Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
ỨNG DỤNG KỸ THUẬT FISH KHẢO SÁT BẤT THƯỜNG <br />
NHIỄM SẮC THỂ 13q14‐34 VÀ 17p13 TRÊN BỆNH NHÂN ĐA U TỦY <br />
Lê Nguyễn Kim Dung*, Suzanne Monivong Cheanh Beaupha**, Phan Thị Xinh** <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Mục tiêu: Khảo sát các bất thường nhiễm sắc thể (NST) 13q14 và 17p13 trên bệnh nhân bệnh đa u tủy. <br />
Phương pháp: Ứng dụng kỹ thuật lai tại chỗ phát huỳnh quang (FISH) với 2 loại probe 13q14‐34 và 17p13 <br />
để phát hiện những bất thường NST. <br />
Kết quả: Trong 20 bệnh nhân được khảo sát, 11 bệnh nhân (55%) có bất thường nhánh dài NST 13 và 9 <br />
trường hợp có bất thường NST 17, trong đó chỉ có 6 bệnh nhân (30%) có bất thường đơn độc của 17p13, còn 3 <br />
trường hợp còn lại có bất thường đi kèm với NST 13. <br />
Kết luận: Kỹ thuật FISH với các đoạn dò đặc hiệu giúp phát hiện các bất thường NST 13 và 17 một cách <br />
nhanh chóng, chính xác, giúp thêm dữ liệu cho việc phân nhóm nguy cơ cho bệnh nhân đa u tủy. <br />
Từ khóa: Đa u tủy, bất thường NST 13q, bất thường NST 17. <br />
<br />
ABSTRACT <br />
DETECTION OF 13q14‐34 AND 17p13 ABNORMALITIES <br />
IN MULTIPLE MYELOMA PATIENTS USING FISH TECHNIQUE <br />
Le Nguyen Kim Dung, Suzanne Monivong Cheanh Beaupha, Phan Thi Xinh <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ No 5 ‐ 2013: 175 ‐ 178 <br />
Objective: To detect the abnormalities of chromosome 13q14‐34 and 17p13 in patients with multiple <br />
myeloma. <br />
Methods: The fluorescent in situ hybridization (FISH) technique with two kinds of probe including 13q14‐<br />
34 and 17p13 was used to detect chromosomal abnormalities. <br />
Results: Among 20 patient samples were analyzed, 11 patients (55%) had deletion of chromosome 13q and <br />
9 patients had abnormalities chromosome 17. Six (30%) out of 9 patients had only abnormalities chromosome 17, <br />
and the remaining 3 out of 9 patients had abnormalities of both chromosome 13 and 17. <br />
Conclusion: The interphase FISH with specific probes can detect the abnormalities chromosome 13 and 17 <br />
in patients with multiple myeloma quickly, exactly. The result of this study can give more data for risk <br />
classification in multiple myeloma. <br />
Keywords: multiple myeloma (MM), abnormality chromosome 13q, abnormality chromosome 17. <br />
gen gặp trong khoảng 90% trường hợp đa u tủy <br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
mới chẩn đoán và có giá trị tiên lượng bệnh. Các <br />
Đa u tủy là một rối loạn tăng sinh ác tính <br />
bất thường NST gồm có bất thường về số lượng <br />
dòng tương bào đặc trưng bởi sự tích tụ quá <br />
và cấu trúc. Bất thường số lượng NST thường <br />
mức tương bào trong tủy xương, gây thiếu máu, <br />
gặp là trisomy 3, 7, 9, 11, 15 hoặc 17. Đối với <br />
tăng protein đơn dòng, hủy xương, tăng calci <br />
nhóm bất thường cấu trúc NST, phần lớn có liên <br />
máu và suy thận(2). Những nghiên cứu gần đây <br />
quan đến gen IgH nằm trên NST 14q32, chuyển <br />
cho thấy các bất thường nhiễm sắc thể (NST) và <br />
vị với các NST khác như 4, 6, 11, 16 hoặc 20. <br />
*<br />
<br />
** Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh <br />
Bệnh viện Truyền Máu Huyết Học TP Hồ Chí Minh <br />
Tác giả liên lạc: TS. BS. Phan Thị Xinh, ĐT: 0932728115, Email: phanthixinh@yahoo.com <br />
<br />
174<br />
Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013 <br />
