Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017<br />
<br />
<br />
KHẢO SÁT SỰ BIẾN THIÊN CỦA NỒNG ĐỘ PHÂN SUẤT KHÍ NITRIC<br />
OXIDE TRONG HƠI THỞ RA (FeNO) Ở BỆNH NHI HEN<br />
TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1<br />
Nguyễn Ngọc Huyền Mi*, Lê Đông Nhật Nam**, Đinh Xuân Anh Tuấn**, Trần Anh Tuấn***,<br />
Phan Hữu Nguyệt Diễm****<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: FeNO tăng trong bệnh hen, nhưng giá trị của FeNO trong dự báo mất kiểm soát hen thì vẫn<br />
còn nhiều tranh cãi. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm khảo sát khả năng của FeNO trong việc dự báo<br />
mất kiểm soát hen ở các bệnh nhi hen sau khi xuất viện.<br />
Phương pháp NC: 55 trẻ (34 nam, 21 nữ, độ tuổi: 4-14 tuổi, trung bình = 7,9 ± 2,5 tuổi), trong đó có 40 trẻ<br />
nhập viện theo dõi trong khoảng 48 giờ hoặc hơn. FeNO (NIOX VERO, Aerocrine) được đo vào thời điểm đến<br />
khám, sau đó đo lần lượt vào thời điểm 24h, 48h, sau xuất viện 1 tuần với nhóm nhập viện, và 1 tháng sau lần<br />
khám đầu với tất cả BN. Phân tích Bayes được sử dụng để đánh giá sự thay đổi FeNO.<br />
Kết quả: Tại thời điểm đầu, FeNO ở ngưỡng trung bình đến cao, trung vị = 11,5 ppb (5 – 51 ppb) được ghi<br />
nhận trên nhóm BN có cơn hen. Mô hình phân bố FeNO cho thấy FeNO giảm có ý nghĩa thống kê trong vòng<br />
48h sau nhập viện (khoảng tin cậy 95% từ -1 đến -20% lúc 24 giờ; yếu tố Bayes (BF) = 332,33 sau đó từ -21 đến -<br />
58% lúc 48h; BF=249), so với lần đầu. Một tuần sau xuất viện, FeNO có xu hướng tăng so với FeNO lúc 48h<br />
(BF=362,64). Sau khi xuất viện, sự thay đổi FeNO lúc 1 tháng so với lúc 1 tuần càng cao thì nguy cơ mất kiểm<br />
soát hen càng cao so với sự thay đổi FeNO ở những trẻ có tình trạng lâm sàng vẫn ổn định trong quá trình theo<br />
dõi (BF=84,11).<br />
Kết luận: Điều trị với corticosteroid uống làm giảm FeNO có ý nghĩa thống kê song hành với cải thiện triệu<br />
chứng lâm sàng trong vòng 48 giờ đầu sau cơn hen ở trẻ em. Việc theo dõi viêm đường thở sau khi xuất viện có<br />
thể giúp dự báo nguy cơ mất kiểm soát hen và tái phát cơn hen sau xuất viện.<br />
Từ khóa: FeNO, phân suất khí Nitric oxide trong hơi thở ra.<br />
ABSTRACT<br />
SURVEY OF VARIATION OF FRACTIONAL EXHALED NITRIC OXIDE IN PETRIATRIC ASTHMA IN<br />
CHILDREN’S HOSPITAL 1<br />
Nguyen Ngoc Huyen Mi, Le Dong Nhat Nam, Dinh Xuan Anh Tuan, Tran Anh Tuan,<br />
Phan Huu Nguyet Diem<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 1 - 2017: 278 - 285<br />
<br />
Background: FeNO is increased in asthma, but its value to predict exacerbation is debated. We aimed to<br />
assess the ability of FeNO to predict the occurrence of exacerbation in asthmatic children after hospitalization<br />
discharge.<br />
Methods: 55 children (34M, 21F, age range: 4-14 yrs, median = 7,9 ± 2,5 yrs), 40 of whom were<br />
subsequently hospitalized for 48 hrs or more. FeNO (NIOX VERO, Aerocrine) was measured at entry, then<br />
serially at 24h, 48h, 1 week in hospitalized patients, and at 1 month after the first visit in all patients. Level of<br />
<br />
<br />
*Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, **Đại học Cochin, Pháp, ***Đại học Y Dược TP.HCM,<br />
****Bệnh viện Nhi Đồng 1.<br />
Tác giả liên lạc: PGS.TS. Phan Hữu Nguyệt Diễm ĐT: 0908858904 Email: diem.phan@ump.edu.vn<br />
278 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
asthma control and FeNO were obtained at all visits. Bayesian analysis was used to assess FeNO changes during<br />
hospitalization and the follow-up period.<br />
Results: At baseline, moderate to high FeNO levels (Median = 11,5 ppb; range: 5-51 ppb) were observed in<br />
hospitalized children. Posterior distribution showed that FeNO decreased significantly during the first 48h of<br />
hospitalization (95%CI of decreasing rates were -1 to -20% at 24h; Bayes factor (BF) = 332,33 then -21 to -58% at<br />
48h; BF=249), compared to baseline. One week after hospitalization, FeNO values had a tendency to increase<br />
(BF=362,64) as compared with FeNO levels at 48h. After hospitalization discharge, the higher the FeNO change<br />
measured at the first month with regards to FeNO measured at first week the greater the risk of exacerbation as<br />
