Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br />
<br />
MỘT SỐ KẾT QUẢ VI PHẪU THUẬT GIẢI ÉP THẦN KINH<br />
TRONG ĐIỀU TRỊ ĐAU DÂY V TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC<br />
Bùi Huy Mạnh*, Đồng Văn Hệ*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục đích: Đánh giá kết quả ứng dụng vi phẫu thuật vi phẫu giải ép thần kinh trong điều trị đau dây thần<br />
kinh số V (phẫu thuật Jannetta).<br />
Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu trong thời gian 15 tháng (tháng 01-2011 đến hết tháng 03-2012) với<br />
26 bệnh nhân được mổ điều trị đau dây V, đảm bảo bệnh nhân theo dõi ít nhất trong vòng 06 tháng, nhiều nhất<br />
được 01 năm. Đánh giá chủ yếu dựa vào lâm sàng, cảm nhận đau của bệnh nhân theo thang điểm VAS và kết<br />
quả dựa vào thang điểm VAS và thang điểm BNI.<br />
Kết quả: 26 bệnh nhân được mổ theo phương pháp này: 16 nữ (62%) và 10 nam (38%). Tuổi thấp nhất 30<br />
cao nhất 77. Đau dây V bên phải 17 trường hợp (65%), bên trái 9 trường hợp (35%). Thời gian từ khi khởi bệnh<br />
đến lúc mổ sau 5 năm là 50% số bệnh nhân. Trong mổ tìm thấy động mạch chèn ép dây V ở 19 trường hợp<br />
(73%); tĩnh mạch có 6 trường hợp (23%); không thấy nguyên nhân có 1 trường hợp (4%). Kết quả mổ theo VAS<br />
rất tốt ngay sau mổ sau mổ là 85%, sau mổ 03 tháng 81%, sau 06 tháng là 77%, sau 01 năm là 75%.<br />
Kết luận: Phẫu thuật điều trị đau dây V là một trong những phương pháp điều trị được lựa chọn có hiệu<br />
quả với đau dây V đã thất bại với các phương pháp điều trị khác.<br />
Từ khóa: đau dây V, giải ép vi mạch<br />
<br />
ABSTRACT<br />
RESULTS OF SURGERY-MICROVASCULAR DECOMPRESSION OF TRIGEMINAL NEURALGIA AT<br />
VIET DUC HOSPITAL<br />
Bui Huy Manh, Dong Van He.* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 4 - 2012: 104 108<br />
Objective: Evaluated the result of treatment of trigeminal neuralgia by Microvascular Decompression<br />
Surgery.<br />
Methods: The study was conducted on the 26 patients who were performed MVD in VietDuc Teaching<br />
Hospital from 01/2011 to 03/2012. The result was evaluated on V.A.S Scale, BNI Scale and 03 months or more<br />
after surgery.<br />
Results: Twenty-six patients: 16 females (62%) and 10 males (38%). Age range from 30 to 77 years<br />
olds. The right 5th nerve was found in 17 cases (65%) and left 5th nerve in 9 (35%). All the patients have<br />
had severe trigeminal neuralgia (9 or 10 point of V.A.S). 50% of patients had pain more than 5 years. In<br />
our series, the compression between artery and fifth nerve was identified in 20 cases (77%) and between<br />
vein and fifth nerve in 5 cases; and no compression with vascular in one case. With an average follow up<br />
period was one month with excellent result (VAS I, BNI) 85%; after 03 months was 81%; after 06 months<br />
was 77%; and after one year was 75%.<br />
Conclusion: MVD was effective and safe treatment for Trigeminal Neuralgia.<br />
Key words: trigeminal neuralgia, microvascular decompression surgery<br />
<br />
*Bệnh viện Việt Đức- Hà Nội<br />
Tác giả liên lạc: BS Bùi Huy Mạnh<br />
<br />
104<br />
<br />
Email: bhmanh0779@yahoo.com<br />
<br />
Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Đau dây V là đau ở khu vực chi phối của<br />
một hoặc nhiều nhánh của dây thần kinh số V.<br />
Kinh điển là cơn đau đột ngột, ngắn, dữ dội,<br />
đau nhói, dao đâm.. tái phát từng đợt và thường<br />
một bên(9). Đau dây V đã được mô tả lần đầu tiên<br />
năm 1671 bởi một thầy thuốc đồng thời là bệnh<br />
nhân người Đức Johannes Laurentis Bausch(3).<br />
Sau đó nhiều bác sĩ tiếp tục phát triển nghiên<br />
cứu đau dây V, điển hình là năm 1756, Nicolaus<br />
André đặt tên ‘Tic douloureux"(1). Qua nhiều<br />
thập kỷ, các nguyên nhân đau dây V nguyên<br />
phát còn chưa được rõ ràng, vì thế cho đến ngày<br />
nay còn tồn tại nhiều phương pháp chữa trị: nội<br />
khoa, ngoại khoa, tia xạ… Điều trị phẫu thuật<br />
dựa trên giả thiết cho rằng: mạch máu, thường<br />
là động mạch chèn ép vào dây V nên gây triệu<br />
chứng đau. Ngày nay, vẫn còn nhiều ý kiến về<br />
nguyên nhân gây đau dây V nhưng giả thiết về<br />
sự chèn ép của mạch máu não ngày càng được<br />
nhiều người chấp nhận. Phương pháp phẫu<br />
thuật giải ép thần kinh với mạch máu vào dây V<br />
là phương pháp được đánh giá hiệu quả nhất<br />
trong các can thiệp điều trị bệnh. Tại Bệnh viện<br />
Việt Đức, chúng tôi đã áp dụng thành công<br />
phẫu thuật này từ năm 2000. Trong nghiên cứu<br />
này, chúng tôi đánh giá một số kết quả sớm<br />
điều trị vi phẫu thuật giải phóng chèn ép dây V<br />
tại Bệnh viện HN Việt Đức.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Nghiên cứu tiến cứu trên 26 bệnh nhân<br />
đau dây V được chẩn đoán và điều trị bằng vi<br />
phẫu thuật giải phóng chèn ép tại Bệnh viện<br />
HN Việt Đức trong thời gian 15 tháng (từ 0101-2011 đến 31-03-2012). Tiêu chuẩn chọn<br />
bệnh nhân: Các bệnh nhân được điều trị nội<br />
khoa (Tegretol) hay các phương pháp khác<br />
trước đó bị thất bại: không hoặc ít tác dụng,<br />
các tác dụng phụ của thuốc… làm ảnh hưởng<br />
đến lao động, sinh hoạt và khả năng không<br />
chịu nổi đau. Tất cả bệnh nhân được đánh giá<br />
mức độ đau, những dấu hiệu lâm sàng dựa<br />
trên mẫu bệnh án nghiên cứu. Nội dung<br />
nghiên cứu là thời gian đau, mức độ đau, tiền<br />
<br />
Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
sử điều trị trước đó (điều trị nội, điều trị phẫu<br />
thuật, điều trị tia xạ). Chỉ định mổ dựa trên<br />
mức độ đau. Mô tả cách thức phẫu thuật: tư<br />
thế mổ, vị trí mổ, sự chèn ép giữa động mạch,<br />
tĩnh mạch với dây V hoặc màng nhện, hay bất<br />
thường ở vùng góc cầu bên đau. Biến chứng<br />
sau mổ được ghi nhận là: tử vong, liệt, chảy<br />
máu, nhiễm trùng, đụng dập tiểu não, thiếu<br />
máu não, rò nước não tuỷ, chóng mặt, ù tai,<br />
nghe kém… Khi bệnh nhân có tai biến hoặc<br />
biến chứng, mô tả các nguyên nhân gây biến<br />
chứng. Khám lại bằng cách khám trực tiếp<br />
bệnh nhân tại Bệnh viện HN Việt Đức. Tiêu<br />
chuẩn khám lại đánh giá bằng khám lâm sàng<br />
dựa trên mức độ đau của bệnh nhân. Bệnh<br />
nhân khám lâm sàng quan trọng nhất là thang<br />
điểm chịu đau VAS và thang điểm BNI. Theo<br />
bảng điểm đau VAS có 10 bậc chia ra bậc 0:<br />
không đau; bậc 1-3:đau nhẹ; bậc 3-4:đau vừa;<br />
bậc 5-6 đau nặng; bậc 7-8 đau rất nặng; bậc 910: đau ghê gớm không chịu nổi(9).<br />
