Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
KHẢO SÁT SỰ HIỆN DIỆN CỦA BIOFILM TRÊN MÔ VA<br />
VIÊM MẠN TÍNH<br />
Phùng Khánh Quyên*, Lâm Huyền Trân**, Hứa Thị Ngọc Hà***<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Khảo sát sự hiện diện của màng sinh học (biofilm) vi khuẩn trong mô viêm VA mạn tính và đặc<br />
điểm vi trùng học của viêm VA mạn tính có và không có biofilm.<br />
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang có can thiệp phẫu thuật trên 67 ca viêm<br />
VA mạn tính có nạo VA tại bệnh viện ĐH Y Dược Hồ Chí Minh từ 10/2011 – 5/2012. Xác định biofilm bằng<br />
nhuộm Hematoxylin Eosin, quan sát dưới kính hiển vi quang học và cấy vi trùng tạo biofilm.<br />
Kết quả: Tỷ lệ viêm VA mạn tính có biofilm là 61,2%, các vi trùng thường gặp trong viêm VA mạn có<br />
biofilm là: Streptococcus spp, Staphylococcus coagulase (-), Staphylococcus aureus.<br />
Kết luận: Không có sự liên quan giữa độ lớn VA với sự hiện diện của biofilm trên bề mặt VA viêm mạn tính,<br />
không có triệu chứng lâm sàng và hình ảnh nội soi mũi xoang đặc trưng của nhóm viêm VA mạn có biofilm và<br />
phẫu thuật nạo VA mang lại sự cải thiện rõ rệt.<br />
Từ khóa : Màng sinh học, viêm VA.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
EXAMINE THE PRESENCE OF BIOFILM ON CHRONIC ADENOIDITIS<br />
Phung Khanh Quyen, Lam Huyen Tran, Hua Thi Ngoc Ha<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 34 - 38<br />
Objectives: Examine the presence of bacterial biofilm on chronic adenoiditis and Microbiological<br />
characteristics of biofilm (-) and biofilm (+) chronic adenoiditis.<br />
Subject and method: Cross-sectional prospective study describes the surgical intervention in 67 patients<br />
with chronic adenoiditis who had undergone an adenoidectomy at the HCM city University Medical Center from<br />
10/2011 to 5/2012. Determine biofilm by Hematoxylin Eosin staining method, observed by the optical microscopy<br />
and bacterial cultures generated biofilm.<br />
Results: The rate of biofilm (+) chronic adenoiditis is 61.2%, The most frequent micro-organisms in biofilm<br />
(+) chronic adenoiditis were Streptococcus spp, Staphylococcus coagulase negative, Staphylococcus aureus.<br />
Conclusion: There was no relation between adenoid hypertrophic degree and the presence of biofilm on<br />
adenoid surface, there were featured clinical symptoms and sinusitic endoscopic signs of biofilm (+) chronic<br />
adenoiditis and the adenoidectomy brought significant improvement.<br />
Key words: Biofilm, adenoiditis.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Viêm VA mạn tính hay tái đi tái lại hoặc phì<br />
đại VA là một trong những bệnh thường gặp<br />
nhất trong tai mũi họng ở trẻ em. Nó gây ra<br />
<br />
những biến đổi trong hành vi và sự phát triển<br />
của trẻ. Đôi khi để lựa chọn phương pháp điều<br />
trị tốt nhất cho trẻ, người thầy thuốc có thể phải<br />
yêu cầu can thiệp phẫu thuật. Trong những năm<br />
<br />
