intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát chất lượng cuộc sống, chức năng hoạt động tình dục và sức khoẻ tâm thần của phụ nữ có hội chứng Mayer-Rokitansky-Kuster-Hauser được phẫu thuật tạo hình âm đạo

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày mục tiêu: Đánh giá và khảo sát mối liên quan của chất lượng cuộc sống, chức năng tình dục, tỉ lệ rối loạn lo âu và trầm cảm ở phụ nữ có MRKH được tạo hình âm đạo theo phương pháp Davydov. Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu báo cáo loạt ca thực hiện trên người phụ nữ có MRKH đã được tạo hình âm đạo tại bệnh viện Từ Dũ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát chất lượng cuộc sống, chức năng hoạt động tình dục và sức khoẻ tâm thần của phụ nữ có hội chứng Mayer-Rokitansky-Kuster-Hauser được phẫu thuật tạo hình âm đạo

  1. Nghiên cứu Y học Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 1 * 2024 KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG, CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG TÌNH DỤC VÀ SỨC KHOẺ TÂM THẦN CỦA PHỤ NỮ CÓ HỘI CHỨNG MAYER-ROKITANSKY-KUSTER-HAUSER ĐƯỢC PHẪU THUẬT TẠO HÌNH ÂM ĐẠO Lê Trung Quốc Thanh1,2, Lê Thị Hồng Nhung3, Vũ Anh Tuấn4, Nguyễn Hồng Hoa1, Vương Thị Ngọc Lan1 TÓM TẮT Đặt vấn đề: Hội chứng Mayer-Rokitansky-Kuster-Hauser (MRKH) là một dị dạng bẩm sinh đường sinh dục hiếm gặp ở phụ nữ, đặc trưng bởi sự bất sản hoặc thiểu sản tử cung và âm đạo. Tạo hình âm đạo giúp người phụ nữ có MRKH có thể quan hệ tình dục. Hiện nay chưa có nghiên cứu đánh giá toàn diện khả năng tình dục, chất lượng cuộc sống và sức khoẻ tâm thần của người phụ nữ MRKH sau phẫu thuật tạo hình âm đạo. Mục tiêu: Đánh giá và khảo sát mối liên quan của chất lượng cuộc sống, chức năng tình dục, tỉ lệ rối loạn lo âu và trầm cảm ở phụ nữ có MRKH được tạo hình âm đạo theo phương pháp Davydov. Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu báo cáo loạt ca thực hiện trên người phụ nữ có MRKH đã được tạo hình âm đạo tại bệnh viện Từ Dũ. Có 29 phụ nữ thoả tiêu chuẩn chọn mẫu được phỏng vấn qua điện thoại dựa vào các bảng câu hỏi soạn sẵn gồm thông tin nền, thông tin liên quan bệnh lý và phẫu thuật, bộ câu hỏi đo lường chất lượng cuộc sống WHOQoL-BREF, bộ câu hỏi đo lường chức năng tình dục FSFI, thang đo rối loạn lo âu Ham-A và thang đo trầm cảm Ham-D. Mô hình hồi quy tuyến tính và kiểm định phi tham số được dùng để khảo sát, có ý nghĩa thống kê khi p
  2. Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 1 * 2024 Nghiên cứu Y học ABSTRACT EVALUATE THE QUALITY OF LIFE, SEXUAL FUNCTION AND PSYCHOLOGICAL HEALTH OF WOMEN DIAGNOSED WITH MAYER-ROKITANSKY-KÜSTER-HAUSER SYNDROME UNDERGOING VAGINOPLASTY Le Trung Quoc Thanh, Le Thi Hong Nhung, Vu Anh Tuan, Nguyen Hong Hoa, Vuong Thi Ngoc Lan * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 27 - No. 1 - 2024: 107 - 117 Background: Mayer-Rokitansky-Küster-Hauser Syndrome (MRKH) is a rare congenital condition in females, characterized by uterovaginal agenesis. Vaginoplasty aims to enable sexual intercourse for MRKH women. There is a lack of comprehensive studies evaluating the quality of life, sexual function, and psychological health of women with MRKH post-vaginoplasty. Objective: To evaluate and investigate the correlations between quality of life, sexual function and rates of anxiety disorders and depression in women with MRKH after vaginoplasty using Davydov method. Methods: A case-series study was conducted on MRKH women who underwent Davydov vaginoplasty at Tu Du Hospital. Twenty-nine participants who met the inclusion criteria were interviewed using structured questionnaires, including demographic information, characteristics of disease and surgical information, the World Health Organization Quality of Life-BREF (WHOQoL-BREF) questionnaires, the Female Sexual Function Index (FSFI) questionnaires, the Hamilton Anxiety Rating Scale (Ham-A), and the Hamilton Depression Rating Scale (Ham-D). Linear regression models and non-parametric tests were used for analysis, with statistical significance set at p
