Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
KHẢO SÁT BẤT THƯỜNG NHIỄM SẮC THỂ <br />
TRONG BỆNH BẠCH CẦU CẤP DÒNG LYMPHO B Ở TRẺ EM <br />
BẰNG KỸ THUẬT NHUỘM BĂNG G <br />
Nguyễn Trần Nam An*, Nguyễn Hồng Xuyến*, Phan Cao Thanh Thảo*, Trần Thị Trúc Thanh*, <br />
Phan Thị Xinh** <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Mục tiêu: Bằng kỹ thuật nhuộm băng G khảo sát các bất thường nhiễm sắc thể (NST) trong bệnh bạch cầu <br />
cấp dòng lympho B (BCCDL‐B) trẻ em tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP.HCM. <br />
Đối tượng và phương pháp: Từ tháng 1/2012 đến tháng 5/2013 có 64 bệnh nhân (BN) BCCDL‐B được <br />
cấy NST sử dụng mẫu tủy hoặc mẫu máu đủ tiêu chuẩn cấy. Mẫu được cấy trong môi trường RPMI‐1640 có bổ <br />
sung FBS, kháng sinh và PHA‐LCM. Tế bào được thu hoạch, chuẩn bị tiêu bản, xử lý với trypsin và nhuộm <br />
Giemsa. <br />
Kết quả: Trong 64 BN được cấy NST có 47 BN được cấy thành công chiếm tỷ lệ 73,4%. Kết quả phân tích <br />
NST đồ cho thấy 36,2% BN có bất thường NST thuộc nhóm tiên lượng tốt và 63,8% BN thuộc nhóm tiên lượng <br />
không tốt. Trong nhóm tiên lượng tốt, bất thường liên quan đến 12p chiếm tỷ lệ 23,4%, bất thường số lượng <br />
NST > 50 NST chiếm 12,8%. Có 10 BN có bộ NST bình thường chiếm 21,3%. Các chuyển vị t(1;19)(q23;p13), <br />
t(9;22)(q34;q11), t(4;11)(q21;q23) được phát hiện với tỷ lệ tương ứng là 6,4%, 4,2%, 2,1% thuộc nhóm tiên <br />
lượng không tốt. <br />
Kết luận: Kỹ thuật nhuộm băng G cho phép phát hiện hầu hết các bất thường NST gồm bất thường về cấu <br />
trúc và số lượng trong bệnh BCCDL‐B ở trẻ em. Mặc dù số mẫu chưa lớn nhưng kết quả của nghiên cứu góp <br />
thêm dữ liệu giúp các bác sĩ lâm sàng lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp cho BN BCCDL‐B trẻ em. <br />
Từ khóa: Bạch cầu cấp dòng lympho B, bất thường nhiễm sắc thể, nhuộm băng G <br />
<br />
ABSTRACT <br />
DETECTION OF CHROMOSOMAL ABNORMALITIES IN CHILDHOOD B‐CELL ACUTE <br />
LYMPHOBLASTIC LEUKEMIA USING G‐BANDING <br />
Nguyen Tran Nam An, Nguyen Hong Xuyen, Phan Cao Thanh Thao, Tran Thi Truc Thanh, <br />
Phan Thi Xinh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ No 5 ‐ 2013: 179 ‐ 183 <br />
<br />
Objective: To detect chromosomal abnormalities in childhood B‐cell acute lymphoblastic leukemia <br />
(B‐ALL) using G banding technique in Blood Transfusion and Hematology Hospital in Ho Chi Minh <br />
City. <br />
<br />
Subjects and Methods: From January 2012 to May 2013, 64 eligible bone marrow or blood <br />
samples were cultured in RPMI‐1640 medium supplemented with FBS, antibiotics and PHA‐LCM. Cells <br />
were harvested, prepared specimens, treated with trypsin and stained with giemsa. <br />
Results: Among 64 patients, 47 patients (73.4%) were successfully harvested with enough <br />