* Bệnh viện Mắt Răng Hàm Mặt An Giang. ** Bộ môn Tai Mũi Họng - Đại Học Y Dược TP. HCM<br />
*** Bộ môn Tai Mũi Họng - Đại Học Y Dược TP. HCM<br />
Tác giả liên lạc: BS Phùng Khánh Quyên ĐT: 0918527820<br />
Email: phungkhanhquyen@yahoo.com,<br />
<br />
34<br />
<br />
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
gần đây vai trò của biofilm trong bệnh nhiễm<br />
trùng mạn tính đã được đề cập phổ biến hơn.<br />
Biofilm là một màng mỏng bao bọc vi khuẩn với<br />
khuôn là polysaccharide, axit nucleic và protein.<br />
Nhờ khả năng tạo biofilm mà vi khuẩn có khả<br />
năng đề kháng với kháng sinh tăng lên gấp 500<br />
lần. Bằng cách tạo biofilm, vi khuẩn tồn tại trên<br />
bề mặt mô và trở thành nguồn gốc của nhiều<br />
bệnh nhiễm trùng mạn tính trong đó có cả viêm<br />
VA mạn tính. Tại một số nước trên thế giới đã có<br />
nhiều nghiên cứu về biofilm trên mô VA viêm<br />
mạn tính. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào trong<br />
nước nghiên cứu về sự hiện diện của biofilm<br />
trong viêm VA mạn tính.<br />
<br />
Mục tiêu<br />
Mục tiêu tổng quát<br />
Khảo sát sự hiện diện của biofilm vi khuẩn<br />
trong mô viêm VA mạn tính.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Tất cả bệnh nhân đều đã được điều trị nội<br />
khoa tích cực nhưng thất bại.<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Bệnh nhân không nội soi được.<br />
Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên<br />
cứu.<br />
<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang có can<br />
thiệp phẫu thuật.<br />
<br />
Cỡ mẫu<br />
67 bệnh nhân.<br />
Phương pháp tiến hành<br />
Bước 1: Vào lần đầu thăm khám, bệnh nhân<br />
được đánh giá bệnh trước mổ, lượng giá mức độ<br />
nặng của bệnh qua các dấu hiệu lâm sàng (điểm<br />
triệu chứng SNOT-20) và nội soi.<br />
<br />
Mục tiêu chuyên biệt<br />
Khảo sát đặc điểm của mẫu và tần suất hiện<br />
diện biofilm trên mô VA viêm mạn tính.<br />
<br />
Bước 2: Phẫu thuật nạo VA dưới sự hướng<br />
dẫn của nội soi mũi được thực hiện tại phòng<br />
mổ với phương pháp gây mê nội khí quản đặt<br />
qua đường miệng.<br />
<br />
Phân tích đặc điểm vi trùng học của viêm<br />
VA mạn tính có và không có biofilm.<br />
<br />
Bước 3: Lấy bệnh phẩm trong khi mổ bao<br />
gồm:<br />
<br />
Đánh giá hiệu quả nạo VA trong điều trị<br />
viêm VA mạn tính có và không có biofilm.<br />
<br />
- Sinh thiết VA cấy mủ: Dùng kìm Blakesley<br />
đưa đến vị trí VA và bấm một mẫu mô VA nơi<br />
hiện diện mủ dưới sự hướng dẫn qua nội soi.<br />
Sau đó dùng que bông vô trùng quệt vào lòng<br />
kìm Blakesley lấy mủ. Que lấy mủ này được<br />
chuyển đến phòng xét nghiệm vi sinh của ĐH Y<br />
Dược TP. HCM để cấy vi trùng.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Các bệnh nhân viêm VA mạn tính có chỉ<br />
định phẫu thuật nạo VA tại Bệnh Viện Đại Học<br />
Y Dược trong khoảng thời gian từ 10/2011 –<br />
5/2012.<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn mẫu<br />
Bệnh nhân có triệu chứng viêm VA mạn tính<br />