  3. Nghiên cứu Y học Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 1 * 2024 điểm trưởng thành khi người phụ nữ có nhu cầu ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU quan hệ tình dục hoặc sau khi lập gia đình nhằm Đối tượng nghiên cứu mục đích cải thiện chất lượng cuộc sống và giúp Phụ nữ >18 tuổi; là người Việt Nam, có khả thực hiện chức năng tình dục. năng giao tiếp bằng tiếng Việt; được chẩn đoán Các nghiên cứu trên thế giới đánh giá các mắc hội chứng MRKH và được phẫu thuật tái vấn đề liên quan đến phẫu thuật tạo hình âm tạo âm đạo theo phương pháp Davydov tại bệnh đạo ở người phụ nữ mắc MRKH bao gồm giải viện Từ Dũ, thời gian từ lúc phẫu thuật đến thời phẫu âm đạo sau tái tạo, khả năng tình dục và điểm tham gia nghiên cứu ít nhất 6 tháng. sự tác động lên chất lượng cuộc sống. Kết quả Nghiên cứu được thực hiện trong thời gian từ khảo sát cho thấy người phụ nữ sau tạo hình âm tháng 11/2021 đến tháng 2/2022. đạo có chất lượng cuộc sống và khả năng tình Tiêu chuẩn loại dục về mặt giải phẫu và chức năng tương đối tốt nhưng vẫn còn hạn chế về sức khoẻ tinh thần Đang điều trị bệnh lý mạn tính chưa ổn cũng như tỉ lệ rối loạn tình dục, rối loạn tâm định. thần còn cao khi so với phụ nữ bình thường(4-11). Đã hoặc đang điều trị bệnh lý tâm thần. Tại Việt Nam, phẫu thuật tạo hình âm đạo Phương pháp nghiên cứu đã được thực hiện thành công cho những bệnh Thiết kế nghiên cứu nhân mắc hội chứng MRKH từ năm 2014(12,13). Báo cáo loạt ca, chọn mẫu thuận tiện. Các nghiên cứu ở Việt Nam chỉ chú trọng đến Phương pháp thu thập dữ liệu đánh giá thành công về mặt giải phẫu của phẫu thuật tạo hình âm đạo. Ảnh hưởng về mặt chức Phỏng vấn qua bảng câu hỏi soạn sẵn sau năng gồm chức năng tình dục, sức khỏe tâm khi đã nhận được cam kết bằng văn bản gửi qua thần và chất lượng cuộc sống chưa được quan đường bưu điện của bệnh nhân. Nghiên cứu tâm khảo sát. Mặc dù đã có nghiên cứu trên thế được thực hiện sau đại dịch COVID-19, tuy giới về chức năng tình dục, sức khỏe tâm thần và nhiên nhằm tránh lây nhiễm không cần thiết, chất lượng cuộc sống của phụ nữ mắc MRKH, chúng tôi thực hiện phỏng vấn qua điện thoại và tuy nhiên, văn hóa người Việt Nam nói riêng và ghi nhận vào các bộ câu hỏi soạn sẵn. Phương văn hoá phương Đông nói chung khá khác biệt, pháp đánh giá sử dụng bộ câu hỏi qua phỏng do đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Khảo sát vấn qua điện thoại cũng đã được chứng minh chất lượng cuộc sống, chức năng tình dục và sức hiệu quả tương đương trả lời trực tiếp bằng khoẻ tâm thần của bệnh nhân mắc MRKH được giấy(14). phẫu thuật tạo hình âm đạo bằng phương pháp Công cụ thu thập dữ liệu Davydov”. Nghiên cứu nhằm cung cấp các Đánh giá chất lượng cuộc sống bằng bộ câu hỏi thông tin để chăm sóc sức khỏe toàn diện cho World Health Organization Quality of Life-BREF nhóm phụ nữ có tình trạng đặc biệt này. (WHOQoL-BREF) Mục tiêu Bộ câu hỏi WHOQoL-BREF đánh giá một Đánh giá chất lượng cuộc sống, chức năng cách toàn diện chất lượng cuộc sống, gồm 26 câu tình dục, tỉ lệ rối loạn lo âu và trầm cảm trên phụ đánh giá toàn bộ bốn lĩnh vực về chất lượng nữ MRKH sau tạo hình âm đạo theo phương cuộc sống-sức khoẻ: sức khoẻ thể chất (07 câu), pháp Davydov. sức khoẻ tinh thần (06 câu), quan hệ xã hội (03 Khảo sát mối liên quan giữa chất lượng cuộc câu), môi trường (08 câu) và hai điểm chuẩn sống, chức năng tình dục và rối loạn lo âu, trầm nhận thức chung của đối tượng về chất lượng cảm trên phụ nữ MRKH sau tạo hình âm đạo cuộc sống và sức khoẻ (02 câu). Ngưỡng cắt theo phương pháp Davydov. được chọn là  60 tức là chất lượng cuộc sống tốt 109