Ngoài ra, còn có những bất thường khác như <br />
mất đoạn NST 1, monosomy hay mất đoạn NST <br />
17p13, monosomy 13 hoặc mất đoạn kẽ trên <br />
nhánh dài NST 13 và những bất thường liên <br />
quan đến gen MYC(3,4). Kumar S và cộng sự <br />
nghiên cứu trên 484 bệnh nhân (BN) đa u tủy <br />
mới chẩn đoán cho thấy bất thường NST 13q <br />
chiếm tỉ lệ cao nhất là 47% và được xếp vào <br />
nhóm tiên lượng chuẩn. Các bất thường 17p13, <br />
t(4;14), t(14;16) và t(14;20) chiếm tỉ lệ 24% được <br />
xếp vào nhóm tiên lượng xấu với thời gian sống <br />
trung bình của nhóm này là 3,9 năm so với <br />
nhóm tiên lượng chuẩn còn đang lui bệnh tốt (4). <br />
Trong 4 kiểu bất thường thuộc nhóm tiên lượng <br />
xấu thì 17p13 là thường gặp nhất (13%). <br />
Vì vậy, trong nghiên cứu này chúng tôi ứng <br />
dụng kỹ thuật lai tại chỗ phát huỳnh quang <br />
(FISH) bước đầu khảo sát 2 dạng bất thường <br />
NST thường gặp trong 2 nhóm tiên lượng là bất <br />
thường 13q và 17p trên BN đa u tủy tại Bệnh <br />
viện Truyền máu Huyết học (BV.TMHH), để <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
góp thêm dữ liệu giúp các bác sĩ lâm sàng phân <br />
nhóm tiên lượng. <br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Đối tượng nghiên cứu <br />
Các BN được chẩn đoán đa u tủy theo tiêu <br />
chuẩn của IMWG (International Myeloma <br />
Working Group) tại BV.TMHH Thành phố Hồ <br />
Chí Minh từ tháng 01/2013 đến 06/2013 có gởi <br />
mẫu tủy xương khảo sát các bất thường NST. <br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu <br />
Thiết kế nghiên cứu <br />
Mô tả loạt ca <br />
Phương pháp tiến hành <br />
Thu hoạch trực tiếp 2 ml mẫu tủy xương của <br />
BN đa u tủy trong chống đông heparin để thu <br />
nhận tế bào bạch cầu và cố định tế bào trên tiêu <br />
bản. Tiêu bản có thể sử dụng ngay hoặc lưu trữ <br />
trong 6 tháng. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1: Cấu trúc đoạn dò 13q14 và 17p13 <br />
<br />
175<br />
Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013 <br />
Tiến hành biến tính và lai hóa tiêu bản ở <br />
77 C trong 6 phút với các đoạn dò đặc hiệu LSI <br />
® D13S319 SpectrumOrange/LSI 13q34 <br />
SpectrumGreen Probe (Hình 1A) và LSI ® TP53 <br />
SpectrumOrange/CEP 17 SpectrumGreen Probe <br />
(Hình 1B) (Vysis, Hoa Kỳ). Tiếp tục ủ qua đêm ở <br />
37oC trong 18 đến 20 giờ. Sau khi ủ, rửa tiêu bản <br />
để loại bỏ những mẫu dò không bắt cặp đặc <br />
hiệu bằng dung dịch 0,4 x SSC / 0,3% NP‐40 ở 73 <br />
oC trong 2 phút, và dung dịch 2 x SSC / 0,1% NP‐<br />
40 ở nhiệt độ phòng trong 1 phút. Để khô tiêu <br />
bản và phủ 15μl dung dịch DAPI II counterstain <br />
(Vysis). Phân tích tìm bất thường nhiễm sắc thể <br />
trên 200 tế bào dưới kính hiển vi huỳnh quang <br />
BX51 (Olympus, Nhật Bản).Đoạn dò 13q14.3 trải <br />
dài 135kb gắn chất phát huỳnh quang màu đỏ <br />
và đoạn dò 13q34 gắn chất phát huỳnh quang <br />
màu xanh trải dài 612kb (A). Trong khi đó, trên <br />
NST 17 đoạn dò gắn chất phát huỳnh quang <br />
màu đỏ phủ vùng 17p13.1 trải dài 172kb, đoạn <br />
dò gắn chất phát huỳnh quang màu xanh nằm <br />
tại vùng tâm của NST 17 dùng để kiểm tra sự <br />
hiện diện của NST 17 (B). <br />
o<br />
<br />
KẾT QUẢ <br />
Trong nghiên cứu này, 20 BN đa u tủy được <br />
khảo sát bất thường NST 13q và 17p. Kết quả <br />
được xác định khi phân tích 200 tế bào dưới <br />
kính hiển vi huỳnh quang. Bất thường NST 13q <br />
