Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA BẤT THƯỜNG NHIỄM SẮC THỂ THAI NHI<br />
Tô Mai Xuân Hồng*, Nguyễn Duy Tài*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: xác định các yếu tố nguy cơ của bất thường nhiễm sắc thể thai nhi.<br />
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả thực hiện qua hồi cứu hồ sơ của 523 thai phụ đã có chỉ định chọc dò ối để<br />
khảo sát NST thai nhi.<br />
Kết quả: Trong 3,4% bất thường NST, trisomy 21 là dạng bất thường thường gặp nhất (chiếm 66,7% các<br />
bất thường này). Tuổi thai phụ < 35 tuổi, thai phụ là con so, triple test nguy cơ cao (>1/250) và tồn tại bất<br />
thường xương mũi và/hoặc nốt echo sáng ở tim được xem là các yếu tố nguy cơ của lệch bội NST thai nhi với<br />
OR lần lượt 2,3, 4,0, 3,3 và 9,4. Bất thường siêu âm liên quan với bất thường NST có ý nghĩa thống kê (p=0,04).<br />
Kết luận: Bất thường chỉ điểm huyết thanh và bất thường siêu âm là 2 dấu chứng quan trọng giúp gợi ý<br />
một bất thường NST thai nhi, đặc biệt là trisomy 21.<br />
Từ khóa: Yếu tố nguy cơ, bất thường nhiễm sắc thể thai nhi.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
THE RISK FACTORS OF FETAL CHROMOSOMAL ABERRATIONS<br />
To Mai Xuan Hong, Nguyen Duy Tai<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 18 - 23<br />
Objectives: identify the risk factors of fetal chromosomal aberrations.<br />
Methods: A descriptive study was carried out throughout a retrospective procedure of 523 cases of<br />
amniocentesis.<br />
Results: The incidence of aneuploidy was 3.4%, and trisomy 21 showed the most common in these<br />
chromosomal aberrations. The younger women (< 35 years old), nulliparous, positive triple test and<br />
ultrasonographic findings (absent nasal bone and/or echogenic nodules in ventricular) determined the risk factors<br />
(OR was 2.3, 4.0, 3.3, and 9.4, respectively). The findings of ultrasound related significantly with aneuploidy.<br />
Conclusions: Abnormal serium markers and scannings were two important markers for predicting a<br />
chromosomal aberration, especially trisomy 21.<br />
Key words: risk factors, fetal chromosomal aberrations.<br />
13 tuần 6 ngày(4), cũng như các chỉ điểm huyết<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
thanh học Double test (free-ß hCG và PAP-A)<br />
Phát hiện sớm các bất thường nhiễm sắc thể<br />
hoặc Triple test (AFP, Estriol và ß-hCG) ở quý 1<br />
thai nhi là công tác quan trọng trong chương<br />
và quý 2 thai kỳ, được xem như một tiến bộ mới<br />
trình chăm sóc sức khỏe sinh sản, nhằm làm<br />
trong chương trình chăm sóc tiền sản vì giúp<br />
giảm gánh nặng cho mỗi gia đình và xây dựng<br />
phát hiện sớm hơn sự xuất hiện của bệnh lý<br />
một xã hội tiến bộ. Đây cũng chính là mục tiêu<br />
Down ngay từ giai đoạn bào thai, thông qua việc<br />
hàng đầu trong chương trình sàng lọc bất<br />
xác định và định danh dạng bất thường NST<br />
thường thai nhi. Sự ra đời của việc đo thấu<br />
bằng cấy ối làm nhiễm sắc thể đồ hoặc kỹ thuật<br />