  4. Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 1 * 2024 Nghiên cứu Y học và hài lòng với sức khoẻ(15). điện, đối tượng nghiên cứu ký vào 02 bản đồng Khảo sát chức năng tình dục bằng bộ câu hỏi Female thuận, giữ lại 01 bản và gửi lại 01 bản qua đường Sexual Function Index (FSFI) ở người phụ nữ đang bưu điện cho nghiên cứu viên. có hoạt động tình dục Phỏng vấn bệnh nhân Bộ câu hỏi bao gồm 19 câu hỏi giúp đánh giá Sau khi nhận được bản đồng thuận tham 6 hình thái liên quan đến tình dục bao gồm: ham gia nghiên cứu, nghiên cứu viên liên lạc bệnh muốn, phấn khích, chất nhờn, khoái cảm, thoả nhân để thiết lập cuộc phỏng vấn qua điện mãn về tình dục và đau khi quan hệ tình dục. thoại thu thập số liệu. Thời gian liên lạc được Ngưỡng cắt được chọn là 26,55 tức là có rối hẹn trước để đảm bảo tính riêng tư và bảo loạn chức năng tình dục; đối với 6 hình thái ham mật. Đến thời điểm đã hẹn, nghiên cứu viên muốn, phấn khích, chất nhờn, khoái cảm, thoả liên hệ qua điện thoại với đối tượng nghiên mãn về tình dục và đau khi quan hệ tình dục cứu, khảo sát theo thứ tự bằng các bộ câu hỏi ngưỡng cắt được chọn lần lượt là
  5. Nghiên cứu Y học Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 1 * 2024 29 bệnh nhân MRKH được tạo hình âm đạo Các đặc điểm của phẫu thuật tạo hình âm bằng phương pháp Davydov đồng ý tham gia đạo và tự đánh giá của bệnh nhân về chất lượng nghiên cứu và được thực hiện phỏng vấn bằng cuộc sống và chức năng tình dục sau tạo hình âm bảng câu hỏi soạn sẵn/thang đo: trong đó 29 đối đạo bằng phương pháp Davydov được trình bày tượng hoàn thành bộ câu hỏi WHO QoL-Bref; 25 trong Bảng 2. đối tượng hoàn thành bộ câu hỏi FSFI (do 4 đối Kết quả đánh giá chất lượng cuộc sống, chức tượng không quan hệ tình dục trong 1 tháng) và năng tình dục và rối loạn lo âu, trầm cảm 24 đối tượng hoàn thành thang đo Ham A và Các kết quả khảo sát thông qua các bộ câu Ham D (05 đối tượng từ chối phỏng vấn với bác hỏi được trình bày trong Bảng 3: có 29 đối tượng sĩ tâm lý-tâm thần). hoàn thành bộ câu hỏi WHO QoL_BREF, 25 đối Đặc điểm bệnh nhân tham gia nghiên cứu tượng hoàn thành bộ câu hỏi FSFI và 24 đối Đặc điểm xã hội học và lâm sàng của phụ nữ tượng hoàn thành đánh giá thang Ham A và MRKH tham gia nghiên cứu được trình bày Ham D. trong Bảng 1. Bảng 2. Đặc điểm xã hội học và lâm sàng của phụ nữ MRKH tham gia nghiên cứu (n=29) Trung bình (Độ lệch chuẩn) Đặc điểm N (%) Trung vị (Giá trị nhỏ nhất - lớn nhất) Tuổi phụ nữ Khi chẩn đoán MRKH 20,1 (3,67); 19 [15, 31] Khi phẫu thuật tạo hình âm đạo 25,7 (4,84); 25 [18, 37] Khi tham gia nghiên cứu 29,9 (4,58); 28 [25, 41] Tôn giáo Thiên chúa giáo 9 (31) Phật giáo 6 (20,7) Thờ ông bà 10 (34,5) Khác 4 (13,8) Tình trạng hôn nhân Độc thân 7 (10) Kết hôn 20 (85) Ly hôn 2 (5) Điều kiện kinh tế Khó khăn 1 (3,4) Đủ sống 26 (89,7) Dư giả 2 (6,9) Phân loại MRKH MRKH loại 1 29 (100) Sự hiện diện kiểu hình nữ 29 (100) Có sự hiện diện của 2 buồng trứng Nhìn thấy 2 buồng trứng 28 (96,6) Buồng trứng phải bình thường, buồng trứng trái thoát vị tại hố bẹn 1 (3,4) Bảng 3. Đặc điểm phẫu thuật và tự đánh giá của phụ nữ MRKH sau khi tạo hình âm đạo theo phương pháp Davydov (n=29) Trung bình (Độ lệch chuẩn) Đặc điểm N (%) Trung vị (Giá trị nhỏ nhất - lớn nhất) Thời gian từ khi phẫu thuật đến thời điểm nghiên cứu (tháng) 45  16,8; 42 [17 – 91] Tai biến trong mổ Không 29 (100) 111
