Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
KHẢO SÁT CÁC BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH TÚI THỪA ĐẠI TRÀNG<br />
Lê Huy Lưu*, Đỗ Thị Thu Phương**, Nguyễn Việt Thành*, Nguyễn Đức Trí**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu – Mục tiêu: Túi thừa đại tràng là bất thường giải phẫu thường gặp nhất nhưng hiếm khi được<br />
chẩn đoán tại Việt Nam. Mục tiêu của nghiên cứu là khảo sát sự hiện diện, kiểu phân bố của túi thừa ở đại tràng<br />
và các biến chứng của bệnh.<br />
Phương pháp: Ghi nhận tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán túi thừa đại tràng từ tháng 1 năm 2010 đến<br />
tháng 9 năm 2014. Các thông tin về tuổi, giới, biểu hiện, phương tiện chẩn đoán, cách điều trị và kết quả được thu<br />
thập.<br />
Kết quả: Nhóm nghiên cứu bao gồm 462 bệnh nhân. Tuổi trung bình là 41 (thay đổi từ 13 – 91), 302 trường<br />
hợp là nữ (65%). Phần lớn bệnh nhân (415, 90%) có túi thừa là ở đại tràng bên phải, bệnh thường viêm ở mức độ<br />
nhẹ (416, 90%). Phần lớn được chẩn đoán dựa vào MSCT (329, 71%), một số chẩn đoán được trong mổ sau khi<br />
chỉ định mổ vì nghi ngờ viêm ruột thừa (20,1%).<br />
Kết luận: Bệnh túi thừa đang tăng lên ở Việt Nam, bệnh thường gặp bên đại tràng phải và thường nhẹ.<br />
Phần lớn được chẩn đoán dựa vào MSCT.<br />
Từ khoá: Túi thừa đại tràng, biến chứng, chẩn đoán.<br />
<br />
ABTRACT<br />
INVESTIGATION OF COMPLICATIONS OF DIVERTICULAR COLON<br />
Le Huy Luu, Do Thi Thu Phuong, Nguyen Viet Thanh, Nguyen Duc Tri<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 181 - 186<br />
Background – objectives: Diverticular disease is the most common morphological abnormality of the colon<br />
but rarely was diagnosed in Vietnam. The objective was to assess the presentation, extent of disease, and<br />
complications of diverticulosis.<br />
Method: All patients with a diagnosis of diverticulitis from January 2010 to September 2014 were reviewed.<br />
Patients were assessed as to age, sex, presenting symptoms, diagnostic studies, extent of disease, treatment, and<br />
outcome.<br />
Results: The study group consisted of 462 patients. The mean age was 41 years (range 13 to 91), 302 of 462<br />
(65%) were male. Most of the patients (n=415. 90%) had right-sideddiverticulitis and most (n= 416. 90%) were<br />
mild in severity. The majority were diagnosed by MSCT (n = 329, 71%), some of patients who underwent<br />
emergency surgery were for suspected appendicitis (n = 95, 20.1%).<br />
Conclusion: Diverticular colon is increasing in Vietnam, often right-sided and mild in severity. A<br />
significant proportion is diagnosed by MSCT.<br />
Key words: Diverticulitis, complications, diagnosis.<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
Túi thừa đại tràng vẫn được biết là bệnh lý<br />
<br />
phổ biến ở các nước phương Tây. Có đặc điểm<br />