quang da gáy thai nhi (clarté nucale hoặc NT:<br />
FISH (Fluorescence In Situ Hybridisation).<br />
nuchal translucency) trên siêu âm ở tuổi thai 11* Bộ môn Sản - Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc : ThS Tô Mai Xuân Hồng ĐT: 0903727069<br />
<br />
18<br />
<br />
Email: tomaixuanhong@yahoo.com<br />
<br />
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản Và Bà Mẹ Trẻ Em<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
Theo niên giám thống kê y tế năm 2003,<br />
trong cả nước ta, tỷ suất chết sơ sinh là 21‰(5) và<br />
tỷ lệ bệnh mắc và tử vong do dị dạng, dị tật và<br />
bất thường nhiễm sắc thể lần lượt là 0,27% và<br />
2,03%(5) chiếm một tỷ lệ cao hơn nhiều so với các<br />
nước trên thế giới. Đồng thời, nghiên cứu tại Bộ<br />
môn Y sinh học- Di truyền học, Đại Học Y Hà<br />
Nội ghi nhận tỷ lệ bất thường NST là 11,23%,<br />
với 50,79% lệch bội nhiễm sắc thể 21(8) càng cho<br />
thấy tính cấp thiết của việc áp dụng chương<br />
trình sàng lọc bất thường NST, đặc biệt lệch bội<br />
NST 21 tại Việt Nam.<br />
Nghiên cứu tại BV Từ Dũ năm 2004 ghi<br />
nhận tỷ lệ bất thường NST ở thai phụ có có<br />
tăng thấu quang da gáy (siêu âm quý 1) là<br />
64,28%, trong số này, lệch bội NST 21 chiếm tỷ<br />
lệ cao nhất: 66,67%, và 1,67% thai phụ trên 35<br />
tuổi có bất thường NST(1), gợi ý rằng xem các<br />
thai phụ lớn tuổi và tăng thấu quang da gáy<br />
trên siêu âm là các yếu tố nguy cơ của bất<br />
thường NST, trong đó có trisomy 21. Tuy<br />
nhiên, nghiên cứu tại BV Từ Dũ chưa đánh giá<br />
được mức độ liên quan của các yếu tố nguy cơ<br />
này, cũng như chưa xác định được liệu sự liên<br />
quan này có ý nghĩa thống kê hay không. Đây<br />
chính là lý do chính để tiến hành nghiên cứu<br />
đánh giá các yếu tố nguy cơ của bất thường<br />
NST thai nhi, nhằm bổ sung và củng cố một<br />
cách hiệu quả hơn công tác chăm sóc sức khỏe<br />
tiền sản của thành phố Hồ Chí Minh (nói<br />
riêng) và nước ta (nói chung) hiện nay.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Tất cả các thai phụ mang thai sống, có chỉ<br />
định chọc dò ối tại bệnh viện Hùng Vương từ<br />
01/04/2009-01/04/2010.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
hợp chọc ối trong thời gian 1 năm tại bệnh viện<br />
Hùng Vương.<br />
Các trường hợp có kết quả chọc ối bất<br />
thường, sau khi phân loại nhóm NST bất<br />
thường, được phân tích để đánh giá có hay<br />
không liên quan giữa các bất thường này với các<br />
yếu tố nguy cơ: tuổi thai phụ, tiền thai, nơi cư<br />
trú, kết quả triple test, kết quả siêu âm ở quý 1<br />
và quý 2 của thai kỳ.<br />
Triple test là xét nghiệm đánh giá nguy cơ<br />
bất thường NST của thai nhi, thực hiện thường<br />
quy vào tuần lễ thứ 14-24 trên tất cả thai phụ<br />
đến khám thai, qua khảo sát 3 thông số<br />
Alphafoelto protein (AFP), beta human<br />
chorionic gonadotrophine (ß-hCG) và μ3<br />
unconjugated estriol (μE3).<br />
Ngưỡng cut-off ≥ 1/250 được chọn là Triple<br />
test dương tính (thai nhi có nguy cơ cao với bất<br />