  6. Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 1 * 2024 Nghiên cứu Y học Trung bình (Độ lệch chuẩn) Đặc điểm N (%) Trung vị (Giá trị nhỏ nhất - lớn nhất) Tai biến sau mổ Không 28 (96,6) Mổ lần 2 vì thoát vị ruột qua lỗ âm đạo 1 (3,4) Thực hiện quan hệ tình dục Đã từng 28 (96,6) Chưa từng 1 (3,4) Tự đánh giá âm đạo tạo hình Hài lòng 21 (72,4) Không hài lòng 8 (27,6) Lý do không hài lòng âm đạo tạo hình Ngắn 6/8 (75) Cảm giác nhân tạo 1/8 (12,5) Đau khi quan hệ tình dục 1/8 (12,5) Bảng 4. Chất lượng cuộc sống, chức năng tình dục, rối loạn lo âu, trầm cảm trên phụ nữ MRKH sau tạo hình âm đạo Tỉ lệ giảm chất lượng cuộc sống / Tỉ lệ rối loạn Ngưỡng cắt Điểm số trung bình chức năng tình dục, rối loạn lo âu, trầm cảm Chất lượng cuộc sống (n = 29) Điểm số WHOQoL-Bref < 60 69,8  9,02 5/29 (17,2%) Sức khoẻ thể chất < 60 77,2  11,6 2/29 (6,9%) Sức khoẻ tinh thần < 60 65,6  12,8 10/29 (34,5%) Mối quan hệ xã hội < 60 66  13,7 10/29 (34,5%) Môi trường < 60 70,4  10,7 4/29 (13,8%) Chức năng tình dục (n = 25) Điểm số FSFI  26,55 25,4  5,56 13/25 (52%) Ham muốn < 4,28 3,19  0,57 25/25 (100%) Phấn khích < 5,08 4.02  1.11 19/25 (76%) Chất nhờn âm đạo < 5,45 4.61  1.39 17/25 (68%) Khoái cảm < 5,05 4.58  1.15 13/25 (52%) Thoả mãn < 5,04 4.38  1.25 17/25 (68%) Đau < 5,51 4.58  1.19 19/25 (76%) Rối loạn lo âu (n=24) Ham A  14 8,58  6,42 6/24 (25%) Mức độ rối loạn lo âu Nhẹ 14-17 4/24 (16,6%) Trung bình 18-24 1/24 (4,2%) Nặng 25 1/24 (4,2%) Trầm cảm (n=24) Ham D 8 5,46  5,23 6/24 (25%) Mức độ trầm cảm Nhẹ 8-13 4/24 (16,6%) Trung bình 14-18 1/24 (4,2%) Nặng 19-22 0/24 (0%) Rất nặng 23 1/24 (4,2%) 112
  7. Nghiên cứu Y học Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 1 * 2024 Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống, chức đến điểm số chất lượng cuộc sống và chức năng tình dục và rối loạn lo âu, trầm cảm năng tình dục. Để khảo sát mối liên quan giữa chất lượng Bảng 4. Ảnh hưởng của Tình trạng rối loạn chức cuộc sống và chức năng tình dục, chúng tôi đánh năng tình dục lên chất lượng cuộc sống (n=25) giá trên 25 đối tượng hoàn thành bộ câu hỏi Biến độc lập Rối loạn chức năng tình dục Giá trị WHOQoL BREF và FSFI. Kết quả ghi nhận các p Biến phụ thuộc Có Không đối tượng có rối loạn chức năng tình dục có Điểm số chất 65,8 74,2
  8. Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 1 * 2024 Nghiên cứu Y học MRKH loại 1 và 28-44% MRKH loại 2(20,21). Toàn không có khả năng quan hệ tình dục và sinh bộ mẫu nghiên cứu của chúng tôi đều ghi nhận sản(10,11,23,24). người bệnh MRKH thuộc loại 1 nghĩa là chỉ có Chất lương cuộc sống và sức khoẻ tâm thần của bất sản âm đạo-tử cung đơn thuần qua kết quả phụ nữ mắc MRKH sau phẫu thuật tạo hình thăm khám, siêu âm và chụp cộng hưởng từ, âm đạo phù hợp với tỉ lệ MRKH loại 1 chiếm ưu thế. Các MRKH là tình trạng ảnh hưởng lên nhiều trường hợp đều được xác định có hai buồng khía cạnh cuộc sống như chất lượng cuộc sống, trứng, trong đó có 1 trường hợp buồng trứng trái lòng tự tôn, hình ảnh bản thân, vô sinh, mối thoát vị vào hố bẹn trái khi thực hiện phẫu thuật quan hệ xã hội và tình dục(25). Qua đó có thể thấy nên chúng tôi không chỉ định thực hiện nhiễm hội chứng này gây ảnh hưởng từ sức khoẻ thể sắc thể đồ cho người bệnh vì đã xác định được chất, tinh thần đến khả năng sinh sản, quan hệ giới tính nữ. tình dục và xã hội. Do đó, bằng việc kết hợp Độ tuổi của bệnh nhân tại thời điểm được nhiều bộ câu hỏi, nhóm nghiên cứu muốn đánh chẩn đoán là 20,1  3,67 với tuổi nhỏ nhất là 15 giá toàn bộ khía cạnh cuộc sống người phụ nữ và cao nhất là 31. Độ tuổi được chẩn đoán trong MRKH sau khi tạo hình âm đạo, khoảng thời mẫu nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với các gian đánh giá trên 6 tháng giúp loại bỏ những tác giả khác, trong nghiên cứu của tác giả Kang J ảnh hưởng liên quan đến cuộc mổ. và của tác giả Cheikhelard A, tuổi trung bình khi Kết quả của chúng tôi cho thấy, người phụ được chẩn đoán lần lượt là 18,5  3,95 và 16,5  nữ MRKH với âm đạo mới sau mổ trung bình 45 2,9(9,22). Hai mươi tuổi là thời điểm người phụ nữ  16,8 tháng có điểm số chất lượng cuộc sống bình thường đã có kinh nguyệt được vài năm, tương đối tốt dựa trên điểm số WHOQoLBref đối tượng nghiên cứu khi được phỏng vấn cho với điểm trung bình 69,8  9,02/100, chỉ có 17,2% biết đã cảm nhận được sự khác biệt so với các trường hợp có điểm số chất lượng cuộc sống
  9. Nghiên cứu Y học Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 1 * 2024 liên quan nhiều đến cải thiện sức khoẻ thể chất MRKH sau khi tạo hình âm đạo có thể thực hiện chứ chưa tác động nhiều đến tinh thần của quan hệ tình dục được với điểm số chức năng người bệnh; còn đối với quan hệ xã hội có thể tình dục FSFI trung bình đạt 25,4  5,56. Khi so thấp vì chứa câu hỏi liên quan đến đời sống tình với kết quả các nghiên cứu trên thế giới, kết quả dục của người bệnh cũng như việc người bệnh của chúng tôi khá tương đồng với kết quả các cảm thấy khác biệt và khó hoà nhập với cộng nghiên cứu về phẫu thuật Davydov với con số đồng. Sức khoẻ tinh thần và quan hệ xã hội là 2 dao động từ 25,29-27,6(25,31,32) và với các phương yếu tố quan trọng có thể ảnh hưởng đến sức pháp nong và phẫu thuật nói chung lần lượt là: khoẻ tâm thần của người bệnh. Các đối tượng có 24,49-25,7 và 23,79-29,9(5,7,9,22). Qua đây có thể tinh thần yếu hoặc khó hoà nhập với cộng đồng thấy phương pháp tạo hình âm đạo của chúng cùng với các vấn đề liên quan đến MRKH như tôi đem đến một âm đạo có thể thực hiện quan sự xác định giới tính nữ, các rối loạn tính cách, hệ tình dục với chức năng tương tự các phương không hài lòng với hoạt động tình dục và hiếm pháp điều trị trên thế giới cho người bệnh muộn có thể dẫn đến tình trạng stress trường MRKH, việc lựa chọn phương pháp sử dụng diễn, tuy nhẹ nhưng kéo dài, từ đó đưa đến các phụ thuộc vào nguồn lực và khả năng tại mỗi cơ vấn đề tâm thần như rối loạn lo âu hoặc trầm sở y tế. Tuy nhiên, vì điểm số trung bình thấp cảm(28). Thật vậy, trong mẫu nghiên cứu của hơn ngưỡng chẩn đoán rối loạn chức năng tình chúng tôi ghi nhận đến ¼ đối tượng có biểu hiện dục 26,55 nên tỉ lệ rối loạn chức năng tình dục rối loạn lo âu và trầm cảm. Tỉ lệ trầm cảm của với âm đạo tạo hình còn cao: 52% đối tượng có chúng tôi cao hơn khi so sánh với những người rối loạn chức năng tình dục, trong đó tỉ lệ rối phụ nữ Việt Nam chỉ có tình trạng hiếm muộn loạn các hình thái dao động từ 52-76%, đặc biệt đơn độc: nghiên cứu của các tác giả Lạc Trần rối loạn ham muốn đạt tỉ lệ 100%. Tỉ lệ rối loạn Nguyệt Quyên cho thấy tỉ lệ rối loạn lo âu và chức năng tình dục của chúng tôi cao hơn hẳn trầm cảm trên phụ nữ điều trị hiếm muộn tại khi so với kết quả của người phụ nữ bình Tỉnh Kiên Giang lần lượt là 46,2% và 17,7%; của thường trong nghiên cứu của tác giả Ngô Thị tác giả Vũ Thị Thu Thuỷ tại bệnh viện Phụ sản Yên, với tỉ lệ rối loạn chung là 34,2% và tỉ lệ rối Trung ương lần lượt là 29,3% và 16,2%(29,30). Có loạn các hình thái dao động từ 30% đến 40,5%(33). thể thấy ngoài tác động liên quan đến hiếm Dường như việc hội chứng MRKH ảnh hưởng muộn, người bệnh MRKH còn phải chịu thêm đến tâm lý và sự tự tin của người bệnh, như tác động của bất sản âm đạo và âm đạo nhân tạo chính họ mô tả là ngắn và cảm giác nhân tạo dẫn lên cuộc sống và tinh thần. Hậu quả của rối loạn đến các rối loạn liên quan đến chu kỳ đáp ứng lo âu hoặc trầm cảm là rất nặng nề, có thể đưa tình dục. Ngoài ra với nhược điểm ít tiết dịch đến các tổn thương về tâm lý và thậm chí tự tử. của âm đạo nhân tạo cũng gây ảnh hưởng lên Kết quả của chúng tôi dù phần lớn là rối loạn lo điểm số dịch tiết âm đạo và tăng khả năng đau âu và trầm cảm nhẹ, nhưng cũng có trường hợp khi giao hợp so với phụ nữ bình thường. Tạo rối loạn lo âu nặng và trầm cảm rất nặng, cần hình âm đạo giúp người phụ nữ có thể quan hệ thiết phải can thiệp điều trị kịp thời. Vì vậy, trên tình dục được với chức năng tình dục tương đối nhóm đối tượng dễ tổn thương này, cần có chiến tốt, tuy vậy âm đạo nhân tạo vẫn có nhược điểm lược phòng ngừa, sàng lọc và điều trị kịp thời khi so với người phụ nữ bình thường. các rối loạn tâm thần nhằm tránh hậu quả đáng Sức khoẻ tâm thần, chức năng tình dục và tiếc xảy ra. chất lượng cuộc sống có mối liên quan mật thiết Chức năng tình dục của phụ nữ mắc MRKH đến nhau(11,25,28). Kết quả nghiên cứu của chúng sau tạo hình âm đạo tôi trên phụ nữ MRKH Việt Nam chứng minh có Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy phụ nữ mối quan hệ tuyến tính thuận giữa chất lượng 115
  10. Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 1 * 2024 Nghiên cứu Y học cuộc sống và chức năng tình dục. Đặc biệt, rối chức năng tình dục. Tuy vậy, có một tỉ lệ khá cao loạn chức năng tình dục gây ảnh hưởng không phụ nữ có MRKH có rối loạn chức năng tình tốt lên chất lượng cuộc sống, sức khoẻ thể chất, dục, rối loạn lo âu và trầm cảm. Do đó, bên cạnh tinh thần và quan hệ xã hội của người bệnh. Dù giải quyết vấn đề cấu trúc giải phẫu âm đạo, cần không chứng minh được mối liên hệ có ý nghĩa quan tâm đến sức khỏe tình dục và tâm thần của thống kê giữa rối loạn lo âu, trầm cảm đến chất người phụ nữ có MRKH. lượng cuộc sống và chức năng tình dục, nhưng TÀI LIỆU THAM KHẢO chúng tôi nhận thấy đối tượng MRKH sau tạo 1. Fontana L, Gentilin B, Fedele L, et al (2017). Genetics of Mayer– hình âm đạo có điểm số sức khoẻ tinh thần và Rokitansky–Küster–Hauser (MRKH) syndrome. Clinical quan hệ xã hội thấp, có thể làm tăng nguy cơ Genetics, 91(2):233–246. 2. Oppelt P, Renner SP, Kellermann A, et al (2006). Clinical mắc các rối loạn về tâm thần. Kết quả của chúng aspects of Mayer-Rokitansky-Kuester-Hauser syndrome: tôi phù hợp với nghiên cứu về bệnh nhân recommendations for clinical diagnosis and staging. Hum Reprod, 21(3):792–797. MRKH trên thế giới, cho thấy tầm quan trọng 3. Bean EJ, Mazur T and Robinson AD (2009). Mayer-Rokitansky- trong việc hỗ trợ người bệnh về mặt tinh thần, Küster-Hauser syndrome: sexuality, psychological effects, and tâm lý, tình dục và xã hội bên cạnh điều trị tạo quality of life. J Pediatr Adolesc Gynecol, 22(6):339–346. 4. Allen LM, Lucco KL, Brown CM, et al (2010). Psychosexual hình âm đạo và điều trị hiếm muộn nhằm đem and functional outcomes after creation of a neovagina with đến hiệu quả điều trị toàn diện cho người bệnh. laparoscopic Davydov in patients with vaginal agenesis. Fertility and Sterility, 94(6):2272–2276. Điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu 5. Wang Y, Duan H, Zhang X, et al (2021). Neovagina Creation: A Đây là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam Novel Improved Laparoscopic Vecchietti Procedure in Patients with Mayer-Rokitansky-Küster-Hauster Syndrome. Journal of đánh giá về cuộc sống nhóm người MRKH, là Minimally Invasive Gynecology, 28(1):82–92. nhóm đối tượng dễ tổn thương trong xã hội. 6. Liao LM, Conway GS, Ismail PI, et al (2011). Emotional and Việc đánh giá toàn diện từ sức khoẻ thể chất, sexual wellness and quality of life in women with Rokitansky syndrome. American Journal of Obstetrics and Gynecology, tinh thần đến tình dục và xã hội giúp cho ngành 205(2):117.e1-117.e6. y tế có cái nhìn toàn diện hơn về cuộc sống 7. Pastor Z, Froněk J, Nováčková M, et al (2017). Sexual Life of Women With Mayer-Rokitansky-Küster-Hauser Syndrome người bệnh. Tuy vậy, do đây là bệnh hiếm và số After Laparoscopic Vecchietti Vaginoplasty. Sexual Medicine, trường hợp được tạo hình âm đạo cũng không 5(2):e106–e113. nhiều, nên nghiên cứu bị hạn chế về số lượng 8. Weijenborg PTM, Kluivers KB, Dessens AB, et al (2019). Sexual functioning, sexual esteem, genital self-image and mẫu, dẫn đến việc khó xác định các yếu tố liên psychological and relational functioning in women with quan ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và Mayer–Rokitansky–Küster–Hauser syndrome: a case–control tình dục của người bệnh. Ngoài ra, chúng tôi study. Human Reproduction, 34(9):1661–1673. 9. Cheikhelard A, Bidet M, Baptiste A, et al (2018). Surgery is not cũng không đánh giá được bệnh nhân tại thời superior to dilation for the management of vaginal agenesis in điểm trước phẫu thuật tạo hình âm đạo, để có Mayer-Rokitansky-Küster-Hauser syndrome: a multicenter comparative observational study in 131 patients. American thể nhận định tốt hơn tác động của phẫu thuật Journal of Obstetrics and Gynecology, 219(3):281.e1-281.e9. tạo hình trên các mặt cuộc sống của bệnh nhân 10. Communal PH, Chevret Measson M, Golfier F, et al (2003). sau phẫu thuật. Sexuality after sigmoid colpopoiesis in patients with Mayer- Rokitansky-Kuster-Hauser Syndrome. Fertil Steril, 80(3):600– Kết quả nghiên cứu của chúng tôi sẽ đóng 606. góp vào cơ sở dữ liệu về bệnh nhân MRKH tại 11. Kimberley N, Hutson JM, Southwell BR, et al (2011). Well- being and sexual function outcomes in women with vaginal Việt Nam, giúp hệ thống chăm sóc y tế có cái agenesis. Fertility and Sterility, 95(1):238–241. nhìn toàn diện, cải thiện chất lượng các mặt cuộc 12. Văn Phụng Thống, Trần Thị Thuý Phượng, Vũ Anh Tuấn sống cho các bệnh nhân đặc biệt này. (2019). Phẫu thuật nội soi tạo ống âm đạo bằng phương pháp Davydov. URL: . 13. Vũ Bá Quyết and Đàm Thị Quỳnh Liên (2017). Hội chứng Phụ nữ có MRKH sau khi tạo hình âm đạo Mayer – Rokitansky – Küster – Hauser: một số ca lâm sàng khá hài lòng với cuộc sống và có thể thực hiện thành công bằng phương pháp đặt khuôn mềm trong tạo hình 116
  11. Nghiên cứu Y học Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 1 * 2024 âm đạo tại bệnh viện Phụ sản trung ương. Phụ Sản, 15(2):189– 25. McQuillan SK and Grover SR (2014). Systematic review of 192. sexual function and satisfaction following the management of 14. Wolpe RE, Wittkopf PG, Martins MPP, et al (2020). Reliability vaginal agenesis. Int Urogynecol J, 25(10):1313–1320. and validity of the Female Sexual Function Index administered 26. Đặng Thị Cẩm Tú and Tô Gia Kiên (2018). Chất lượng cuộc via telephone in Brazilian women. Mtprehab Journal, pp.1–6. sống của phụ nữ trước khi đặt dụng cụ tử cung: một nghiên 15. Silva PAB, Soares SM, Santos JFG, et al (2014). Cut-off point for cứu thử nghiệm tại Long An. Y học Dự phòng, 28(4):152–158. WHOQOL-bref as a measure of quality of life of older adults. 27. Huỳnh Ngọc Vân Anh, Nguyễn Thị Hoàng Mai, Tô Gia Kiên, Rev Saude Publica, 48(3):390–397. et al (2016). Trầm cảm và các yếu tố liên quan ở những người 16. Wiegel M, Meston C and Rosen R (2005). The Female Sexual đang điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Function Index (FSFI): Cross-Validation and Development of methadone. Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 20(5):1–9. Clinical Cutoff Scores. Journal of Sex & Marital Therapy, 31(1):1– 28. Chen N, Song S, Duan Y, et al (2020). Study on depressive 20. symptoms in patients with Mayer-Rokitansky-Küster-Hauser 17. Nguyễn Đăng Nguyên. Thang đánh giá lo âu của Hamilton và syndrome: an analysis of 141 cases. Orphanet J Rare Dis, ứng dụng trong chẩn đoán và điều trị rối loạn lo âu lan tỏa. 15(1):121. URL: . cặp vợ chồng điều trị hiếm muộn tại khoa chăm sóc sức khỏe 18. Sadock BJ, Sadock VA and Ruiz P (2014). Examination and sinh sản trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh kiên giang năm diagnosis of the psychiatric patient. Kaplan and Sadock’s 2021. VMJ, https://doi.org/10.51298/vmj.v513i1.2345. synopsis of Psychiatry, 11th ed, pp.192–283. Wolters Kluver. 30. Vũ Thị Thu Thủy, Hoàng Thị Nguyên, Nguyễn Thị Huyền 19. Lê Thị Thu Hà, Ngô Tuấn Khiêm, Trần Thị Thu Hà, et al Linh, et al (2023). Lo âu, trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở (2022). Trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở người bệnh các cặp vợ chồng khám, điều trị hiếm muộn tại trung tâm hỗ viêm khớp dạng thấp tại khoa cơ xương khớp – bệnh viện trợ sinh sản quốc gia, bệnh viện phụ sản trung ương năm 2022. Bạch Mai. VMJ, https://doi.org/10.51298/vmj.v516i2.3061. VMJ, https://doi.org/10.51298/vmj.v526i2.5514. 20. Herlin MK, Petersen MB and Brännström M (2020). Mayer- 31. Cao L, Wang Y, Li Y, et al (2013). Prospective randomized Rokitansky-Küster-Hauser (MRKH) syndrome: a comparison of laparoscopic peritoneal vaginoplasty with comprehensive update. Orphanet J Rare Dis, 15(1):214. laparoscopic sigmoid vaginoplasty for treating congenital 21. Morcel K, Camborieux L, Programme de Recherches sur les vaginal agenesis. Int Urogynecol J, 24(7):1173–1179. Aplasies Müllériennes, et al (2007). Mayer-Rokitansky-Küster- 32. Ding JX, Chen LM, Zhang XY, et al (2015). Sexual and Hauser (MRKH) syndrome. Orphanet J Rare Dis, 2:13. functional outcomes of vaginoplasty using acellular porcine 22. Kang J, Chen N, Song S, et al (2020). Sexual function and small intestinal submucosa graft or laparoscopic peritoneal quality of life after the creation of a neovagina in women with vaginoplasty: a comparative study. Human Reproduction, Mayer-Rokitansky-Küster-Hauser syndrome: comparison of 30(3):581–589. vaginal dilation and surgical procedures. Fertility and Sterility, 33. Ngô Thị Yên (2016). Tỉ lệ rối loạn tình dục và các yếu tố liên 113(5):1024–1031. quan ở phụ nữ tuổi sinh đẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh. Luận 23. Hecker BR and McGuire LS (1977). Psychosocial function in án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. women treated for vaginal agenesis. Am J Obstet Gynecol, 129(5), 543–547. Ngày nhận bài: 13/05/2024 24. Morgan EM and Quint EH (2006). Assessment of Sexual Functioning, Mental Health, and Life Goals in Women with Ngày chấp nhận đăng bài: 23/05/2024 Vaginal Agenesis. Arch Sex Behav, 35(5):607–618. Ngày đăng bài: 27/05/2024 117
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2