intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát mức lọc cầu thận, độ thẩm thấu nước tiểu ở bệnh nhân sỏi niệu quản tại Bệnh viện E

Chia sẻ: ViAmman2711 ViAmman2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

30
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày khảo sát mức lọc cầu thận (MLCT), độ thẩm thấu nước tiểu (ĐTTNT) và mối liên quan với một số đặc điểm ở bệnh nhân (BN) sỏi niệu quản tại Bệnh viện E.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát mức lọc cầu thận, độ thẩm thấu nước tiểu ở bệnh nhân sỏi niệu quản tại Bệnh viện E

  1. T¹P CHÝ Y - D¦îc häc qu©n sù sè 4-2020 KHẢO SÁT MỨC LỌC CẦU THẬN, ĐỘ THẨM THẤU NƯỚC TIỂU Ở BỆNH NHÂN SỎI NIỆU QUẢN TẠI BỆNH VIỆN E Nguyễn Minh Tuấn1,2, Lê Việt Thắng1 TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát mức lọc cầu thận (MLCT), độ thẩm thấu nước tiểu (ĐTTNT) và mối liên quan với một số đặc điểm ở bệnh nhân (BN) sỏi niệu quản tại Bệnh viện E. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 183 BN sỏi niệu quản có chỉ định tán sỏi ngược dòng bằng laser, MLCT được tính, lấy nước tiểu 24 giờ xác định ĐTTNT. Kết quả: Giá trị trung bình MLCT là 68,91 ml/phút, tỷ lệ BN có MLCT < 60 ml/phút (31,7%). ĐTTNT trung bình là 468 mOsm, tỷ lệ BN giảm ĐTTNT là 87,4%, có mối tương quan thuận, mức độ vừa giữa ĐTTNT và MLCT (r = 0,256; p < 0,05). Nhóm BN tăng huyết áp (THA); đái tháo đường (ĐTĐ) có giá trị trung bình MLCT, ĐTTNT thấp hơn nhóm không THA, ĐTĐ. Tỷ lệ BN có MLCT < 60 ml/phút và giảm ĐTTNT cao hơn ở nhóm BN không THA; ĐTĐ (p < 0,05). MLCT và ĐTTNT giảm dần theo mức độ nặng của giãn đài bể thận (p < 0,01). Kết luận: Giảm MLCT và ĐTTNT thường gặp, có tương quan thuận với THA, ĐTĐ và mức độ nặng của giãn đài bể thận ở BN sỏi niệu quản có chỉ định tán sỏi ngược dòng bằng laser. * Từ khoá: Sỏi niệu quản; Tán sỏi bằng laser; Mức lọc cầu thận; Độ thẩm thấu nước tiểu. ĐẶT VẤN ĐỀ sỏi niệu quản, các tình trạng tắc nghẽn Sỏi tiết niệu là một bệnh lý thường gây ứ niệu, giãn đài bể thận 1 bên hoặc gặp tại Việt Nam cũng như trên thế giới, 2 bên, có thể ảnh hưởng đến chức năng có thể gặp ở các vị trí như: nhu mô thận, thận. Chức năng cô đặc của thận do ống niệu quản và bàng quang [1, 2, 3]. Mặc thận đảm nhận sẽ bị thay đổi đầu tiên ở dù ở các vị trí khác nhau, nhưng chúng BN có sỏi niệu quản. Chưa có nhiều đều hình thành từ các ống thận bao gồm: nghiên cứu đề cập đến chức năng lọc và Ống lượn gần, ống lượn xa, ống góp và ĐTTNT ở BN sỏi niệu quản có chỉ định quai Henle. Như vậy, sỏi thận hay sỏi tán sỏi ngược dòng bằng laser. Vì vậy, niệu quản đều mang bản chất như nhau, chúng tôi thực hiện đề tài với 2 mục tiêu: quá trình hình thành sỏi làm cản trở dòng - Khảo sát MLCT, ĐTTNT ở BN có chỉ chảy nước tiểu, gây ứ niệu. Tổn thương định tán sỏi ngược dòng bằng laser. tại thận do sỏi niệu quản bao gồm quá trình ứ niệu ngược dòng, viêm tại nhu mô - Tìm hiểu mối liên quan giữa MLCT, thận, vi khuẩn sống trong môi trường ĐTTNT với một số đặc điểm BN sỏi niệu nước tiểu ứ đọng dễ phát triển gây viêm quản như: THA, ĐTĐ và mức độ giãn đài thận bể thận sau sỏi [1, 2]. Đặc biệt, ở BN bể thận. 1 Bộ môn-Khoa Thận lọc máu, Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y 2 Khoa Thận tiết niệu, Bệnh viện E, Hà Nội Người phản hồi: Nguyễn Minh Tuấn (bstuan76bve@gmail.com) Ngày nhận bài: 14/4/2020 Ngày bài báo được đăng: 1/6/2020 43