metaphase cells to analyze. The results of karyotype analysis showed that 36.2% patients with abnormal <br />
chromosomes belong to the standard risk group and 63.8% of patients belong to the high risk group. In the <br />
* Bệnh viện Truyền Máu Huyết Học TP. Hồ Chí Minh <br />
Tác giả liên lạc: TS. BS. Phan Thị Xinh ĐT: 0932728115 <br />
<br />
** Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh<br />
Email: phanthixinh@yahoo.com <br />
<br />
179<br />
Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học <br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013<br />
<br />
standard risk group, 12p abnormalities and hyperdiploidy > 50 chromosomes were 23.4% and 12.8%, <br />
respectively. 10 patients were found with normal chromosomes, occupying 21.3%. The translocation of <br />
t(1;19)(q23;p13), t(9;22)(q34;q11), t(4;11)(q21;q23) were detected in 6.4 %, 4.2%, 2.1% respectively, which <br />
belong to the high risk group. <br />
Conclusions: G banding technique allows to detecting most structural and numerical chromosomal <br />
abnormalities in children B‐ALL. Although amount of samples are not large, the results of this study can <br />
help clinical doctor in selecting suitable regimen for treatment of B‐ALL patients. <br />
Keywords: B‐cell acute lymphoblastic leukemia, chromosomal abnormality, G‐banding. <br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
Bạch cầu cấp dòng lympho (BCCDL) đặc <br />
trưng bởi sự gia tăng quá mức của các tế bào <br />
lympho chưa trưởng thành, lấn át các tế bào <br />
<br />
bình thường trong tủy xương gây nhiễm <br />
trùng, thiếu máu, xuất huyết. BCCDL có <br />
nhiều thể khác nhau và có thể được phân loại <br />
dựa vào hình thái tế bào, dấu ấn miễn dịch và <br />
các kỹ thuật di truyền phân tử (5). Bệnh BCCDL <br />
chiếm 76% các bệnh bạch cầu ở trẻ em (5), tuy <br />
nhiên cũng gặp ở người trưởng thành và chiếm <br />
khoảng 20% bệnh bạch cầu cấp ở người lớn (5). <br />
Ngoài những nghiên cứu về lâm sàng, những <br />
hiểu biết ngày càng sâu sắc về bệnh trong lĩnh <br />
vực di truyền học phân tử, các bất thường NST <br />
và gen cũng đóng một vai trò quan trọng trong <br />
việc chẩn đoán, phân nhóm tiên lượng, giúp lựa <br />
chọn phác đồ điều trị thích hợp và theo dõi điều <br />
trị đối với BCCDL (2,9,10). Hơn 75% trường hợp <br />
BCCDL được đánh giá tiên lượng và phân nhóm <br />
điều trị dựa trên bất thường về số lượng NST, <br />
các kiểu tái sắp xếp NST chuyên biệt hay các <br />
thay đổi di truyền ở mức độ phân tử (5). <br />
Ngày nay, những kỹ thuật di truyền học <br />
phân tử như NST đồ, lai tại chỗ phát huỳnh <br />
quang (Fluorescent in situ hybridization: FISH) <br />
và RT‐PCR (reverse transcriptase‐polymerase <br />
chain reaction) đã trở thành những xét nghiệm <br />
thường quy trong chẩn đoán các bất thường <br />
NST và gen cho bệnh nhân (BN) ung thư máu <br />
nói chung và bệnh BCCDL nói riêng. Mặc dù, kỹ <br />
thuật FISH và RT‐PCR có độ nhạy cao và cho kết <br />
quả nhanh nhưng không khảo sát được tất cả <br />
các bất thường vì chỉ sử dụng đoạn dò đặc hiệu. <br />
<br />
180<br />
Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học <br />
<br />
Với kỹ thuật NST đồ, bộ nhiễm sắc thể được <br />
phân tích về số lượng, hình dạng, cấu trúc và các <br />
chuyển vị nhiễm sắc thể nên có thể phát hiện bất <br />
thường về số lượng NST, bất thường phức tạp. <br />
Có nhiều phương pháp nhuộm băng nhưng <br />
băng G được ưu tiên sử dụng tại các phòng xét <br />
nghiệm NST… Tại Bệnh viện Truyền máu <br />
Huyết học (BVTMHH), kỹ thuật nhuộm băng G <br />
được sử dụng như là xét nghiệm thường quy <br />
giúp nhận diện hầu hết các kiểu bất thường <br />
NST. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tổng kết <br />
các bất thường NST để thấy được các dạng bất <br />
thường NST thường gặp trong BCCDL tại <br />
BVTMHH. <br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Đối tượng nghiên cứu <br />
Sáu mươi bốn BN trẻ em (≤ 15 tuổi) được <br />
chẩn đoán BCCDL‐B dựa vào tủy đồ và dấu ấn <br />
miễn dịch có làm xét nghiệm NST đồ tại <br />
BVTMHH TP.HCM từ tháng 1/2012 đến tháng <br />
5/2013. Chỉ có những BN được chẩn đoán <br />
BCCDL nguyên phát mới được phân tích trong <br />
nghiên cứu này. <br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu <br />
Thiết kế nghiên cứu <br />
Nghiên cứu mô tả loạt ca <br />
Phương pháp tiến hành <br />
Một đến 2 mL tủy xương hoặc 5 mL máu <br />
ngoại biên (nếu tế bào non hiện diện trong máu <br />
≥ 10%) trong chống đông heparin 300UI được <br />
chuyển đến phòng xét nghiệm trong vòng 1 <br />
tiếng đồng hồ. Đếm và cấy 2 x 107 tế bào trong <br />
10 mL môi trường RPMI‐1640 chứa 10% FBS, 1% <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013 <br />
kháng sinh, bổ sung 300 μL PHA‐LCM <br />
(Phytohemagglutinin – lymphocyte ‐ <br />
conditioned medium). Mẫu được nuôi cấy ở <br />
nhiệt độ 37oC, 5% CO2 trong 1 ‐ 2 ngày đối với <br />
mẫu tủy và 2 ‐ 3 ngày đối với mẫu máu. Sau khi <br />
ngừng phân bào bằng dung dịch demecolcine, <br />
màng tế bào được phá hủy bằng dung dịch <br />
nhược trương KCl 0,075M và cố định với dung <br />
dịch Carnoy (Methanol: Acid Acetic = 1: 3). Cặn <br />
tế bào được rửa sạch và chuẩn bị tiêu bản NST. <br />
Tiêu bản sau khi nướng ở 600C trong 4 tiếng <br />
đồng hồ, được xử lý với trypsin 0,1% trong <br />
khoảng thời gian thích hợp, nhuộm Giemsa và <br />
đọc kết quả dưới kính hiển vi quang học. Đối <br />
với mỗi BN, trung bình 20 tế bào được phân tích <br />
sử dụng phần mềm Ikaros (MetaSystems, Đức). <br />
Trong trường hợp cấy không mọc, mẫu sẽ được <br />
cấy lại khoảng 3 – 4 ngày sau khi cấy lần 1 dù <br />
BN đã được điều trị bằng corticosteroid. <br />
<br />
KẾT QUẢ <br />
Từ tháng 1/2012 đến tháng 5/2013 có 64 BN <br />
BCCDL‐B trẻ em được cấy NST và 47 BN cấy <br />
thành công chiếm tỷ lệ 73,4%. Kết quả phân tích <br />
NST đồ cho thấy trong 47 BN có 17 BN thuộc <br />
nhóm tiên lượng tốt chiếm 36,2%, 30 BN thuộc <br />
nhóm tiên không tốt chiếm tỷ lệ 63,8%. Kết quả <br />
phân nhóm tiên lượng của BN được trình bày ở <br />
Bảng 1. <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
đa bội >50 NST gặp trong 6 BN chiếm 12,8% <br />
(Hình 1). <br />
<br />
<br />
Hình 1: <br />
60,XXY,+4,+5,+6,+7,+11,+13,+13,+17,+18,+21,+21,+<br />
21,+22 <br />
Bất thường liên quan đến 12p gặp trong 11 <br />
BN, chiếm 23,4% (Bảng 2), trong đó chuyển vị <br />
t(12;21)(p13;q22) gặp trong 9 BN (19,1%) gồm 4 <br />
BN có t(12;21)(p13;q22) đơn độc (Hình 2) và 5 <br />
BN có t(12;21)(p13;q22) đi kèm với bất thường <br />
khác như +21, add(4)(q35). Ngoài ra, có 1 BN có <br />
der(12)t(12;21)(p11;q11) và 1 BN có del(12)(p13) <br />
(Bảng 2). <br />
Bảng 2: BN BCCDL‐B trẻ em có bất thường liên <br />
quan đến 12p <br />
STT Nam<br />
<br />
Bảng 1: Bảng phân nhóm tiên lượng của BN <br />
BCCDL‐B trẻ em. <br />
Nhóm<br />
tiên<br />
lượng<br />
<br />
Kiểu bất thường<br />
<br />
Số BN % theo nhóm<br />
(%)<br />
tiên lượng<br />
<br />
>50 NST<br />
6 (12,8)<br />
Tốt<br />
Bất thường liên quan 11 (23,4)<br />
đến 12p<br />
47 – 50 NST<br />
7 (14,9)<br />
NST bình thường<br />
10 (21,3)<br />
t(9;22)(q34;q11)<br />
2 (4,2)<br />
Không tốt<br />
t(4;11)(q21;q23)<br />
1 (2,1)<br />
t(1;19)(q23;p13)<br />
3 (6,4)<br />
Các bất thường khác 7 (14,9)<br />
Tổng<br />
47 (100)<br />
<br />
36,2<br />
<br />
63,8<br />
<br />
100<br />
<br />
Những bất thường thuộc nhóm tiên lượng <br />
tốt gồm bất thường số lượng và bất thường về <br />
cấu trúc thường gặp liên quan đến 12p. Bộ NST <br />
<br />
Nữ<br />
<br />
1<br />
<br />
2010<br />
<br />
2<br />
<br />
2009<br />
<br />
3<br />
4<br />
5<br />
<br />
2008<br />
2008<br />
2009<br />
<br />
6<br />
<br />
2008<br />
<br />
7<br />
8<br />
9<br />
<br />
2001<br />
2010<br />
2010<br />
<br />
10<br />
<br />
2008<br />
<br />
11<br />
<br />
2008<br />
<br />
Bất thường NST<br />
46,XX,der(12)t(12;21)(p11;q11)[11]/<br />
46,XX[4]<br />
46,XX,der(12)t(12;21)(p13;q22)[5]/<br />
47,XX,der(12)t(12;21)(p13;q22),+21[3]/<br />
46,XX[3]<br />
46,XX,t(12;21)(p13;q22)[10]/ 46,XX[2]<br />
46,XX,t(12;21)(p13;q22)[5]<br />
46,XX,t(12;21)(p13;q22)[6]<br />
46,XY,add(4)(q35),t(12;21)(p13;q22)[7]/<br />
46,XY,t(12;21)(p13;q22)/46,XY[6]<br />
46,XY,del(12)(p13)[8]/46,XY[8]<br />
46,XY,t(12;21)(p13;q22)[10]/46,XY[4]<br />
47,XY,t(12;21)(p13;q22),+21[10]<br />
47,XY,t(12;21)(p13;q22),+21[3]/<br />
46,XY,t(12;21)(p13;q22)[12]<br />
47,XY,t(12;21)(p13;q22),+21[5]/<br />
46,XY,t(12;21)(p13;q22)[10]/46,XY[5]<br />
<br />
<br />
<br />
181<br />
Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2: Chuyển vị t(12;21)(p13;q22) <br />
<br />
Trong 30 BN thuộc nhóm tiên lượng <br />
không tốt, có 7 BN có bộ NST 47 – 50 NST <br />
(14,9%), 10 BN có bộ NST bình thường <br />
(21,3%), 6 BN có chuyển vị NST gồm <br />
t(1;19)(q23;p13), t(9;22)(q34;q11) (Hình 3), <br />
t(4;11)(q21;q23) với tỷ lệ tương ứng là 6,4%, <br />
4,2%, 2,1%, và 7 BN có bất thường NST khác <br />
(Bảng 1). Chuyển vị t(1;19)(q23;p13) có 2 <br />
dạng cân bằng (Hình 4) và không cân bằng. <br />
Các bất thường NST khác gặp trong nghiên <br />
cứu này là del(X)(q26), +der(7)t(X;7), <br />
t(3;7)(q27;q32), del(2)(p22), del(8)(q21). <br />
<br />
<br />
Hình 3: Chuyển vị t(9;22)(q34;q11) <br />
<br />
Hình 4: Chuyển vị t(1;19)(q23;p13) cân bằng <br />
<br />
BÀN LUẬN <br />
Kết quả cấy mọc nghiên cứu trong chúng <br />
tôi là 73,4% cho thấy việc cấy NST thành công <br />
trong BCCDL‐B là khó khăn, phù hợp với <br />
nhận định của một số nghiên cứu khác (4). Thời <br />
gian từ lúc lấy mẫu cho đến lúc cấy là quan <br />
trọng, nếu để hơn 2 tiếng đồng hồ thường cấy <br />
thất bại hoặc sai lệch kết quả do dòng tế bào <br />
bình thường mọc nhiều hơn (8). Một số trường <br />
hợp khác ngay lúc chẩn đoán số lượng bạch <br />
cầu tăng cao cấy không mọc nhưng cấy lại sau <br />
3 ‐ 5 ngày điều trị với corticosteroid làm giảm <br />
số lượng bạch cầu thì cấy thành công, cho thấy <br />
số lượng bạch cầu cao cũng là một yếu tố <br />
không thuận lợi cho việc cấy NST. <br />
Các nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh <br />
rằng bất thường NST lúc chẩn đoán là một trong <br />
những yếu tố phân nhóm nguy cơ, có ý nghĩa <br />
quan trọng trong việc lựa chọn phác đồ điều trị <br />
BCCDL‐B ở trẻ em (6,9). Kết quả phân tích trên 47 <br />
BN cho thấy bất thường NST thuộc nhóm tiên <br />
lượng tốt và không tốt tương ứng là 36,2% và <br />
63,8% (Bảng 1). Chuyển vị t(12;21)(p13;q22) gặp <br />
trong 9 BN (19,1%) và là chuyển vị NST thường <br />
gặp nhất trong BCCDL‐B. Tỷ lệ của t(12;21) <br />
trong nghiên cứu này tương đồng với các <br />
nghiên cứu khác trên thế giới (10,1). Đa bội với số <br />
<br />
lượng NST > 50 chiếm 12,8% thấp hơn so <br />
với báo cáo của Mrózek K và các nghiên cứu <br />
<br />
182<br />
Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013 <br />
khác (5,3) có thể do cỡ mẫu trong nghiên cứu <br />
còn nhỏ. Chuyển vị t(1;19), t(4;11) và t(9;22) <br />
chiếm tỷ lệ lần lượt là 6,4%, 2,1%, 4,2% tương <br />
đồng với các nghiên cứu khác trên thế giới (5,3). <br />
Các bất thường NST thuộc nhóm tiên lượng <br />
không tốt còn liên quan đến nhiều NST khác <br />
nhưng trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ phát <br />
hiện thêm bất thường của NST X, 2, 3, 7, 8, còn <br />
các bất thường khác như t(2;8), t(8;14), t(8;22) và <br />
del(9p) chưa tìm thấy. Đây là số liệu ban đầu <br />
trên mẫu nghiên cứu nhỏ, cần nghiên cứu trên <br />
cỡ mẫu lớn hơn để có một dữ liệu đầy đủ về bất <br />
thường NST trên BCCDL‐B tại Việt Nam. <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO <br />
1.<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
6.<br />
7.<br />
<br />
KẾT LUẬN <br />
<br />
8.<br />
<br />
Bước đầu thực hiện nuôi cấy trên 64 BN <br />
BCCDL‐B cho thấy tỉ lệ cấy NST thành công <br />
trong BCCDL không cao, chỉ chiếm 73,4%. Tuy <br />
nhiên, kết quả phân tích NST đồ nhận diện được <br />
các bất thường NST đa dạng như đa bội, thiểu <br />
bội, bất thường cấu trúc NST khác ngoài 4 kiểu <br />
chuyển vị NST thường gặp nên thuận lợi cho <br />
việc phân nhóm tiên lượng. Cần có nghiên cứu <br />
trên cỡ mẫu lớn hơn, thời gian khảo sát dài hơn <br />
kết hợp với các kỹ thuật di truyền phân tử khác <br />
để có dữ liệu đầy đủ hơn về bất thường NST của <br />
BN BCCDL‐B trẻ em tại BVTMHH TP.HCM. <br />
<br />
9.<br />
<br />
10.<br />
<br />
Carroll ƯL, Bhojwani D, et al (2003). Pediatric Acute <br />
Lymphoblastic Leukemia. ASH Education Book; 1: 102‐131. <br />
Hilden JM, Dinndorf PA, Meerbaum SO, et al (2006). Analysis <br />
of prognostic factors of acute lymphoblastic leukemia in <br />
infants: report on CCG 1953 from the Childrenʹs Oncology <br />
Group. Blood; 108:441‐451. <br />
Mrozek K, Heerema NA, Bloomfield CD, et al (2004). <br />
Cytogenetics in acute leukemia. Blood; 18: 115‐136. <br />
Padhi S, Sarangi R, et al (2011). Cytogenetic profile of pediatric <br />
acute lymphoblastic leukemia (ALL): analysis of 31 cases with <br />
review of literature. Caryologia; 64(1): 33‐41. <br />
Pui C‐H, et al (1998). Acute lymphoblastic leukemia. N Engl J <br />
Med; 339(9):605‐615. <br />
Pui C‐H, Relling MV, et al (2004). Acute lymphoblastic <br />
leukemia. N Engl J Med;350:1535‐1548. <br />
Raimondi SC (1993). Current status of cytogenetic research in <br />
childhood acute lymphoblastic leukemia. Blood; 81: 2237‐2251 <br />
Rooney DE (2000). Human Cytogenetics: malignancy and <br />
acquired abnormalities. Oxford University Press; 1:1‐26. <br />
Schultz1 KR, Pullen DJ, et al (2007). Risk‐and response‐based <br />
classification of childhood B‐precursor acute lymphoblastic <br />
leukemia: a combined analysis of prognostic markers from <br />
the Pediatric Oncology Group (POG) and Childrenʹs Cancer <br />
Group (CCG). Blood; 109:3926‐3935. <br />
Teitell MA and Pandolfi PP, et al (2009). Molecular Genetics of <br />
Acute Lymphoblastic Leukemia Annu. Rev. Pathol. Mech. Dis; <br />
4:175–198. <br />
<br />
<br />
Ngày nhận bài báo: <br />
Ngày phản biện: <br />
<br />
<br />
15 tháng 8 năm 2013 <br />
04 tháng 9 năm 2013 <br />
<br />
Ngày bài báo được đăng: 22 tháng 10 năm 2013<br />
<br />
<br />
<br />
183<br />
Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học <br />
<br />