14 năm:<br />
<br />
14 (29,78%) BN<br />
<br />
≥ 15 năm:<br />
<br />
20 (42,55%) BN<br />
<br />
Thời gian theo dõi trung bình: 40, 02 ± 20,12<br />
tháng (từ 11-80 tháng).<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012<br />
<br />
261<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Thời gian hậu phẫu trung bình: 2,34 ± 0,70<br />
ngày (từ 01 -05 ngày).<br />
Có 05 BN triệt sản trước khi lập gia đình lần<br />
một và 42 (89,36%) BN triệt sản sau khi lập gia<br />
đình lần một và mong muốn được nối ODT.<br />
Mức độ căng của mào tinh khi thám sát:<br />
Bảng 1. Độ căng của mào tinh<br />
Căng<br />
Mềm<br />
<br />
Mào tinh phải<br />
38<br />
9<br />
<br />
Mào tinh trái<br />
41<br />
6<br />
<br />
Kiểm tra độ thông thương của ODT hai bên:<br />
Bảng 2. Độ thông thương của ODT<br />
Thông<br />
Không thông<br />
<br />
Ống dẫn tinh P<br />
46<br />
1<br />
<br />
Ống dẫn tinh T<br />
46<br />
1<br />
<br />
Kiểm tra dịch tiết từ đầu dưới ống dẫn tinh<br />
hai bên.<br />
Bảng 3. Dịch tiết dầu dưới ODT<br />
Bên phải<br />
<br />
Bên trái<br />
<br />
Có dịch tiết<br />
<br />
40<br />
<br />
43<br />
<br />
Không<br />
<br />
7<br />
<br />
4<br />
<br />
Thời gian phẫu thuật trung bình: 90,74 ±<br />
21,36 phút (50-160 phút).<br />
Không có biến chứng sau phẫu thuật.<br />
Tinh dịch đồ có tinh trùng trở lại:<br />
Sau 01 tháng:<br />
<br />
20 BN<br />
<br />
(42,55%)<br />
<br />
Sau 03 tháng:<br />
<br />
29 BN<br />
<br />
(61,70%)<br />
<br />
Sau 06 tháng:<br />
<br />
35 BN<br />
<br />
(74,46%)<br />
<br />
Sau 12 tháng:<br />
<br />
37 BN<br />
<br />
(78,72%)<br />
<br />
Có 26/47 BN đã có con sau phẫu thuật<br />
trong đó:<br />
Tự nhiên 21 trường hợp (44,68%).<br />
Thụ tinh trong ống nghiệm: 05 trường hợp<br />
(10,63%).<br />
Thời gian trung bình có con sau phẫu thuật:<br />
8,57 ± 3,95 tháng (2-18 tháng).<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Nối một lớp hay hai lớp(1,8,9,10,12,13)?<br />
Theo các tài liệu hiện nay thì vi phẫu thuật<br />
nối ODT hai lớp là tiêu chuẩn vàng cho tất cả<br />
<br />
262<br />
<br />
các trường hợp phục hồi lai sự thông thương<br />
của ODT sau triệt sản. Theo kết quả so sánh tỉ lệ<br />
thánh công của nối một lớp và nối hai lớp của<br />
nhóm tác giả Schroeder-Printzen là tương tự<br />
nhau. Cũng theo Belker không có sự khác biệt<br />
về kết quả của nối một lớp hay hai lớp.<br />
Chúng tôi thực hiện kỹ thuật vi phẫu nối<br />
ODT một lớp với kết quả khá tốt, 37/47 bệnh<br />
nhân (78,72%) có tinh trng trở lại sau 12<br />
tháng. Kỹ thuật này khá đơn giản, khâu ít mũi<br />
hơn so với nối hai lớp và ít đòi hỏi về kỹ năng<br />
vi phẫu do đó có thể thực hiện dễ dàng tại<br />
nhiều trung tâm.<br />
<br />
Kết quả của kỹ thuật nối ODT một lớp vi<br />
phẫu(2,5,7,13)?<br />
Kết quả thành công của phẫu thuật ngoài<br />
những yếu tố nội tại như đoạn thắt ODT mất<br />
không quá dài, thắt trên đoạn thẳng của ODT,<br />
kích thước hai đầu nối chênh nhau không quá<br />
nhiều, dịch chảy ra ở đầu gần….yếu tố bên<br />
ngoài như tuổi bệnh nhân, thời gian thắt<br />
ODT…cũng ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả.<br />
Kết quả của chúng tôi, tuổi trung bình của bệnh<br />
nhân khá lớn 47,72 ± 8,46 tuổi (bệnh nhân lớn<br />
nhất 69 tuổi) và thời gian từ khi thắt đến lúc nối<br />
lại khá dài (có 34/47 BN [72,34%] thắt trên 8<br />
năm) làm ảnh hưởng đến kết quả của chúng tôi<br />
so với các tác giả khác (bảng 4).<br />
Bảng 4. Kết quả nối ODT so sánh với các nghiên<br />
cứu khác.<br />
Tác giả<br />
(7)<br />
Huang<br />
(4)<br />
Chiang<br />