  2. T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2020 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP - Bệnh nhân đang mắc bệnh cấp tính NGHIÊN CỨU hoặc nghi ngờ mắc bệnh ngoại khoa. 1. Đối tượng nghiên cứu 2. Phương pháp nghiên cứu 183 BN được chẩn đoán xác định có - Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. sỏi niệu quản đơn thuần hoặc kết hợp ở - Bệnh nhân được khai thác tiền sử vị trí khác, sỏi 1 bên hoặc 2 bên có chỉ mắc sỏi, yếu tố nguy cơ mắc sỏi, bệnh thận định tán sỏi bằng laser tại Bệnh viện E. tiết niệu khác. * Tiêu chuẩn lựa chọn: - Xét nghiệm công thức máu, sinh hoá - Bệnh nhân ≥ 18 tuổi. máu, nước tiểu 10 chỉ tiêu trước điều trị. - Được chẩn đoán xác định có sỏi - Bệnh nhân được tính MLCT bằng tiết niệu. công thức Cockcroft-Gault. Chẩn đoán - Đồng ý tham gia nghiên cứu. suy giảm chức năng thận khi MLCT * Tiêu chuẩn loại trừ: < 60 ml/phút [1]. - Bệnh nhân sỏi niệu quản kèm theo - Đánh giá tổn thương thận theo Hội ung thư thận hoặc có các biểu hiện tắc Thận học Quốc tế [4, 5]. nghẽn khác như: U tuyến tiền liệt ở nam, - Đo ĐTTNT: Lấy nước tiểu 24 giờ, các bất thường đường niệu khác gây giãn sau đó đo ĐTTNT tự động trên máy đài bể thận. BN có sỏi niệu quản kèm FISKE 210 (Mỹ). Đơn vị tính: mOsm. Chẩn theo mắc bệnh cầu, khe ống, mạch máu đoán giảm ĐTTNT khi < 600 mOsm [1]. thận khác, rối loạn đông máu. - Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 22.0. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN * Một số đặc điểm của BN: Bảng 1: Một số đặc điểm nhóm BN nghiên cứu. Đặc điểm n (n = 183) % Nam 121 66,1 Giới Nữ 62 33,9 Tuổi trung bình 47,81 ± 13,95 THA 55 30,1 ĐTĐ 22 12,0 Độ 1 62 33,8 Giãn đài bể thận Độ 2 82 44,8 Độ 3 39 21,4 44
  3. T¹P CHÝ Y - D¦îc häc qu©n sù sè 4-2020 * Đặc điểm MLCT và ĐTTNT ở BN nghiên cứu: Bảng 2: Đặc điểm nồng độ MLCT và ĐTTNT. Chỉ số n (n = 183) % Trung bình 68,91 (54,92 - 88,21) MLCT < 60 ml/phút 58 31,7 Nhỏ nhất - lớn nhất 13,12 - 131,34 Trung bình 468 (407 - 561) Giảm < 600 mOsm 160 87,4 Nhỏ nhất - lớn nhất 124 - 1.117 Các nghiên cứu trong và ngoài nước đã công bố các kết quả khác nhau về MLCT do đặc điểm BN và phương pháp can thiệp sỏi. Nghiên cứu của Hoarau N và CS (2015) [6] trên 163 BN sỏi thận tiết niệu được tán sỏi nội soi ngược dòng, kết quả: 128 BN (78,5%) có MLCT > 60 ml/phút/1,73m2; 21,5% BN có MLCT < 60 ml/phút, trong đó số BN bệnh thận mạn tính giai đoạn 3a (MLCT 45 - 59), 3b (MLCT 30 - 44) và 4 (MLCT 15 - 29) trước can thiệp tương ứng là 27 BN (16,6%), 7 BN (4,3%) và 1 BN (0,6%), trong khi nghiên cứu của chúng tôi có 31,7% BN có MLCT < 60 ml/phút. Tỷ lệ BN giảm ĐTTNT trong nghiên cứu của chúng tôi là 87,4%, phần lớn do sự có mặt của ure, creatinin và các chất điện giải. Nước tiểu càng cô đặc thì độ thẩm thấu càng cao, như vậy, độ thẩm thấu vừa liên quan đến chức năng lọc cầu thận và chức năng tái hấp thu của ống thận. Kết quả nghiên cứu về ĐTTNT của các nghiên cứu khác chúng tôi thấy có sự tương đồng. Theo Porowski T và CS (2018), nước tiểu thu thập trong 1 ngày từ 257 bệnh nhi sỏi thận và 270 trẻ khỏe mạnh, kết quả cho thấy ĐTTNT ở bệnh nhi sỏi tiết niệu thấp hơn so với nhóm chứng (p < 0,001) [7]. ĐTTNT=1,535*MLCT + 366,51 1500 ĐTTNT (mOsm) 1000 500 0 0 50 100 150 MLCT Biểu đồ 1: Tương quan giữa ĐTTNT và MLCT ở nhóm BN nghiên cứu. 45
  4. T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2020 Có mối tương quan thuận, mức độ vừa giữa MLCT và ĐTTNT ở nhóm BN sỏi tiết niệu (r = 0,256; p < 0,05). Như vậy, ĐTTNT có liên quan đến chức năng thận, khi chức năng thận giảm, ĐTTNT giảm. Bảng 3: Liên quan với THA. Nhóm THA Nhóm không THA Chỉ tiêu OR, p (n = 55) (n = 128) MLCT (ml/phút) 59,64 70,61 Trung bình < 0,01 (48,46 - 73,6) (61,05 - 92,59) < 0,001 MLCT < 60 (n, %) 28 (50,9) 30 (23,4) OR = 3,76 ĐTTNT (mOsm) 445 473 Trung bình < 0,05 (351 - 526) (421,5 - 564,75) > 0,05 Tỷ lệ giảm (n, %) 50 (90,9) 110 (85,9) OR = 1,636 Có mối liên quan thuận giữa THA và giảm MLCT và ĐTTNT ở BN sỏi niệu quản. Giá trị trung bình MLCT và ĐTTNT ở nhóm BN THA thấp hơn, nhưng tỷ lệ BN có MLCT < 60 ml/phút và ĐTTNT giảm < 600 mOsm lại cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không THA (p < 0,05). Khi MLCT giảm, dẫn đến nước tiểu có nồng độ ure, creatinin thấp hơn bình thường, kết hợp với đa niệu ở nhóm nghiên cứu làm cho ĐTTNT ở nhóm BN THA giảm hơn nhóm không THA. Hơn nữa, THA còn là yếu tố nguy cơ hình thành sỏi tiết niệu, những yếu tố này tạo thành vòng xoắn bệnh lý gây tổn thương thận, dẫn đến bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối [8]. Bảng 4: Liên quan với ĐTĐ. Nhóm ĐTĐ Nhóm không ĐTĐ Chỉ tiêu OR, p (n = 22) (n = 161) MLCT (ml/phút) 52,48 69,81 Trung bình < 0,05 (44,11 - 75,97) (56,82 - 88,69) < 0,05 MLCT < 60 (n, %) 12 (54,5) 46 (28,6) OR = 3,0 ĐTTNT (mOsm) 386,5 471 Trung bình < 0,05 (297,25 - 554,5) (411,5 - 567) < 0,05 Tỷ lệ giảm (n, %) 21 (95,5) 139 (86,3) OR = 3,32 Như THA, có mối liên quan thuận giữa ĐTĐ với giảm chức năng thận. Nhóm BN ĐTĐ có MLCT và ĐTTNT trung bình thấp hơn, nhưng tỷ lệ giảm lại cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không ĐTĐ (p < 0,05). Cơ chế liên quan ĐTĐ và giảm chức năng thận 46