được chẩn đoán dựa trên các dấu hiệu lâm sàng,<br />
nội soi (bệnh ≥ 3 tháng hoặc tái phát ≥ 4 đợt cấp/6<br />
tháng, mỗi đợt tái phát kéo dài ít nhất 7 ngày) và<br />
được chỉ định phẫu thuật nạo VA.<br />
Bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật nạo VA<br />
có/không có cắt amiđan.<br />
Bệnh nhân có tuổi từ 4 đến 15 tuổi.<br />
<br />
- Lấy mẫu mô VA: Thìa nạo đưa vào đến vị<br />
trí VA qua đường miệng sau đó nạo VA dưới<br />
sự hướng dẫn của nội soi. Lấy mẫu mô VA<br />
cho vào lọ chứa Formaldehyt 10%. Sau đó gửi<br />
về bộ môn Giải Phẫu Bệnh của trường ĐH Y<br />
Dược TP. HCM tìm biofilm trên bề mặt mô<br />
VA dưới kính hiển vi quang học bằng cách<br />
nhuộm Hematoxylin Eosin.<br />
Bước 4: Sau 12 tuần, khám lại và đánh giá lại<br />
các đối tượng tham gia nghiên cứu về các triệu<br />
chứng của bệnh sau phẫu thuật nạo VA.<br />
<br />
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt<br />
<br />
35<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Bảng 4: Kết quả cấy vi trùng.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Bảng 1. Đặc điểm dịch tễ của mẫu.<br />
Đặc điểm dịch tễ<br />
<br />
Số ca Tỷ lệ/số trung bình<br />
<br />
Giới : Nam<br />
Nữ<br />
Nơi cư trú : Hồ Chí Minh<br />
Các tỉnh<br />
Nhóm tuổi: Mẫu giáo (4–5tuổi)<br />
Cấp một (6–11tuổi)<br />
Cấp hai (12–15tuổi)<br />
Tuổi trung bình<br />
<br />
44<br />
23<br />
9<br />
58<br />
7<br />
43<br />
17<br />
67<br />
<br />
65,67%<br />
34,33%<br />
13,43%<br />
86,57%<br />
10,45%<br />
64,18%<br />
25,37%<br />
9,09 ± 2,81 tuổi<br />
<br />
Nhận xét: Trong mẫu nghiên cứu, nam<br />
chiếm tỷ lệ cao hơn nữ với tỷ lệ nam:nữ = 1,9:1<br />
và có sự phân bố không đồng đều về nơi cư trú,<br />
bệnh nhân ở các tỉnh chiếm tỷ lệ cao gấp 6,5 lần<br />
bệnh nhân ở TP. Hồ Chí Minh. Bệnh nhân nhóm<br />
tuổi cấp một (6 – 11 tuổi) chiếm đa số trong mẫu<br />
nghiên cứu 64,18% vì vậy tuổi trung bình của trẻ<br />
cũng khá cao 9,09 ± 2,81 tuổi.<br />
Biofilm (+)<br />
<br />
Biofilm (-)<br />
<br />
Phép kiểm<br />
<br />
p(²) = 0,86 ><br />
0,05<br />
p(²) = 0,93 ><br />
22 (84,62%)<br />
0,05<br />
p(²) = 0,99 ><br />
12 (46,15%)<br />
0,05<br />
p(²)= 0,07 ><br />
14 (53,85%)<br />
0,05<br />
p(²)= 0,09 ><br />
10 (38,46%)<br />
0,05<br />
P (Fisher) = 0,29<br />
3 (11,54%)<br />
> 0,05<br />
<br />
Nghẹt mũi<br />
<br />
34 (82,93%) 22 (84,62%)<br />
<br />
Chảy mũi<br />
<br />
35 (85,37%)<br />
<br />
Ho kéo dài<br />
<br />
19 (46,34%)<br />
<br />
Ngủ ngáy<br />
<br />
13 (31,71%)<br />
<br />
Thở miệng<br />
<br />
8 (19,51%)<br />
<br />
Nói mũi kín<br />
<br />
1 (2,44%)<br />
<br />
Nhận xét: Không có sự khác biệt về triệu<br />
chứng giữa nhóm có và không có biofilm.<br />
Bảng 3: Độ quá phát VA của 2 nhóm.<br />
Độ quá phát VA Biofilm (+)<br />
Độ I<br />
Độ II<br />
Độ III<br />
Độ IV<br />
Tổng<br />
<br />
Biofilm (-)<br />
<br />
8 (19,51%) 6 (23,08%)<br />
18 (43,9%) 10 (38,46%)<br />
12 (29,27%) 4 (15,38%)<br />
3 (7,32%)<br />
6(23,08%)<br />
41 (100%)<br />
26 (100%)<br />
<br />
