intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khám các dây thần kinh sọ não (Kỳ 4)

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

122
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dây TK tiền đình - thính giác (dây VIII): + Thao tác khám: - Khám thính lực: bệnh nhân đứng cách xa thầy thuốc khoảng 3 m, thầy thuốc nói những cặp từ ngắn với những cường độ khác nhau và yêu cầu bệnh nhân nhắc lại. Cũng có thể cho bệnh nhân nghe tiếng tích tắc đồng hồ đeo tay họăc đặt hai ngón tay 1 và 2 của mình sát tai bệnh nhân và vê vào nhau rồi hỏi bệnh nhân có nghe thấy không và tiếng nghe có đều nhau ở hai bên không. Khám như...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khám các dây thần kinh sọ não (Kỳ 4)

  1. Khám các dây thần kinh sọ não (Kỳ 4) 2.6. Dây TK tiền đình - thính giác (dây VIII): + Thao tác khám: - Khám thính lực: bệnh nhân đứng cách xa thầy thuốc khoảng 3 m, thầy thuốc nói những cặp từ ngắn với những cường độ khác nhau và yêu cầu bệnh nhân nhắc lại. Cũng có thể cho bệnh nhân nghe tiếng tích tắc đồng hồ đeo tay họăc đặt hai ngón tay 1 và 2 của mình sát tai bệnh nhân và vê vào nhau rồi hỏi bệnh nhân có nghe thấy không và tiếng nghe có đều nhau ở hai bên không. Khám như vậy với các khoảng cách khác nhau. Ngoài ra còn kiểm tra dẫn truyền âm thanh bằng âm thoa: . Nghiệm pháp Rinne: làm rung nhánh âm thoa sau đó đặt gốc âm thoa lên xương chũm (dẫn truyền theo đường xương), khi bệnh nhân không thấy âm thoa rung nữa thì tiếp tục để âm thoa gần lỗ tai (dẫn truyền theo đường không khí), hỏi xem bệnh nhân còn nghe thấy không. Bình thường bệnh nhân vẫn còn nghe thấy
  2. do dẫn truyền theo đường không khí dài hơn và rõ hơn (nghiệm pháp Rinne dương tính). . Nghiệm pháp Weber: làm rung âm thoa và đặt lên giữa đỉnh đầu, bình thường hai bên nghe như nhau. Khi có điếc tai giữa thì bên bệnh nghe rõ hơn, ngược lại khi điếc do nguyên nhân thần kinh thì bên tai lành nghe rõ hơn. . Nghiệm pháp Schwabach: làm rung âm thoa sau đó đặt lên đỉnh đầu, bình thường người ta có thể nhận biết được âm thoa rung trong khoảng 20 giây. - Khám thăng bằng: . Nghiệm pháp Romberg: xem phần khám cảm giác. . Nghiệm pháp dáng đi hình sao (nghiệm pháp Babinski- Weil): yêu cầu bệnh nhân nhắm mắt tiến thẳng 6 bước sau đó lại lùi thẳng 6 bước, cứ như vậy 5 lần. Người bình thường có thể đi tiến và lùi như vậy luôn luôn trên một đường thẳng. Bệnh nhân có hội chứng tiền đình sẽ bị chệch hướng trong khi đi và các đường đi của bệnh nhân sẽ tạo thành hình ngôi sao trên mặt đất. . Khám tìm triệu chứng rung giật nhãn cầu (nystagmus): cách khám như khám vận động nhãn cầu và quan sát nhãn cầu xem có biểu hiện rung giật không.
  3. + Đánh giá kết quả: hội chứng tiền đình gồm có các triệu chứng chóng mặt, rung giật nhãn cầu và mất thăng bằng (dấu hiệu Romberg dương tính). 2.7. Dây TK lưỡi- hầu (dây IX), dây TK phế vị (dây X): + Thao tác khám: - Khám vận động: yêu cầu bệnh nhân phát âm, thầy thuốc nhận xét tiếng nói của bệnh nhân có bình thường không, hay bệnh nhân nói giọng mũi, cho bệnh nhân nuốt xem có bị nghẹn đặc, sặc lỏng khi ăn uống không. Yêu cầu bệnh nhân há miệng, và phát âm “a” thầy thuốc dùng đèn soi quan sát xem màn hầu hai bên của bênh nhân nâng có đều không. - Khám phản xạ nâng màn hầu: bệnh nhân ở tư thế ngồi hoặc nằm, miệng há rộng, thầy thuốc dùng đèn soi họng bệnh nhân cho dễ quan sát và dùng tăm bông kích thích nhẹ thành sau màn hầu, đáp ứng là động tác nâng màn hầu. + Đánh giá kết quả: biểu hiện bệnh lý là bệnh nhân có nghẹn đặc, sặc lỏng, giọng nói không gọn, nói giọng mũi, ứ đọng nước bọt, dãi. 2.8. Dây gai (dây XI): + Thao tác khám dây XI: bệnh nhân ở tư thế ngồi.
  4. - Khám sức cơ thang: bệnh nhân so vai và giữ nguyên tư thế, thầy thuốc đặt hai bàn tay lên vai bệnh nhân và ấn xuống kiểm tra sức cơ thang hai bên của bệnh nhân có cân đối không . - Khám sức cơ ức- đòn- chũm: thầy thuốc yêu cầu bệnh nhân quay mặt về một bên và giữ nguyên tư thế, thầy thuốc kéo cằm bệnh nhân theo hướng ngược lại, kiểm tra lần lượt hai bên, đánh giá sức cơ từng bên và so sánh sức cơ hai bên với nhau. + Đánh giá kết quả: khi tổn thương dây XI có thể ở dạng kích thích (co giật quay đầu) hoặc co cứng gây vẹo cổ cũng như co cứng cơ vùng vai, liệt cơ thang gây lõm sâu hố thượng đòn, mỏm vai hạ thấp. 2.9. Dây hạ thiệt (dây XII): + Thao tác khám dây XII: quan sát, yêu cầu bệnh nhân há miệng, quan sát lưỡi ở trạng thái yên tĩnh và nhận xét xem hai bên lưỡi có cân đối không, đầu lưỡi có lệch về bên nào không và có cơ lưỡi bên nào bị teo hoặc rung thớ cơ không. Khám vận động cơ lưỡi: yêu cầu bệnh nhân thè lưỡi ra và rụt lưỡi lại, quan sát đàu lưỡi xem có lệch không và lệch về bên nào (phải hoặc trái), sau đó yêu cầu bệnh nhân ấn đầu lưỡi vào thành má hai bên của họ và thầy thuốc dùng các ngón tay của mình đè ngược lại để kiểm tra sức cơ lưỡi từng bên của bệnh nhân, đánh giá sức cơ lưỡi từng bên và so sánh sức cơ hai bên với nhau.
  5. + Đánh giá kết quả khám: bình thường lưỡi nhìn đầy đặn cân đối, không có run thớ cơ, sức cơ hai bên khoẻ đều. Khi có tổn thương dây XII có thể có vận động bất thường của lưỡi (trong bệnh Parkinson, liệt toàn thể do giang mai có thể quan sát thấy động tác thò ra rụt vào nhanh của lưỡi), ở các bệnh nhân múa giật (Sydenham hoặc Huntington) cũng thấy các động tác bất thường của lưỡi giống như ở chi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2