là thường gặp ở người lớn tuổi, biểu hiện dưới<br />
dạng nhiều túi thừa chủ yếu tập trung ở đại<br />
<br />
* Bộ môn Ngoại, Đại học Y Dược TPHCM<br />
** Khoa Ngoại Tiêu hóa, Bệnh viện Nhân dân Gia Định<br />
Tác giả liên lạc: BS. Lê Huy Lưu<br />
ĐT: 0903 945 397<br />
Email: lehuyluu@yahoo.com<br />
<br />
Ngoại Tổng Quát<br />
<br />
181<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
tràng bên trái. Đây là vấn đề y tế lớn tại các<br />
quốc gia này bởi nhiều biến chứng có thể gặp<br />
phải do bệnh túi thừa gây ra, đặc biệt là các<br />
đối tượng bị bệnh thường là lớn tuổi và có<br />
nhiều bệnh lý kèm theo.<br />
Tại các nước phương Đông, trong đó có nước<br />
ta, bệnh túi thừa đại tràng ít được nhắc đến<br />
trước đây. Nhiều năm trở lại đây, các báo cáo về<br />
bệnh lý này ngày càng nhiều nhất là tại các nước<br />
Đông Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông,<br />
Trung Quốc, Singapore… Nước ta cũng có vài<br />
báo cáo về bệnh lý này. Qua các nghiên cứu đã<br />
cho thấy, bệnh lý này cũng gặp khá nhiều tại các<br />
nước phương Đông trong đó có nước ta nhưng<br />
có sự khác biệt khá rõ về đặc điểm bệnh lý đó là<br />
đối tượng mắc bệnh thường trẻ hơn, phân bố<br />
nhiều ở đại tràng phải và số lượng túi thừa hiện<br />
diện ít hơn.<br />
Do những đặc điểm bệnh lý như trên, việc<br />
theo dõi, thái độ xử trí cũng khác biệt so với<br />
phương Tây, đặc biệt đối tượng bị bệnh thường<br />
trẻ, khả năng gặp biến chứng trong tương lai sẽ<br />
nhiều. Do đó, việc khảo sát các biến chứng, mức<br />
độ nguy hiểm của biến chứng, cách xử lý biến<br />
chứng là rất cần thiết để có thái độ xử lý thích<br />
hợp cho những bệnh nhân mắc bệnh này. Mục<br />
tiêu của nghiên cứu là khảo sát các biến chứng<br />
của bệnh túi thừa đại tràng đồng thời rút ra một<br />
số đặc điểm của bệnh lý này.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br />
<br />
và các bệnh kèm theo của từng trường hợp. Từ<br />
các thông tin đó, chúng tôi chọn được những<br />
trường hợp theo tiêu chuẩn nghiên cứu. Với cách<br />
làm này, chúng tôi chọn được tương đối chính<br />
xác các trường hợp thực sự bị bệnh túi thừa đại<br />
tràng nhưng không đảm bảo chọn hết được tất<br />
cả các bệnh nhân túi thừa đại tràng nhập viện vì<br />
có thể có những trường hợp bệnh nhân không<br />
được nhập đúng mã ICD. Để hạn chế điều này,<br />
chúng tôi truy cập thêm dữ liệu từ khoa giải<br />
phẫu bệnh lý, các mẫu bệnh phẩm là đại tràng<br />
trong thời gian nghiên cứu được quan tâm, và đã<br />
tìm thêm được một số trường hợp bệnh lý túi<br />
thừa nhưng được chẩn đoán lầm là u đại tràng,<br />
viêm đại tràng hay không xác định…<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Tất cả các trường hợp vào viện vì các biến<br />
chứng của bệnh túi thừa đại tràng tại BV Nhân<br />
Dân Gia Định trong thời gian 5 năm, từ tháng 1<br />