Tổng cộng<br />
14 (20,9%)<br />
28 (41,79%)<br />
16 (23,88%)<br />
9 (13,43%)<br />
67 (100%)<br />
<br />
Nhận xét: Không có mối liên quan giữa độ<br />
lớn VA với sự hình thành biofilm, p(χ²) = 0,22.<br />
<br />
36<br />
<br />
Biofilm (+)<br />
Biofilm (-)<br />
34 (82,93%) 25 (96,15%)<br />
7 (17,07%)<br />
1 (3,85%)<br />
41 (100%)<br />
26 (100%)<br />
<br />
Tổng số<br />
59 (88,06%)<br />
8 (11,94%)<br />
67 (100%)<br />
<br />
Nhận xét: Không có sự khác biệt về kết quả<br />
cấy vi trùng giữa nhóm có và không có biofilm, p<br />
(Fisher) = 0,14.<br />
Bảng 5. Viêm xoang và dịch khe giữa.<br />
Đặc điểm<br />
Biofilm (+)<br />
Viêm xoang: Có<br />
82,93%<br />
Không 17,07%<br />
Khe giữa<br />
Dịch trong 36,59%<br />
Dịch mủ 46,34%<br />
Không dịch 17,07%<br />
<br />
Biofilm (-) Phép kiểm<br />
34,62% P(χ²) = 0,00<br />
< 0,05<br />
65,38%<br />
11,54%<br />
23,08%<br />
65,38%<br />
<br />
P(χ²) = 0,00<br />
< 0,05<br />
<br />
Nhận xét: Có sự khác biệt về viêm xoang và<br />
tính chất dịch khe giữa giữa nhóm có và không<br />
có biofilm.<br />
Bảng 6: Loại vi trùng.<br />
Loại vi khuẩn<br />
<br />
Bảng 2. Đặc điểm triệu chứng lâm sàng.<br />
Triệu chứng<br />
<br />
Cấy vi trùng<br />
Dương<br />
Âm<br />
Tổng số<br />
<br />
Biofilm (+) Biofilm (-)<br />
<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Staphylococc<br />
8 (19,51%) 1 (3,85%) 9 (13,43%)<br />
coagulase (-)<br />
Staphylococcaureu<br />
5 (12,2%) 11 42,31% 16 (23,88%)<br />
s<br />
Loại vi khuẩn<br />
Biofilm (+) Biofilm (-)<br />
Tổng cộng<br />
Streptococc spp<br />
20<br />
15<br />
5 (19,23%)<br />
(36,59%)<br />
(29,85%)<br />
Streptococc β tiêu<br />
2<br />
1 (2,44%) 1 (3,85%)<br />
huyết<br />
(2,99%)<br />
Streptococc<br />
3<br />
2 (4,88%) 1 (3,85%)<br />
pyogenes<br />
(4,48%)<br />
Streptococc<br />
0<br />
1<br />
1 (2,44%)<br />
viridans<br />
(0%)<br />
(1,49%)<br />
Pseudomonaerugin<br />
2<br />
1 (2,44%) 1 (3,85%)<br />
osa<br />
(2,99%)<br />
2 loại vi khuẩn<br />
6<br />
1 (2,44%) 5 (19,23%)<br />
(8,96%)<br />
Không mọc<br />
7 (17,07%) 1 (3,85%) 8 (11,94%)<br />
Tổng số<br />
41<br />
26<br />
67<br />
<br />
Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống<br />
kê về loại vi khuẩn giữa nhóm có và không có<br />
biofilm với độ tin cậy 95%, p(Fisher) = 0,005.<br />
Bảng 7. So sánh trước và sao nạo VA.<br />
Nhóm<br />
Thời gian/đợt Biofilm (+)<br />
Biofilm (-)<br />
Điểm SNOT-20: Biofilm (+)<br />
Biofilm (-)<br />
<br />
Trước mổ<br />
4,32 ± 2,45<br />
3,73 ± 2,27<br />
32,56 ± 12,28<br />
35,42 ± 18,09<br />
<br />
Sau mổ<br />
1,46 ± 0,64<br />
1,08 ± 0,27<br />
9,1 ± 4,78<br />
6,85 ± 4,97<br />
<br />
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
Nhận xét: Giữa trước và sau mổ có sự khác<br />
biệt (có ý nghĩa thống kê) về thời gian bệnh/đợt<br />
và điểm triệu chứng ở cả 2 nhóm có và không có<br />
biofilm với các p = 0,000 < 0,05 và độ tin cậy 95%.<br />
Trước mổ, không có sự khác biệt về thời gian<br />
bệnh/đợt và điểm triệu chứng giữa nhóm có và<br />