Sau mổ bệnh nhân được khám lại ngay sau<br />
mổ, sau 03 tháng, sau 06 tháng và sau 01 năm,<br />
thăm khám trực tiếp. Kết quả khám lại quan<br />
trọng nhất là còn đau hay không, có phải dùng<br />
thuốc hỗ trợ, các tai biến, di chứng, mức độ ảnh<br />
hưởng đến lao động và sinh hoạt của bệnh nhân<br />
theo thang điểm VAS và BNI.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Trong thời gian 15 tháng, chúng tôi lựa chọn<br />
được 26 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nghiên cứu<br />
(Bảng 1). Phần lớn bệnh nhân có thời gian đau<br />
dài hơn 3 năm và tất cả đã được điều trị nội<br />
khoa những không khỏi bệnh (Bảng 2).<br />
Bảng 1: Liên quan giữa tuổi và giới<br />
Tuổi 30-40<br />
<br />
41-50<br />
<br />
51-60<br />
<br />
3<br />
3<br />
<br />
3<br />
4<br />
<br />
61-70 Trên 71<br />
<br />
Giới<br />
Nam<br />
Nữ<br />
<br />
0<br />
5<br />
<br />
2<br />
2<br />
<br />
2<br />
2<br />
<br />
Tỷ lệ nữ gặp nhiều hơn nam, trong nghiên<br />
cứu chúng tôi là nữ/nam = 1,6/1.<br />
Trẻ tuổi nhất là 30 tuổi, cao nhất là 77 tuổi.<br />
Bảng 3- Kiểu đau:<br />
Điển hình<br />
<br />
Không điển hình<br />
<br />
Hỗn hợp<br />
<br />
105<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
Số BN<br />
Tỷ lệ<br />
<br />
20<br />
77%<br />
<br />
3<br />
11,5%<br />
<br />
3<br />
11,5%<br />
<br />
Kiểu đau điển hình gặp ở 77% số bệnh nhân<br />
mổ, đau không điển hình và đau hỗn hợp có<br />
11,5% mỗi trường hợp.<br />
Bảng 4-Vị trí đau:<br />
Bên đau<br />
<br />
Vùng đau<br />
<br />
- Phải 17 (65%)<br />
- Trái 9 (35%)<br />
- 2 bên 0<br />
V10<br />
V2 4 (15,4%)<br />
V310 (38,4%)<br />
V1vàV2 4 (15,4%)<br />
V2 và V3 6 (23,1%)<br />
V1+V2+V3 2 (7,7%)<br />
<br />
Bảng 4: Xác định chèn ép trong mổ<br />
Tỷ lệ<br />
77%<br />
19,23%<br />
3,77%<br />
<br />
Đa số gặp nguyên nhân do động mạch chèn<br />
ép 20/26 chiếm 77%. Do tĩnh mạch là 5/26<br />
trường hợp, chiếm 19,23%. Một trường hợp<br />
không có nguyên nhân chèn ép, do xơ dày dính<br />
màng nhện, được giải phóng gỡ dính, tuy nhiên<br />
mổ xong bệnh nhân kết quả rất tốt sau 06 tháng<br />
theo dõi sau mổ. Có một bệnh nhân có hai động<br />
mạch tiếp xúc ở vị trí góc cầu và vị trí gần thân<br />
não; một bệnh nhân có 3 động mạch nhỏ tiếp<br />
xúc vị trí góc cầu phía sau; có một bệnh nhân có<br />
hai tĩnh mạch tiếp xúc.<br />
Chúng tôi khám lại tại 26 bệnh nhân, đánh<br />
giá kết quả bằng dựa theo phân loại VAS và BNI<br />
(Barrow Neurological Institude Scoring System).<br />
Kết quả khám lại được phân bố theo bảng 5.<br />
<br />
106<br />
<br />
Ngay sau<br />
mổ<br />
Độ I (Rất tốt) 22 (85%)<br />
Độ II (Tốt) 3 (11,2%)<br />
Độ III (Kém) 1 (3,8%)<br />
Tổng<br />
26<br />
<br />
Sau mổ Sau mổ 06<br />
03 tháng<br />
năm<br />
21 (81%) 20 (77%)<br />
4 (15,2%) 4 (15,4%)<br />
1 (3,8%) 2 (7,6%)<br />
26<br />
26<br />
<br />
Sau mổ<br />
01 năm<br />
9 (75%)<br />
2 (17%)<br />
1 (8%)<br />
12<br />
<br />
Ngay Sau mổ Sau mổ<br />
sau 03 tháng 06 tháng<br />
mổ<br />
22 21 (81%) 20 (77%)<br />
Độ I: Không<br />
đau,không dùng thuốc (85%)<br />
Độ II: Thỉnh thoảng<br />
đau nhẹ, không dùng<br />
thuốc<br />
Độ III:<br />
1<br />
1 (3,8%)<br />