năm 2010 đến tháng 9 năm 2014.<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh: Bệnh nhân được chọn<br />
vào nghiên cứu nếu có ít nhất 1 tiêu chuẩn sau:<br />
Tiêu chuẩn trên MSCT: Có ít nhất 1 hình ảnh<br />
túi thừa (bắt buộc), nếu túi thừa viêm thì phải có<br />
thêm 2 tiêu chuẩn sau: dấu hiệu viêm, thâm<br />
nhiễm mỡ quanh túi thừa và thành đại tràng dày<br />
trên 4mm.<br />
Những bệnh nhân có túi thừa thấy được qua<br />
soi đại tràng.<br />
<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
<br />
Những bệnh nhân được ghi nhận trong mổ<br />
xác định biến chứng của túi thừa đại tràng.<br />
<br />
Nghiên cứu mô tả cắt ngang (cross-sectional<br />
study).<br />
<br />
Những bệnh nhân được xác định qua giải<br />
phẫu bệnh sau mổ.<br />
<br />
Phương pháp<br />
<br />
Các thông số như tuổi, giới, đặc điểm túi<br />
thừa, các biến chứng, mức độ nặng, phương<br />
pháp chẩn đoán… được thu thập. Mã hoá và xử<br />
lý thống kê bằng phần mềm SPSS 16.<br />
<br />
Từ chương trình quản lý bệnh nhân của<br />
bệnh viện, chúng tôi truy cập tất cả các bệnh<br />
nhân nhập viện có mã ICD là K57.x. Sau đó tiếp<br />
tục truy cập thông tin về siêu âm, MSCT, nội soi,<br />
thông tin phẫu thuật (nếu bệnh nhân có mổ), kết<br />
quả giải phẫu bệnh… Ngoài ra, từ chương trình<br />
quản lý bệnh nhân của bệnh viện, chúng tôi<br />
cũng biết được số lần nhập viện, số ngày điều trị<br />
<br />
182<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Từ tháng 1 năm 2010 đến tháng 9 năm 2014<br />
có tổng số 601 lượt bệnh nhân được chẩn đoán<br />
bệnh túi thừa đại tràng với mã bệnh là K57 (ICD<br />
10), chúng tôi chọn được 462 trường hợp thoả<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
tiêu chuẩn nghiên cứu. Trong đó 415 trường hợp<br />
túi thừa chỉ có ở đại tràng bên phải (90%), 47<br />
trường hợp còn lại là túi thừa bên trái hoặc có ở<br />
khắp đại tràng (bảng 1). Cũng trong khoảng thời<br />
gian trên, số ca viêm ruột thừa phải mổ là 8513<br />
trường hợp. Tỉ lệ viêm túi thừa đại tràng phải<br />
trên số trường hợp mổ ruột thừa xấp xỉ 1:20<br />
Bảng 1: Đặc điểm phân bố của túi thừa trên đại<br />
tràng.<br />
Kiểu túi thừa<br />
Túi thừa manh tràng<br />
Túi thừa đại tràng lên<br />
Đa túi thừa bên phải<br />
Đa túi thừa bên trái<br />
Đa túi thừa đại tràng<br />
<br />
Số lượng (%)<br />
Vị trí<br />
253 (54,7%)<br />
415<br />
Bên phải<br />
83 (18%) (89,8%)<br />
79 (17,1%)<br />
29 (6,3%)<br />
47<br />
Bên trái +<br />
18 (3,9%) (10,2%) khắp đại<br />
tràng<br />
<br />
180<br />
160<br />
140<br />
120<br />
100<br />
80<br />
60<br />
40<br />
20<br />
0<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
156<br />
117<br />
95<br />
58<br />
36<br />
<br />
2010<br />
<br />
2011<br />
<br />
2012<br />
<br />
2013 2014 (9<br />
tháng)<br />
<br />
Biểu đồ 1. Số lượng ca trong từng năm.<br />
<br />
Giới<br />