không có biofilm p > 0,05. Nhưng sau nạo VA, có<br />
sự khác biệt về thời gian bệnh/đợt và điểm triệu<br />
chứng giữa nhóm có và không có biofilm với độ<br />
tin cậy 95%, p < 0,05, nhóm biofilm (-) cải thiện<br />
nhiều hơn nhóm biofilm (+).<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Bảng 8: Tỷ lệ triệu chứng lâm sàng các nghiên cứu.<br />
Tác giả<br />
Nghẹt mũi<br />
Chảy mũi<br />
Ho kéo dài<br />
Ngủ ngáy<br />
Thở miệng<br />
Nói giọng mũi<br />
<br />
Osman<br />
Bahadir<br />
91,6%<br />
75%<br />
<br />
Phạm. Đ.<br />
Nguyên<br />
91,8%<br />
68,9%<br />
<br />
83%<br />
85%<br />
<br />
72,1%<br />
59%<br />
23%<br />
<br />
Chúng tôi<br />
83,58%<br />
85,07%<br />
46,27%<br />
40,3%<br />
26,87%<br />
5,97%<br />
<br />
Nhận xét: Qua bảng trên cho thấy triệu<br />
chứng chảy mũi và nghẹt mũi của chúng tôi<br />
chiếm tỷ lệ cũng gần giống như tác giả Osman<br />
Bahadir(2) và Phạm Đình Nguyên(5). Riêng về<br />
triệu chứng ngủ ngáy và thở miệng thì chúng tôi<br />
chiếm tỷ lệ ít nhưng các tác giả khác thì lại cao.<br />
Có sự khác biệt này là do mẫu của họ tỷ lệ VA<br />
lớn chiếm đa số trong khi nghiên cứu của chúng<br />
tôi VA quá phát độ II và độ III chiếm nhiều nhất<br />
cũng giống như nghiên cứu của Saylam G<br />
(2010)(6). Nhưng nghiên cứu của Saylam G chỉ<br />
phân ra 3 độ: riêng độ III là VA bít lấp > 75% cửa<br />
mũi sau cũng giống như sự cộng chung lại của<br />
độ III và độ IV của chúng tôi. Còn nghiên cứu<br />
của Phạm Đình Nguyên thì VA to độ III chiếm tỷ<br />
lệ nhiều nhất.<br />
Bảng 9: Độ quá phát VA của các nghiên cứu.<br />
Tác giả<br />
<br />
Độ I<br />
<br />
Độ II<br />
<br />
Saylam G<br />
5,9% 44,1%<br />
Phạm.Đ. Nguyên 0%<br />
19,7%<br />
Chúng tôi<br />
20,9% 41,79%<br />
<br />
Độ III<br />
<br />
Độ IV<br />
<br />
50%<br />
60,7%<br />
23,88%<br />
<br />
19,7%<br />
13,43%<br />
<br />
Nhận xét: Chúng tôi kết luận không có sự<br />
khác biệt gì về độ quá phát VA giữa nhóm có và<br />
<br />
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
không có biofilm giống nghiên cứu của Saylam<br />
G cho rằng không có một ảnh hưởng nào về kích<br />
thước VA lên sự hình thành biofilm và kích<br />
thước VA cũng không liên quan gì với độ tuổi,<br />
giới tính và thời gian mắc bệnh. Theo Pillsbury<br />
và cs cho rằng kích thước VA thì không liên<br />
quan gì đến sự hiện diện của nhiễm trùng.<br />
Bảng 10: Tần suất của biofilm trong viêm VA<br />
mạn(1,3,4,8).<br />
Tác giả<br />
Galli J và cs<br />
James Coticchia<br />
Kania RE và cs<br />
<br />
Năm<br />
2007<br />
2007<br />
2008<br />
<br />
Phương pháp<br />
Tỷ lệ<br />
SEM<br />
65,6%<br />
SEM<br />
94,9%<br />
CLSMvà16S-DNA PCR 54%<br />
<br />
Al-Mazrou KA<br />
Winther Birgit và<br />
cs<br />
Torretta Sara và<br />
cs<br />
Chúng tôi<br />
<br />
2008<br />
SEM<br />
61%<br />
2009 Nhuộm HE, PAS – KHV 89%<br />
quang học<br />
2010 Bấm VA – Đo ảnh phổ 69,1%<br />
2012 Nhuộm HE –KHV quang 61,2%<br />
học<br />
<br />
