KHÁI LƯỢC VỀ VĂN HỌC CHỮ NÔM Ở VIỆT NAM<br />
GS. TSKH. Nguyễn Quang Hồng<br />
阮光紅教授<br />
越南漢喃所<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
Ngay từ đầu Công nguyên cho đến suốt 1000 năm Bắc thuộc sau đó, các dân tộc<br />
trên đất nước Việt Nam đã sống trong quá trình cộng cư với nhau và cả với người Hán<br />
từ phương Bắc đến. Quá trình cộng cư này cùng với sự tiếp xúc với chữ Hán và văn<br />
hóa Hán, các dân tộc Việt Nam đã dần dần chủ động sử dụng chữ Hán trước hết là<br />
trong hành chính và trong giáo dục, rồi cả trong sáng tác văn học, hình thành một nền<br />
văn học chữ Hán của chính dân tộc mình. Và từ khi thoát li khỏi sự đô hộ trực tiếp của<br />
phong kiến phương Bắc, thì bên cạnh chữ Hán vẫn tiếp tục được coi trọng, người dân<br />
bản địa Việt Nam còn sáng tạo ra chữ viết cho bản ngữ của mình. Đó là các hệ thống<br />
chữ viết ô vuông theo hình mẫu chữ Hán, được gọi là chữ Nôm: Người Kinh (tộc<br />
người Việt) có chữ Nôm Việt, người Tày người Dao có chữ Nôm Tày, Nôm Dao v.v.<br />
Với chữ Nôm Việt, ở Việt Nam đã hình thành nên một nền văn chương chữ Nôm<br />
(bên cạnh văn chương chữ Hán). Và chính trong lĩnh vực sáng tạo văn học chữ Nôm<br />
gắn liền với ngôn ngữ dân tộc đã tạo nên những tác phẩm có giá trị, chiếm những vị<br />
trí cao nhất trong văn học cổ điểnViệt Nam. Xin trình bày đôi nét khái quát về những<br />
chặng đường hình thành các thể loại cùng với những tác phẩm tiêu biểu của nền văn<br />
học chữ Nôm ở Việt Nam.<br />
<br />
A. THỜI KỲ SƠ KHAI<br />
<br />
Theo quốc sử Việt Nam (Đại Việt sử ký toàn thư 大 越 史 記 全 書 , 1479)<br />
thì từ thế kỷ XIII dưới thời nhà Trần, ở Đại Việt đã có nhiều người làm thơ phú bằng<br />
chữ Nôm, đặc biệt có Nguyễn Thuyên và Nguyễn Sĩ Cố, song tác phẩm của họ đều đã<br />
thất truyền từ lâu.<br />
<br />
1. Nguyễn Thuyên 阮 詮 (thế kỷ XIII) và Nguyễn Sĩ Cố 阮 士 故 (? - 1312)<br />
<br />
Nguyễn Thuyên không rõ năm sinh năm mất. Đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ) năm<br />
1247, thời Trần Nhân Tông 陳仁宗(1279-1293). Thượng thư bộ Hình. Năm 1282, có<br />
cá sấu vào sông Phú Lương. Vâng mệnh triều đình, ông lập đàn tế và làm bài tế văn<br />
bằng chữ Nôm ném xuống sông, cá sấu liền bỏ đi. “Vua cho rằng việc làm này giống<br />
như Hàn Dũ 翰愈, nên cho Nguyễn Thuyên đổi thành họ Hàn” (Đại Việt sử kí toàn<br />
thư).<br />
Theo sử sách và gia phả họ Nguyễn ở Cao Bằng, thì Nguyễn Thuyên là người<br />
đầu tiên dùng chữ Nôm để chép gia phả họ Nguyễn, viết quốc sử và làm thơ phú quốc<br />
âm. Tác phẩm có Phi sa tập (扉沙集), trong đó có thơ phú chữ Hán và cả chữ Nôm.<br />
Nhưng tất cả đều thất truyền. Theo nhận xét của người đương thời thì thơ chữ Nôm<br />
của Hàn Thuyên mở đầu cho việc kết hợp thơ ca dân gian người Việt với thể thức thơ<br />
2006 台語文學學術研討會論文集 Tâi-gí Bûn-hk Hk-sýt Gián-thó-hōe Lūn-bûn-ch…p<br />
<br />
<br />
<br />
Đường (có biến đổi về số chữ và niêm luật) để có một thể thơ mà người đời sau gọi là<br />
thể thơ “Hàn luật”.<br />
Gần như cùng thời với Nguyễn Thuyên, có Nguyễn sĩ Cố (? - 1312). Ông lãnh<br />
chức Nội thị Học sĩ, tức thầy dạy hoàng tử mà sau này là vua Trần Nhân Tông. Ông<br />
nổi tiếng đương thời về tài làm thơ Nôm, nhưng tác phẩm cũng đều thất truyền.<br />
Tương truyền thơ ông có ý vị trào lộng, gần giống với Đông Phương Sóc 東 方 朔<br />
đời Hán.<br />
<br />
2. Trần Khâm 陳欽(1258 - 1308) và Lý Đạo Tái 李道載 (1254 - 1334)<br />
<br />
Trần Khâm tức Trần Nhân Tông, vua thứ ba nhà Trần. Cùng vua cha thực hiện<br />
đại đoàn kết hoàng tộc và dân chúng, đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông (1285,<br />
1287-88). Từ sau 1299 ông rời Kinh đô, làng mạc, lên ở hẳn núi Yên Tử, dựng chùa<br />
tu Phật, lập ra dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử mà ông là tổ thứ nhất.<br />
Trần Nhân Tông viết nhiều tác phẩm thiền học và thơ Thiền bằng Hán văn. Tác<br />
phẩm viết bằng chữ Nôm còn lại đến nay có một bài phú và một bài ca. Đó là bài Cư<br />
trần lạc đạo phú (居 陳 樂 道 賦) và bài Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca (得 趣<br />
林 泉 成 道 歌). Cả hai bài này đều do người đời sau cho vào tập Thiền tông bản<br />
hạnh (禪 宗 本 行), khắc ván in lần đầu vào năm Cảnh Hưng 6 (1745). Đó là những<br />
bài ca ngợi cảnh thiền và lòng thiền, trong đó con người an nhiên tự tại, sống giữa đời<br />
trần mà cũng hòa vui trong đạo.<br />
Lý Đạo Tái tức là sư Huyền Quang, tổ thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm, cùng<br />
thời với Trần Nhân Tông. Ông cũng là người viết nhiều tác phẩm về thiền học, và cả<br />
thơ chữ Hán. Trong tập Thiền tông bản hạnh nói trên có bài Vịnh Hoa Yên tự phú (詠<br />
華 煙 寺 賦) viết bằng chữ Nôm, tương truyền là do ông sáng tác.<br />
Gần đây trong giới nghiên cứu văn học và thiền học ở Việt Nam có người ngờ<br />
rằng những tác phẩm rất có giá trị văn học trên đây, chưa thật chắc chắn là tác phẩm<br />
của Trần Nhân Tông và Huyền Quang. Tuy nhiên, trước khi vấn đề được làm sáng tỏ,<br />
thì chúng ta vẫn có thể tạm tin rằng đây là những tác phẩm thơ phú chữ Nôm sớm<br />
nhất còn lại đến nay.<br />
<br />
3. Hồ Quý Ly 胡季 釐 (1336 - 1407?)<br />
<br />
Hồ Quý Ly là vua đầu tiên triều nhà Hồ, một triều đại ngắn ngủi ở Việt Nam.<br />
Ông lên ngôi từ ngai vua nhà Trần năm 1400. Năm 1406, không chống cự nổi quân<br />
nhà Minh, cả ba cha con ông bị giặc bắt đưa về Trung Hoa, rồi sau mất ở đó. Hồ Quý<br />
Ly là ông vua có tinh thần cải cách táo bạo, cả về quân sự, kinh tế và văn hóa tư tưởng.<br />