thường NST 21, NST 18 và dị tật ống thần kinh).<br />
Siêu âm hình thái học quý 1 được thực hiện<br />
từ tuần 11-13.6 tuần. Siêu âm hình thái học<br />
quý 2 thực hiện từ 18-24 tuần. Gọi là bất<br />
thường siêu âm khi xuất hiện các dấu hiệu chỉ<br />
điểm (markers) của bất thường NST thai nhi<br />
trên siêu âm như: không có xương mũi thai<br />
nhi, xương cánh tay và/hoặc xương đùi ngắn,<br />
tăng mật độ của ruột grade 2-3, dây rốn có 1<br />
động mạch rốn, nốt tăng sáng ở tim và các bất<br />
thường đa cơ quan.<br />
Thời điểm thực hiện chọc ối được quy định<br />
sau tuần lễ thứ 15 của thai kỳ.<br />
Chỉ định chọc ối: Thai phụ lớn tuổi (≥ 35<br />
tuổi), tiền căn sẩy thai nhiều lần (≥ 3 lần), tiền<br />
căn mang thai dị tật hoặc sanh con dị tật, triple<br />
test nguy cơ cao (≥ 1/250), siêu âm quý 1 và/hoặc<br />
quý 2 có bất thường.<br />
<br />
Thai lưu, song thai, thất bại với chọc ối hoặc<br />
không ghi nhận được kết quả chọc ối.<br />
<br />
Kỹ thuật nhuộm miễn dịch huỳnh quang<br />
(FISH) và cấy ối được thực hiện để phát hiện các<br />
bất thường NST.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
Xử lý số liệu<br />
<br />
Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện<br />
sau khi khảo sát toàn bộ hồ sơ của 523 trường<br />
<br />
Số liệu sau ghi nhận qua hồ sơ được nhập<br />
bằng phần mềm Excel 2003 và phân tích bằng<br />
phần mềm Stata version 11.1 để đánh giá có<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
<br />
Sản Phụ Khoa<br />
<br />
19<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
hay không liên quan giữa các yếu tố nguy cơ<br />
với bất thường NST thai nhi.<br />
P < 0,05 được xem là liên quan có ý nghĩa<br />
thống kê.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Qua khảo sát 523 trường hợp chọc dò ối ở<br />
tuổi thai từ 15-32 tuần trong thời gian 1 năm<br />
(01/04/2009-01/04/2010) chúng tôi ghi nhận các<br />
kết quả sau đây:<br />
<br />
Đặc điểm về thai phụ và thai kỳ được chọc<br />
dò ối<br />
Tuổi trung bình của thai phụ trong nhóm<br />
nghiên cứu là 35,4 ± 5,4 tuổi, nhỏ nhất 17 tuổi<br />
và lớn nhất 47 tuổi. Đa số thai phụ là con rạ<br />
(65,6%), số lần sanh con nhiều nhất 4 lần. Phần<br />
lớn sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh<br />
(70,4%) (Bảng 1).<br />
Tuổi thai trung bình 19,6 ± 2,5 tuần, nhỏ nhất<br />
15 tuần và lớn nhất 32 tuần. Phần lớn tiến trình<br />
chọc ối thực hiện vào 3 tháng giữa thai kỳ<br />
(97,5%) vì xét nghiệm sinh hóa máu sàng lọc<br />
nằm ở ngưỡng nguy cơ cao (91,0%) (Bảng 1).<br />
Bảng 1: Đặc điểm thai phụ và thai nhi được chọc dò<br />
ối (N=532 trường hợp).<br />
Đặc điểm<br />
Tuổi thai<br />
phụ<br />
Tiền thai<br />
Nơi cư<br />
trú<br />
Tuổi thai<br />
<br />
Chỉ định<br />
chọc ối<br />
<br />
≥ 35 tuổi<br />
< 35 tuổi<br />
Con lần đầu tiên<br />
Con ≥ lần thứ 2<br />
TP Hồ Chí Minh<br />
Tỉnh khác<br />
< 16 tuần vô kinh<br />
16-28 tuần vô kinh<br />
>28 tuần vô kinh<br />
Triple test (+)<br />
Thai phụ lớn tuổi<br />
