Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất<br />
<br />
KẾT QUẢ XÂY DỰNG MÔ HÌNH CANH TÁC GIỐNG NGÔ LAI MỚI<br />
TẠI TỈNH HÒA BÌNH<br />
ThS. Nguyễn Văn Nhượng<br />
Viện Nghiên cứu Ngô<br />
SUMMARY<br />
Result of building cultivation models of new hybrid maize in Hoa Binh province.<br />
From the results of the project “Research on farming techniques and post - harvest technology to<br />
improve efficiency, commercial maize quality for ethnic minority Hoa Binh province” in 2009 - 2011, get<br />
the cultivated technical methods which SB099 and LVN154 selected had high yield, good quality, high<br />
efficiency in. In 2012, the results of broaden model were conducted at Kim Boi and Da Bac district in Hoa<br />
Binh province. Through the model, when compared the check NK66, the economic efficiency of maize<br />
hybrid LVN154 exceed 3.89 to 4.61 million/ha respectively from 19.3 to 20.19% and from 1.76 to 2.88<br />
million/ha, respectively for maize hybrid SB099 7.5 to 14.3%. Model processing has organized 03<br />
workshops (40 persons/each one), held 03 trial production conferences (70 people/each one) that has<br />
contributed to disseminate the local farmers for maize hybrids LVN154 and SB099 to the local farmers.<br />
Keywords: Cultivation, maize, hybrid, technique.<br />
<br />
lai mới LVN154, SB099 và kỹ thuật canh tác<br />
thông qua tổ chức các hội nghị đầu bờ và các tài<br />
liệu như quy trình, poster, panô, áp phích.<br />
<br />
I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Phương pháp triển khai mô hình<br />
- Xây dựng mô hình: Đề tài hỗ trợ hướng<br />
dẫn kỹ thuật, quy trình canh tác; vật tư (giống,<br />
phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,...) do nông dân<br />
trực tiếp thực hiện mô hình đầu tư. Mô hình được<br />
triển khai trên cơ sở xác định địa điểm, quy mô,<br />
thời vụ tại từng địa phương. Tập huấn kỹ thuật<br />
cho bà con nông dân thực hiện mô hình, cán bộ<br />
kỹ thuật trực tiếp hướng dẫn từ khâu gieo trồng,<br />
chăm sóc, thu hoạch theo đúng quy trình đã được<br />
đề tài xác định. Mô hình được bố trí cùng với<br />
giống hiện đang trồng tại địa phương.<br />
- Đào tạo, tập huấn: Mở các lớp đào tạo tập<br />
huấn kỹ thuật (cho người dân địa phương không<br />
trực tiếp tham gia mô hình) thông qua giảng dạy<br />
trên lớp và tham quan thực địa.<br />
- Thông tin tuyên truyền: Tuyên truyền rộng<br />
rãi cho bà con nông dân địa phương về giống ngô<br />
<br />
II. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
2.1. Kết quả xây dựng mô hình<br />
- Phía Ban chủ nhiệm mô hình: Đầu tư toàn<br />
bộ chi phí cho cán bộ kỹ thuật chỉ đạo mô hình từ<br />
nguồn kinh phí mô hình.<br />
- Phía các hộ trực tiếp thực hiện mô hình:<br />
Đầu tư toàn bộ vật tư (giống, phân bón, thuốc<br />
bảo vệ thực vật) và công lao động phổ thông thực<br />
hiện các khâu gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch.<br />
- Tổng đầu tư cho mô hình là 75.100.000 đồng.<br />
- Sản phẩm của mô hình để lại cho các hộ<br />
nông dân, theo Hợp đồng ký kết (có hợp đồng<br />