Độ IIIa: Không đau,<br />
tiếp tục dùng thuốc (3,8%)<br />
cần thiết<br />
1<br />
2 (7,6%)<br />
3<br />
Độ IIIb: Thỉnh thoảng<br />
(11,6%)<br />
đau, kiểm soát đầy đủ (3,8%)<br />
bằng thuốc<br />
2<br />
2 (7,6%) 2 (7,6%)<br />
Độ IV: đau được cải<br />
thiện, nhưng không (7,4%)<br />
kiểm soát được bằng<br />
thuốc<br />
1 (3,8%)<br />
Độ V: Không giảm<br />
chút nào<br />
Tổng<br />
26<br />
26<br />
26<br />
<br />
Sau mổ<br />
01 năm<br />
<br />
Phân loại theo BNI<br />
<br />
Bên đau ưu thế hay gặp bên phải với 65%,<br />
cũng có nhiều báo cáo nhưng không cho thấy<br />
ưu thế bên đau có sự khác biệt giữa phải và trái.<br />
Có một bệnh nhân đã có tiền sử mổ đau dây V<br />
bên trái cách một năm kết quả tốt và lần này mổ<br />
bên đối diện, bên phải. Chúng tôi không gặp<br />
trường hợp nào đau hai bên trong số 26 bệnh<br />
nhân.<br />
Mạch máu tiếp cận dây V Trường hợp<br />
1<br />
Động mạch<br />
20<br />
2<br />
Tĩnh mạch<br />
5<br />
3<br />
Xơ dính, dày màng<br />
1<br />
nhện<br />
<br />
Bảng 5: Đánh giá sau mổ theo thang điểm VAS và<br />
BNI (Barrow Neurological Institude Scoring<br />
system)(6)<br />
<br />
9 (75%)<br />
<br />
1 (8,3%)<br />
<br />
1 (8,3%)<br />
<br />
1 (8,4%)<br />
<br />
12<br />
<br />
Tỷ lệ hết đau ngay sau mổ là 85%, sau 03<br />
tháng là 81%, sau 06 tháng là 77%. Sau mổ 01<br />
năm tỷ lệ hết đau là 75% (theo dõi được 12<br />
bệnh nhân).<br />
<br />
Biến chứng sau mổ<br />
Không có bệnh nhân tử vong, không có<br />
bệnh nhân bị di chứng nặng. Có một bệnh nhân<br />
liệt mặt độ I bên mổ, một bệnh nhân chảy dịch<br />
não tủy qua vết mổ, môt bệnh nhân đau tái lại<br />
như cũ sau 06 tháng.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Trong tổng số 26 bệnh nhân có một chút<br />
ưu thế phái nữ: 16 nữ và 10 nam. Tuổi thấp<br />
nhất là 30 tuổi và cao nhất là 77 tuổi. Số bệnh<br />
nhân già trên 71 tuổi chỉ có 4 bệnh nhân. Cả 4<br />
<br />
Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br />
bệnh nhân giảm đau hoàn toàn sau mổ, sau 6<br />
tháng hai trong số đó giảm đau không hoàn<br />
toàn, phải dùng thuốc khống chế cơn đau.<br />
Phần lớn bệnh nhân trên 70 tuổi được chỉ<br />
định điều trị nội, hoặc tiêm huyết thanh nóng,<br />
diệt<br />
hạch<br />
bằng<br />
phương<br />
pháp<br />
termocoagulation. Bệnh nhân trên 70 tuổi ít<br />
chỉ định phẫu thuật do nguy cơ biến chứng<br />
của phẫu thuật vì thể trạng chung và các bệnh<br />
mắc phải: tim mạch, huyết áp, tiểu đường....<br />
Những bệnh nhân trên 70 tuổi được chỉ định<br />
mổ do bệnh nhân đã điều trị tất cả các<br />
phương pháp khác như điều trị nội không<br />
khỏi, tiêm huyết thanh nóng không hiệu quả.<br />
Hay bệnh nhân dị ứng với Tergretol. Tại Việt<br />
Nam, bệnh nhân cao tuổi nhất được ghi nhận<br />
khi mổ là 82 tuổi(4). Một nghiên cứu của<br />
Raymond F.Sekula và cộng sự nghiên cứu<br />
nhóm 36 bệnh nhân cao tuổi (trung bình<br />
72,0±5,9) và 53 bệnh nhân nhóm trẻ hơn<br />
(52,9±8,8) mổ giải ép dây V cho kết quả tốt<br />
như nhau(8). Tuy nhiên, nên thận trọng khi chỉ<br />
định mổ những bệnh nhân trên 70 tuổi.<br />
Thời gian đau trước khi đến mổ: 50% bệnh<br />
nhân đau trên 5 năm. Trong thời gian này, bệnh<br />