Nhưng ông vấp phải sự chống đối của phái bảo thủ, không thu phục được nhân tâm,<br />
nên dễ thất bại.<br />
Riêng về ngôn ngữ văn tự, Hồ Quý Ly là ông vua đầu tiên nêu chủ trương<br />
dùng chữ Nôm tiếng Việt thay chữ Hán trong công văn, chiếu chỉ, và cho dịch kinh<br />
sách chữ Hán sang chữ Nôm. Chủ trương này về sau, vào cuối thế kỷ XVIII, vua<br />
Quang Trung 光 中 (Nguyễn Huệ 阮 惠, 1753 - 1792) cũng lại đề ra, song đều<br />
chưa kịp thực hiện. Bản thân Hồ Quý Ly cũng trước thuật bằng chữ Hán và sáng tác<br />
thơ văn chữ Nôm. Nhưng tất cả đều bị nhà Minh tiêu hủy. Sau này, khi thoát khỏi ách<br />
<br />
<br />
1-2<br />
〈KHÁI LƯỢC VỀ VĂN HỌC CHỮ NÔM Ở VIỆT NAM〉阮光紅教授<br />
<br />
<br />
<br />
thống trị của nhà Minh, Nguyễn Trãi đã thu thập lại được 30 bài thơ chữ Nôm của ông,<br />
nhưng rồi đến lượt Nguyễn Trãi bị nạn, tất cả đều đã thất lạc.<br />
<br />
B. THƠ NÔM “HÀN LUẬT” 翰律國音詩<br />
<br />
Thơ Nôm “Hàn luật” (cải biến từ hai thể “thất ngôn tứ tuyệt” và “thất ngôn bát<br />
cú” của thể thức thơ Đường) đã xuất hiện từ thời sơ khai, có thể bắt đầu từ Hàn<br />
Thuyên. Song ngày nay chỉ có thể nhận diện thể thơ này qua các tác phẩm của<br />
Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, v.v.<br />
<br />
1. Nguyễn Trãi 阮 廌 (1380 - 1442)<br />
<br />
Nguyễn Trãi (hiệu là Ức Trai 抑齋) thi đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ) năm 1400 ngay<br />
sau khi Hồ Quý Ly lên ngôi, và được giữ chức Ngự sử đài chánh chưởng. Khi giặc<br />
Minh xâm chiếm, ông bị quản thúc ở Thăng Long, sau thoát ra, lẩn tránh nhiều nơi,<br />
cuối cùng đến với Lê Lợi (黎 利), vạch chiến lược chống quân Minh trên chiến<br />
trường cũng như trong giao dịch thư từ. Sau thắng lợi, ông thay minh chủ viết bài<br />
Bình Ngô đại cáo (平 吳 大 告 ) bằng Hán văn, một bản “thiên cổ hùng văn” của<br />
dân tộc Việt Nam. Dưới triều Lê Thái Tổ 黎 太 祖 (Lê Lợi), Nguyễn Trãi được<br />
trọng dụng. Nhưng sau khi Lê Lợi mất, triều đình lục đục, gây bè kéo cánh, khiến<br />
Nguyễn Trãi khó bề được yên thân. Ông bèn xin về hưu trí ở Côn Sơn. Cuối năm<br />
1442, vua trẻ Thái Tông ghé thăm trại Lệ Chi Viên của ông, đột nhiên bị cảm chết,<br />
ông cùng cả gia tộc bị khép tội và chịu án “tru di tam tộc”. Mãi 20 năm sau, ông mới<br />
được vua Lê Thánh Tông xuống chiếu rửa oan cho ông.<br />
Nguyễn Trãi là danh nhân văn hóa lớn của dân tộc Việt Nam, được UNESCO<br />
công nhận là danh nhân văn hóa thế giới. Ông có một sự nghiệp trước tác đồ sộ, về<br />
nhiều lãnh vực. Ông làm nhiều thơ, bằng Hán văn và cả bằng chữ Nôm. Sau khi ông<br />
bị hại, tác phẩm của ông bị thất tán nhiều nơi. Đến năm 1467, vua Lê Thánh Tông cử<br />
người (Trần Khắc Kiệm 陳 克 儉) sưu tầm di cảo của ông, nhờ đó mới giữ được cho<br />
đến nay một phần những tác phẩm quý giá của ông.<br />
Dựa vào kết quả sưu tầm của Trần Khắc Kiệm ở thế kỷ XV, Dương Bá Cung (楊<br />
伯 恭) ở thế kỷ XIX đã bỏ ra hàng chục năm tiếp tục sưu tầm, chỉnh lý để đến năm<br />
1868 cho khắc in bộ Ức Trai di tập (抑 齋 遺 集) trong đó có Quốc âm thi tập (國<br />
音 詩 集) gồm 254 bài thơ Nôm. Có thể tập thơ này vẫn chưa phải là toàn bộ những<br />
tác phẩm viết bằng chữ Nôm của Nguyễn Trãi, nhưng đây chính là tập thơ chữ Nôm<br />
đầu tiên còn lại đến ngày nay, và nó chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong văn học<br />
sử Việt Nam.<br />
Thơ Nôm Nguyễn Trãi thể hiện tình yêu tha thiết của ông dành cho nước cho dân<br />
với tinh thần nhân nghĩa sâu sắc, đồng thời cũng có cả nỗi thao thức dằn vặt từ cảnh<br />
ngộ riêng tư, một cái tôi trữ tình mang màu sắc của cả Nho, Phật và Lão. Tiếng Việt<br />
trong thơ giàu hình tượng, ngữ liệu dân gian được sử dụng thích đáng. Hình thức thơ<br />
tuy phỏng theo cách luật thơ Đường, nhưng có nhiều biến cải: Trong một bài tứ tuyệt<br />
hay bát cú, nhiều khi dùng xen những câu 6 tiếng, ở những vị trí không cố định. Nhịp<br />
thơ Đường thường ngắt theo kiểu 4-3, còn ở đây có cả cách ngắt nhịp 3-4, 3-3, một lối<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1-3<br />
2006 台語文學學術研討會論文集 Tâi-gí Bûn-hk Hk-sýt Gián-thó-hōe Lūn-bûn-ch…p<br />
<br />
<br />
<br />
ngắt nhịp phổ biến của thi ca dân gian người Việt. Đây phải chăng chính là lối thơ<br />
“Hàn luật” mà Nguyễn Thuyên là người khởi xuớng.<br />
Để minh họa, trích lục một bài thơ tứ tuyệt của Nguyễn Trãi:<br />
蓮 花<br />
淋 洳 拯 变 /卒 和 清 > (污 泥 不 著 /守 潔 清)<br />
君 子 堪 困 / 特 所名 > (君 子 難 比 / 其芳名)<br />
闧 媫 香 / 店 月 凈 > (風 送 香 /月 夜 靜)<br />
貞 乄 晫 / 固 埃 爭 > ( 独 己 有 / 誰 能 爭)<br />
(Phần chú chữ Hán là do Nguyễn Quang Hồng tạm dịch)<br />
<br />
2. Hồng Đức quốc âm thi tập (洪德國音詩集)<br />
<br />
Đây là một tuyển tập thơ Nôm đầu tiên ở Việt Nam, gồm sáng tác của nhà vua<br />
đương thời là Lê Thánh Tông 黎 聖 宗 (Lê Tư Thành 黎 思 成 , 1442 - 1497) và<br />
một số triều thần, là kết quả của phong trào sáng tác thơ Nôm ở cung đình do nhà vua<br />
khởi xướng. Tập thơ sao chép nhiều lần, theo bản hiện còn (AB.292) gồm 283 bài,<br />
không ghi rõ tác giả từng bài, trong đó có lẫn một số bài của Nguyễn Trãi và Nguyễn<br />
Bỉnh Khiêm.<br />
Toàn tập thơ viết theo thể Đường luật thất ngôn bát cú, nhưng cũng có bài pha<br />
“lục ngôn” theo kiểu “Hàn luật” của Việt Nam. Nội dung nặng về những đề tài “cao<br />
quý”, vịnh người vịnh cảnh, thấm đậm tư tưởng Nho gia. Tuy nhiên, đây là thời thái<br />
bình thịnh trị, nên tập thơ cũng toát lên niềm lạc quan, tự hào dân tộc và thiện chí trau<br />
giồi ngôn ngữ dân tộc.<br />
<br />
3. Nguyễn Bỉnh Khiêm 阮 秉 謙 (1491 - 1585)<br />
