Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân viêm gan virút C mạn tính điều trị tại khoa nội tiêu hóa Bệnh viện Nhân dân 115
lượt xem 2
download
Nghiên cứu này khảo sát một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân viêm gan vi rút C mạn tính. Nghiên cứu khảo sát 100 bệnh nhân viêm gan vi rút C mạn tính được điều trị nội - ngoại trú tại khoa Nội tiêu hóa - BVND 115 từ tháng 6/2009 đến tháng 6/2012.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân viêm gan virút C mạn tính điều trị tại khoa nội tiêu hóa Bệnh viện Nhân dân 115
- nghiên cứu khoa học KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN VIÊM GAN VIRÚT C MẠN TÍNH ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA NỘI TIÊU HÓA BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115 Lê Thị Tuyết Phượng*, Hoàng Vũ Hùng**, Nguyễn Thị Bạch Tuyết*** * Bệnh viện nhân dân 115-TPHCM **Bệnh viện 103-HVQY; *** Bệnh viện Đa khoa Hà Đông-Hà Nội TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân viêm gan vi rút C mạn tính. Đối tượng và phương pháp: khảo sát 100 bệnh nhân viêm gan vi rút C mạn tính được điều trị nội - ngoại trú tại khoa Nội tiêu hóa - BVND 115 từ tháng 6/2009 đến tháng 6/2012. Kết quả: tuổi thường gặp là 40 - 59 tuổi, trung bình 49,7 ± 11,4. Tỷ lệ nam (69,0%) nhiều hơn nữ (31,0%). 100% bệnh nhân có tổn thương mô bệnh học là viêm gan mạn có kèm xơ hóa ở các mức độ từ F1-F4; Tải lượng vi rút trước khi điều trị phần lớn ở mức trung bình (104-108 UI/ml). Hầu hết BN có các chỉ số huyết học, sinh hóa trong giới hạn bình thường, chỉ có enzym gan tăng ở mức độ nhẹ. Kết luận: Viêm gan C là bệnh khá phổ biến, người bị nhiễm HCV có nhiều nguy cơ phát triển thành viêm gan mạn, xơ gan và ung thư gan. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Một số đặc Vi rút viêm gan C (HCV) hiện nay vẫn còn là điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân viêm gánh nặng lớn trên thế giới. Theo Tổ chức Y tế thế gan virút C mạn tính điều trị tại Khoa Nội tiêu hóa giới (WHO) hiện có khoảng 150 - 200 triệu người Bệnh viện Nhân dân 115” để từ đó bổ sung số liệu trên thế giới mang HCV, tỷ lệ thay đổi từ 0,1 -5% làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo. dân số thế giới [2]. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Ở các nước phát triển, HCV liên quan đến 1. Đối tượng nghiên cứu 20% số trường hợp viêm gan cấp, 70% số trường hợp viêm gan mạn do vi rỳt, 40% số trường hợp 100 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán viêm xơ gan giai đoạn cuối, 60% số trường hợp ung thư gan mạn do HCV, điều trị nội - ngoại trú tại Bệnh gan nguyên phát và 30% trong số các trường hợp viện Nhân dân (BVND) 115-TPHCM từ tháng ghép gan [1]. 6/2009 đến tháng 6/2012. Tại Việt Nam, theo nghiờn cứu của Tokita * Tiêu chuẩn lựa chọn: và cộng sự tỷ lệ nhiễm HCV từ 4-9% dân số: tại - Chấp nhận nghiên cứu. thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) 3,2-4,2% dân - SGOT, SGPT tăng > 2 lần so với giới hạn số; thành phố Hà Nội 4% trong cộng đồng nhân trên của mức bình thường. viên y tế và phụ nữ mang thai [7]. - Định lượng HCV-RNA (+) (> 15UI/ml). Đặc biệt đa số người nhiễm HCV không biểu - Mô bệnh học có hình ảnh viêm gan mạn hiện triệu chứng hoặc cú triệu chứng không điển hoạt động. hình nhưng 50-80% cụ thể dẫn tới viêm gan mạn, 20%-25% những trường hợp viêm gan mạn đó * Tiêu chuẩn loại trừ: dẫn đến xơ gan, ung thư gan [6]. - Nghiện rượu nặng (> 250ml/ ngày) Tạp chí 354 Nội khoa Việt Nam Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX
- nghiên cứu khoa học - Đồng nhiễm với HBV, HIV... 1.2. Giới tính - Mắc những bệnh gan khác (viêm gan tự miễn,..) Bảng 2. Phân bố bệnh nhân theo giới tính - Xơ gan child B,C. Tỷ lệ % P Giới 2. Phương pháp nghiên cứu (n = 100) * Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, Nam 69 (69,0%) mô tả cắt ngang. Cỡ mẫu: 100 BN. < 0,05 Nữ 31 (31,0%) * Các bước tiến hành: Tỷ lệ nam trong nhóm nghiên cứu cao hơn nữ - Toàn bộ BN nghiên cứu được đăng ký theo (69,0% so với 31,0%, p < 0,05). một mẫu chung, thống nhất. Bảng 3. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi và - Thu thập các số liệu về đặc điểm dịch tễ học giới (tuổi, giới) và cận lâm sàng: + Xác định tải lượng HCV-RNA: được thực hiện Tuổi Nam Nữ Tổng số tại Khoa Xét nghiệm Trung tâm chẩn đoán y khoa 20 – 29 4 1 5 TPHCM và Khoa Xét nghiệm - Bệnh viện Đại học 30 – 39 9 3 12 Y dược TPHCM. Bộ kit chẩn đoán HCV dựa trên kỹ 40 – 49 18 8 26 thuật realtime-PCR, phương pháp Taq-Man realtime RT-PCR có độ nhạy cao, không ngoại nhiễm như 50 – 59 23 15 38 PCR thông thường, tránh được dương tính giả. ³ 60 15 4 19 + Sinh thiết gan: đánh giá tổn thương mô Cộng 69 31 100 học gan theo thang điểm METAVIR. Thực hiện tại Tuổi thường gặp ở bệnh viêm gan vi rút C Đơn vị Giải phẫu bệnh BVND 115 bằng kim sinh mạn tính là 40- 59 tuổi (64/100 BN, tỷ lệ 64,0%). thiết Magnum 1616 hoặc 1816; súng sinh thiết Magnum của hãng BARD, dài 12cm, được làm 2. Một số đặc điểm cận lâm sàng từ hợp kim nhẹ, bền, có thể tiệt trùng bằng hấp 2.1. Tải lượng HCV tiệt trùng, ETO hoặc Cydex; sử dụng với nhiều cỡ kim khác nhau, độ sâu có thể điều chỉnh 15mm hoặc Bảng 4. Phân bố tải lượng HCV 22mm. Tiêu chuẩn mẫu mô sinh thiết gan phải đạt Tải lượng chiều dài ≥ 20mm, có ≥ 5 khoảng cửa. < 104 104-108 > 108 HCV (UI/ml) + Xét nghiệm huyết học và sinh hóa: được Tỷ lệ % 09 90 01 thực hiện tại khoa Xét nghiệm BVND 115 TPHCM. (n = 100) (9,0%) (90,0%) (1,0%) - Phân tích và xử lý số liệu nghiên cứu theo các thuật toán thống kê. Tải lượng vi rút trước khi điều trị tập trung nhiều ở mức 104-108 UI/ml (90,0%). Có 9,0% BN III. KếT quả có tải lượng vi rút trước khi điều trị thấp (< 104 UI/ 1. Một số đặc điểm về tuổi và giới ml) và 1,0% BN có tải lượng vi rút cao (>108 UI/ml). 1.1. Tuổi 2.2. Kiểu gen HCV Bảng 1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi Bảng 5. Phân bố kiểu gen HCV Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Kiểu gen 1 2 6 Tổng số Tuổi 24 69 49,7 ± 11,4 Số lượng 46 32 22 100 (Tỷ lệ %) (46,0%) (32,0%) (22,0%) (100%) Tuổi trung bình của BN viêm gan vi rút C mạn tính là 49,7± 11,4, trong đó tuổi lớn nhất là 69, tuổi Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy kiểu nhỏ nhất là 24. gen 1 chiếm đa số (46,0%). Tạp chí Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX Nội khoa Việt Nam 355