(1)<br />
Belker<br />
(14)<br />
Wright<br />
(3)<br />
Casella<br />
Tuấn - Như<br />
<br />
Số BN<br />
70<br />
60<br />
1469<br />
52<br />
33<br />
47<br />
<br />
Thông (%)<br />
85,7<br />
84,21<br />
86<br />
96<br />
86<br />
78,72<br />
<br />
Có thai (%)<br />
50<br />
36,84<br />
52<br />
67<br />
28<br />
44,68<br />
<br />
Biến chứng của phẫu thuật(1,9,10)<br />
Biến chứng sau phẫu thuật thường hiếm<br />
gặp, có thể gặp sưng tụ máu bìu, nhiễm trùng<br />
vết mổ, viêm tinh hoàn… Có thể dự phòng<br />
bằng cách sử dụng kháng sinh trước mổ, kiểm<br />
tra cầm máu kỹ trước khi đóng vết mổ.<br />
Tắc thứ phát có thể gặp 3-12% các trường<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
hợp.<br />
<br />
5.<br />
<br />
Kết quả của chúng tôi không ghi nhận biến<br />
chứng.<br />
<br />
6.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
<br />
7.<br />
<br />
Vi phẫu thuật nối ODT một lớp là một kỹ<br />
thuật đơn giản, dễ thực hiện, ít đòi hỏi nhiều kỹ<br />
năng vi phẫu. Thời gian phẫu thuật ngắn, không<br />
gặp biến chứng nặng. Tỉ lệ thành công khá cao<br />
so với các phương pháp hỗ trợ sinh sản khác. Và<br />
đặc biệt giúp bệnh nhân có con tự nhiên với chi<br />
phí rẻ nhất.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
Belker AM (2004). Vasovasostomy. In Glenn”s Urologic<br />
Surgery, 6th ed. Lippincott Williams & Wilkins.<br />
Belker AM, Thomas AJ Jr, Fuchs EF (1991). Results of 1469<br />
microsurgical vasectomy reversals by the Vasovasostomy Study<br />
Group. J Urol 145: 505.<br />
Casella R, Lüscher U, Gasser TC, de Roche R, Leibundgut B<br />
(1997). Results of microsurgical reconstruction after vasectomy.<br />
Praxis (Bern 1994). May 28; 86(22): 933-936.<br />
Chiang HS (1996). Clinical study of vasectomy reversal: Results<br />
of 60 single-surgeon cases in Taiwan. J Formos Med Assoc, Nov,<br />
95(11): 866-869.<br />
<br />
8.<br />
9.<br />
<br />
10.<br />
<br />
11.<br />
<br />
12.<br />
13.<br />
<br />
14.<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Fischer MA, Grantmyre JE (2000). Comparison of modified oneand two-layer microsurgical vasovasostomy. BJU Int, Jun; 85(9):<br />
1085-1088.<br />
Hinman F (1998). Vasovasostomy and Vasoepididymostomy. In<br />
Atlas of urologic surgery, 2nd ed. W.B. Saunders Company.<br />
Huang HC, Hsieh ML, Huang ST, Tsui KH, Lai RH, Chang P<br />
(2002). Microsurgical vasectomy reversal: Ten-years' experience<br />
in a single institute. Chang Gung Med J. Jul; 25(7): 453-457.<br />
Kim HH, Goldstein M (2009). History of Vasectomy Reversal.<br />
Urologic Clinics of North America, Volume 36, Issue 3: 359-373.<br />
Lipshultz LI, Rumohr JA, Bennett RC (2009). Techniques for<br />
Vasectomy Reversal. Urologic Clinics of North America.Volume<br />
36, Issue 3: 375-382.<br />
Lipshultz LI, Thomas AJ Jr, Khera M (2007). Surgical<br />
Management of Male Infertility. In Campbell-Walsh Urology,<br />
9th ed. Saunders.<br />
Nguyễn Thành Như, Dương Quang Trí, Trần Văn Sáng (2008).<br />
Kết quả của phẫu thuật nối ống dẫn tinh-mào tinh tận-bên kiểu<br />
lồng hai mũi trong vô tinh do bế tắc tại mào tinh. Y học thực<br />
hành, số 631+632: 175-181.<br />
Schroeder-Printzen I, Diemer T, Weidner W (2003).<br />
Vasovasostomy. Urol Int 70: 101.<br />
Silber SJ, Grotjan HE (2004). Microscopic vasectomy reversal 30<br />
years later: a summary of 4010 cases by the same surgeon. J<br />
Androl; 25(6): 845-859.<br />
Wright GM, Cato A, Webb DR (1995). Microsurgical<br />
vasovasostomy in military personnel. Aust N Z J Surg, 65(1): 2026.<br />
<br />
263<br />
<br />