kèm theo trong hồ sơ).<br />
<br />
Bảng 1. Tổng đầu tư cho mô hình<br />
TT<br />
1<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
Nội dung<br />
Giống<br />
Phân bón<br />
Vi sinh<br />
đạm urê<br />
Lân supe<br />
Kali clorua<br />
Thuốc BVTV<br />
Vibam 10H<br />
Polytryl<br />
Tổng cộng<br />
<br />
ĐVT<br />
Kg<br />
<br />
Số lượng<br />
100<br />
<br />
Kg<br />
Kg<br />
Kg<br />
Kg<br />
<br />
12.500<br />
1.800<br />
3.500<br />
1.000<br />
<br />
Kg<br />
Lít<br />
<br />
150<br />
15<br />
<br />
Yêu cầu của mô hình (5ha)<br />
Đơn giá<br />
Thành tiền (đ)<br />
75.000<br />
7.500.000<br />
57.500.000<br />
1.400<br />
17.500.000<br />
9.500<br />
17.100.000<br />
3.000<br />
10.500.000<br />
12.000<br />
12.000.000<br />
10.500.000<br />
25.000<br />
3.750.000<br />
450.000<br />
6.750.000<br />
75.100.000<br />
<br />
419<br />
<br />
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br />
<br />
- Trước khi gieo trồng, Ban chủ nhiệm mô<br />
hình đã tổ chức lớp tập huấn và cung cấp quy<br />
trình kỹ thuật canh tác giống ngô lai LVN154<br />
và SB099 cho các hộ tham gia thực hiện mô<br />
hình, cụ thể tại các địa điểm xây dựng mô hình<br />
như sau:<br />
+ Tại xã Cao Sơn - Đà Bắc ngày 06/6/2012;<br />
+ Tại xã Hào Lý - Đà Bắc ngày 07/6/2012;<br />
+ Tại xã Tú Sơn - Kim Bôi ngày 08/6/2012.<br />
<br />
Nhận xét chung:<br />
Mô hình canh tác 2 giống ngô mới LVN154<br />
và SB099 tại các xã Cao Sơn, Hào Lý và Tú Sơn<br />
đạt được yêu cầu, có tính thuyết phục cao. Cả 2<br />
giống có tiềm năng năng suất cao, chất lượng tốt,<br />
đặc biệt giống LVN154 có chất lượng tốt hơn so<br />
với các giống khác trên địa bàn, nên giá bán cao<br />
hơn giống ngô khác 100 đồng/kg, đạt hiệu quả<br />
kinh tế cao nhất, được bà con nông dân ưa<br />
chuộng, quy trình canh tác cụ thể, dễ hiểu, bà con<br />
nông dân dễ áp dụng, có triển vọng mở rộng diện<br />
tích tại địa phương và các vùng lân cận.<br />
<br />
Bảng 2. Một số đặc điểm nông sinh học và năng suất của LVN54, SB099 tại các mô hình<br />
TT<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
Địa điểm<br />
xây dựng mô hình<br />
<br />
TGST<br />
<br />
Chiều cao cây<br />
(cm)<br />
<br />
(ngày)<br />
<br />
Chiều cao<br />
đóng bắp (cm)<br />
<br />
Năng suất<br />
(tấn/ha)<br />
<br />
Hiệu quả kinh<br />
tế vượt Đ/C<br />
(%)<br />
<br />
Xã Cao Sơn - Đà Bắc<br />
LVN154<br />
<br />
110 - 115<br />
<br />
230 - 240<br />
<br />
92 - 97<br />
<br />
7.300<br />
<br />
19,73<br />
<br />
SB099<br />
<br />
100 - 105<br />
<br />
190 - 200<br />
<br />
95 - 100<br />
<br />
6.900<br />
<br />
7,50<br />
<br />
NK66 (Đ/C)<br />
<br />
105 - 110<br />
<br />
210 - 220<br />
<br />
98 - 112<br />
<br />
6.700<br />
<br />
LVN154<br />
<br />
110 - 115<br />
<br />
230 - 240<br />
<br />
92 - 97<br />
<br />
7.200<br />
<br />
20,19<br />
<br />
SB099<br />
<br />
100 - 105<br />
<br />
190 - 200<br />
<br />
95 - 100<br />
<br />
6.900<br />
<br />
10,27<br />
<br />
NK66 (Đ/C)<br />
<br />
105 - 110<br />
<br />
210 - 220<br />
<br />
98 - 112<br />
<br />
6.600<br />
<br />
LVN154<br />
<br />
110 - 115<br />
<br />
230 - 240<br />
<br />
92 - 97<br />
<br />
6.700<br />
<br />
19,3<br />
<br />
SB099<br />
<br />
100 - 105<br />
<br />
190 - 200<br />
<br />
95 - 100<br />
<br />
6.400<br />
<br />
14,3<br />
<br />
NK66 (Đ/C)<br />
<br />
105 - 110<br />
<br />
210 - 220<br />
<br />
98 - 112<br />
<br />
6.300<br />
<br />
Xã Hào Lý - Đà Bắc<br />
<br />
Xã Tú Sơn - Kim Bôi<br />
<br />
Ghi chú: TGST - Thời gian sinh trưởng; NS - Năng suất.<br />
<br />
Bảng 3. Kết quả xây dựng mô hình<br />
Nội dung<br />
TT<br />
<br />
(Theo thuyết minh được<br />
duyệt và hợp đồng đã ký)<br />
<br />
Địa điểm<br />
<br />
Quy mô<br />
<br />
(thôn/xã)<br />
<br />
(ha)<br />
<br />
Số hộ nông dân<br />
tham gia mô hình<br />
(hộ)<br />
<br />
Chất lượng mô hình<br />
(tốt/khá/trung<br />
bình/kém)<br />
<br />
1<br />
<br />
Xây dựng mô hình canh tác<br />
giống ngô LVN154, SB099<br />
<br />
Xã Cao Sơn, Đà Bắc<br />
<br />
5<br />
<br />
20<br />
<br />
Tốt<br />
<br />
2<br />
<br />
Xây dựng mô hình canh tác<br />
giống ngô LVN154, SB099<br />
<br />
Xã Hào Lý, Đà Bắc<br />
<br />
5<br />
<br />
20<br />
<br />
Tốt<br />
<br />
3<br />
<br />
Xây dựng mô hình canh tác<br />
giống ngô LVN154, SB099<br />
<br />
Xã Tú Sơn Kim Bôi<br />
<br />
5<br />
<br />
20<br />
<br />
Tốt<br />
<br />
15<br />
<br />
60<br />
<br />
Cộng<br />
<br />
2.2. Kết quả đào tạo, tập huấn<br />
Trong thời gian thực hiện mô hình nhân rộng<br />
kết quả đề tài, Viện Nghiên cứu Ngô đã tiến hành<br />
tổ chức 03 lớp đào tạo tập huấn kỹ thuật, thời<br />
gian địa điểm cụ thể như sau:<br />
- Tại xã Cao Sơn - Đà Bắc: Từ ngày 20 22/8/2012.<br />
420<br />
<br />
- Tại xã Hào Lý - Đà Bắc: Từ ngày 23 25/8/2012.<br />
- Tại xã Tú Sơn - Kim Bôi: Từ ngày 15 17/8/2012.<br />
Kết quả đào tạo tập huấn kỹ thuật được thể<br />
hiện qua bảng 4.<br />
<br />
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất<br />
<br />
Bảng 4. Kết quả đào tạo tập huấn kỹ thuật<br />
<br />
TT<br />
<br />
Nội dung<br />
đào tạo<br />
(theo thuyết<br />
minh được<br />
duyệt và hợp<br />
đồng đã ký)<br />
<br />
Tổng số lượt người<br />
tham gia tập huấn<br />
Tổng số<br />
lớp<br />
<br />
Tổng số<br />
<br />
Cán bộ<br />
KT/KN<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
DTTS<br />
<br />
Khả năng tiếp thu<br />
tiến bộ kỹ thuật<br />
(tốt/khá/TB/kém)<br />
<br />
Số người<br />
đăng ký<br />
áp dụng<br />
TBKT<br />
<br />
1<br />
<br />
Tại xã Cao Sơn<br />
<br />
01<br />
<br />
40<br />
<br />
2<br />
<br />
16<br />
<br />
34<br />
<br />
Tốt<br />
<br />
40<br />
<br />
2<br />
<br />
Tại xã Hào Lý<br />
<br />
01<br />
<br />
40<br />
<br />
2<br />
<br />
24<br />
<br />
31<br />
<br />
Tốt<br />
<br />
40<br />
<br />
3<br />
<br />
Tại xã Tú Sơn<br />
<br />
01<br />
<br />
40<br />
<br />
2<br />
<br />
23<br />
<br />
57,5<br />
<br />
Tốt<br />
<br />
40<br />
<br />
03<br />
<br />
120<br />
<br />
6<br />
<br />
63<br />
<br />
93<br />
<br />
Cộng<br />
<br />
120<br />
<br />
Ghi chú: DTTS - Dân tộc thiểu số; TBKT - Tiến bộ kỹ thuật.<br />
<br />
2.3. Kết quả hoạt động thông tin tuyên truyền<br />
(Hội thảo đầu bờ)<br />
<br />
Nhận xét chung:<br />
Người tham gia tập huấn tiếp thu được<br />
những kiến thức cơ bản về quy trình canh tác<br />
(các biện pháp kỹ thuật canh tác) của 2 giống<br />
ngô lai mới LVN154 và SB099 như: Thời vụ<br />
gieo trồng, mật độ, phân bón, phương thức và<br />
thời điểm thu hoạch đối với 2 giống ngô này<br />
nói riêng và các giống ngô lai nói chung, trực<br />
tiếp áp dụng ngay để đạt năng suất, chất<br />
lượng cao. Phụ nữ là những người trực tiếp<br />
chi tiền mua giống và vật tư trồng ngô, cũng<br />
là những người trực tiếp sản xuất nên họ tham<br />
gia nhiều hơn và tiếp thu kỹ hơn nam giới, thể<br />
hiện qua số lượng người tham dự lớp, chú ý<br />
lắng nghe, đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi đối<br />
với giảng viên.<br />
<br />
Nhằm tuyên truyền đến đông đảo người sản<br />
xuất tại địa phương cũng như các vùng lân cận<br />
các giống ngô lai mới được chọn tạo trong nước,<br />
cũng như các tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất<br />
ngô, đề tài được thực hiện với nội dung thông tin<br />
tuyên truyền ngoài việc quảng bá thông qua quy<br />
trình, poster, đã tổ chức 3 hội nghị đầu bờ giống<br />
ngô lai LVN154 và SBB099 tại các xã xây dựng<br />
mô hình: Cao Sơn, Hào Lý - Đà Bắc và Tú Sơn Kim Bôi, mỗi xã một hội nghị, thời gian, địa<br />
điểm cụ thể như sau:<br />
- Tại xã Cao Sơn - Đà Bắc, tổ chức ngày<br />
9/10/2012.<br />
- Tại xã Hào Lý - Đà Bắc, tổ chức ngày<br />
12/10/2012.<br />
- Tại xã Tú Sơn - Kim Bôi, tổ chức ngày<br />
ngày 16/10/2012.<br />
<br />
Bảng 5. Kết quả hội nghị đầu bờ<br />
Nội dung<br />
TT<br />
<br />
(Theo thuyết minh được duyệt và<br />
hợp đồng đã ký)<br />
<br />
Số cuộc<br />
<br />
Số người tham gia hội thảo (người)<br />
<br />
hội thảo<br />
<br />
Tổng số<br />
<br />
Cán bộ xã/kỹ<br />
thuật/ KN<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
DTTS<br />
<br />
1<br />
<br />
Tại xã Cao Sơn - Đà Bắc<br />
<br />
01<br />
<br />
70<br />
<br />
8<br />
<br />
33<br />
<br />
62<br />
<br />
2<br />
<br />
Tại xã Hào Lý - Đà Bắc<br />
<br />
01<br />
<br />
70<br />
<br />
8<br />
<br />
27<br />
<br />
56<br />
<br />
3<br />
<br />
Tại xã Tú Sơn - Kim Bôi<br />
<br />
01<br />
<br />
70<br />
<br />
7<br />
<br />
38<br />
<br />
52<br />
<br />
3<br />
<br />
210<br />
<br />
23<br />
<br />
98<br />
<br />
170<br />
<br />
Cộng<br />
<br />
Nhận xét chung:<br />
Mô hình canh tác giống ngô lai LVN154 và<br />
SB099 tại các xã Cao Sơn, Hào Lý, huyện Đà<br />
Bắc và Tú Sơn, huyện Kim Bôi, Hoà Bình đã<br />
đạt được mục tiêu đề ra: Người trồng ngô đã<br />
nắm vững quy trình canh tác 2 giống ngô mới và<br />
áp dụng ngay trong vụ Hè Thu 2012, kết quả đã<br />
minh chứng việc áp dụng đúng quy trình canh<br />
<br />
Ghi chú<br />
<br />
tác sẽ đạt năng suất cao, hiệu quả kinh tế được<br />
nâng cao.<br />
Các hội nghị đầu bờ được tổ chức đã giới<br />
thiệu, tuyên truyền tới đông đảo bà con nông<br />
dân các giống ngô lai mới các giống ngô lai<br />
mới được chọn tạo trong nước (của Viện<br />
Nghiên cứu Ngô), có giá giống thấp hơn, năng<br />
suất cao hơn các giống ngô nhập nội: Giống<br />
421<br />
<br />
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br />
<br />
ngô lai LVN154 ngoài năng suất cao còn có<br />
chất lượng tốt nhất ở thời điểm hiện tại so với<br />
các giống ngô khác trên địa bàn, nên giá ngô<br />
thuơng phẩm được các thương lái mua cao hơn<br />
khoảng 100 đ/kg so với ngô thương phẩm khác;<br />
giống ngô lai SB099 - là giống chín sớm, ngoài<br />
<br />
thời gian sinh trưởng ngắn hơn các giống khác<br />
5 - 15 ngày, giống này còn có màu hạt đẹp,<br />
chịu hạn, chịu rét tốt, năng suất khá, rất phù<br />
hợp với điều kiện kinh tế của những người<br />
trồng ngô ở các xã trên nói riêng và tỉnh Hoà<br />
Bình nói chung.<br />
<br />
2.4. Bảng tổng hợp sản phẩm mô hình<br />
Bảng 6. Tổng hợp sản phẩm mô hình nhân rộng<br />
TT<br />
<br />
Tên sản phẩm<br />
<br />
Kế hoạch<br />
<br />
% hoàn<br />
thành<br />
<br />
Thực hiện<br />
<br />
1<br />
<br />
Xây dựng mô hình<br />
<br />
3 mô hình, 5 ha/mô hình<br />
<br />
3 mô hình, 5 ha/mô hình<br />
<br />
100<br />
<br />
2<br />
<br />
Đào tạo tập huấn<br />
<br />
3 lớp, 40 người/lớp<br />
<br />
3 lớp, 40 người/lớp<br />
<br />
100<br />
<br />
3<br />
<br />
Thông tin tuyên truyền<br />
<br />
3 hội thảo, 70 người/hội thảo<br />
<br />
3 hội thảo, 70 người/hội thảo<br />
<br />
100<br />
<br />
Nhận xét chung:<br />
- Người trồng ngô tham gia triển khai mô<br />
hình tuân thủ theo đúng quy trình kỹ thuật do đề<br />
tài đã hướng dẫn và cung cấp cho các hộ. Mô hình<br />
đem lại thu nhập cao hơn cho người thực hiện,<br />
tăng hiệu quả kinh tế, có tác dụng thúc đẩy mở<br />
rộng sản xuất tại địa phương và các vùng lân cận.<br />
<br />
Ghi chú<br />
Xác nhận của<br />
địa phương<br />
Danh sách đăng ký<br />
có xác nhận của<br />
địa phương<br />
Danh sách có<br />
xác nhận của<br />
địa phương<br />
<br />
- Đào tạo tập huấn cho 120 lượt người với<br />
nội dung cơ bản về sản xuất ngô ở những vùng<br />
nhờ nước trời.<br />
- Tổ chức các hội thảo, tuyên truyền cho<br />
nhân dân địa phương và các vùng lân cận về<br />
những tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất ngô.<br />
<br />
III. HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH<br />
3.1. Hiệu quả về kinh tế<br />
Bảng 7. Hiệu quả kinh tế của Mô hình canh tác<br />
TT<br />
<br />
Nội dung<br />
<br />
(1)<br />
<br />
(2)<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
Tại xã Cao Sơn - Đà Bắc<br />
LVN154<br />
SB099<br />
NK66 (Đ/C)<br />
Tại xã Hào Lý - Đà Bắc<br />
LVN154<br />
SB099<br />
NK66 (Đ/C)<br />
Tại xã Tú Sơn - Kim Bôi<br />
LVN154<br />
SB099<br />
NK66 (Đ/C)<br />
<br />
Tổng thu cho 1ha<br />
Số lượng Đơn giá<br />
Thành tiền<br />
(kg)<br />
(đ/kg)<br />
(tr.đ)<br />
<br />
(tr.đ/ha)<br />
<br />
Vượt đối chứng<br />
<br />
(4)<br />
<br />
(5)<br />
<br />