- nghiên cứu khoa học 2.3. Tổn thương mô bệnh học (theo thang điểm METAVIR) Bảng 6. Phân bố tổn thương mô bệnh học theo METAVIR A F Metavir 2 3 4 1 2 3 4 Tỷ lệ % 44 5 18 47 21 14 51 (51%) (n = 100) (44%) (5%) (18%) (47%) (21%) (14%) 100% BN của nhóm nghiên cứu có tổn thương mô học là viêm gan mạn hoạt động kèm xơ hóa, phù hợp với tiêu chuẩn chọn bệnh ban đầu, trong đó 18% BN xơ hóa nhẹ (F1) và có 14 % BN xơ hóa ở mức F4. Mức độ viêm họai tử và xơ hóa gan của các BN trong nhóm nghiên cứu phân bố từ A2 đến A3 và từ F1 đến F4, phù hợp với tiêu chuẩn chọn bệnh. 2.4. Xét nghiệm huyết học, sinh hóa Bảng 7. Kết quả một số xét nghiệm huyết học Kết quả nghiên cứu Xét nghiệm Chỉ số bình thường (n = 100) Hồng cầu 4,0-5,4 (M/microL) 4,44 ± 0,63 Hemoglobin 12,2-15,4 g/ dL 13,11 ± 1,57 Neutrophil 2500-7000 (mm3) 3263,81 ± 947,9 Tiểu cầu 150000 – 400000 (mm ) 3 192055,0 ± 65415,1 Bảng 8. Kết quả một số xét nghiệm sinh hóa Kết quả nghiên cứu Xét nghiệm Chỉ số bình thường (n = 100) ALT 5- 40 UI/ L 79,99 ± 71,07 AST 5- 40 UI/ L 75,65 ± 64,35 GGT 5- 40 UI/ L 116,35 ± 81,99 Đường huyết 70-115 mg/dl 111,89 ± 33,34 Albumin 3,8-5,4g/dl 4,06 ± 0,48 Bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi hầu hết có các chỉ số huyết học, sinh hóa trong giới hạn bình thường, ngoại trừ enzym gan tăng nhưng chỉ tăng ở mức độ. IV. BàN LUậN Tỷ lệ nam trong nhóm nghiên cứu cao hơn 1. Một số đặc điểm về tuổi và giới nữ (69,0% so với 31,0%, p < 0,05). Điều này phù hợp với các khảo sát dịch tễ trước đây ghi nhận Tuổi thường gặp ở BN viêm gan vi rút C mạn tỷ lệ nhiễm HCV ở Nam cao gấp 2,5 lần nữ [1], tính là 40-59 tuổi, (64/100 BN, tỷ lệ 64,0%). Bệnh có thể là do nam có nhiều yếu tố nguy cơ bị lây viêm gan C thường diễn tiến thầm lặng, không nhiễm hơn nữ. triệu chứng qua nhiều năm do vậy thường được phát hiện và điều trị ở lứa tuổi trung niên. Điều này 2. Một số đặc điểm cận lâm sàng phù hợp với một số nghiên cứu khác ở Việt Nam 2.1. Tải lượng HCV và nước ngoài: tuổi trung bình của BN viêm gan Nhiều nghiên cứu đã khẳng định tải lượng vi vi rút C mạn tính theo Võ Minh Quang là 51,7 [3]; rút trước khi điều trị có ảnh hưởng đến tỷ lệ đáp Karoui S và cs là 30-49 [6]. ứng vi rút bền vững (SVR), đặc biệt là genotype 1. Tạp chí 356 Nội khoa Việt Nam Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX
- nghiên cứu khoa học Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận tải lượng vi rút thiết chỉ ra gan đã bị viêm họai tử và xơ hóa. Tình trước khi điều trị tập trung nhiều ở mức 104-108 UI/ trạng xơ hóa, xơ gan đã được xác định là một dấu ml (90,0%), có 9,0% BN có tải lượng vi rút trước hiệu tiên lượng kém khi điều trị IFN, Peg-INF [6]. khi điều trị thấp (< 104 UI/ml) và 1,0% BN có tải 2.4. Xét nghiệm huyết học, sinh hóa lượng vi rút cao (>108 UI/ml). Bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi Phạm Thị Thu Thủy, Hồ Tấn Đạt khảo sát 229 hầu hết có các chỉ số huyết học, sinh hóa trong trường hợp định lượng HCV trong máu khi chưa giới hạn bình thường, ngoại trừ enzym gan tăng điều trị, lượng vi rút dao động từ 3.200 phiên bản/ nhưng chỉ tăng ở mức độ nhẹ (trong phạm vi gấp 2 ml đến trên 40.000.000 phiên bản/ml, trung bình 6,46 x 106 đến 8,50 x 106 phiên bản/ml [5]. lần trị số bình thường), không có trường hợp nào tăng cao (>10 lần trị số bình thường). 