có 2 dạng là del(13q14) (Hình 2A) hoặc <br />
del(13)(q14q34) (Hình 2B) và bất thường NST 17 <br />
cũng có 2 dạng là del(17p13) (Hình 2C) hoặc <br />
monosomy 17 (Hình 2D). Các bất thường này <br />
được nhận diện dựa vào số lượng tín hiệu xanh <br />
và đỏ trên mỗi tế bào. <br />
Kết quả phân tích cho thấy có 11 BN có bất <br />
thường 13q, chiếm tỉ lệ 55% và 9 BN có bất <br />
thường NST 17, chiếm tỉ lệ 45%. Trong 9 BN có <br />
bất thường NST 17 thì có 3 BN có kèm bất <br />
thường NST 13, như vậy bất thường NST 17 đơn <br />
độc gặp trong 6 trường hợp, chiếm tỉ lệ 30% <br />
(Bảng 1). Ngoài ra, có 1 BN có 4 tín hiệu NST 17 <br />
(BN 4) và đây có thể là do đa bội NST. Trong 11 <br />
BN có bất thường NST 13 thì có đến 9 BN (9/11 = <br />
81,8%) là mất đoạn dài từ băng q14 đến băng <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
q34 (Bảng 1), trường hợp này có thể được xem <br />
như là monosomy13 vì toàn bộ chất liệu di <br />
truyền của nhánh dài NST13 đã bị mất. <br />
<br />
<br />
Hình 2: Bất thường NST 13 có 2 dạng là del(13q14) <br />
(A) và del(13)(q14q34)(B). Bất thường NST 17 cũng <br />
có 2 dạng thường gặp là del(17p13) (C) và <br />
monosomy 17(D). <br />
Bảng 1: Kết quả FISH của bệnh nhân đa u tủy <br />
STT<br />
<br />
Giới<br />
tính<br />
<br />
Năm<br />
sinh<br />
<br />
1<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
1964<br />
<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
10<br />
11<br />
12<br />
13<br />
14<br />
15<br />
16<br />
17<br />
18<br />
19<br />
20<br />
<br />
Nam<br />
Nam<br />
Nữ<br />
Nữ<br />
Nam<br />
Nam<br />
Nữ<br />
Nam<br />
Nữ<br />
Nam<br />
Nữ<br />
Nam<br />
Nam<br />
Nữ<br />
Nam<br />
Nữ<br />
Nữ<br />
Nam<br />
Nữ<br />
<br />
1961<br />
1949<br />
1968<br />
1940<br />
1951<br />
1965<br />
1941<br />
1937<br />
1949<br />
1966<br />
1953<br />
1967<br />
1954<br />
1960<br />
1968<br />
1958<br />
1944<br />
1959<br />
1938<br />
<br />
Kết quả FISH<br />
13q14<br />
17p13<br />
del(17p13)<br />
del(13)(q14q34)<br />
Monosomy 17<br />
del(13)(q14q34)<br />
Bình thường<br />
Bình thường<br />
del(17pl3)<br />
del(13)(q14q34) 4 tín hiệu NST 17<br />
Bình thường<br />
del(17p13)<br />
Bình thường<br />
del(17p13)<br />
del(13q14)<br />
Monosomy 17<br />
Bình thường<br />
del(17p13)<br />
Bình thường<br />
Bình thường<br />
del(13q14)<br />
Bình thường<br />
Bình thường<br />
Bình thường<br />
del(13)(q14q34)<br />
Bình thường<br />
del(13)(q14q34)<br />
Bình thường<br />
del(13)(q14q34)<br />
Bình thường<br />
Bình thường<br />
Bình thường<br />
Bình thường<br />
Monosomy 17<br />
del(13)(q14q34)<br />
Bình thường<br />
del(13)(q14q34)<br />
Bình thường<br />
Bình thường<br />
Monosomy 17<br />
del(13)(q14q34)<br />
Bình thường<br />
<br />
BÀN LUẬN <br />
Một số nghiên cứu trước đây cho thấy các <br />
BN đa u tủy có mất đoạn gen p53 trên NST 17 <br />
và chuyển vị của NST 14q32 với NST 4, 16, 20 <br />
<br />
177<br />
Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học <br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
thuộc nhóm tiên lượng xấu (1,4,5). Nhóm BN này <br />
có thời gian sống toàn bộ ngắn hơn hẳn so với <br />
nhóm BN mang các bất thường thuộc nhóm tiên <br />
lượng tốt (1). Kết quả khảo sát của chúng tôi cho <br />
thấy có 6 trong 20 BN (30%) có bất thường NST <br />
17 đơn độc, tỷ lệ này cao hơn các nước khác (4,5) <br />
có thể do cỡ mẫu trong nghiên cứu còn nhỏ. Tuy <br />
nhiên, nhóm BN này nên được điều trị tích cực <br />