(6)<br />
<br />
(7)<br />
<br />
(8)= (6) - (7)<br />
<br />
Tr.đ<br />
<br />
%<br />
<br />
7.300<br />
6.900<br />
6.700<br />
<br />
5.9000<br />
5.800<br />
5.800<br />
<br />
43,07<br />
40,02<br />
38,86<br />
<br />
15,10<br />
14,90<br />
15,50<br />
<br />
27,97<br />
25,12<br />
23,36<br />
<br />
4,61<br />
1,76<br />
<br />
19,73<br />
7,50<br />
<br />
7.200<br />
6.900<br />
6.600<br />
<br />
5.900<br />
5.800<br />
5.800<br />
<br />
42,48<br />
40,02<br />
38,28<br />
<br />
15,10<br />
14,90<br />
15,50<br />
<br />
27,38<br />
25,12<br />
22,78<br />
<br />
4,60<br />
2,34<br />
<br />
20,19<br />
10,27<br />
<br />
6.700<br />
6.400<br />
6.300<br />
<br />
5.900<br />
5.800<br />
5.800<br />
<br />
39,53<br />
37,12<br />
36,54<br />
<br />
15,50<br />
14,10<br />
16,40<br />
<br />
24,03<br />
23,02<br />
20,14<br />
<br />
3,89<br />
2,88<br />
<br />
19,3<br />
14,3<br />
<br />
Nhận xét về mô hình:<br />
Do ảnh hưởng của thời tiết, mưa bão làm<br />
đổ, gãy và hư hỏng nên năng suất ngô giảm.<br />
Tuy nhiên, hiệu quả so với đối chứng vẫn vượt<br />
đáng kể từ 3,89 - 4,61 triệu đồng/ha đối với<br />
422<br />
<br />
Lãi<br />
<br />
Tổng chi<br />
(tr.đ/ha)<br />
<br />
giống LVN154, tương ứng với 19,3% - 20,19%<br />
và từ 1,76 - 2,88 triệu đồng/ha đối với giống<br />
SB099 so với đối chứng, tương ứng với 7,5 14,3%. Người trồng ngô chấp nhận giống ngô<br />
mới, áp dụng quy trình giống ngô lai đưa vào<br />
sản xuất.<br />
<br />
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất<br />
<br />
Cùng có sự đầu tư vật tư và công lao động<br />
tương tự nhưng với ưu thế giá giống đầu vào thấp<br />
hơn các giống ngô ngoại (ngô nhập), năng suất<br />
cao hơn nên tiền lãi thu được trên một đơn vị<br />
<br />
diện tích của mô hình cao hơn, trung bình ở 3 mô<br />
hình tăng hiệu quả kinh tế so với đối chứng<br />
15,21%. Đây thật sự là một thách thức không nhỏ<br />
đối với giống nhập nội.<br />
<br />
3.2. Hiệu quả về xã hội<br />
Bảng 8. Thống kê sơ bộ tác động về hiệu quả xã hội<br />
TT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
<br />
Tên mô hình<br />
<br />
Số người được tạo<br />
việc làm (người)<br />
Tổng Phụ nữ DTTS<br />
<br />
Mô hình canh tác giống ngô LVN154 và SB099 tại<br />
xã Cao Sơn - Đà Bắc<br />
Mô hình canh tác giống ngô lai LVN154 và SB099<br />
tại xã Hào Lý - Đà Bắc<br />
Mô hình canh tác giống ngô LVN154 và SB099 tại<br />
xã Tú Sơn - Kim Bôi<br />
<br />
Dự kiến số người được hưởng lợi<br />
từ mô hình (người)<br />
Tổng<br />
% Phụ nữ<br />
% DTTS<br />
<br />
72<br />
<br />
36<br />
<br />
52<br />
<br />
244<br />
<br />
55<br />
<br />
72<br />
<br />
72<br />
<br />
34<br />
<br />
54<br />
<br />
250<br />
<br />
47<br />
<br />
75<br />
<br />
72<br />
<br />
30<br />
<br />
53<br />
<br />
238<br />
<br />
41<br />
<br />
73<br />
<br />
* Ghi chú: - Số người được tạo việc làm được tính như sau: Số hộ nông dân tham gia mô hình 20 hộ 2<br />
người/hộ = 40 người + Số cán bộ KT/KN tham gia mô hình 2 người/mô hình + Số người tham gia trong chuỗi<br />