2.2. Kiểu gen HCV Kiểu gen của HCV có ý nghĩa quan trọng IV. KẾT LUẬN trong việc quyết định điều trị, đánh giá sự tiến triển Qua nghiên cứu 100 bệnh nhân viêm gan vi và đáp ứng điều trị đối với (Peg)-INF, Ribavirin. rút C mạn tính được điều trị tại Bệnh viện Nhân dân Việc xác định kiểu gen của HCV đối với các bệnh 115 thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi nhận thấy: nhân giúp dự đoán khả năng đáp ứng và thời gian - Tuổi thường gặp là 40 - 59 tuổi, trung bình điều trị. Tỉ lệ SVR thay đổi tùy thuộc vào các kiểu 49,7 ± 11,4. gen: điều trị 48 tuần bằng Peg-interferon kết hợp - Tỷ lệ nam (69,0%) gặp nhiều hơn nữ ribavirin có SVR 36%-46% đối với kiểu gen1; điều (31,0%). trị 24 tuần bằng Peg-interferon kết hợp ribavirin có SVR 72,41% đối với kiểu gen 6. Sự phân bố - 100% bệnh nhân có tổn thương mô bệnh kiểu gen của 100 bệnh nhân trong nghiên cứu của học là viêm gan mạn có kèm xơ hóa ở các mức chúng tôi phù hợp với các nghiên cứu khác, kiểu độ từ F1-F4. gen 1 chiếm đa số, kế đến là kiểu gen 2 và 6, - Tải lượng vi rút trước khi điều trị tập trung ở không có kiểu gen 3,4,5. mức trung bình (104-108 UI/ml). 2.3. Tổn thương mô bệnh học (theo thang điểm - Kiểu gen 1 chiếm đa số, kế đến là kiểu gen METAVIR) 2 và 6, không có kiểu gen 3,4,5. Khảo sát mô học của nghiên cứu cho thấy - Hầu hết BN có các chỉ số huyết học, sinh mặc dầu rất nhiều BN nhiễm vi rút viêm gan C mạn hóa trong giới hạn bình thường, chỉ có enzym gan không có biểu hiện triệu chứng nhưng kết quả sinh tăng ở mức độ nhẹ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Châu Hữu Hầu (2006), “Dịch tễ học HCV 4. Lê Hữu Song (2010), “ Một số ý kiến về viêm gan virus C”, tr 115-117. ứng dụng công nghệ sinh học trong chẩn đoán, 2. Đinh Quý Lan (2011), “Tình hình bệnh tiên lượng và theo dõi điều trị viêm gan virus”, Tạp gan mật Việt Nam và các giải pháp chiến lược”, chí gan mật Việt Nam (14), tr 59-68. Tạp chí gan mật Việt Nam số đặc biệt (16,17), tr 5. Phạm Thị Thu Thủy, Hồ Tấn Đạt, Nguyễn 7-10. Thanh Tòng &cs (2006). “Kiểu gen của siêu vi 3. Võ Minh Quang (2009), “Các yếu tố viêm gan C ở Việt Nam“, Tạp chí Y Học TP. Hồ dịch tễ, lâm sàng & cận lâm sàng ở bệnh nhân Chí Minh, Tập 10, Số 1, tr 28-34. viêm gan siêu vi C điều trị tại bệnh viện Nhiệt đới 6. Karoui S, Taieb Jomni M, Bellil K, Haouet TPHCM năm 2006-2007”,Tạp chí y học thực hành S, Boubaker J, Filali A., (2007).”Predictive factors số 08, tr 9-11. of fibrosis for chronic viral hepatitis C”, Tunis Med. Tạp chí Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX Nội khoa Việt Nam 357
- nghiên cứu khoa học Jun;85(6):454-60. Nam are classifible into the sevent, eighth, and 7. Tokita H, Okamoto H, Tsuda F, Song P ninth major genetic groups. Proc Nat Acad Sci et al (1994), ” Hepatitis C virus variants from Viet USA 1994; 91: pp 11022-11026. ABSTRACT Some remarks on EPIDEMIOLOGICAL and paracinical characteristics on patients with CHRONIC HEPATITIS C IN THE PEOPLE’S HOSPITAL 115 Aims: remarks on epidemiological and paracinical characteristics on patients with chronic hepatitis C. Subjects and methods:100 