Nam chiếm 65%; Tỉ lệ nam: Nữ là 1,9: 1. Nam<br />
gần gấp đôi nữ.<br />
<br />
Phân bố theo năm<br />
Năm 2010, 2011 ít đáng kể so với các năm<br />
sau vì các bác sĩ chưa quen nhập đúng mã ICD<br />
của bệnh túi thừa, nhiều bệnh bị thất lạc do nhập<br />
ICD sai (biểu đồ 1).<br />
<br />
Tuổi trung bình là 41 (thay đổi từ 13 đến 91).<br />
Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân túi thừa<br />
bên phải trẻ hơn đáng kể so với bên trái, tương<br />
ứng là 39 và 59.<br />
Hầu hết bệnh nhân vào viện trong tình trạng<br />
viêm túi thừa chưa biến chứng, 416 trường hợp<br />
chiếm tới 90% (Bảng 2), các thể lâm sàng khác<br />
bao gồm áp xe, viêm phúc mạc, rò, lầm u đại<br />
tràng, xuất huyết tiêu hoá. Các phương pháp<br />
điều trị cho bệnh nhân chưa thật sự thống nhất,<br />
nhiều trường hợp chỉ chẩn đoán được khi mổ.<br />
<br />
Bảng 2: Các biến chứng và phương pháp điều trị.<br />
Thể lâm sàng<br />
Tình cờ<br />
Viêm<br />
Áp xe<br />
Viêm phúc mạc<br />
Rò<br />
Khối u<br />
Xuất huyết tiêu hoá<br />
Tổng<br />
<br />
Điều trị nội<br />
4<br />
343<br />
3<br />
0<br />
1<br />
7<br />
4<br />
362<br />
<br />
Điều trị<br />
Điều trị nội (mổ)<br />
Cắt túi thừa<br />
0<br />
0<br />
36<br />
32<br />
0<br />
0<br />
0<br />
6<br />
0<br />
0<br />
0<br />
1<br />
0<br />
0<br />
36<br />
39<br />
<br />
Căn cứ chẩn đoán và thái độ điều trị thay đổi<br />
theo thời gian (Bảng 3). Thời gian đầu, chẩn<br />
đoán được trước mổ rất ít, nhưng càng về sau thì<br />
khả năng chẩn đoán được bệnh bằng việc sử<br />
<br />
Cắt đại tràng<br />
0<br />
5<br />
7<br />
8<br />
2<br />
3<br />
0<br />
25<br />
<br />
Tổng<br />
4<br />
416<br />
10<br />
14<br />
3<br />
11<br />
4<br />
462<br />
<br />
dụng MSCT tăng cao. Tương tự vậy, khi đã chẩn<br />
đoán được trước mổ nên điều trị không mổ cũng<br />
tăng hơn.<br />
<br />
Bảng 3: Cách chẩn đoán và điều trị.<br />
Năm<br />
2010<br />
2011<br />
2012<br />
2013<br />
<br />
Mổ<br />
29<br />
29<br />
21<br />
9<br />
<br />
Ngoại Tổng Quát<br />
<br />
Căn cứ chẩn đoán<br />
MSCT<br />
Nội soi<br />
2<br />
4<br />
26<br />
3<br />
84<br />
12<br />
137<br />
10<br />
<br />
GPB<br />
1<br />
0<br />
0<br />
0<br />
<br />
Điều trị<br />
Điều trị nội Điều trị nội (mổ) Cắt túi thừa Cắt đại tràng<br />
6<br />
16<br />
8<br />
6<br />
30<br />
14<br />
9<br />
5<br />
96<br />
3<br />
13<br />
5<br />
142<br />
0<br />
8<br />
6<br />
<br />
183<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
Năm<br />
Mổ<br />
7<br />
<br />
2014<br />
<br />
Căn cứ chẩn đoán<br />
MSCT<br />
Nội soi<br />
80<br />
8<br />
<br />
GPB<br />
0<br />
<br />
Hình ảnh thủng túi thừa trên MSCT có 33<br />
trường hợp, đa số chỉ có hơi cạch đại tràng hoặc<br />
túi thừa mất liên tục, một số có hơi tự do trong<br />
bụng. 24 trong số đó được quyết định điều trị<br />
<br />
Điều trị<br />