<br />
Nguyễn Bỉnh Khiêm sống chủ yếu vào thế kỷ XVI. Ông thi đỗ Trạng nguyên<br />
năm 1535 và làm quan với nhà Mạc. Ông chán ghét bọn gian thần, dâng sớ xin chém<br />
lộng thần, nhưng vua không nghe. Ông thác bệnh về quê. Nhưng sau vì hoàn cảnh bó<br />
buộc, ông lại ra làm quan cho đến năm 70 tuổi mới thực sự từ quan. Ông dựng am<br />
Bạch Vân, lấy hiệu là Bạch Vân cư sĩ, ngồi dạy học trò. Ông là người được cả ba thế<br />
lực Mạc, Trịnh, Nguyễn thời bấy giờ tôn trọng, thường đến hỏi về những việc hệ<br />
trọng.<br />
Nguyễn Bỉnh Khiêm có làm thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm. Về thơ Nôm, ông còn<br />
để lại tập Bạch Vân quốc ngữ thi (白 雲 國 語 詩). Tuy nhiên, nguyên cảo thất lạc,<br />
các bản sao không thống nhất, lại lẫn lộn một số bài của Nguyễn Trãi, trong đó có<br />
khoảng 170 bài là thực sự của ông.<br />
Thơ quốc âm của Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng chủ yếu theo thể cách Đường luật,<br />
đôi khi pha những câu “lục ngôn”. Đây có thể là những bài thơ Nôm Đường luật<br />
cuối cùng có xen lẫn câu thơ lục ngôn với lối ngắt nhịp 3-4. Về sau này có rất nhiều<br />
nhà thơ viết theo thể Đường luật đã không tiếp tục sử dụng các câu lục ngôn như thế<br />
nữa, trừ một số bài tương truyền là của nữ sĩ Hồ Xuân Hương (xem dưới). Tập thơ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1-4<br />
〈KHÁI LƯỢC VỀ VĂN HỌC CHỮ NÔM Ở VIỆT NAM〉阮光紅教授<br />
<br />
<br />
<br />
viết khi tác giả ở ẩn nên bao trùm không khí an nhàn ẩn dật, yêu quý thiên nhiên, xa<br />
lánh bụi đời, tuy không dứt lòng thương nước lo đời, quan tâm thế sự.<br />
<br />
C. DIỄN CA LỊCH SỬ 歷史演歌<br />
<br />
“Diễn ca lich sử” là những tác phẩm thơ Nôm trường thiên, mà phần lớn nội<br />
dung đều dựa vào quốc sử cùng với truyền thuyết dân gian. Diễn ca lịch sử sử dụng<br />
hai thể thơ dân tộc là “lục bát” (mỗi khổ hai câu: 6 - 8 tiếng) và “song thất lục bát”<br />
(mỗi khổ bốn câu: 6 - 8 - 7 - 7 tiếng, các câu “thất ngôn” đều ngắt nhịp 3 - 4).<br />
<br />
1. Việt sử diễn âm (越 史 演 音)<br />
<br />
Việt sử diễn âm mới được phát hiện và xuất bản năm 1997 tại Hà Nội. Tác phẩm<br />
gồm 2.334 câu thơ, trong đó có 2.318 câu theo thể “lục bát”, 18 câu thất ngôn xen vào<br />
ở phần cuối. Chưa rõ tác giả là ai, nhưng lời thơ cho thấy tác giả đã sống và viết tác<br />
phẩm này vào khoảng giữa thế kỷ XVI, dưới thời nhà Mạc.<br />
Nội dung tác phẩm là kể lại lịch sử Việt Nam qua các triều đại từ thời sơ thủy<br />
đến thời nhà Mạc, qua đó thể hiện cảm xúc của mình đối với các sự kiện và nhân vật<br />
lịch sử. Điều đáng lưu ý là với tác phẩm này, lần đầu tiên xuất hiện thể loại diễn<br />
ca lịch sử, một thể loại cực kỳ quan trọng trong văn học chữ Nôm, được phát triển<br />
mạnh mẽ vào những thế kỷ sau đó. Đây cũng là lần đầu tiên có một tác phẩm chữ<br />
Nôm dài hơi viết theo thể “lục bát”, một thể thơ thuần túy của dân tộc Việt Nam.<br />
<br />
2. Thiên Nam minh giám (天 南 明 監)<br />
<br />
Hiện chưa rõ tác giả là ai, có thể là do một nhà Nho trong tôn tthất chúa Trịnh<br />
vâng mệnh phủ chúa mà viết. Tác phẩm hoàn thành vào khoảng giữa thế kỷ XVII.<br />
Cũng là một tác phẩm diễn ca lịch sử Việt Nam, dài hơn 900 câu theo thể thơ<br />
Việt “song thất lục bát”. Đây là lần đầu tiên có một tác chữ Nôm dài hơi viết bằng<br />
thể “song thất lục bát”.Với thể loại diễn ca lịch sử thì tác phẩm này dường như là<br />
duy nhất hiện có được viết theo thể thơ này.<br />
<br />
3. Thiên Nam ngữ lục (天 南 語 錄)<br />
<br />
Chưa rõ tác giả là ai, có thể là một nhà Nho, nhiều lần thi hỏng, sống ngao du ẩn<br />
dật. Về già mới viết sách này theo yêu cầu của chúa Trịnh, nhưng sau rồi cũng không<br />
dâng lên chúa, giữ lại làm của báu gia đình. Tác phẩm hoàn thành vào khoảng cuối<br />
thế kỷ XVII. Hiện có 6 dị bản, trong đó bản chép tay đầu thế kỷ XVIII mang ký hiệu<br />
AB.478 là cổ nhất và đầy đủ hơn cả.<br />
Cũng như Việt sử diễn âm thời nhà Mạc trước đây vào thế kỷ XVI hoặc Đại Nam<br />
quốc sử diễn ca (大 南 國 史 演 歌) sau này ở thế kỷ XIX (1870), Thiên Nam ngữ<br />
lục thuộc loại diễn ca lịch sử, viết theo thể “lục bát”. Nhưng đây là tác phẩm thành<br />
công nhất về nhiều phương diện, đặc biệt là ngôn ngữ văn học tiếp cận với lời nói dân<br />
gian, giàu hình tượng và cảm xúc với khối lượng phong phú các thành ngữ và tục ngữ<br />
tiếng Việt.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1-5<br />
2006 台語文學學術研討會論文集 Tâi-gí Bûn-hk Hk-sýt Gián-thó-hōe Lūn-bûn-ch…p<br />
<br />
<br />
<br />
Điều quan trọng cần đặc biệt lưu ý là Thiên Nam ngữ lục là tác phẩm lục bát<br />
(văn vần nói chung) trường thiên có độ dài lớn nhất trong văn học Việt Nam. Tác<br />
phẩm gồm 8.136 câu thơ “lục bát”, kèm theo 2 bài thơ Nôm thất ngôn bát cú và 31 bài<br />
vừa thơ vừa sấm ngữ bằng chữ Hán. Có thể nói đây là lần đầu tiên thể thơ “lục bát”<br />
được thử thách trong một tác phẩm thi ca trường thiên, chứng minh cho khả năng biểu<br />
đạt vô tận của thể thơ, chuẩn bị cho nó tiến tới hoàn thiện thêm trong hàng loạt truyện<br />
thơ Nôm trường thiên ở những thế kỷ sau.<br />
<br />
D. NGÂM KHÚC (THỂ NGÂM) 國音吟曲<br />
<br />
“Ngâm khúc” là một thể loại thơ Nôm trường thiên. Đó là những tác phẩm trữ<br />
tình dài hơi, chuyên sử dụng thể thơ “song thất lục bát” để phô diễn tình cảnh và tâm<br />
tư của nhân vật trữ tình. Có 2 tác phẩm tiêu biểu cho thể loại này là Chinh phụ ngâm<br />
khúc và Cung oán ngâm khúc. Ngoài ra còn có Ai tư vãn (哀思 輓) là tiếng khóc và<br />