nhân đau nhiều nhưng giảm đau khi dụng<br />
thuốc Tergretol. Thời gian đau dài hay ngắn<br />
trước mổ không ảnh hưởng nhiều tới kết quả<br />
phẫu thuật. Nhưng kiểu đau trước khi mổ là<br />
dấu hiệu tiên lượng kết quả phẫu thuật: đau<br />
điển hình theo cơn, đau như điện giật, có điểm<br />
Trigger zone kết quả thường tốt. Chúng tôi có<br />
77% bệnh nhân đau điển hình (20/26) thì 18<br />
trong số đó giảm đau hoàn toàn chiếm 90%; có<br />
11,5% (03 bệnh nhân) bệnh nhân đau không<br />
điển hình và 11,5% đau hỗn hợp thì trong số đó<br />
giảm đau hoàn toàn là 01 bệnh nhân chiếm 33%.<br />
Nhiều tác giả cho rằng: đau liên tục ít khi khỏi<br />
sau phẫu thuật giải phóng chèn ép. Trong<br />
nghiên cứu của Võ Văn Nho và Hitotsumatsu(6)<br />
cũng đã lưu ý đến tình huống này.<br />
Vị trí bên đau ưu thế bên phải chiếm 65%,<br />
bên trái 35%. Ưu thế này gặp ở nhiều báo cáo,<br />
nhưng không ảnh hưởng đến kết quả sau mổ.<br />
Vùng đau ưu thế là V3 chiếm 38,4%, Võ Văn<br />
<br />
Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Nho cũng là V3 chiếm 36,5% (72/197 bệnh nhân),<br />
nghiên cứu của Jannetta ở 1.204 bệnh nhân thì<br />
vùng ưu thế là V2+V3 với 35%(8).<br />
Tỷ lệ chèn ép xác định được trong mổ là<br />
96,23% (do động mạch 77%, tĩnh mạch là<br />
19,23%), kết quả của của Đồng Văn Hệ là<br />
94,3%(4) và Võ Văn Nho là 78,6%. Trên nghiên<br />
cứu của P. Jannetta có tỷ lệ mạch chèn ép là<br />
85%(7). Chúng tôi gặp 1 trường hợp dày dính<br />
màng nhện, không có tiếp xúc mạch máu- thần<br />
kinh. Tuy nhiên mổ giải phóng màng nhện đơn<br />
thuần, kết quả tốt sau mổ thời gian theo dõi 06<br />
tháng. Có 2 bệnh nhân có trên hai nguyên nhân<br />
chèn ép: một bệnh nhân có 2 tĩnh mạch chèn ép<br />
và một bệnh nhân có 3 động mạch chèn ép, cả<br />
hai đều hết đau sau mổ. Nhiều tác giả cho kết<br />
quả có nhiều bệnh nhân có hơn một nguyên<br />
nhân chèn ép, có khi ở các vị trí góc khuất của<br />
kính vi phẫu (thân não, hố Meckel), do đó xu<br />
hướng ngày nay người ta đưa nội soi vào hỗ trợ<br />
trong mổ tìm thêm nguyên nhân.<br />
Đa số bệnh nhân hết đau không dùng thuốc:<br />
ngay sau mổ là 85%, sau 03 tháng là 81%, sau 06<br />
tháng là 77%. Tác giả Đồng Văn Hệ trên 89 bệnh<br />
nhân có tỷ lệ hết đau ngay sau mổ là 80,9%(4); Võ<br />
Văn Nho cho kết quả rất tốt 85,7%. Cũng chung<br />
kết quả khỏi bệnh khả quan như vậy, Jannetta là<br />
83,5%(7) và Apfelbaum là trên 90%(2). Sau 01 năm<br />
theo dõi được 12 bệnh nhân tỷ lệ hết đau còn<br />
9/12 chiếm 75%, tỷ lệ này P.Jannetta là 80%.<br />
Chúng tôi sử dụng phân loại VAS dễ hiểu<br />
và đánh giá khái quát kết quả sau mổ, Thang<br />
điểm BNI chi tiết hơn để biết tình trạng bệnh<br />
nhân đau lại một phần sau mổ sử dụng thuốc,<br />
đáp ứng của thuốc, có liên quan đến chất<br />
lượng cuộc sống.<br />
Không có bệnh nhân tử vong hay di chứng<br />
nặng trong lô nghiên cứu. Có một bệnh nhân<br />
liệt mặt độ I, một bệnh nhân chảy dịch não tủy<br />
qua vết mổ sau 1 tuần, chụp CT Scanner không<br />
giãn não thất, được khâu lại sau đó ổn định.<br />
Một bệnh nhân đau lại như cũ sau 6 tháng<br />
Nghiên cứu trên của chúng tôi còn hạn chế<br />
về số lượng bệnh nhân cũng như thời gian<br />
<br />