tiêu thụ sản phẩm đề tài, dự kiến 30 người.<br />
- Số người hưởng lợi từ mô hình được tính như sau: Số hộ nông dân tham gia mô hình là 20 hộ Số người bình<br />
quân/hộ + Số cán bộ tham gia thực hiện mô hình: 2 người/mô hình + Số người tham gia đào tạo, tập huấn 40<br />
người + Số người tham gia Hội thảo đầu bờ 70 người + Dự kiến số người tham gia trong chuỗi tiêu thụ sản phẩm<br />
của mô hình 30.<br />
- Số người bình quân/hộ tại Cao Sơn - Đà Bắc 5,1 người, tại Hào Lý - Đà Bắc 5,4 người, tại Tú Sơn - Kim Bôi<br />
là 4,8 người (theo số liệu điều tra năm 2009).<br />
<br />
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ<br />
4.1. Kết luận<br />
- Mô hình canh tác giống ngô lai mới của<br />
Viện Nghiên cứu Ngô đã tạo điều kiện cho cơ<br />
quan chủ trì mô hình giới thiệu kết quả nghiên<br />
cứu, tạo cơ hội để các sản phẩm từ các cơ quan<br />
nghiên cứu đi vào sản xuất, nhân rộng và trở<br />
thành sản phẩm phục vụ sản xuất, tạo cơ hội cho<br />
các công ty kinh doanh liên kết với các cơ sở<br />
nghiên cứu đưa sản phẩm nghiên cứu vào thị<br />
trường nhanh nhất, góp phần vào sự phát triển<br />
của ngành nông nghiệp nước ta nói chung và<br />
ngành trồng ngô nói riêng.<br />
- Mô hình canh tác giống ngô lai mới ở hai<br />
huyện miền núi tỉnh Hoà Bình (Đà Bắc và Kim<br />
Bôi) được người trồng ngô thực hiện đã tăng hiệu<br />
quả sản xuất ngô hàng hoá lên rõ rệt, chính vì thế<br />
người trồng ngô ở địa phương đã nhận thức được<br />
lợi ích của việc áp dụng các quy trình kỹ thuật<br />
canh tác giống ngô lai và phổ biến cho người<br />
trồng ngô các vùng lân cận.<br />
- Các lớp tập huấn và hội nghị đầu bờ giúp<br />
cho người dân địa phương và các vùng lân cận<br />
nắm bắt được các tiến bộ kỹ thuật mới về các<br />
biện pháp kỹ thuật canh tác giống ngô lai mới,<br />
khuyến khích người trồng ngô áp dụng giống mới<br />
<br />
với các biện pháp canh tác phù hợp. Cũng qua<br />
các lớp tập huấn và hội nghị đầu bờ, đã nâng cao<br />
vai trò người phụ nữ dân tộc thiểu số tham gia,<br />
tăng cường bình đẳng giới.<br />
- Mô hình đã được thực hiện và hoàn thành<br />
các nội dung theo đúng thuyết minh được duyệt,<br />
đảm bảo đúng tiến độ, sử dụng kinh phí đúng<br />
mục đích, đúng chế độ.<br />
4.2. Đề nghị<br />
Đề nghị nghiệm thu mô hình và BQL<br />
DAKHNNTW, Vụ KHHTQT&MT tiếp tục<br />
những chương trình hướng tới khách hàng có<br />
hiệu quả như chương trình này.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
Nguyễn Văn Bộ (2005). “Bón phân cân đối và hợp<br />
lý cho cây trồng”. NXB. Nông nghiệp.<br />
<br />
2.<br />
<br />
Phan Xuân Hào, Lê Văn Hải (2008). “Kết quả<br />
nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách hàng và mật<br />
độ trồng đến năng suất của 5 giống ngô lai”. Kết quả<br />
nghiên cứu Khoa học Công nghệ 2008 (2008).<br />
<br />
3.<br />
<br />
Hợp phần xử lý sau thu hoạch (2004). “Tài liệu tập<br />
huấn kỹ thuật sau thu hoạch”.<br />
<br />
4.<br />
<br />
Nguyễn Thị Quý Mùi (1995). “Bón phân cho bắp”.<br />
NXB. Nông nghiệp<br />
<br />
423<br />
<br />