lời thở than của công chúa Lê Ngọc Hân (1770 - 1799), vợ vua Quang Trung, sau cái<br />
chết đột ngột của nhà vua.<br />
<br />
1. Chinh phụ ngâm khúc (征 妇 吟 曲)<br />
<br />
Nguyên tác Hán văn của nhà thơ Việt Nam Đặng Trần Côn (鄧 陳 琨, thế kỷ<br />
XVIII), dài 438 câu theo thể “trường đoản cú”, xuất hiện năm 1741. Liền ngay sau đó<br />
lần lượt có 4 bản dịch sang thơ Nôm. Bản dịch thành công nhất được lưu hành rộng<br />
rãi, theo ván khắc năm 1902, gồm 412 câu thơ, thể “song thất lục bát”. Bản này tương<br />
truyền là do bà Đoàn Thị Điểm (段 氏 點 , 1705 - 1748) chuyển dịch. Song gần đây<br />
có nhiều người nghiêng về phía khẳng định Phan Huy Ích (潘 輝 益, 1750 - 1822)<br />
mới là dịch giả của bản hiện đang lưu hành.<br />
Chinh phụ ngâm là một lời độc thoại nội tâm mà nhân vật trữ tình duy nhất trong<br />
tác phầm là một người vợ có chồng gặp thời loạn phải ra đi chinh chiến. Lý tưởng lập<br />
công danh không ngăn được nỗi niềm cô quạnh và ước mong được sống hạnh phúc<br />
cùng chồng nơi quê nhà.<br />
Đây có thể là tác phẩm ngâm khúc đầu tiên mà thành công của nó chứng minh<br />
cho khả năng của thể “song thất lục bát” trong việc phô diễn những cảnh tượng bi<br />
tráng và tâm trạng sầu muộn triền miên của nhân vật trữ tình.<br />
Để minh họa, trích một khổ thơ mở đầu tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc (theo<br />
bản khắc AB.26, năm 1902):<br />
糓 俼 坦 常 欺 陿 桙<br />
客 牤 紅 蜫 餒 迍 邅<br />
籑 箕 深 瀋 層 珕<br />
為 埃 蔐 孕 朱 戼 餒 尼<br />
(天 地 風 塵 .紅 顏 多 迍 .<br />
悠 悠 彼 蒼 兮 誰 造 因)<br />
(Phần chú chữ Hán là theo nguyên tác Hán văn của Đặng Trần Côn)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1-6<br />
〈KHÁI LƯỢC VỀ VĂN HỌC CHỮ NÔM Ở VIỆT NAM〉阮光紅教授<br />
<br />
<br />
<br />
2. Cung oán ngâm khúc (宮 怨 吟 曲)<br />
<br />
Tác giả khúc ngâm là Nguyễn Gia Thiều 阮嘉韶 (1741 - 1798), sinh trưởng<br />
trong một gia đình quý tộc, là cháu ngoại chúa Trịnh Cương (鄭 綱, ? - 1729). Ông<br />
học rộng, am hiểu nhiều môn nghệ thuật: âm nhạc, hội họa, kiến trúc, trang trí. Cung<br />
oán ngâm khúc theo bản in khắc ván đầu thế kỷ XX dài 356 câu, theo thể “song thất<br />
lục bát”.<br />
Khúc ngâm trường thiên này là lời tự bạch nỗi niềm cô đơn chán chường của<br />
người cung nữ bị bỏ rơi, đồng thời cũng là lời gửi gắm những suy tư của tác giả về<br />
nhân sinh và thế giới. Tác phẩm rất giàu sức biểu cảm: có tiếng nói trữ tình từ cảnh<br />
ngộ cá nhân của nhân vật trữ tình, vừa có tiếng nói triết lý về kiếp nhân sinh từ những<br />
suy tư của tác giả.<br />
Với tác phẩm này, thể “song thất lục bát” đã đi đến chỗ hoàn thiện ở mức<br />
đỉnh điểm: cách luật hoàn toàn chặt chẽ, chuẩn mực, không chấp nhận những ngoại lệ<br />
như ở các tác phẩm khác. Ngôn ngữ văn học ở đây được gọt giũa kỹ càng, biện pháp<br />
điệp từ sử dụng rất khéo léo, tạo được cảm xúc.<br />
<br />
E. TRUYỆN NÔM (THỂ TRUYỆN) 國音敘事詩<br />
<br />
Đây là một thể loại văn học viết theo văn vần, có cốt truyện (tức là một loại tiểu<br />
thuyết văn vần), rất phát triển ở Việt Nam (mà ở Trung Hoa hầu như không có), đặc<br />
biệt thịnh hành từ cuối thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Có tới hàng<br />
trăm tác phẩm thuộc loại này, mà đỉnh cao là Truyện Kiều của Nguyễn Du.<br />
Truyện Nôm sử dụng thể thơ “lục bát” là chủ yếu, song cũng có một số ít tác<br />
phẩm dùng thể Đường luật. “Truyện Nôm Đường luật” (唐律 國 音 敘 事 詩)<br />
thường dựa theo một cốt truyện đơn giản để viết thành một loạt các bài thơ “thất ngôn<br />
bát cú” (七 言 八 句 )liên hoàn. “Truyện Nôm lục bát” (六 八 體 國 音 敘 事<br />
詩) chỉ dùng thể “lục bát”, đôi khi có thể xen kẽ vài bài thơ Đường luật. Trong số các<br />
truyện Nôm hơn phân nửa tác phẩm không mang tên tác giả (thường được gọi là<br />
“Truyện Nôm khuyết danh” 缺 名 國 音 敘 事 詩).<br />
<br />
1. Truyện Vương Tường (王 祥 傳 )<br />
<br />
Cốt truyện mượn từ tích đời Hán, viết về cuộc đời của Vương Tường (tức Vương<br />
Chiêu Quân 王 昭 君) được tuyển làm cung nữ dưới thời Hán Nguyên Đế 漢 元 帝,<br />
vì không đút lót nên thợ vẽ Mao Diên Thọ 毛 延 壽 vẽ xấu đi, khiến nhà vua<br />
không để ý đến. Nhân có vua nuớc Hồ cầu thân, vua Hán liền đem Chiêu Quân gả cho<br />
vua Hồ. Đến lúc ấy vua Hán mới biết nàng đẹp, lấy làm tiếc. Sang đến cung vua nước<br />
Hồ, nàng tự vẫn.<br />
Đây là một truyện tiêu biểu cho loại “Truyện Nôm Đường luật”. Không rõ tác<br />
giả là ai. Giới nghiên cứu ước đoán tác phẩm này ra đời khá sớm, vào khoảng đầu thế<br />
kỷ XVI. Truyện gồm 49 bài thơ “thất ngôn bát cú”, trong đó có 38 bài chính truyện,<br />
10 bài là lời than tiếc của người đời và 1 bài kết luận. Câu thơ trau chuốt, bút pháp thơ<br />
Đường vững vàng. Song có thể là do hạn chế của khuôn khổ thơ cách luật “thất ngôn<br />
bát cú”, khó diễn tả liền mạch cốt chuyện, nên kết cấu có phần rời rạc. Đây là nhược<br />
<br />
<br />
1-7<br />
2006 台語文學學術研討會論文集 Tâi-gí Bûn-hk Hk-sýt Gián-thó-hōe Lūn-bûn-ch…p<br />
<br />
<br />
<br />
điểm chung của loại “Truyện Nôm Đường luật” (hiện chỉ còn 3 truyện), khiến nó<br />
không phát triển và tỏ ra “lép vế” hẳn so với loại “Truyện Nôm lục bát”.<br />
<br />
2. Tống Trân Cúc Hoa (宋 珍 菊 花)<br />
<br />
Tống Trân Cúc Hoa là câu chuyện thuần túy Việt Nam, không lấy tích từ Trung<br />
Hoa như nhiều truyện khác. Tác phẩm kể chuyện đôi trái gái nhà nghèo Tống Trân và<br />
Cúc Hoa, vượt qua mọi gian nan thử thách từ phía các thế lực quan lại và quý tộc,<br />
bằng tất cả lòng kiên trinh và tài năng của mình, để bảo vệ tình yêu. Trong truyện còn<br />