Điều trị nội Điều trị nội (mổ) Cắt túi thừa Cắt đại tràng<br />
88<br />
3<br />
1<br />
3<br />
<br />
nội. Bệnh túi thừa bên trái có xu hướng được mổ<br />
cắt đại tràng nhiều hơn so với bên phải (8/47 bên<br />
trái so với 17/415 của bên phải) (Bảng 4).<br />
<br />
Bảng 4: Các yếu tố ảnh hưởng tới điều trị.<br />
Yếu tố ảnh hưởng<br />
Thủng túi thừa/<br />
MSCT<br />
Vị trí túi thừa<br />
<br />
Không thủng<br />
Thủng<br />
Đại tràng phải<br />
Đại tràng trái<br />
<br />
Điều trị nội<br />
338<br />
24<br />
324<br />
38<br />
<br />
Điều trị<br />
Mổ không can thiệp Cắt túi thừa Cắt đại tràng<br />
36<br />
38<br />
17<br />
0<br />
1<br />
8<br />
36<br />
38<br />
17<br />
0<br />
1<br />
8<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Với thiết kế nghiên cứu nhằm tìm ra các<br />
bệnh nhân được chẩn đoán chính xác nhất bệnh<br />
túi thừa đại tràng và các biến chứng của nó,<br />
trong gần năm năm chúng tôi có được 462<br />
trường hợp với tiêu chuẩn chẩn đoán khá chắc<br />
chắn. Như vậy mỗi năm có hàng trăm trường<br />
hợp bệnh túi thừa đại tràng phải nhập viện tại<br />
bệnh viện chúng tôi, tương ứng trong thời gian<br />
này có hơn 8 ngàn trường hợp mổ cắt ruột thừa<br />
(cứ 20 trường hợp mổ cắt ruột thừa thì có 1 ca<br />
viêm túi thừa nhập viện). Con số thực tế chắc<br />
còn cao hơn do nhiều trường hợp không được<br />
chẩn đoán và các trường hợp không chắc chắn bị<br />
chúng tôi loại ra. Ngoài ra, thời gian đầu, nhiều<br />
bác sĩ vẫn chưa có ý thức chẩn đoán bệnh này,<br />
nên nhiều trường hợp đã bị bỏ sót hay chẩn<br />
đoán nhầm với bệnh lý khác. Một lý do giải thích<br />
cho việc chẩn đoán lầm này kéo dài là do đa số<br />
bệnh biểu hiện không đặc hiệu(4), dễ nhầm với<br />
các bệnh lý tiêu hoá thường gặp khác. Hơn nữa<br />
bệnh thường đáp ứng với điều trị nội khoa bằng<br />
các kháng sinh thông thường hoặc thậm chí tự<br />
hết sau vài ngày(8), vì vậy nên thường bị bỏ qua.<br />
Một số diễn tiến nặng sang các biến chứng như<br />
áp xe hay viêm phúc mạc phải mổ thì cũng<br />
không dễ cho hầu hết các phẫu thuật viên có thể<br />
nhận biết được nguyên nhân là túi thừa. Kết quả<br />
giải phẫu bệnh thì phải nhiều ngày sau mới có<br />
nên dễ bị bỏ qua. Việc nhập mã ICD không đúng<br />
<br />
184<br />
<br />
Tổng<br />
429<br />
33<br />
415<br />
47<br />
<br />
cũng là một lý do khiến chúng tôi có thể để sót<br />
các bệnh nhân trong giai đoạn trên (lúc đầu ít bác<br />
sĩ dùng mã K57 mà thường nhập giống như ruột<br />
thừa). Ở chiều ngược lại, khi đã biết tới bệnh này<br />
thì nhiều người cũng lại quá dễ dàng chẩn đoán<br />
mà không cần có các tiêu chuẩn chắc chắn, khiến<br />
cho lượng bệnh tăng ảo.<br />
Tỉ lệ nam: nữ rất khác nhau trong các báo<br />
cáo. Nghiên cứu của Hussain cho thấy, tuổi<br />
trung bình là 73 và tỉ lệ nữ chiếm tới 72%(7).<br />
Nhiều nghiên cứu lại thể hiện ngược lại, đặc biệt<br />