  5. T¹P CHÝ Y - D¦îc häc qu©n sù sè 4-2020 là kết quả của nhiều yếu tố tác động. Do sự nhiễm độc trực tiếp glucose máu, quá trình glycat hóa protein, sự tích tụ các sản phẩm cuối cùng của quá trình glycosyl hóa muộn, gia tăng hoạt động qua con đường chuyển hóa polyol và hexosamin, gây ra sự dư thừa quá mức các phân tử phản ứng với oxygen, chính các phân tử này kích hoạt trở lại các con đường chuyển hóa không bình thường nói trên, gây ra vòng xoắn bệnh lý [9]. Bảng 5: Liên quan với mức độ giãn đài bể thận. Chỉ tiêu Độ 1 (n = 62) Độ 2 (n = 82) Độ 3 (n = 39) pANOVA 75,68 69,87 61,2 Trung bình MLCT (ml/phút) (60,8 - 94,3) (55,02 - 88,9) (50,17 - 68,7) < 0,01 MLCT < 60 14 (22,6) 25 (30,5) 19 (48,7) (n, %) 512 471 433 Trung bình ĐTTNT (mOsm) (404,8 - 596) (407,5 - 563) (407 - 471) < 0,01 Tỷ lệ giảm (n, %) 48 (77,4) 73 (89,1) 39 (100,0) Chức năng thận giảm liên quan đến mức độ giãn đài bể thận. Giá trị trung bình của MLCT, ĐTTNT giảm dần, tỷ lệ BN có MLCT < 60 ml/phút và giảm ĐTTNT tăng dần có ý nghĩa từ giãn đài bể thận độ 1 đến độ 2 và độ 3 (p < 0,01). Tổn thương thận mạn tính ở BN sỏi niệu quản thường bắt đầu bằng các đợt tắc nghẽn tái đi tái lại nhiều lần và tình trạng nhiễm khuẩn. Quá trình ứ đọng nước tiểu, với mức độ trào ngược liên quan đến mức độ tắc nghẽn. Giãn đài bể thận gián tiếp đánh giá tình trạng tắc nghẽn và có thể tiên lượng được giảm chức năng thận [10]. KẾT LUẬN MLCT và ĐTTNT giảm dần theo mức độ nặng của giãn đài bể thận (p < 0,01). Khảo sát MLCT và ĐTTNT của 183 BN sỏi niệu quản có chỉ định tán sỏi ngược TÀI LIỆU THAM KHẢO dòng bằng laser, chúng tôi rút ra một số 1. Trần Văn Hinh. Bệnh sỏi đường niệu. kết luận sau: Nhà xuất bản Y học, Hà Nội 2007. - Giá trị trung bình MLCT là 68,91 ml/phút, 2. Hà Hoàng Kiệm. Thận học lâm sàng. 31,7% BN có MLCT < 60 ml/phút. ĐTTNT Nhà xuất bản Y học 2010; 71-76. trung bình là 468 mOsm, tỷ lệ BN giảm 3. Liu Y, Chen Y, Liao B, et al. ĐTTNT là 87,4%. Có mối tương quan Epidemiology of urolithiasis in Asia. Asian J Urol. thuận, mức độ vừa giữa ĐTTNT và MLCT 2018; 5(4):205-214. (p < 0,05). 4. NKF-K/DIGO. KDIGO clinical practice - Nhóm BN THA; ĐTĐ có giá trị trung guideline for acute kidney injury 2012; 13-34. bình MLCT, ĐTTNT thấp hơn, tỷ lệ BN có 5. NKF/KDIGO. Clinical practice guideline MLCT < 60 ml/phút, giảm ĐTTNT cao hơn for the evaluation and management of chronic nhóm BN không THA; ĐTĐ (p < 0,05). kidney disease 2012; 5. 47
  6. T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2020 6. Hoarau N, Martin F, Lebdai S, et al. 9. Ioannou K. Diabetic nephropathy: Is it Impact of retrograde flexible ureteroscopy and always there? Assumptions, weaknesses and intracorporeal lithotripsy on kidney functional pitfalls in the diagnosis. Hormones (Athens) outcomes. Int Braz J Urol 2015; 41(5):920-926. 2017; 16(4):351-361. 7. Porowski T, Kirejczyk JK, Mrozek P, et al. Upper metastable limit osmolality of urine as 10. Błaszczyk M, Cichocki P, Bieńkiewicz a predictor of kidney stone formation in children. M, et al. Assessment of the relation between Urolithiasis 2019 Apr; 47(2):155-163. pelvicalyceal dilatation in ultrasound and features 8. Shadman A, Bastani B. Evaluation and of obstructive uropathy in dynamic renal management of kidney calculi. Iran J Kidney scintigraphy. Nucl Med Rev Cent East Eur 2018; Dis 2017 Nov; 11(6):395-407. 21(2):96-99. 48
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2