kể chuyến đi sứ của Tống Trân, thể hiện tài năng và lòng tự tôn dân tộc của chàng<br />
trong việc bang giao. Mặc dù bị chàng chối từ, nhưng công chúa nước Tàu vì quá yêu<br />
chàng, đã vượt bể sang nước Việt tìm chàng. Và Cúc Hoa đã vui lòng để cho chàng<br />
cưới thêm công chúa Trung Hoa.<br />
Đây là một tác phầm tiêu biểu cho loại “Truyện Nôm lục bát khuyết danh”<br />
còn gọi là “truyện Nôm dân gian” (những truyện loại này hiện còn hơn 100 tác phẩm).<br />
Truyện gồm 1689 câu thơ lục bát, xuất hiện vào khoảng từ giữa thế kỷ XVIII sang<br />
đầu thế kỷ XIX. Ngôn ngữ văn học trong tác phẩm rất gần với lời ăn tiếng nói của dân<br />
gian. Hầu như không dùng điển cố và rất ít từ Hán Việt. Trong truyện nhiều khi mang<br />
đậm nét truyện kể truyền miệng, do đó có phần thiếu trau chuốt.<br />
<br />
3. Truyện Kiều (翹 傳)<br />
<br />
Tác giả là Nguyễn Du 阮 攸 (1765 - 1820), nhà đại thi hào dân tộc Việt Nam.<br />
Sinh trưởng trong một gia đình danh gia vọng tộc (cha làm quan đến Tể tướng, anh<br />
làm quan đến Tham tụng, nhưng gặp nhiều trắc trở). Năm 1783 thi Hương đậu Tam<br />
trường, sau không thi tiếp nữa. Thuở nhỏ ở Thăng Long, lớn lên gặp thời tao loạn (từ<br />
khởi nghĩa Tây Sơn đến Nguyễn Ánh khôi phục lại Nhà Nguyễn) phải nay đây mai đó,<br />
cuối cùng về quê ở Nghệ An, sống gần với dân gian. Có ra làm quan với nhà Nguyễn<br />
một thời gian, từng được cử đi sứ nhà Thanh.<br />
Nguyễn Du có một sự nghiệp sáng tác văn học đồ sộ, cả bằng chữ Hán và bằng<br />
chữ Nôm. Riêng về văn chương chữ Nôm, ngoài Truyện Kiều, ông còn để lại một vài<br />
tác phẩm ngắn, mà tiêu biểu là bài Văn tế thập loại chúng sinh (十 類 眾 生 祭 文),<br />
là một bài văn chiêu hồn đối với mọi kiếp người đã chết trong bất cứ cảnh ngộ nào,<br />
thể hiện lòng thương người bao la của nhà thơ.<br />
Truyện Kiều là cách gọi tắt của người đời sau, nguyên tên do tác giả đặt là Đoạn<br />
trường tân thanh (斷 腸 新 聲). Cốt truyện dựa theo tiểu thuyết chương hồi Kim<br />
Vân Kiều truyện (金 雲 翹 傳) của Thanh Tâm Tài Nhân 青 心 才 人 ở Trung<br />
Hoa. Nhưng nếu như tiểu thuyết của Thanh Tâm Tài Nhân không gây được chú ý ở<br />
ngay Trung Quốc, thì Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du là tác phẩm văn học<br />
kiệt xuất, ngay từ khi vừa ra đời (khoảng 1804 - 1809) đến nay đã được mọi tầng lớp<br />
dân chúng Việt Nam yêu thích, và được thế giới nhiệt liệt đón nhận, được dịch ra<br />
nhiều thứ tiếng khác nhau. Nguyễn Du là người Việt Nam thứ hai (thế hệ sau Nguyễn<br />
Trãi) được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.<br />
Truyện Kiều kể chuyện 15 năm lưu lạc của nhân vật chính là nàng Thúy Kiều 翠<br />
翹 . Thúy Kiều là một tiểu thư xinh đẹp, tài hoa, có tình yêu tự do và trong sáng với<br />
<br />
<br />
<br />
1-8<br />
〈KHÁI LƯỢC VỀ VĂN HỌC CHỮ NÔM Ở VIỆT NAM〉阮光紅教授<br />
<br />
<br />
<br />
chàng thư sinh Kim Trọng 金 重 . Chế độ phong kiến suy tàn với đầy rẫy những thế<br />
lực (đặc biệt là quan lại liên kết với thương gia) đã xô đẩy nàng vào cảnh đời ca kỹ,<br />
tôi đòi. Toàn bộ câu chuyện với mọi diễn biến về tình tiết và tâm lý nhân vật làm<br />
thành bản cáo trạng đối với những bất công, tàn bạo trong xã hội, là tiếng kêu xé lòng<br />
đối với tình yêu và thân phận những con người bị chà đạp, là ước vọng vươn tới giành<br />
lại quyền sống cho họ. Tác phẩm thấm đượm tinh thần nhân đạo sâu sắc, với bút pháp<br />
hiện thực giàu chất trữ tình.<br />
Bản in cũ nhất và còn lại trọn vẹn cho đến nay là bản Liễu Văn Đường 1871 và<br />
bản Duy Minh Thị 1872. Truyện Kiều là tác phẩm truyện Nôm có độ dài lớn nhất,<br />
gồm 3.254 câu thơ, theo thể “lục bát”. Đây là tác phẩm thành công và tiêu biểu về<br />
nhiều phương diện, là đỉnh cao của văn học Việt Nam thời Trung đại. Riêng về mặt<br />
ngôn ngữ thơ, tác giả đã rất nhuần nhuyễn trong việc sử dụng ngữ liệu Trung Hoa kết<br />
hợp với ngữ liệu dân gian Việt Nam. Tiếng Việt trong Truyện Kiều đánh dấu cho trình<br />
độ tinh luyện, chuẩn mực và giàu sức biểu hiện. Đây là tác phẩm truyện thơ Nôm<br />
trường thiên mà trong đó thể thơ “lục bát” đạt tới mức điển phạm, chuẩn mực,<br />
không chấp nhận bất cứ những gì thố sơ, vụng về, phá cách như trong các truyện Nôm<br />
khác.<br />
Để minh họa, trích hai khổ đầu (4 câu) từ văn bản Truyện Kiều khắc in năm<br />
1871:<br />
炧 璏 瑉 憥 圡 些 > (百 年 身 世 事 情 )<br />
岲 才 岲 命 窖 卥 唙 饒 > (色 才 二 字 兩 生 相 嫌 )<br />
惐 戈 沒 局 帀 盙 > (一 經 滄 海 桑 田 )<br />
仍 調 饢 獕 乑 僘 妿 峼 > (事 於 眼 見 太 煩 心 傷 )<br />
(Phần chú chữ Hán là theo bản dịch của Lê Dụ 黎 裕 ở Hà Nội, 1946)<br />
<br />
F. PHÚ NÔM (國 音 賦) VÀ VĂN TẾ NÔM (國 音 祭 文)<br />
<br />
Trong văn học Việt Nam (cũng như ở Trung Hoa), phú là một thể văn có từ rất<br />
rất sớm, có phú chữ Hán và phú chữ Nôm. Phú chữ Nôm có thể bắt đầu từ thời Trần<br />
(thế kỷ XIII), như hai bài phú đã nhắc đến ở trên của vua Trần Nhân Tông và sư<br />
Huyền Quang. Nội dung của phú Nôm thường ca ngợi cảnh sắc non sông, xưng tụng<br />
công tích anh hùng, hoặc phê phán trào lộng, nghị luận sự tích, nhân vật.<br />
Những tác phẩm và tác gia nổi tiếng về phú Nôm có thể kể: Phụng thành xuân<br />
sắc phú (鳳 城 春 色 賦 ) của Nguyễn Giản Thanh 阮 簡 青 (1482 - ?), Tịch cư<br />
ninh thể phú (寂 居 寧 體 賦) và Đại Đồng phong cảnh phú (大 同 風 景 賦) của<br />
Nguyễn Hàng 阮 行 (thế kỷ XVI), Ngã Ba Hạc phú (我 巴 鶴 賦)của Nguyễn Bá<br />
Lân 阮 伯 燐 (1701 - 1785), Trương Lưu hầu phú(張 留 侯 賦), Quách Tử Nghi<br />
phú (郭 子 儀 賦) của Nguyễn Hữu Chỉnh 阮 有 整 (? - 1787), Tụng Tây Hồ phú<br />
(訟 西 湖 賦) của Nguyễn Huy Lượng 阮 輝 亮 (? - 1808), Chiến tụng Tây Hồ<br />
phú (戰 訟 西 湖 賦) của Phạm Thái 範 泰 (1777 - 1813), Hàn nho phong vị phú<br />
(寒 儒 風 味 賦) của Nguyễn Công Trứ 阮 功 著 (1778 - 1858), Tài tử đa cùng<br />
phú (才 子 多 窮 賦) của Cao Bá Quát 高 伯 适 (1808 - 1885), v.v.<br />
<br />
<br />
<br />
1-9<br />
2006 台語文學學術研討會論文集 Tâi-gí Bûn-hk Hk-sýt Gián-thó-hōe Lūn-bûn-ch…p<br />
<br />
<br />
<br />
Văn tế với tư cách là những tác phẩm văn học còn lại với thời gian thường không<br />
chỉ mang chức năng nghi lễ tín ngưỡng, mà đó là những tác phẩm chứa chan tình cảm<br />
với những người đã khuất, những người thân thiết của tác giả hoặc những anh hùng<br />
liệt sĩ, những người có số phận bất hạnh trong xã hội. Văn tế có thể viết bằng nhiều<br />
thể thức khác nhau, có thể văn biền ngẫu, có thể là song thất lục bát. Song phần lớn là<br />
những bài văn tế viết theo thể phú.<br />
Có những bài văn tế nổi tiếng của các tác giả như: Văn tế chị (祭 姊文) của<br />
Nguyễn Hữu Chỉnh (? - 1787), Văn tế thập loại chúng sinh (十 類 眾 生 祭 文)<br />
của Nguyễn Du (1765 - 1820), Văn tế Trương Quỳnh Như (祭 張 瓊 茹 文) của<br />
Phạm Thái (1777 - 1813), Văn tế nghiã sĩ Cần Giuộc (芹 勺 義 士 祭 文) của<br />
Nguyễn Đình Chiểu 阮 廷 沼 (1822 - 1888) v.v.<br />
<br />
G. THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT (唐 律 國 音 詩)<br />
<br />
Văn nhân người Việt làm quen với cách luật thơ Đường từ rất sớm. Bước đầu thử<br />
mô phong thể thơ này để làm thơ tiếng Việt, các nhà thơ đã không theo sát thể thức<br />
Đường luật như khi làm thơ chữ Hán, mà có cải biến ít nhiều, tạo thành lối thơ Việt<br />
hóa “Hàn luật”. Lối thơ Đường luật Việt hóa này đã không được các thế hệ thi nhân<br />
đời sau kế thừa và phát huy. Từ thế kỷ XVII trở đi văn đàn Việt Nam hầu như vắng<br />
bóng các bài thơ Nôm “phá cách” như vậy (trừ một số bài tương truyền là của Hồ<br />
Xuân Hương, mang sắc thái trào phúng theo lối dân gian), thay vào đó là những bài<br />
thơ chữ Nôm tuân thủ nghiêm chỉnh cách luật thơ Đường.<br />
Có thể nói rằng các nhà thơ Việt Nam thời trung đại ai cũng từng làm thơ Đường<br />
luật, chữ Hán và cả chữ Nôm. Tuy nhiên, không phải tác giả nào cũng thực sự thành<br />
công. Trong số các nhà thơ để lại ấn tượng rõ nét nhất về thơ Nôm Đường luật có thể<br />
kể đến: Bà Huyện Thanh Quan 婆 縣 清 觀 (tên thực là Nguyễn Thị Hinh 阮 氏<br />
馨 , đầu thế kỷ XIX) với chùm bài thơ mang nặng tâm trạng hoài cổ; Nguyễn Khuyến<br />
阮 勸 (1835 - 1909) và những bài thơ diễn tả cảnh trí mùa thu với nỗi cô quạnh nơi<br />
đồng quê thôn dã; Phan Văn Trị 潘 文 治 (1830 - 1910) với nhiều bài thơ vịnh vật<br />
vịnh cảnh và 10 bài thơ họa chế giễu bọn văn nhân cam tâm theo giặc Pháp. Sáng tác<br />
nhiều và thành công hơn cả là Hồ Xuân Hương và Trần Tế Xương.<br />
<br />
1. Hồ Xuân Hương 胡 春 香 (cuối XVIII đầu XIX)<br />
<br />
Cho đến nay, giới nghiên cứu vẫn chưa biết chính xác năm sinh năm mất cùng<br />
thời gian sáng tác của bà, cũng như chưa xác định được rõ toàn bộ tác phẩm của bà.<br />
Bà nổi tiếng là “bà chúa thơ Nôm”, với khoảng hơn 50 bài thơ Nôm luật Đường, được<br />
sưu tập và chép lại vào năm 1893. Trong số đó có lẫn một số bài của người khác. Gần<br />
đây phát hiện tập Lưu hương ký (留 香 記), trong đó có 24 bài thơ chữ Hán và 26 bài<br />
thơ chữ Nôm, ngờ rằng đó là thơ của Hồ Xuân Hương, song cũng chưa thật chắc<br />
chắn.<br />
Thơ Nôm Hồ Xuân Hương nói về những cảnh ngộ riêng tư của người phụ nữ,<br />
những nỗi khổ và bất công mà họ phải hứng chịu: làm vợ lẽ, chửa hoang, góa chồng.<br />
Nhưng thái độ của bà là không kêu than, không bi lụy, mà với đầy đủ ý thức về giới<br />
tính, bà khuyên chị em hãy ngẩng cao đầu làm người, đòi lại quyền bình đẳng cho họ<br />
<br />
<br />
1-10<br />
〈KHÁI LƯỢC VỀ VĂN HỌC CHỮ NÔM Ở VIỆT NAM〉阮光紅教授<br />
<br />
<br />
<br />
trong cuộc sống. Với giọng trào lộng, bà thách thức, trêu chọc những “hiền nhân quân<br />
tử” mà thực ra là lũ đàn ông dốt nát, ngây ngô, không đáng để phục tùng, tôn trọng.<br />
Bà được độc giả Việt Nam và thế giới đánh giá cao như là biểu tượng của tinh thần tự<br />
trọng giới tính và thách thức với tất cả những nỗi bất công mà người phụ nữ phải chịu<br />
đựng trong một xã hội phong kiến "trọng nam khinh nữ".<br />
Thơ Nôm Hồ Xuân Hương tuân thủ nghiêm chỉnh thể cách Đường luật, nhưng bà<br />
đã phá tan hình thức “nghiêm trang” ấy bằng cách triệt để khai thác các biện pháp tu<br />
từ của tiếng Việt: ngôn ngữ đời thường tự nhiên được sử dụng thích hợp, cùng với<br />
cách chơi chữ song quan mập mờ giữa thanh và tục, khiến cho người đọc cảm thấy<br />
hứng thú như đi vào khám phá những điều bất ngờ ngay trong hàm nghĩa của từ ngữ<br />
câu thơ. Chính thơ Hồ Xuân Huơng mở đầu cho xu hướng thơ Nôm trào phúng ở<br />
các thế hệ nhà thơ sau bà. Cũng cần lưu ý là trong số những tác phẩm tương truyền là<br />
của Hồ Xuân Hương, có lẫn nhiều bài chưa hẳn là của bà (kể cả những bài mở đầu<br />
bằng một câu "lục ngôn"), mà có khả năng là của người đương thời hoặc đời sau làm<br />
thác lời bà. Những bài này mang đậm tính trào phúng và gần với dân gian.<br />
<br />
2. Trần Tế Xương 陳 濟 昌 (1870 - 1907)<br />
<br />
Ông được học hành từ nhỏ, đi thi rất sớm, nhưng mãi lận đận trong khoa cử, chỉ<br />
đỗ Tú tài năm 24 tuổi mà thôi. Bởi đó người ta gọi ông là Tú Xương 秀 昌 . Ông<br />
sống một cuộc đời nghèo khổ của một trí thức Nho học giữa một thành thị nhỏ (Nam<br />
Định) mà chế độ phong kiến đã suy tàn và thực dân Pháp bắt đầu công cuộc “bảo hộ”.<br />