Bất thường siêu âm<br />
Tiền căn dị tật thai<br />
Triple (+) và SA (+)<br />
<br />
Số trường Tỷ lệ (%)<br />
hợp (ca)<br />
362<br />
69,2<br />
161<br />
30,8<br />
180<br />
34,4<br />
343<br />
65,6<br />
368<br />
70,4<br />
155<br />
29,6<br />
8<br />
1,5<br />
510<br />
97,5<br />
5<br />
1,0<br />
476<br />
91,0<br />
2<br />
0,4<br />
35<br />
6,6<br />
5<br />
1,0<br />
5<br />
1,0<br />
<br />
Đặc điểm thai nhi có bất thường nhiễm sắc<br />
thể<br />
Với 99,4% các trường hợp đọc kết quả chọc<br />
dò ối bằng kỹ thuật FISH (còn lại 0,2% dùng kỹ<br />
<br />
20<br />
<br />
thuật karyotype và 0,4% kết hợp giữa 2 kỹ thuật<br />
nêu trên), chúng tôi ghi nhận được tỷ lệ bất<br />
thường nhiễm sắc thể thai nhi trong nhóm chọc<br />
ối là 3,4% (KTC 95% 2,1-5,4%). Trong các dạng<br />
bất thường nhiễm sắc thể được khảo sát, bất<br />
thường thường gặp nhất ở nhóm thai phụ chọc<br />
ối là Trisomy 21 (12 trường hợp), tiếp theo là<br />
Trisomy 18, Trisomy 13, Trisomy XY và Trisomy<br />
X được minh họa trong bảng 2.<br />
Bảng 2: Đặc điểm bất thường nhiễm sắc thể ở thai<br />
nhi phát hiện qua chọc ối.<br />
Đặc điểm<br />
NST bình thường<br />
Lệch bội NST<br />
Trisomy 21<br />
Trisomy 18<br />
Trisomy 13<br />
XXX<br />
XXY<br />
<br />
Số trường hợp (ca)<br />
505<br />
18<br />
12<br />
2<br />
1<br />
1<br />
2<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
96,6<br />
3,4<br />
66,7<br />
11,1<br />
5,6<br />
5,6<br />
11,1<br />
<br />
Các yếu tố liên quan đến bất thường<br />
nhiễm sắc thể<br />
Khảo sát các yếu tố nguy cơ dẫn đến ở 18<br />
trường hợp bất thường nhiễm sắc thể thai nhi,<br />
những thai phụ là con so và có kết quả siêu âm<br />
bất thường, liên quan có ý nghĩa thống kê đến tỷ<br />
lệ lệch bội cao khi chọc ối (p < 0,05) (Bảng 3).<br />
Bảng 3: Các yếu tố nguy cơ liên quan đến bất<br />
thường NST thai nhi.<br />
Đặc điểm<br />
Tuổi thai phụ ≥ 35<br />
NST bình<br />
thường<br />
Lệch bội NST<br />
Tuổi thai phụ < 35<br />
NST bình<br />
thường<br />
Lệch bội NST<br />
Con so<br />
NST bình<br />
thường<br />
Lệch bội NST<br />
Triple test nguy cơ cao<br />
NST bình<br />
thường<br />
Lệch bội NST<br />
Siêu âm bất thường<br />
NST bình<br />
thường<br />
Lệch bội NST<br />
<br />
Số ca<br />
362<br />
353<br />
<br />
OR (95%CI)<br />
<br />
p<br />
<br />
9<br />
161<br />
152<br />
<br />
0,43 (0,15-1,25)<br />
<br />
0,07<br />
<br />
9<br />
180<br />
168<br />
<br />
2,32 (0.80-6,73)<br />
<br />
0,07<br />
<br />
12<br />
481<br />
466<br />
<br />
4,01(1,37-13,2)<br />
<br />
0,003*<br />
<br />
15<br />
40<br />
36<br />
<br />
0,42 (0,11-2,36)<br />
<br />
0,17<br />
<br />
4<br />
<br />
3,72 (0,84-12,6)<br />
<br />
0,018*<br />
<br />
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản Và Bà Mẹ Trẻ Em<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
Trisomy 21 là dạng lệch bội thường gặp nhất<br />
trong số các thai phụ được chọc ối. Đặc biệt đối<br />
với các thai phụ con so, tam bội NST 21 tăng lên<br />
10 lần cao hơn các thai phụ con rạ: OR = 10 (KTC<br />
95% 0,69-166,3), liên quan này có ý nghĩa thống<br />
kê (p = 0,03 < 0,05) (Bảng 4). Bất thường siêu âm<br />
qua khảo sát hình thái học quý 2 cũng là 1 yếu tố<br />
gợi ý đến khả năng tồn tại Trisomy 21, nhưng<br />
không có ý nghĩa thống kê (OR = 1,6, p = 0,7).<br />
Bảng 5 liệt kê các dấu hiệu bất thường trên siêu<br />
âm và mối liên quan với lệch bội NST cũng như<br />
trisomy 21. Trong số này, bất thường ở xương<br />
mũi (xương mũi ngắn hơn so với tuổi thai hoặc<br />
mất xương mũi) và bất thường ở tim (tăng nốt<br />
echo sáng ở tim) là 2 dấu hiệu có liên quan đến<br />
sự xuất hiện NST, tuy nhiên sự liên quan này<br />
không có ý nghĩa thống kê.<br />
Bảng 4: Các yếu tố nguy cơ của Trisomy 21 (N=12).<br />
Đặc điểm<br />
Tuổi thai<br />
phụ<br />
<br />
≥ 35 tuổi<br />
< 35 tuổi<br />
Tiền Con lần đầu tiên<br />
thai<br />
Con ≥ lần thứ 2<br />
Cận lâm sàng<br />
Triple test (+)<br />
Bất thường siêu âm<br />
<br />
Số trường OR (KTC95%) p<br />
hợp (ca)<br />
6<br />
1,0(0,1-109) 1,0<br />
6<br />
10<br />
10(0,69-66,3) 0,03*<br />
2<br />
10<br />
3<br />
<br />
1,0(0,01-2,4)<br />
1,6(0,1-04,7)<br />
<br />
1,0<br />
0,7<br />
<br />
Bảng 5: Bất thường siêu âm và dạng bất thường<br />
NST.<br />
Siêu âm<br />
Bình<br />
thường<br />
NT ≥<br />
2.5mm<br />
Bất thường<br />
TKTU<br />
Xương mũi<br />
ngắn<br />
Sứt môi<br />
Ruột tăng<br />
sáng độ 2<br />
Bất thường<br />
tim<br />
Bất thường<br />
ối<br />
Xương đùi<br />
ngắn<br />
1 ĐM rốn<br />
<br />
Số NST bình NST bất Trisomy Trisomy<br />
ca thường thường<br />
21<br />
18<br />
483<br />
469<br />
14<br />
9<br />
1<br />
4<br />
<br />
4<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
15<br />
<br />
14<br />
<br />
1<br />
<br />
0<br />
<br />
1<br />
<br />
3<br />
<br />
2<br />
<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
0<br />
<br />
2<br />
2<br />
<br />
2<br />
2<br />
<br />
0<br />
0<br />
<br />
0<br />
0<br />
<br />
0<br />
0<br />
<br />
7<br />
<br />
5<br />
<br />
2<br />
<br />
2<br />
<br />
0<br />
<br />
5<br />
<br />
5<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Sản Phụ Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Khi đưa vào phương trình hồi quy đa biến,<br />
bất thường test sinh hóa (triple test nguy cơ cao)<br />
và bất thường siêu âm cho thấy là 2 yếu tố nguy<br />
cơ với lệch bội NST với OR=3,26-9,4 (bảng 6).<br />
Bảng 6: Các yếu tố nguy cơ liên quan bất thường<br />
NST và trisomy 21.<br />
Yếu tố<br />
nguy cơ<br />
<br />
Lệch bội NST<br />
Trisomy 21<br />
OR (95%KTC) p<br />
OR (95%CI) P<br />
Tuổi thai 1,04 (0,94-1,14) 0,48 0,99 (0,74- 0,97<br />
phụ<br />
1,30)<br />
Tiền thai 0,99 (0,99-1,0) 0,01* 0,99 (0,99-1,0) 0,61<br />
Nơi cư ngụ 1,07 (0,37-3,12) 0,9 1,70 (0,08- 0,74<br />
37,7)<br />
Triple test 3,26 (0,32-33,5) 0,3 4,4 (0,09- 0,45<br />
21,0)<br />
Bất thường 9,4 (1,12-79,2) 0,04* 0,84 (0,04- 0,95<br />
167)<br />
siêu âm<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Về tỷ lệ bất thường NST<br />
3,4% trường hợp bất thường NST phát hiện<br />
được qua 523 trường hợp chọc ối, trong đó tỷ lệ<br />
trisomy 21 chiếm 99,7%, con số này thật sự<br />
không nhỏ. Nghiên cứu của Gurewitsh và cộng<br />
sự, trên toàn dân số Mỹ năm 2005 có 2 - 3% phụ<br />
nữ mang thai bị dị tật được phát hiện trước<br />
sanh(2); tần suất trisomy 21 tìm thấy 1/334 phụ<br />
nữ mang thai ở Trung Quốc(3) và 1/343 ở Czech(7)<br />
gần tương đồng với nghiên cứu của chúng tôi.<br />
Điều này cũng cho thấy chương trình chăm sóc<br />
tiền sản thông qua việc sàng lọc bằng đo thấu<br />
quang da gáy và test sinh hóa máu trên các thai<br />
phụ ở quý 1 và 2 thai kỳ là một chương trình có<br />
tính khả thi và có hiệu quả. Song song đó, tỷ lệ<br />
chọc ối 523 trường hợp/1 năm, cho thấy việc<br />
thực hiện xét nghiệm xâm lấn này như một tiêu<br />
chuẩn vàng để chẩn đoán là không quá đà trong<br />
nghiên cứu của chúng tôi.<br />
<br />
Về các YTNC của bất thường NST và<br />
Trisomy 21 ghi nhận được trong nghiên cứu<br />
Wellesly và cộng sự quan sát thấy 58% thai<br />
phụ trên 35 tuổi sanh con bị trisomy 21(9), qua đó<br />
muốn khẳng định rằng thai phụ càng lớn tuổi,<br />
thì nguy cơ sanh con mắc bệnh Down càng cao.<br />
Khác với Wellesly, chúng tôi tìm thấy thai phụ<br />
dưới 35 tuổi có nguy cơ bị lệch bội NST gấp 2,3<br />
<br />
21<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
lần, mặc dù số thai phụ dưới 35 tuổi trong nhóm<br />
nghiên cứu của chúng tôi chỉ chiếm 30,8%. Tiếc<br />
rằng chúng tôi không tìm thấy ý nghĩa thống kê<br />
ở sự liên quan này. Kết quả của chúng tôi là<br />
tương đồng với nghiên cứu của tác giả<br />
Nicolaides và cộng sự(4,5), và theo ông, việc dùng<br />
tuổi mẹ như là một thông số để sàng lọc thai kỳ<br />
có hay không bất thường NST là không hợp lý<br />
vì khả năng phát hiện bất thường rất thấp (chỉ<br />
30%), nhất là đối với những thai phụ thuộc<br />
nhóm nguy cơ thấp (trẻ tuổi < 35 tuổi, không<br />
tiền căn sanh con bất thường…). Như vậy, thai<br />
phụ lớn tuổi (≥ 35 tuổi) không là một yếu tố<br />
nguy cơ của việc xuất hiện những lệch bội NST<br />
vì bất thường này có thể xuất hiện ngay cả<br />
những thai phụ trẻ tuổi.<br />
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy những<br />
thai phụ là con so có nguy cơ bất thường NST<br />
cao gấp 4 lần so với những thai phụ là con rạ, và<br />
sự liên quan này có ý nghĩa thống kê. Mặc dù<br />
việc xem ảnh hưởng của tiền thai như là một<br />
yếu tố nguy cơ để đánh giá có hay không bất<br />
thường NST chưa được đề cập trong y văn.<br />
Chúng tôi cũng không thể giải thích được vì sao<br />
thai phụ con so lại có nguy cơ cao với bất<br />
thường NST hơn thai phụ con rạ. Có thể bởi vì<br />
sự xuất hiện lệch bội thể là không tùy thuộc vào<br />
tuổi thai phụ, nghiên cứu của chúng tôi thai phụ<br />
trẻ tuổi nguy cơ có nguy cơ mắc lệch bội NST<br />
cao hơn thai phụ lớn tuổi, do đó, yếu tố tiền thai<br />
(con so) cũng gắn liền với việc tăng nguy cơ lệch<br />
bội thể, và sự liên quan này có ý nghĩa thống kê<br />