Nhìn chung tỷ lệ phát hiện biofilm thay đổi<br />
khác nhau giữa các tác giả. Tuy nhiên, dù sử<br />
dụng các phương pháp khác nhau nhưng đa<br />
phần các tác giả đều nhận thấy sự hiện diện của<br />
biofilm ở bệnh nhân viêm VA mạn là rất cao (><br />
50%). Điều này giải thích được tình trạng dai<br />
dẳng và không đáp ứng với kháng sinh của bệnh<br />
viêm VA mạn tính.<br />
Bảng 11. Kết quả cấy vi khuẩn dương tính(1,3,7).<br />
Tác giả<br />
Winther Birgit và cs<br />
Galli J và cs<br />
Swidsinski A<br />
<br />
Năm<br />
1993<br />
2007<br />
2007<br />
<br />
Galli J và cs<br />
Al-Mazrou KA<br />
Winther Birgit và cs<br />
Torretta Sara và cs<br />
Chúng tôi<br />
<br />
2007<br />
2008<br />
2009<br />
2010<br />
2012<br />
<br />
Phương pháp<br />
FISH và TEM<br />
Cấy vi khuẩn<br />
Dịch Carnoy –<br />
FISH<br />
Cấy vi khuẩn<br />
Cấy vi khuẩn<br />
FISH<br />
Cấy vi khuẩn<br />
Cấy vi khuẩn<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
100%<br />
81,3%<br />
83%<br />
86,6%<br />
66%<br />
100%<br />
90,47%<br />
88,06%<br />
<br />
Qua bảng trên cho thấy tỷ lệ cấy vi khuẩn<br />
dương tính của chúng tôi cũng gần giống với<br />
nghiên cứu của Galli J (2007)(3), Swidsinski A<br />
(2007)(7) và Torretta Sara (2010)(8). Nhưng thấp<br />
hơn Winther Birgit bởi vì phương pháp của tác<br />
giả là FISH có độ nhạy cao.<br />
<br />
37<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Bàn về hiệu quả của nạo VA<br />
<br />
Về vi trùng học<br />
<br />
Nghiên cứu của Osma Bahadir (2006) (2) về sự<br />
cải thiện triệu chứng sau nạo VA 2 tháng ở bệnh<br />
nhân viêm tai giữa mạn tính hay viêm tai giữa<br />
tái đi tái lại có/không có kết hợp với phì đại VA.<br />
Kết quả là hầu hết các triệu chứng sau mổ đều<br />
giảm nhiều so với trước mổ (giảm > 70%) riêng<br />
chỉ có triệu chứng nghe kém có cải thiện nhưng<br />
không nhiều chỉ 43,3%. Nghiên cứu của Paradise<br />
và cs về hiệu quả của nạo VA ở trẻ viêm tai giữa.<br />
Kết quả là ở trẻ nạo VA lâm sàng cải thiện tốt<br />
hơn trẻ không nạo VA. Một nghiên cứu khác, có<br />
sự cải thiện 56% về tình trạng viêm xoang ở<br />
nhóm trẻ nạo VA còn ở trẻ không nạo VA chỉ cải<br />
thiện 24%.<br />
<br />
Tỷ lệ viêm VA mạn có biofilm là 61,2% và<br />
các tác nhân vi trùng thường gặp trong viêm VA<br />
mạn có biofilm là: Streptococcus spp 36,59%,<br />
Staphylococcus<br />
coagulase<br />
negative<br />
19,51%,<br />
Staphylococcus aureus 12,2%.<br />
<br />
Nghiên cứu của Nhan Trừng Sơn năm 2001<br />
thì cho thấy có sự cải thiện triệu chứng nghẹt<br />
mũi (giảm 86,9%) và chảy mũi (giảm 77%) sau<br />
nạo VA. Tương tự nghiên cứu của Phạm Đình<br />
Nguyên(5) năm 2008 cũng cho thấy có sự cải thiện<br />
về triệu chứng sau nạo VA. Nhìn chung đa số<br />
các tác giả đều kết luận nạo VA đem đến sự cải<br />
thiện về triệu chứng lâm sàng.<br />
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy thời gian<br />
bệnh/đợt ở nhóm biofilm (+) giảm khoảng 66%<br />
trong khi nhóm biofilm (-) thì giảm được khoảng<br />
71%. Điều này cho thấy có sự cải thiện nhiều về<br />
thời gian bệnh sau nạo VA nhưng nhóm không<br />
có biofilm cải thiện nhiều hơn. Tương tự với<br />
nghiên cứu của Soheila Nikakhlagh (2010). Như<br />
vậy nạo VA có hiệu quả tốt nhưng không chứng<br />
tỏ được rằng nạo VA tiệt trừ hoàn toàn được<br />
biofilm.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Về đặc điểm lâm sàng và nội soi<br />
Không có sự khác biệt về triệu chứng lâm<br />
sàng và hình ảnh nội soi giữa 2 nhóm viêm VA<br />
mạn có biofilm và không có biofilm và không có<br />
sự liên quan giữa độ lớn VA với sự hiện diện của<br />
biofilm trên VA viêm mạn tính.<br />
<br />
38<br />
<br />
Về hiệu quả của phẫu thuật nạo VA<br />
Phẫu thuật nạo VA mang lại sự cải thiện rõ<br />
rệt làm giảm tần suất bệnh viêm mũi họng, giảm<br />
mức độ nặng, giảm thời gian bệnh, giảm các<br />
bệnh đi kèm. Riêng nhóm viêm VA mạn không<br />
có Biofilm cho kết quả cải thiện nhiều hơn.<br />
<br />
KIẾN NGHỊ<br />
Tiếp tục nghiên cứu về Biofilm trong viêm<br />
VA mạn với cỡ mẫu lớn hơn, thời gian theo dõi<br />
dài hơn và phối hợp những kỹ thuật hiện đại<br />
khác để xác định loại vi khuẩn đặc hiệu tạo<br />
biofilm, sử dụng các loại kính hiển vi điện tử để<br />
xác định chính xác biofilm. Đây chính là tiền đề<br />
cho hàng loạt các nghiên cứu về sau liên quan<br />
đến biofilm trong viêm VA mạn tính.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
Al-Mazrou KA, Al-Khattaf AS (2008), "Adherent biofilms in<br />
adenotonsillar diseases in children". Arch Otolaryngol Head Neck<br />
Surg, 134(1), 20-23.<br />
Bahadir O, Caylan R, Bektas D, Bahadir A (2006), "Effects of<br />
adenoidectomy in children with symptoms of adenoidal<br />
hypertrophy". Eur Arch Otorhinolaryngol, 263(2), 156-159.<br />
Galli J, Calo L, Ardito F, et al. (2007), "Biofilm formation by<br />
Haemophilus influenzae isolated from adeno-tonsil tissue<br />
samples, and its role in recurrent adenotonsillitis". Acta<br />
Otorhinolaryngol Ital, 27(3), 134-138.<br />
Kania RE, Lamers GE, Vonk MJ, Dorpmans E, Struik J, et al.<br />
(2008), "Characterization of mucosal biofilms on human<br />
adenoid tissues". Laryngoscope, 118(1), 128-134.<br />
Phạm Đình. Nguyên (2008), "Khảo sát một số trường hợp nạo<br />
VA ở trẻ em bằng Coblation". Luận văn thạc sỹ y học.42-59.<br />
Saylam G, Tatar EC, Tatar I, et al (2010), "Association of<br />
adenoid surface biofilm formation and chronic otitis media<br />
with effusion". Arch Otolaryngol Head Neck Surg, 136(6), 550-555.<br />
Swidsinski A, Goktas O, Bessler C, et al. (2007), "Spatial<br />
organisation of microbiota in quiescent adenoiditis and<br />
tonsillitis". J Clin Pathol, 60(3), 253-260.<br />
Torretta S, Drago L, Marchisio P, et al (2010), "Diagnostic<br />
accuracy of nasopharyngeal swabs in detecting biofilmproducing bacteria in chronic adenoiditis: a preliminary study".<br />
Otolaryngol Head Neck Surg, 144(5), 784-788.<br />
<br />
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt<br />
<br />