và tiến hành ghép tế bào gốc tạo máu. <br />
Trong 20 BN, có 3 BN (15%) không phát hiện <br />
bất thường NST 13 và 17 và các BN này nên <br />
được khảo sát các bất thường NST khác như <br />
t(4;14), t(6;14), t(11;14), t(14;16) và t(14;20) hoặc <br />
bất thường về số lượng NST bằng kỹ thuật FISH <br />
và NST đồ để phân nhóm tiên lượng. Bệnh nhân <br />
có bất thường NST 13 thuộc nhóm tiên lượng <br />
chuẩn chiếm 55% trường hợp, kết quả này cũng <br />
tương đồng với các nghiên cứu khác (3,6). Trong <br />
11 BN, có 3 BN đồng thời có bất thường của NST <br />
13 và NST 17 nên việc phân nhóm tiên lượng sẽ <br />
khó khăn hơn. Tuy nhiên, Kumar và cộng sự đã <br />
báo cáo về tình trạng có nhiều kiểu bất thường <br />
NST trên một bệnh nhân cho thấy bất thường <br />
NST trong đa u tủy phức tạp và không đồng <br />
nhất (4). Hiện nay, có nhiều kiểu bất thường NST <br />
được phát hiện trong đa u tủy nên cần nhiều <br />
loại đoạn dò FISH và phối hợp với kỹ thuật NST <br />
đồ để giúp nhận diện đầy đủ hơn các bất <br />
thường giúp phân nhóm tiên lượng chính xác <br />
hơn. <br />
<br />
KẾT LUẬN <br />
BVTMHH đã xây dựng thành công kỹ thuật <br />
FISH sử dụng các đoạn dò đặc hiệu giúp xác <br />
<br />
<br />
178<br />
Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013<br />
định các bất thường NST 13q và 17p một cách <br />
nhanh chóng, chính xác, trên một lượng mẫu <br />
nhỏ giúp ích cho việc phân nhóm tiên lượng và <br />
lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp cho <br />
bệnh nhân đa u tủy. <br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO <br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
Drach J, Ackermann J, Fritz E, et al. (1998). Presence of a p53 <br />
gene deletion in patients with multiple myeloma predicts for <br />
short survival after conventional‐dose chemotherapy. Blood, <br />
92: 802 – 809. <br />
Klein U, Jauch A, Hielscher T, et al. (2011). Chromosomal <br />
aberrations +1q21 and del(17p13) predict survival in patients <br />
with recurrent multiple myeloma treated with lenalidomide <br />
and dexamethasone. Cancer, 117: 2136 – 2144. <br />
Kröger N, Schilling G, Einsele H, et al. (2004). Deletion of <br />
chromosome band 13q14 as detected by fluorescence in situ <br />
hybridization is a prognostic factor in patients with multiple <br />
myeloma who are receiving allogeneic dose‐reduced stem cell <br />
transplantation. Blood, 103: 4056 – 4061. <br />
Kumar S, Fonseca R, Ketterling RP, et al. (2012). Trisomies in <br />
multiple myeloma: impact on survival in patients with high‐<br />
risk cytogenetics. Blood, 119: 2100 – 2105. <br />
Neben K, Jauch A, Bertsch U, et al. (2010). Combining <br />
information regarding chromosomal aberrations t(4;14) and <br />
del(17p13) with the International Staging System <br />
classification allows stratification of myeloma patients <br />
undergoing autologous stem cell transplantation. <br />
Haematologica, 95: 1150 – 1157. <br />
Zojer N, Königsberg R, Ackermann J, et al. (2000). Deletion of <br />
13q14 remains an independent adverse prognostic variable in <br />
multiple myeloma despite its frequent detection by <br />
interphase fluorescence in situ hybridization. Blood, 95: 1925 <br />
– 1930. <br />
<br />
<br />
Ngày nhận bài báo: Ngày 30 tháng 7 năm 2013 <br />
Ngày phản biện: ngày 28 tháng 9 năm 2013 <br />
Ngày bài báo được đăng: 22 tháng 10 năm 2013 <br />
<br />
<br />