đối với bất thường NST nói chung và trisomy 21<br />
nói riêng (bảng 3 và bảng 4). Kết quả này giúp<br />
chúng tôi có dược một kinh nghiệm trong cách<br />
giáo dục chăm sóc sức khỏe tiền thai: khi xem<br />
những thai phụ là con so, và tuổi trẻ như là một<br />
đối tượng nguy cơ cao cần được tư vấn về<br />
chương trình chăm sóc sàng lọc nguy cơ lệch bội<br />
NST, không chỉ giúp phát hiện sớm các bất<br />
thường (nếu có) mà còn giúp cho họ có thêm<br />
kiến thức để có thể tiếp tục theo dõi thai kỳ<br />
trong những lần có thai sau này. Điều này đem<br />
đến lợi ích vô cùng lớn, bởi vì, việc chuẩn bị<br />
sanh con lần đầu tiên, do chưa có nhiều kinh<br />
<br />
22<br />
<br />
nghiệm, nên đa số thai phụ tuân thủ đúng theo<br />
lịch khám thai, cũng như các chế độ điều trị hơn<br />
là các thai phụ lớn tuổi và là con rạ.<br />
Mặc dù có đến 91,0% chỉ định chọc ối là do<br />
bất thường test sinh hóa máu của mẹ, tuy<br />
nhiên dấu chứng siêu âm vẫn là dấu chứng<br />
quan trọng giúp gợi ý sớm một bất thường<br />
NST (OR=3,7, p < 0,05). Các bất thường của hệ<br />
thần kinh, hệ tim mạch, và đặc biệt là bất<br />
thường của xương mũi đã cho thấy đây là<br />
những yếu tố nguy cơ của một thai nhi bất<br />
thường. Tác giả Tamsel và cộng sự, Nicolaides<br />
và cộng sự đã xác nhận: bất thường xương mũi<br />
là một dấu hiệu quan trọng để chẩn đoán bất<br />
thường NST ở quý 1 và quý 2 của thai kỳ(6,4).<br />
Tương tự, với tỷ lệ Trisomy 21 được phát hiện<br />
là 33,3% (1/3) trong nhóm thai phụ có dấu<br />
chứng mất xương mũi trên siêu âm được chọc<br />
dò ối; cạnh đó, 2/7 trường hợp trisomy 21 được<br />
phát hiện qua hình ảnh hóa vôi đơn độc trong<br />
tâm thất thai nhi (thất phải hoặc thất trái),<br />
chúng tôi có thể khẳng định: siêu âm hình thái<br />
học thai nhi rất quan trọng, vì là một dấu chỉ<br />
điểm giúp thực hiện các test xâm lấn cao hơn<br />
để trả lời câu hỏi có hay không một bất thường<br />
NST thai nhi. Tiếc là do cỡ mẫu chúng tôi khá<br />
nhỏ (chỉ 523 trường hợp chọc ối) nên chúng tôi<br />
chưa chứng minh được các dấu hiệu siêu âm<br />
bất thường khác (tăng echo ruột, 1 ĐM rốn, sứt<br />
môi…) và sự liên quan với dạng lệch bội thể.<br />
Đánh giá các yếu tố nguy cơ với lệch bội thể<br />
bằng phương trình hồi quy đa biến, triple test<br />
nguy cơ cao và tồn tại dấu bất thường trên siêu<br />
âm kết hợp với bất thường NST (OR lần lượt là<br />
3,74 và 9,4), (liên quan của test sinh hóa có ý<br />
nghĩa thống kê). Kết quả này chứng minh rằng:<br />
chỉ điểm huyết thanh học (cụ thể triple test) là<br />
rất quan trọng trong chương trình sàng lọc bất<br />
thường thai nhi, bên cạnh đó, siêu âm hình thái<br />
học thường quy giúp làm tăng tỷ lệ phát hiện<br />
bất thường thai nhi giống như nhận xét của tác<br />
giả Carvalho và cộng sự(1).<br />
523 trường hợp chọc ối không phải là nhiều<br />
để có thể khẳng định rõ ràng các yếu tố nguy cơ<br />
<br />
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản Và Bà Mẹ Trẻ Em<br />
<br />