patients with chronic hepatitis C were treated internally or outpatiently in the Digestive Department of the People’s Hospital 115 from June 2009 to June 2012. Results: the age was normally 40-59, average 49.7 ± 11.4 years; the rate of men was more than women (69.0% vs 31.0%); 100% of patients with histological lesions were chronic hepatitis with fibrosis F1-F4; Most of viral load was medium range (104-108 UI/ml) before treatment. Almost patients having hematological, biochemical index were normally, except liver enzym increased lightly. Conclussions: Hepatitis C is common, people infected with hepatitis C have the greatest risk of developing chronic hepatitis, cirrhosis and liver cancer. Tạp chí 358 Nội khoa Việt Nam Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh tả ở Bến Tre 2010
5 p | 128 | 6
-
Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân tăng huyết áp có tiền đái tháo đường
4 p | 113 | 4
-
Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân suy thận mạn tính có chỉ định làm lỗ thông động tĩnh mạch tại Bệnh viện Bạch Mai
4 p | 68 | 3
-
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ một tầng: Một số đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ
4 p | 6 | 3
-
Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể biệt hóa tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương
7 p | 14 | 3
-
Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân thất ngôn do xuất huyết bán cầu đại não sau giai đoạn cấp
6 p | 7 | 2
-
Khảo sát một số chỉ số giải phẫu của các dây chằng bên ngoài, dây chằng mác khoeo, gân cơ khoeo trên xác tươi nhóm người Việt trưởng thành
6 p | 4 | 2
-
Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng hội chứng Cushing ở bệnh nhân dùng glucocorticoids
7 p | 15 | 2
-
Khảo sát một số đặc điểm trên chẩn đoán hình ảnh và kết quả phẫu thuật cắt cung sau, cố định cột sống cổ bằng nẹp vít, ghép xương điều trị hẹp ống sống cổ đa tầng do cốt hóa dây chằng dọc sau
8 p | 10 | 2
-
Khảo sát một số đặc điểm mạch máu vùng chậu của người nhận thận tại Bệnh viện Quân Y 103
4 p | 6 | 2
-
Bài giảng Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng bệnh nhân hẹp khí quản trước và sau phẫu thuật tại BVNĐ2
27 p | 27 | 2
-
Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân suy đa tạng tại Bệnh viện nhân dân 115
8 p | 60 | 2
-
Khảo sát một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị gãy xương chính mũi tại Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn
8 p | 4 | 2
-
Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng và hình ảnh cộng hưởng từ trên 58 bệnh nhân lạc nội mạc tử cung
5 p | 2 | 1
-
Khảo sát một số đặc điểm tổn thương khớp trên siêu âm ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp
4 p | 4 | 1
-
Khảo sát một số đặc điểm trên chẩn đoán hình ảnh và mối tương quan với tình trạng lâm sàng của hẹp ống sống cổ đa tầng: Phân tích 34 bệnh nhân
11 p | 9 | 1
-
Khảo sát một số đặc điểm siêu âm bìu ở các bệnh nhân vô sinh nam
10 p | 30 | 1
-
Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể biệt hóa được điều trị tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương
5 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn