Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ<br />
BỆNH VIÊM MÀNG NÃO Ở TRẺ EM TỪ 2 THÁNG ĐẾN 15 TUỔI<br />
TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ NĂM 2014 - 2015<br />
Hà Kim Cương*, Nguyễn Thị Thu Ba**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị viêm màng não ở trẻ em từ 2<br />
tháng - 15 tuổi tại bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang tiền cứu. Bệnh nhi từ 2 tháng-15 tuổi đủ tiêu chuẩn chẩn đoán<br />
viêm màng não điều trị tại bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ.<br />
Kết quả: Trẻ từ 5tuổi-15 tuổi chiếm đa số (70,8%), tỷ lệ nam/nữ là 1,67. Triệu chứng thường gặp là sốt<br />
(100%), cổ gượng (79,2%), nôn vọt/ọc sữa (75%), nhức đầu/quấy khóc (68,8%). Bạch cầu trong dịch não tủy từ<br />
50-500/mm3 (79,2%). Trong viêm màng não mủ, protein trong dịch não tủy > 1 g/l (60%), lactate > 4 mmol/l<br />
(36,8%). Tỷ lệ điều trị thành công là 87,5%, có di chứng là 2,1%.<br />
Kết luận: Thay đổi lâm sàng và dịch não tủy trong viêm màng não hiện nay không điển hình.<br />
Từ khóa: Viêm màng não, dịch não tủy.<br />
ABSTRACT<br />
STUDY ON CLINICAL FEATURES, LABORATORY FINDINGS AND EVALUATE TREAMENT<br />
RESULTS IN CHILDREN AGE RANGED FROM 2 MONTH – 15 YEARS OLD WITH MENINGITIS<br />
AT CAN THO PEDIATRIC HOSPITAL, 2014 – 2015<br />
Ha Kim Cuong, Nguyen Thi Thu Ba<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 5 - 2016: 205 - 210<br />
<br />
Objective: To describe clinical features, laboratory findings and evaluate treatment results in children age<br />
ranged from 2 month-15 years old with meningitis at Can Tho Pediatric hospital.<br />
Materials and methods: All children age ranges from 2 month-15 years old who were diagnosed meningitis<br />
and treated at Can Tho Pediatric hospital. Methods: the prospective, descriptive cross – sectional study.<br />
Results: There were totally 48 respondents. Meningitis was mainly in children age from 5-15 years old<br />
(70.8%). Male/female was 1.67. The common clinical feature was fever (100%), neck stiffness (79.2%), vomiting<br />
(75%), headache or crying (68.8%). The cerebrospinal fluid (CSF) leukocyte count in meningitis was usually<br />
elevated (50-500/mm3) (79.2%). Bacterial meningitis increased CSF protein >1g/l (60%) and CSF lactate<br />
>4mmol/l (36.8%). The rate of successful treatment was 87.5 %, 2.1% had sequelae.<br />
Conclusion: Clinical features and cerebrospinal fluid changes of meningitis are not typical.<br />
Keywords: Meningitis, cerebrospinal fluid.<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ viêm màng não mủ là bệnh nhiễm khuẩn cấp và<br />
nặng. Trên thế giới mỗi năm ước tính có khoảng<br />
Viêm màng não là tình trạng viêm nhiễm ở 1,38 trường hợp mắc viêm màng não trong<br />
màng não do nhiều nguyên nhân gây ra, chủ yếu 100.000 dân, tỷ lệ tử vong là 14,8%(14). Bệnh viện<br />
là do vi khuẩn và siêu vi khuẩn; trong đó có Nhi Đồng Cần Thơ năm 2013-2014 ghi nhận 60<br />
<br />
* Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang. **Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ<br />
Tác giả liên lạc: Bs.Hà Kim Cương ĐT: 0917141848 Email: hakimcuongtg@gmail.com<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa 205<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016<br />
<br />
trường hợp viêm màng não, tỷ lệ di chứng là Bệnh nhi có dị tật bẩm sinh về thần kinh, não<br />
8,3%; phương pháp cấy dịch não tủy tìm được úng thủy, bại não, động kinh.Bệnh nhi không<br />
nguyên nhân chỉ có 3,7%, phương pháp ngưng chọc dò tủy sống lấy DNT được.Gia đình bệnh<br />
kết hạt latex tìm thấy nguyên nhân chỉ có 10%(6). nhi không đồng ý tham gia.<br />
Hiện nay, sử dụng kháng sinh rộng rãi trong Phương pháp nghiên cứu<br />
cộng đồng đã làm thay đổi triệu chứng lâm sàng Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiền cứu.<br />
và cận lâm sàng của viêm màng não ở trẻ em,<br />
gây khó khăn cho việc chẩn đoán sớm và điều trị<br />
Xử lý và phân tích số liệu<br />
tích cực. Phần mềm SPSS 18.0.<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu KẾT QUẢ<br />
Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của Nghiên cứu thực hiện trên 48 trường hợp<br />
viêm màng não ở trẻ em từ 2 tháng đến 15 tuổi VMN, trong đó, viêm màng não mủ (VMNM) có<br />
tại bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ. 20 trường hợp, viêm màng não nước trong<br />
Đánh giá kết quả điều trị viêm màng não trẻ (VMNNT) có 28 trường hợp.<br />
em từ 2 tháng đến 15 tuổi tại bệnh viện Nhi Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu<br />
Đồng Cần Thơ. Trẻ nam chiếm 62,5%. Tỷ lệ nam/nữ là 1,67.<br />
ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU Trẻ từ 5 tuổi – 15 tuổi là 70,8%; các nhóm tuổi<br />
khác ít gặp hơn. Trẻ ở nông thôn là chủ yếu,<br />
Đối tượng<br />
chiếm 85,4%. Tháng 1 và tháng 8 là hai thời điểm<br />
Trẻ em từ 2 tháng đến 15 tuổi được chẩn mắc bệnh nhiều nhất trong năm.<br />
đoán viêm màng não (VMN) điều trị tại bệnh<br />
viện Nhi Đồng Cần Thơ năm 2014-2015.<br />
Đặc điểm lâm sàng<br />
Lý do vào viện<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh<br />
Sốt (41,7%); nhức đầu (25%), co giật (16,7%);<br />
Trẻ em từ 2 tháng đến 15 tuổi có triệu chứng<br />
ba lý do này gặp ở cả VMNM và VMNNT. Riêng<br />
lâm sàng của VMN, dịch não tủy (DNT) có 2 đặc<br />
VMNNT có 2 trẻ vào viện vì lơ mơ và yếu chi.<br />
điểm: Tế bào trong DNT tăng ≥ 50/mm3 và<br />
protein trong DNT tăng: ≥ 0,5g/l(4). Sử dụng kháng sinh trước nhập viện<br />
Tiêu chuẩn loại trừ Có 33,3% bệnh nhi sử dụng kháng sinh<br />
đường tĩnh mạch ở tuyến trước.<br />
Bảng 1: Đặc điểm lâm sàng của viêm màng não.<br />
Chẩn đoán VMNM (n=20) VMNNT (n=28) Tổng (VMN) (n=48)<br />
p<br />
Đặc điểm n % n % n %<br />
o o<br />
37,5 C - < 38 C 1 5,0 2 7,1 3 6,3<br />
o o<br />
Thân nhiệt 38 C - < 39 C 6 30,0 13 46,4 19 39,6 > 0,05<br />
o o<br />
39 C - 41 C 13 65,0 13 46,4 26 54,2<br />
Nhức đầu (quấy khóc) 15 75,0 18 64,3 33 68,8<br />
Nôn vọt (ọc sữa) 14 70,0 22 78,6 36 75,0<br />
Táo bón 13 65,0 22 78,6 35 72,9<br />
Cổ gượng 14 70,0 24 85,7 38 79,2 > 0,05<br />
Kernig (+) 12 60,0 13 46,4 25 52,1<br />
Rối loạn tri giác 13 65,0 18 64,3 31 64,6<br />
Co giật 7 35,0 10 35,7 17 35,4<br />
Yếu/liệt chi 1 5,0 3 10,7 4 8,3 -<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
206 Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Nhận xét: Bệnh nhi VMN có các triệu Bảng 3: Số lượng bạch cầu trong dịch não tủy.<br />
chứng hay gặp là sốt cao (54,2%), nôn vọt (ọc Chẩn đoán VMNM VMNNT Tổng (VMN)<br />
Số lượng BC n % n % n %<br />
sữa) (75%), táo bón (72,9%), nhức đầu (68,8%). 3<br />
50-500 /mm 10 50,0 28 100 38 79,2<br />
Dấu hiệu màng não hay gặp nhất là cổ gượng 3<br />
> 500-1.000 /mm 6 30,0 0 0 6 12,5<br />
79,2%. Kernig (+) (52,1%). Dấu hiệu thần kinh > 1.000 /mm<br />
3<br />
4 20,0 0 0 4 8,3<br />
chủ yếu là rối loạn tri giác 64,6%, co giật Tổng 20 100 28 100 48 100<br />
35,4%, yếu/liệt thần kinh khu trú (8,3%). Triệu Nhận xét:số lượng bạch cầu trong DNT thấp<br />
chứng lâm sàng giữa VMNM và VMNNT là nhất là 50/mm3, cao nhất là 3.710/mm3, bạch cầu<br />
tương tự nhau (p > 0,05). từ 50-500/mm3 chiếm 79,2%. Trong đó, VMNM<br />
Bảng 2: Triệu chứng trong ba ngày đầu của bệnh có bạch cầu từ 300-500/mm3 chiếm 50%, ><br />
Chẩn đoán VMNM VMNNT Tổng (VMN) 1.000/mm3 chiếm 20%. Còn VMNNT 100% có tế<br />
Triệu (n=20) (n=28) (n=48)<br />
bào từ 50-500/mm3 DNT.<br />
chứng n % n % n %<br />
Sốt 20 100 28 100 48 100 Bảng 4: Đặc điểm sinh hóa của dịch não tủy.<br />
Nhức đầu (quấy khóc) 12 60,0 18 64,3 30 62,5 Chẩn đoán VMNM VMNNT Tổng (VMN)<br />
Nôn vọt (ọc) 13 65,0 21 75,0 34 70,8 Đặc điểm n % n % n %<br />
Táo bón 12 60,0 20 71,4 32 66,7 Nồng độ 0,5-1g/l 8 40,0 26 92,9 34 70,8<br />
Co giật 4 20,0 5 17,9 9 18,8 protein > 1g/l 12 60,0 2 7,1 14 29,2<br />
Kích thích 3 15,0 15 53,6 18 37,5 Tổng 20 100 28 100 48 100<br />
Nhận xét: trong ba ngày đầu của VMN, các Nồng độ < 2,2mmol/l 7 35,0 0 0 7 14,6<br />
glucose ≥ 2,2mmol/l 13 65,0 28 100 41 85,4<br />
triệu chứng chiếm tỷ lệ cao là sốt (100%), nôn vọt<br />
Tổng 20 100 28 100 48 100<br />
(ọc sữa) (70,8%). Kích thích và co giật gặp ít hơn Nồng độ ≤ 4mmol/l 12 63,2 27 100 39 84,8<br />
(37,5% và 18,8%). Bệnh nhi VMNM và VMNNT lactate > 4mmol/l 7 36,8 0 0 7 15,2<br />
có sốt (100%), nôn vọt (ọc sữa) (65% và 75%), Tổng 19 100 27 100 46 100<br />
nhức đầu (quấy khóc) (60% và 64,3%). Các triệu Nhận xét: protein trong DNT >1g/l chỉ có<br />
chứng của 2 nhóm bệnh này là tương đương 29,2% trẻ VMN; và chiếm ưu thế ở trẻ VMNM<br />
nhau, riêng dấu hiệu kích thích gặp nhiều ở (60%) (p < 0,001); từ 0,5-1g/l gặp 70,8% trẻ VMN,<br />
nhóm VMNNT hơn VMNM (53,6% và 15%). trong đó có 92,9% VMNNT. Lactate trong DNT<br />
Đặc điểm cận lâm sàng tăng > 4mmol/l có 15,2% trẻ VMN, và chỉ gặp ở<br />
VMNM (p < 0,01). Đường trong DNT < 2mmol/l<br />
Số lượng BC trong máu<br />
gặp 14,6% trẻ VMN, và cũng chỉ gặp ở VMNM.<br />
Thấp nhất là 4.900BC/mm3, cao nhất là<br />
Xác định nguyên nhân gây bệnh trong DNT:<br />
33.300BC/mm3, trung bình là 14.993 ± 6.163<br />
Tác nhân tìm được là S.pneumoniae nhờ cấy DNT<br />
BC/mm3. VMN có BC máu tăng >10.000BC/mm3<br />
(+) 2,1%, phản ứng latex (+) 2,1% ở ngày thứ 3<br />
chiếm 77,1%, trong đó có 80% bệnh nhi VMNM<br />
của bệnh.<br />
và 75% VMNNT.<br />
Nồng độ CRP trong máu<br />
Kết quả điều trị<br />
CRP tăng >10mg/l chiếm 55,6% (cả 2 nhóm Bảng 5: Kết quả điều trị.<br />
VMNM VMNNT Tổng (VMN)<br />
VMNM và VMNNT có tỷ lệ bằng nhau). Còn Kết quả điều trị<br />
n % n % n %<br />
CRP tăng > 40mg/l chiếm 35,6%, không có sự Thành công 18 90,0 24 85,7 42 87,5<br />
khác biệt giữa nhóm VMNM và VMNNT. CRP Bệnh nặng chuyển tuyến 1 5,0 2 7,1 3 6,3<br />
không tăng (< 10mg/l) cũng gặp 44,4% và không Bệnh rất nặng xin về 1 5,0 1 3,6 2 4,2<br />
có sự khác biệt giữa các nhóm bệnh. Di chứng 0 0 1 3,6 1 2,1<br />
Tổng 20 100 28 100 48 100<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa 207<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016<br />
<br />
Nhận xét: bệnh nhi VMN điều trị thành công do vào viện thường gặp nhất là sốt (41,7%);<br />
chiếm 87,5%. Bệnh nặng chuyển tuyến hoặc xin tương đương với nghiên cứu của tác giả Phan<br />
về chiếm 10,5%, có di chứng chiếm 2,1% (chỉ gặp Thị Kim Chi(7) với lý do sốt chiếm 50%. Lý do vào<br />
ở VMNNT), những trường hợp này là bệnh nhi viện tương tự nhau giữa VMNM và VMNNT<br />
đến viện trễ đã có biến chứng, có suy dinh với triệu chứng sốt thường gặp nhất (40% và<br />
dưỡng, viêm phổi. Không có trường hợp nào tử 42,9%). Như vậy, bệnh nhi VMN thường vào<br />
vong. Tỷ lệ điều trị thành công cho VMNM và viện do sốt, là triệu chứng nhiễm khuẩn cấp tính<br />
VMNNT là tương đương nhau (90% và 85,7%). của bệnh.<br />
Phương pháp điều trị Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy bệnh nhi<br />
Có sử dụng kháng sinh là 100%; trong đó, VMN có sốt cao chiếm ưu thế (54,2%), kế đến là<br />
phối hợp kháng sinh chiếm 75%. Điều trị sốt vừa (39,6%), không có trường hợp nào sốt rất<br />
VMNM cần phối hợp kháng sinh chiếm 90% cao cao; phù hợp với nghiên cứu của tác giả Nguyễn<br />
hơn VMNNT chỉ 64%. Hiền Nhơn(6) với sốt cao (51,7%).<br />
<br />
Đánh giá kết quả điều trị VMN theo thời gian Theo chúng tôi, trong VMN tam chứng<br />
màng não có tỷ lệ xuất hiện cao gồm nhức đầu<br />
khởi bệnh trước nhập viện<br />
(68,8%), nôn vọt (ọc sữa) (75%), táo bón (72,9%).<br />
Bệnh nhi VMN vào viện sớm (< 5 ngày đầu<br />
Kết quả này tương đương với nghiên cứu của<br />
của bệnh) có tỷ lệ điều trị thành công 94,3%.<br />
Nguyễn Hiền Nhơn(6) với nhức đầu (70,0%), nôn<br />
Bệnh nhi vào viện sau ≥ 5 ngày khởi bệnh, điều<br />
vọt (ọc sữa) (85,0%). Bệnh nhi VMNM của chúng<br />
trị thành công 69,2% (p = 0,038).<br />
tôi có nhức đầu (quấy khóc) chiếm 75,0%, nôn<br />
BÀN LUẬN vọt (ọc sữa) chiếm 70,0%; tương đương với<br />
Đặc điểm chung mẫu nghiên cứu nghiên cứu của tác giả Ahmed(1), và của tác giả<br />
Phạm Nhật An(6).<br />
Về giới tính, nghiên cứu của chúng tôi có số<br />
bệnh nhi nam chiếm 62,5% và nữ chiếm 37,5%, Cổ gượng là dấu hiệu có giá trị chẩn đoán<br />
tỷ lệ nam/nữ là 1,67. Tương đương với nghiên lâm sàng VMN. Kết quả của chúng tôi VMN có<br />
cứu của tác giả Alkholi(2) bệnh nhi nam chiếm dấu hiệu cổ gượng gặp với tỷ lệ cao 79,2%.<br />
57,5% và nữ chiếm 42,5%, tỷ lệ nam/nữ là 1,35, Tương tự, theo Nguyễn Hiền Nhơn(6) tỷ lệ cổ<br />
của tác giả Phan Thị Kim Chi(7) với tỷ lệ nam/nữ gượng là 73,3%, theo Phan Thị Kim Chi(7) là<br />
là 1,36, và của tác giả Nguyễn Hiền Nhơn(6) với 76,9%. Bệnh nhi VMNM của chúng tôi có cổ<br />
tỷ lệ nam/nữ là 1,8. Như vậy các nghiên cứu đều gượng chiếm 70%, tương đương với nghiên cứu<br />
cho thấy viêm màng não có tỷ lệ nam mắc nhiều của tác giả Ahmed(1), của tác giả Trần Thị Thanh<br />
hơn nữ. Nhàn(9), và của tác giả Phạm Nhật An(6) tỷ lệ cổ<br />
gượng từ 65-78%.<br />
Về tuổi, có 70,8% trẻ > 5 tuổi-15 tuổi, tỷ lệ này<br />
cao hơn nghiên cứu của tác giả Phan Thị Kim VMN là tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính của<br />
Chi(7) (38,5%). Nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ hệ thần kinh trung ương, thường có khởi đầu<br />
bệnh nhi từ 5 tuổi-15 tuổi cao, các nhóm tuổi còn với sốt, triệu chứng đường hô hấp trên hoặc<br />
lại thấp có thể do môi trường sống của bệnh nhi, đường tiêu hóa vài ngày(8). Kết quả của chúng tôi<br />
có 85,4% bệnh nhi ở nông thôn nên môi trường cũng tương tự vậy, triệu chứng xuất hiện trong<br />
sống khác so với thành phố; và cũng có thể do ba ngày đầu của VMN là sốt (100%), nôn vọt (ọc<br />
thời gian mắc bệnh khác nhau. sữa) (70,8%), táo bón (66,7%), nhức đầu (quấy<br />
khóc) (62,5%).<br />
Đặc điểm lâm sàng<br />
Như vậy, triệu chứng lâm sàng giữa hai<br />
Triệu chứng khiến bệnh nhi VMN nhập viện<br />
nhóm bệnh VMNM và bệnh VMNNT là tương<br />
rất đa dạng. Trong nghiên cứu của chúng tôi, lý<br />
<br />
<br />
208 Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
tự nhau. nhi VMN điều trị thành công chiếm 87,5%, có di<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 33,3% chứng chiếm 2,1%, những trường hợp này là<br />
bệnh nhi sử dụng kháng sinh đường tiêm tĩnh bệnh nhi đến viện trễ đã có biến chứng, có suy<br />
mạch trước nhập viện. Như vậy, tỷ lệ sử dụng dinh dưỡng, viêm phổi. Tỷ lệ điều trị thành công<br />
kháng sinh đường tiêm trước nhập viện vẫn cho VMNM (90%) và VMNNT (85,7%) là tương<br />
chiếm tỷ lệ không nhỏ, và là nguyên nhân dẫn đương nhau. Kết quả điều trị trong nghiên cứu<br />
đến VMNM mất đầu. của chúng tôi tương đương của tác giả Nguyễn<br />
Hiền Nhơn thực hiện tại cùng địa điểm vào năm<br />
Đặc điểm cận lâm sàng<br />
2014(6). So với các tác giả Ahmed(1), Trần Thị<br />
Kết quả của chúng tôi cho thấy số lượng Thanh Nhàn(9), và tác giả Phan Thị Kim Chi(7) thì<br />
trung bình của bạch cầu trong máu là 14.993 ± tỷ lệ thành công trong nghiên cứu của chúng tôi<br />
6.163/mm3. CRP tăng > 40mg/l chiếm 35,6%. Giá cao hơn và tỷ lệ di chứng thấp hơn.<br />
trị bạch cầu và CRP trong máu cũng tương<br />
Đánh giá kết quả điều trị VMN theo thời<br />
đương nhau giữa VMNM và VMNNT.<br />
gian vào viện: bệnh nhi VMN vào viện sớm<br />
Bạch cầu trong DNT tăng từ 50-500/mm3 (trong 4 ngày đầu của bệnh) có tỷ lệ điều trị<br />
chiếm 79,2%, nồng độ protein trong DNT tăng > thành công 94,3% cao hơn bệnh nhi vào viện từ<br />
1g/l chiếm 29,2%, glucose trong DNT giảm < ngày 5 của bệnh trở đi (69,2%) (p < 0,05). Như<br />
2,2mmol/l chiếm 14,6%. Kết quả này tương vậy, trẻ vào viện càng sớm thì điều trị thành<br />
đương với nghiên cứu của tác giả Phan Thị Kim công càng cao.<br />
Chi(7) với nồng độ protein > 1g/l chiếm 26,9%,<br />
glucose giảm < 2,2mmol/l chiếm 23,1%. Tuy KẾT LUẬN<br />
nhiên, do không đủ điều kiện thực hiện định VMN thường gặp ở trẻ từ 5 tuổi – 15 tuổi<br />
lượng glucose máu cùng lúc chọc dò tủy sống (70,8%), nam nhiều hơn nữ. Các dấu hiệu lâm<br />
nên chúng tôi không đề cập nhiều hơn về vấn đề sàng của VMN thường gặp làsốt cao, nôn vọt/ọc<br />
glucose trong DNT. Nồng độ lactate trong DNT sữa, nhức đầu/quấy khóc, cổ gượng. Đặc điểm<br />
tăng > 4mmol/l ở 15,2% bệnh nhi VMN. Mặt lâm sàng, xét nghiệm máu của VMNM và<br />
khác, so sánh giữa hai nhóm bệnh VMNM và VMNNT là tương tự nhau. VMNM có protein<br />
VMNNT, chúng tôi nhận thấy VMNNT có DNT tăng > 1g/l chiếm 60%, lactate tăng ><br />
protein và lactate trong DNT thấp hơn, còn 4mmol/l chiếm 36,8%; VMNNT có DNT giống<br />
glucose cao hơn nhóm VMNM. VMNM mất đầu. Kết quả điều trị VMN thành<br />
Về vi sinh học DNT, chúng tôi có cấy DNT công 87,5%, trong đó VMNM (90%) tương<br />
(+) 2,1%, phản ứng ngưng kết latex DNT (+) đương VMNNT (85,7%). Bệnh nhi vào viện sớm<br />
2,1%. Nguyên nhân tìm được là S. pneumoniae. khi chưa sử dụng kháng sinh giúp chẩn đoán<br />
Kết quả này tương đương nghiên cứu của tác giả sớm, điều trị kịp thời làm giảm tỷ lệ bệnh nặng<br />
Li Y(5) xác định được nguyên nhân gây bệnh là và giảm di chứng cho bệnh nhi về sau.<br />
2,2%, và của Nguyễn Hiền Nhơn(6) cấy DNT TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
3,7%, latex DNT (+) 10,0%. Tỷ lệ xác định được 1. Ahmed A (2012), Etiology of bacterial meningitis in Ethiopia,<br />
nguyên nhân còn thấp gây khó khăn cho việc A Retrospetive Study, University of Osloensis, p.201-3.<br />
2. Alkholi UM (2011), "Serum procalcitonin in viral and bacterial<br />
chẩn đoán và điều trị VMN hiện nay. meningitis", J Glob Infect Dis, 3(1), pp. 14-18.<br />
3. Bộ môn Nhi Trường Đại học Y khoa Hà Nội (2000), Bài giảng<br />
Kết quả điều trị<br />
nhi khoa, Nhà Xuất Bản y học, Hà Nội, tr. 274-289.<br />
Bệnh nhi VMN có sử dụng kháng sinh là 4. Fritz SA, Hunstad DA (2009), “Infectious Diseases”,<br />
Washington Manual TM of Pediatrics, Lippincott Williams &<br />
100%, trong đó, phối hợp kháng sinh chiếm 75%.<br />
Wilkins, p. 273-313.<br />
VMNM có phối hợp kháng sinh (90,0%) cao hơn 5. Li Y, Yin Z (2014), "Population - based Surveilance for<br />
VMNNT (64,3%). Với phương pháp này, bệnh bacterial meningitis in China September 2006 to December<br />
<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa 209<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016<br />
<br />
2009", Emerging Infectious Diseases, 20 (1), p. 61-69. 10. Thigpen MC (2011), "Bacterial Meningitis in the United States<br />
6. Nguyễn Hiền Nhơn (2014), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, 1998-2007", The New England Journal of Medicince, 364(21),<br />
cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị viêm màng não ở trẻ p. 2016-2017.<br />
em tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ, Luận án chuyên khoa 11. Trần Thị Thanh Nhàn (2011), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng,<br />
cấp II, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, tr 35-38. cận lâm sàng và mộ số yếu tố tiên lượng bệnh viêm màng não<br />
7. Phạm Nhật An (2014), "Căn nguyên, đặc điểm lâm sàng viêm nhiễm khuẩn ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung Ương, Luận<br />
màng não nhiễm khuẩn ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung văn thạc sĩ, Trường Đại học Y Hà Nội, tr.30-35.<br />
Ương", Truyền Nhiễm Việt Nam, 04 (8), tr. 17-22.<br />
8. Phan Thị Kim Chi (2006), Đặc điểm viêm màng não trẻ em tại<br />
bệnh viện Bình Thuận 2003-2004, Luận văn thạc sĩ y học, Ngày nhận bài báo: 21/06/2016<br />
Trường Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, tr.27-29.<br />
9. Prober CG (2011), "Central nervous system infections",<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 13/07/2016<br />
Nelson’s Texbook of Pediatrics, 19th ed., W.B. Saunders Ngày bài báo được đăng: 25/09/2016<br />
company, Philadelphia, p. 2038-2047.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
210 Chuyên Đề Nhi Khoa<br />