là ở độ tuổi dưới 50, bệnh gặp nhiều hơn ở nam.<br />
Điều này cũng được thể hiện trong nghiên cứu<br />
của chúng tôi, với tuổi trung bình là 41, bệnh ưu<br />
thế rõ ở nam, nhiều gần gấp đôi nữ. Nếu chỉ tính<br />
túi thừa bên phải thì tuổi trung bình chỉ là 39<br />
tuổi, độ tuổi này cũng phù hợp với các nghiên<br />
cứu ở các nước Á đông.<br />
Thời gian đầu, rất ít bệnh nhân được chẩn<br />
đoán viêm túi thừa và phần lớn chẩn đoán khi<br />
mổ, về sau nhờ siêu âm và chụp cắt lớp vi tính<br />
nên nhiều bệnh nhân chẩn đoán được hơn. Đây<br />
là 2 phương tiện rất hữu ích để chẩn đoán xác<br />
định cũng như chẩn đoán biến chứng, mức độ<br />
nặng nhẹ của các biến chứng, đặc biệt là chụp cắt<br />
lớp vi tính(8). Nội soi đại tràng được xem là đặc<br />
hiệu tuy nhiên dễ bỏ sót túi thừa, nhất là các<br />
trường hợp túi thừa đơn độc ở đại tràng phải.<br />
Đặc biệt nôi soi rất hạn chế trong việc đánh giá<br />
biến chứng (ngoại trừ xuất huyết tiêu hoá).<br />
Nhưng đây là phương tiện tốt nhất để khảo sát<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
các bệnh kèm theo trong lòng đại tràng. Nghiên<br />
cứu của chúng tôi, 2 năm đầu chẩn đoán chủ yếu<br />
dựa vào mổ, các năm sau chẩn đoán dựa vào<br />
siêu âm và chụp cắt lớp vi tính đã tăng lên vượt<br />
trội, tính chung thì hơn 70% trường hợp được<br />
chẩn đoán dựa vào phương tiện này.<br />
Về đặc điểm phân bố cũng như số lượng túi<br />
thừa trên đại tràng. Gần 90% các trường hợp<br />
trong nghiên cứu của chúng tôi có túi thừa nằm<br />
bên đại tràng phải.<br />
Về biểu hiện lâm sàng: Hầu hết là biểu hiện<br />
viêm không biến chứng (90%). Theo y văn, túi<br />
thừa đại tràng là nguyên nhân hàng đầu gây<br />
xuất huyết tiêu hoá dưới(12), đặc biệt là túi thừa<br />
đại tràng phải thường dễ xuất huyết tiêu hoá<br />
hơn các vị trí khác(6, 13) và diễn tiến nặng hơn. Tuy<br />
nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi, dù bệnh<br />
chủ yếu ở đại tràng phải nhưng xuất huyết tiêu<br />
hoá đặc biệt rất hiếm, mà lại xảy ra trên bệnh<br />
nhân đa túi thừa chậu hông hoặc khắp đại tràng.<br />
Giống như nhận định của tác giả Lewis(11), các<br />
bệnh nhân xuất huyết tiêu hoá trong nghiên cứu<br />
của chúng tôi đều có đặc điểm là lớn tuổi, có<br />
kèm theo nhiều bệnh nội khoa, tuy nhiên vì số<br />
lương quá ít nên chúng tôi không có kết luận gì.<br />
Theo một số tác giả, biến chứng xuất huyết tiêu<br />
hoá do túi thừa ngày càng tăng trong khi chung<br />
tôi lại rất ít gặp, lý giải cho điều này, một phần có<br />
thể do chúng tôi không thu thập được đầy đủ<br />
các bệnh nhân xuất huyết tiêu hoá do túi thừa<br />
đại tràng bởi hạn chế của phương pháp lấy mẫu<br />
dựa vào mã ICD trong phần mềm quản lý của<br />
bệnh viện (hầu hết các bệnh nhân xuất huyết<br />
tiêu hoá không được nhập mã ICD chính xác).<br />
Biểu hiện khối u cũng là vấn đề đáng quan<br />