Tú Xương sáng tác rất nhiều, nhưng không ghi chép lại, nên thất lạc không ít.<br />
Hiện có tập Vị thành giai cú tập biên (渭 城 佳 句 集 編) trong đó chép nhiều thơ<br />
Nôm của ông, nhưng cũng có nhiều bài của người khác. Hầu hết sáng tác của Tú<br />
Xương đều bằng tiếng Việt. Trong số hơn 100 bài thơ Nôm còn lại của ông, có bài<br />
theo thể lục bát, có bài theo thể song thất lục bát, nhưng phần nhiều là làm theo thể<br />
Đường luật (thất ngôn tứ tuyệt và thất ngôn bát cú).<br />
Tú Xương là nhà thơ chuyển tiếp từ văn học của xã hội phong kiến sang văn học<br />
của xã hội mang tính chất thành thị theo lối tư bản chủ nghĩa. Thơ ông phác họa<br />
những mẩu người, mẩu đời rất đa dạng, cụ thể và chân xác từ đời sống thực tế của<br />
thành phố nơi ông sống, và cũng chính từ thực tế của bản thân ông. Qua đó ta thấy<br />
được những nét đặc trưng của một xã hội phong kiến suy tàn trên con đường thực<br />
dân hóa, với những biểu hiện lai căng chứa nhiều mâu thuẫn trong đạo đức và lối<br />
sống.<br />
Mặc dù sử dụng lối thơ Đường cổ điển, nhưng Tú Xương đã phá bỏ tính ước lệ,<br />
tượng trưng, quy phạm của thơ cổ điển. Cùng với sự chân thực trong chất liệu cuộc<br />
sống, Tú Xương đưa vào ngôn ngữ thơ ông những từ ngữ của đời thường, thậm chí cả<br />
tiếng lóng, tiếng bồi, tiếng nghề nghiệp của cư dân thành thị. Trong thơ ông có cả<br />
giọng nói trữ tình lẫn tiếng cười châm biếm, đặc biệt là nghệ thuật châm biếm trào<br />
lộng của ông rất sắc sảo, tự nhiên. Về mặt này, ông đã tiếp thu tiếng cười của văn học<br />
dân gian, kế thừa phong cách của Hồ Xuân Hương, làm gương cho nhiều nhà thơ trào<br />
phúng thời hiện đại.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1-11<br />
2006 台語文學學術研討會論文集 Tâi-gí Bûn-hk Hk-sýt Gián-thó-hōe Lūn-bûn-ch…p<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
H. CA TRÙ (歌 籌)<br />
<br />
“Ca trù” là một hoạt động hát xướng vừa chuyên nghiệp vừa dân gian. Có nhiều<br />
làn điệu, mối làn điệu đều có bài bản riêng về âm nhạc, về ca từ. Lời ca trong các làn<br />
điệu ca trù thường do các nhà thơ sáng tác. Ca từ trên đại thể là bằng chữ Nôm tiếng<br />
Việt, thỉnh thoảng xen lẫn vài câu Hán văn. Nghệ nhân trình diễn thường vừa hát vừa<br />
múa,do vai nữ (gọi là “đào” 桃) thực hiện. Đôi khi cũng có sự tham gia phụ trợ của<br />
vai nam (gọi là “kép” 甲 ). Có người ngồi cầm chầu, nếu chỗ nào hay thĩ gõ trống<br />
ném thẻ (tức “trù”) để thưởng cho con hát. Ca trù còn được gọi là “hát ả đào”, “hát cô<br />
đầu”, ...<br />
Sinh hoạt hát xướng này có thể ra đời từ rất sớm ở Việt Nam. Dân gian còn nhắc<br />
nhớ câu chuyện một ả đào có công chống giặc Minh xâm luợc (thế kỷ XV). Bản ca từ<br />
sớm nhất còn lại đến nay là bài Nghĩ hộ tám giáp giải thưởng hát ả đào (代 擬 八<br />
甲 賞 桃 文) của Lê Đức Mao 黎 德 毛 (1462 - 1529). Bài ca từ này gồm 9 đoạn,<br />
128 vế, viết theo thể lục bát, vừa song thất lục bát. Đây cũng là tư liệu cổ nhất còn lại<br />
về hai thể thơ này.<br />
Có một lối hát ca trù phổ biến ở các thành thị từ Nghệ An trở ra, rất thịnh hành<br />
vào thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, mà ca từ đòi hỏi phải tuân thủ theo một thể thức<br />
riêng, gọi là thể “hát nói” 唱 說 體 . Tuy ca từ “hát nói” có khuôn khổ định sẵn,<br />
song số tiếng trong các câu có thể dài ngắn khác nhau (6,7,8 tiếng đều dùng), do đó<br />
tạo được tiết tấu thanh thoát, biến chuyển, không gò bó. Đây cũng là loại ca từ nòng<br />
cốt của ca trù, được nhiều nhà thơ tích cực tham gia sáng tác và nhập cuộc diễn xướng:<br />
Nguyễn Công Trứ (1778 - 1858), Cao Bá Quát (1808 - 1855), Nguyễn Khuyến (1835<br />
- 1909), Dương Khuê 楊 奎 (1839 - 1902), Chu Mạnh Trinh 朱 孟 貞 (1862 -<br />
1905), v.v.<br />
Trong ca từ “hát nói”, đặc biệt là trong tác phẩm của Nguyễn Công Trứ, chữ<br />
“tài” và chữ “tình” được đề cao, nhưng tài và tình ở đây không theo quy phạm của<br />
Nho gia, mà muốn thoát ra theo hướng khẳng định cái tôi cá nhân, hướng tới cuộc<br />
sống tự do phóng khoáng, đắm mình trong sự tự thưởng thức tài hoa của bản thân và<br />
hưởng thụ mọi vẻ đẹp của thiên nhiên, của cuộc sống, đặc biệt là tranh thủ hưởng thụ<br />
thú vui thanh sắc.<br />
<br />
I. KỊCH BẢN TUỒNG VÀ CHÈO “象” 與 “嘲” 劇 版<br />
<br />
“Tuồng” là một loại kịch hát truyền thống của Việt Nam, hình thành từ thời<br />
Lý-Trần (thế kỷ XIII), phát triển mạnh ở ngoài Bắc dưới thời Lê mạt (thế kỷ XVIII)<br />
và ở trong Nam dưới triều Nguyễn (thế kỷ XIX). Kịch bản tuồng có tới hàng trăm vở,<br />
nhiều vở thất truyền, hiện có khoảng 50 vở đang lưu trữ trong nước và ở nước ngoài.<br />
Tuồng có hai loại: “Tuồng thầy” (象師) và “tuồng đồ” (象 徒).<br />
“Tuồng thầy” (còn gọi “tuồng pho”) mang tính bác học, chủ yếu diễn trong sân<br />
khấu cung đình. Kịch bản viết bằng chữ Nôm, pha lẫn nhiều câu chữ Hán. Hầu hết các<br />
vở tuồng pho đều do vua quan và nhà văn quý tộc soạn, lấy cốt truyện từ lịch sử các<br />
triều đại Trung Hoa, nội dung thường đề cao trung quân ái quốc, ca ngợi anh hùng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1-12<br />
〈KHÁI LƯỢC VỀ VĂN HỌC CHỮ NÔM Ở VIỆT NAM〉阮光紅教授<br />
<br />
<br />
<br />
nghĩa sĩ hy sinh vì nghĩa lớn. Tiêu biểu cho loại tuồng này là vở Sơn hậu (山 厚),<br />
hiện còn bản chép tay (năm 1832).<br />
“Tuồng đồ” mang tính bình dân, gần với dân gian, chủ yếu do các nhà nho<br />
nghèo soạn. Tích chuyện không lấy từ Trung Hoa, mà tự sáng tác hoặc dựa vào<br />
chuyện kể dân gian. Nội dung thường châm biếm, đả kích quan lại địa phương, giàu<br />