107<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br />
<br />
nghiên cứu. Hơn nữa phẫu thuật Jannetta đưa<br />
vào áp dụng ở nước ta chưa nhiều thời gian, có<br />
nhiều khó khăn trong việc lựa chọn bệnh nhân<br />
và sự đồng thuận về chuyên môn. Cần có sự<br />
phối hợp giữa các trung tâm đánh giá tổng<br />
quan, theo dõi lâu dài kết quả từ đó đưa ra các<br />
chi tiết về chỉ định, kỹ thuật áp dụng cho phù<br />
hợp với nước ta.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Phẫu thuật giải áp vi mạch cho đau dây V là<br />
sự lựa chọn đáng tin cậy trong một số trường<br />
hợp bệnh nhân đau dây V điển hình nguyên<br />
phát, điều trị nội khoa hay các phương pháp<br />
khác thất bại, trên phim cộng hưởng từ xác định<br />
được có chèn ép mạch máu thần kinh. Mặc dù<br />
còn tồn tại nhiều phương pháp điều trị, nhưng<br />
với sự lựa chọn bệnh nhân chặt chẽ dường như<br />
mổ giải áp dây V là phương pháp an toàn và có<br />
hiệu quả rất cao.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
108<br />
<br />
André M (1756). Practical observations on urethral diseases, and<br />
factual information on convulsive facial contortions with<br />
principles for cure of associated gangrenous and cancerous<br />
conditions by use of various solvents and caustics. College of the<br />
<br />
10.<br />
<br />
Royal Academy (in French).Paris, De Chir.rue S. Jacq. A<br />
l’Olivier.<br />
Apfelbaum RI (2002). Comparison of the long-term result of<br />
microvascular decompression trigerminal neurolysis for the<br />
treatment of trigerminal neuralgia. In: Watanabe K.<br />
Development in Neuroscience. Elsevier Science B.V, 629-643.<br />
Cole CD, Liu JK, Appelbaum RI (2005). Historical perspectives<br />
on the diagnosis and treatment of trigerminal neuralgia.<br />
Neurosurg Focus 18:E4.<br />
Đồng Văn Hệ (2009). Điều trị đau dây V bằng phẫu thuật giải<br />
phóng chèn ép mạch máu. Bệnh viện hữu nghị Việt Đức, Hà<br />
Nội, Y học thực hành.<br />
Eboli P, James L, Konstantin V (2009). Historical<br />
Characterization Of trigerminal neuralgia. Neurosurgery<br />
64:1183-1187.<br />
Hitotsumatsu T, Matsushima T, Inoue T (2003). Microvascular<br />
decompression for treatment of trigerminal neuralgia, hemifacial<br />
spasmand glossopharyngeal neuralgia: Three surgical approach<br />
variations: Technical note. Neurosurg 53:1436-1443.<br />
Jannetta PJ (1996). Microvascular Decompression of the<br />
Trigerminal nerve for Tic douloureux. In Youmans Neurological<br />
Surgery, 4th edition, volume 5, pp 3404-15. Saunders Company.<br />
Raymond F, Sekula JR (2011). Microvascular decompression for<br />
elderly patients with trigerminal neuralgia: a prospective study<br />
and systematic review with meta-analysis, J Neurosurg 114:172179.<br />
Report of the Quality Standards Subcommmitte of the American<br />
Academy of Neurology and the European Federation of<br />
Neurological Societies (2008). Neurology (PubMed)<br />
Salama H (2009). Outcome of medical and surgical management<br />
in intractable idiopathic trigeminal neuralgia. Annals of Indian<br />
Academy Neurol (PubMed) Jul-Sep, 12(3):173-178.<br />
<br />
Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh<br />
<br />