tâm, làm cho bệnh nhân rất lo lắng, khối u<br />
thường được chẩn đoán qua lâm sàng, siêu âm<br />
và MSCT. Hầu hết được loại trừ sau khi được<br />
nội soi đại tràng. Cá biệt có 1 trường hợp bị chẩn<br />
đoán ung thư manh tràng ngay cả sau khi soi và<br />
thậm chí lúc mổ vẫn nghĩ nhiều tới ung thư xâm<br />
lấn (T4). Chỉ sau khi có kết quả giải phẫu bệnh<br />
sau mổ mới khẳng định đó chỉ là khối viêm kèm<br />
theo các túi thừa khác của manh tràng.<br />
<br />
Ngoại Tổng Quát<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Cho dù đã có nhiều hướng dẫn điều trị bệnh<br />
túi thừa đại tràng(2,3,14), đặc biệt là túi thừa đại<br />
tràng trái. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều quan điểm<br />
trái ngược trong việc xử trí(5). Có xu hướng ủng<br />
hộ việc mổ cắt bỏ vì cho rằng đáp ứng với điều<br />
trị nội ngày càng thấp ở những lần tái phát trong<br />
khi nguy cơ biến chứng lại càng cao nếu buộc<br />
phải mổ ở bệnh nhân tái phát nhiều lần(1). Xu<br />
hướng khác lại muốn điều trị bảo tồn và đưa các<br />
bằng chứng bảo vệ quan điểm của mình. Riêng<br />
túi thừa đại tràng phải thì lại có thêm nhiều<br />
điểm khác biệt, do đó chúng ta không nên áp<br />
dụng một cách máy móc một hướng dẫn nào đó<br />
cho tất cả. Thái độ khôn ngoan là biết rõ các<br />
phương pháp điều trị, ưu và nhược điểm của<br />
từng phương pháp và áp dụng cho từng bệnh<br />
nhân(15) phù hợp với các đặc điểm riêng của họ<br />
về độ tuổi, sức khoẻ, lối sống, công việc…<br />
Dấu hiệu thủng túi thừa trên MSCT không<br />
đồng nghĩa với chỉ định mổ, ngoại trừ trường<br />
hợp lâm sàng có dấu hiệu viêm phúc mạc(9) kèm<br />
khí tự do. Các trường hợp khác có dấu hiệu trên<br />
CT như bóng khí cạnh túi thừa hay cạnh đại<br />
tràng, túi thừa mất liên tục… nhưng lâm sàng<br />
không có biểu hiện viêm phúc mạc thì vẫn có thể<br />
điều trị bảo tồn. Chúng tôi có 24/33 trường hợp<br />
có biểu hiện thủng túi thừa trên MSCT nhưng<br />
vẫn điều trị bảo tồn thành công.<br />
Trong các báo cáo trước đây, chúng tôi báo<br />
cáo loạt ca cắt túi thừa nội soi với kết quả sớm rất<br />
tốt(10), trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ tìm<br />
được 38 trường hợp, khá nhiều trường hợp đã<br />
không được tìm ra với phương pháp lấy mẫu<br />
này do lỗi nhập mã ICD ban đầu. Còn rất nhiều<br />
điều cần bàn về phương pháp này, với kỹ thuật<br />
không khó khăn, thực hiện an toàn và không<br />
biến chứng thì cho thấy có vẻ đó là phương pháp<br />
hứa hẹn cho các bệnh nhân trẻ, túi thừa ít hoặc<br />
đơn độc. Trong nghiên cứu này, hơn 70% các<br />
trường hợp là túi thừa đơn độc ở đại tràng phải.<br />
Nhưng phương pháp cắt túi thừa không có<br />
nhiều ý nghĩa nếu là đa túi thừa vì bệnh nhân<br />
vẫn có thể bị biến chứng trong tương lai bởi các<br />
túi thừa còn lại, và việc phải trải qua cuộc mổ để<br />
<br />
185<br />
<br />