chất hài hước. Tuồng đồ vẫn dùng văn vần chữ Nôm, nhưng nói nhiều hơn hát, gần<br />
với khẩu ngữ tiếng Việt. Tuồng đồ thịnh hành ở trong Nam, chủ yếu ở tỉnh Bình Định.<br />
Kịch bản ít được ghi chép hơn tuồng pho. Tiêu biểu cho loại tuồng này là vở Di tình<br />
(移 情), còn gọi theo tên các nhân vật chính là Nghêu Sò Ốc Hến (螯 繱 礖 蜆 ).<br />
“Chèo” cũng là một loại kịch hát truyền thống của người Việt, phổ biến chủ yếu<br />
ở các tỉnh phía Bắc (từ Nghệ An trở ra). Chèo hình thành trên cơ sở ca vũ dân gian,<br />
bắt đầu từ thế kỷ XIII, thịnh hành vào thế kỷ XIX. Chèo là hình thức kể chuyện bằng<br />
các phương tiện hát múa dân gian. Tích chuyện có thể cải biên từ các truyện thơ Nôm,<br />
nhưng cũng có những vở chèo chuyên biệt và rất được công chúng bình dân ưa<br />
chuộng, như vở Kim Nham (金 岩) gọi theo tên của vai nam chính, hoặc còn gọi theo<br />
tên của vai nữ chính là Súy Vân (翠 雲).<br />
<br />
J.NHẬN XÉT BỔ XUNG<br />
<br />
Tiếng Việt và tiếng Hán cùng một loại hình đơn lập ( 孤 立 語 類 型 ) - âm<br />
tiết tính (分 節 語 類 型), mỗi âm tiết đều hầu như có nghĩa và là một ngữ tố. Bởi<br />
vậy hầu như tất cả các thể thức văn vần và biền văn trong Hán ngữ đều có thể được<br />
chuyển tải sang ứng dụng cho thi ca tiếng Việt. Thơ Nôm Đường luật và phú Nôm<br />
chính là sự ứng dụng thành công các thể thơ phú Trung Hoa vào Việt Nam. Tuy nhiên,<br />
sức sống và mức độ thịnh hành của chúng lại hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng thích<br />
nghi của chúng với văn hóa bản địa và nhu cầu thẩm mỹ của người Việt Nam qua các<br />
thời đại. Sự thịnh hành ở giai đoạn đầu và gần như mất đi ở giai đoạn sau của thể thơ<br />
“Hàn luật” (cải tạo từ thể Đường luật) là một thí dụ rõ nét cho xu thế này.<br />
Trong khi đó thì ngay từ đầu, văn học chữ Nôm của người Việt đã tự tìm tòi sáng<br />
tạo cho mình những thể thức riêng so với văn học chữ Hán ở Trung Hoa và ở Việt<br />
Nam. Tiêu biểu là hai thể thơ dân tộc bắt nguồn từ dân gian là “lục bát” và “song thất<br />
lục bát”, mà cách luật hoàn toàn khác biệt với thi luật Trung Hoa: từ số tiếng (câu thơ<br />
dài ngắn khác nhau), gieo vần (vần chân và cả vần lưng), ngắt nhịp (nhịp lẻ trước,<br />
nhịp chẵn sau), đến cấu trúc khổ thơ và khả năng liên kết các khổ thơ với nhau. Nhờ<br />
đó văn học Nôm đã có được nhiều tác phẩm trữ tình (thể ngâm) và tác phẩm tự sự (thể<br />
truyện) trường thiên, đạt tới giá trị nghệ thuật cao mà văn học chữ Hán (cả Việt Nam<br />
và Trung Hoa) không hề có được. Chính các khổ thơ “lục bát” và “song thất lục bát”<br />
lại cũng thường xuyên có mặt trong các thể loại khác của văn học chữ Nôm.<br />
Tuy nhiên, ngược lại, văn xuôi bằng chữ Nôm tuy không phải hoàn toàn vắng<br />
bóng, nhưng thành tựu thì tỏ ra hết sức mờ nhạt so với văn xuôi chữ Hán. Không chỉ ở<br />
Trung Hoa, nơi mà từ lâu đã có truyền thống viết truyện truyền kỳ và tiểu thuyết<br />
chương hồi, mà ngay ở Việt Nam cũng dễ dàng tìm thấy những tiểu thuyết chương hồi<br />
và truyện truyền kỳ bằng Hán văn. Tất cả những câu chuyện như thế, từ truyền kỳ,<br />
tiểu thuyết chương hồi và cả hí khúc chữ Hán, người Việt Nam đều sẵn sàng “diễn<br />
âm”, nghĩa là viết lại chúng dưới dạng văn vần “lục bát” và “song thất lục bát”. Nền<br />
văn xuôi tự sự và tiểu thuyết tiếng Việt chỉ thực sự hình thành và phát triển từ sau khi<br />
<br />
<br />
1-13<br />
2006 台語文學學術研討會論文集 Tâi-gí Bûn-hk Hk-sýt Gián-thó-hōe Lūn-bûn-ch…p<br />
<br />
<br />
<br />
tiếp xúc với văn học phương Tây và chữ Quốc ngữ La tinh hóa được phổ biến, chủ<br />
yếu là từ cuối thế kỷ XIX đến nay.<br />
Văn liệu Trung Hoa (bác học) thường được đọc với âm Hán Việt hoặc chuyển<br />
dịch sang tiếng Việt và ngữ liệu Viêt Nam thuần túy (dân gian) luôn luôn là hai nguồn<br />
chất liệu (ngữ liệu và thi liệu) làm nên tác phẩm văn học chữ Nôm. Và các tác phẩm<br />
văn học Nôm, bất kể là trong loại thể nào, đều có thể nghiêng về bên này (bác học)<br />
hoặc bên kia (dân gian) theo xu hướng thẩm mỹ của nhà văn và của công chúng. Song<br />
những tác phẩm đạt tới giá trị nghệ thuật cao đều là những kết tinh của sự phối hợp<br />
hài hòa của cả hai nguồn chất liệu đó, bảo đảm cho khả năng diễn tả phong phú và đa<br />
dạng của ngôn ngữ văn học Nôm.<br />
Cũng cần nhắc tới một điều là ở Việt Nam, càng về sau thì văn chương chữ Nôm<br />
(tiếng Việt) càng phát triển mạnh, thậm chí có người chỉ chuyên sáng tác bằng chữ<br />
Nôm. Trong chính giới và cả trong văn giới, từ vua quan đến văn nhân, đều có những<br />
người thời này thời khác tỏ ra hào hứng với văn học chữ Nôm, mặc dù đôi khi cũng<br />
có kẻ coi thường, nhất là đối với loại truyện thơ bình dân. Thái đọ trọng Hán khinh<br />
Nôm đã từng bị nhà thơ Phạm Đình Toái, tác giả Đại Nam quốc sử diễn ca (大南国史<br />
演歌) chỉ trích: "Uống nước quên nguồn, người xưa chê trách. Trái thầy mà học,<br />
người hiền vốn tránh. Nước ta ở thiên về phương Nam, tiếng nói khác với Trung<br />
Quốc. Những học sĩ nho sinh, tuy tập theo văn tự Trung Hoa, song hát vịnh nói năng<br />
đều chẳng lìa bỏ thanh âm của bản quốc. Lẽ nào lại có thể chỉ một điều cho chữ Hán<br />
là thanh cao mà lại chối bỏ tiếng ta, chê là thô bỉ" (Trích Quốc âm từ điệu) [飲 水 忘<br />
源, 昔 人 所 刺 . 倍 師 而 學, 賢 者 辟 之 . 我 國 偏 居 南 服 , 音 語<br />
與 中 國 殊 . 學 士 儒 生 ,雖 習 中 華 文 字 ,而 咏 歌 言 語 不 離 本<br />
國 之聲 音 . 豈 可 專 以 文 字 為 清 騷 而 反 斥 國 音 為 粗 鄙 -- 摘<br />
自 "國 音 詞 調 "ư].<br />
Viết tại Hà Nội, đầu thángTám, 2006.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1-14<br />