compared with FeNO change in children whose clinical conditions remained stable during the follow-up period<br />
(BF=84,11).<br />
Conclusions: Treatment with oral corticosteroid significantly decreased FeNO whilst improving clinical<br />
symptoms during the first 48h after acute exacerbations in asthmatic children. Monitoring airways inflammation<br />
after hospitalization discharge may help to predict the risk of asthma relapse and reoccurrence of asthma<br />
exacerbations after hospitalization discharge.<br />
Keywords: FeNO.<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ này trong mối tương quan với tình trạng lâm<br />
sàng trước và sau khi được điều trị cắt cơn, và<br />
Nitric oxide (NO) là một chất khí và là một<br />
ở giai đoạn phòng ngừa bằng corticosteroid<br />
chất dẫn truyền thông tin trong và giữa các tế hít ở bệnh nhi hen nhập viện vì đợt kịch phát<br />
bào, luôn hiện diện trong nhiều hoạt động sinh hen, tại khoa Hô hấp và Nội tổng quát 2 của<br />
lý của cơ thể. Vì sự tổng hợp NO tăng lên khi có Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM, từ tháng<br />
đáp ứng viêm của cơ thể nên NO có thể sử dụng 12/2015 đến tháng 04/2016.<br />
như là chất đánh dấu viêm cấp và / hoặc mạn<br />
tính. Việc đo lường phân suất nồng độ NO trong Mục tiêu cụ thể<br />
hơi thở ra (FeNO) nhằm phát hiện viêm đường Xác định giá trị trung bình của FeNO trên<br />
dẫn khí, từ đó cải thiện chẩn đoán hen cũng như những bệnh nhi có và không có cơn hen<br />
cải thiện kiểm soát bệnh hen nhắm trúng đích, kịch phát.<br />
đang là một trong những xu thế nghiên cứu mới Xác định tỷ lệ của từng phân độ FeNO trong<br />
gần đây trong lĩnh vực hô hấp. Phương pháp đo thời gian nằm viện theo độ nặng cơn hen<br />
FeNO đang được xem như là một phương tiện kịch phát.<br />
đánh giá chức năng hô hấp mới, dễ sử dụng và Xác định sự biến thiên của FeNO trên những<br />
có thể đo lặp lại nhiều lần. Mục tiêu lâu dài của bệnh nhi nằm viện trong thời gian nằm viện, lúc<br />
nghiên cứu này là xây dựng mô hình dự đoán tái khám 1 tuần và 1 tháng sau xuất viện.<br />
cơn hen kịch phát trong quá trình kiểm soát hen<br />
Xác định sự biến thiên của FeNO giữa 2<br />
dựa trên chỉ số FeNO. Hoàn thành mục tiêu này<br />
nhóm có và không có mất kiểm soát hen trong<br />
sẽ giúp cho việc điều chỉnh kiểm soát hen chính<br />
quá trình theo dõi.<br />
xác hơn và nhận diện những cá nhân có nguy cơ<br />
vào cơn hen kịch phát cao để can thiệp sớm và ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br />
giảm quy mô tử vong vì hen trong cộng đồng Đối tượng nghiên cứu<br />
Việt Nam.<br />
Nghiên cứu được tiến hành với thiết kế<br />
Mục tiêu tổng quát nghiên cứu hàng loạt ca tiến cứu theo thời gian<br />
Khảo sát nồng độ phân suất khí NO trong trên các đối tượng bệnh nhi 4 - ≤ 15 tuổi được<br />
khí thở ra (FeNO) và sự biến thiên của chỉ số chẩn đoán hen và đến khám tại BVNĐ1.<br />
<br />
<br />
<br />
Nhi Khoa 279<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017<br />
<br />
Mẫu khảo sát gồm 55 bệnh nhi (7,9 ± 2,5 loại mức độ nặng và mức độ kiểm soát hen<br />
tuổi) có chẩn đoán xác định hen (trong đó 40 dựa theo tài liệu GINA 2014.<br />
trường hợp nhập viện và điều trị cắt cơn hen Phương pháp nghiên cứu<br />
kịch phát). Biến số kết quả là FeNO được khảo<br />
Phương pháp thống kê: Phân tích số liệu :<br />
sát lặp lại (máy NIOX VERO-Aerocrine) trên<br />
được thực hiện bằng ngôn ngữ lập trình thống<br />
mỗi bệnh nhi tại 5 thời điểm: T0 = thời điểm<br />
kê R. Phương pháp hồi quy theo Bayes được<br />
đến khám, sau 24 giờ, 48 giờ nằm viện, 1 tuần<br />
áp dụng cho cả 2 câu hỏi nghiên cứu. Suy diễn<br />
và 1 tháng sau khi xuất viện. Tiêu chuẩn phân<br />
thống kê dựa vào tỉ trọng chứng cứ<br />
(Bayes factor).<br />
Sơ đồ nghiên cứu<br />
BN hen thỏa tiêu chuẩn chọn vào và không có tiêu chuẩn loại trừ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
- Thông tin và lấy phiếu chấp thuận tham gia nghiên cứu<br />
- Ghi nhận triệu chứng lâm sàng, phân độ cơn hen nếu có,<br />
chỉ định phòng ngừa theo phác đồ<br />
- Đo FeNO lần 1 (T0)<br />
<br />
<br />
<br />
Có chỉ định Không có chỉ định<br />
nhập viện nhập viện<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
- Đo FeNO lần 2 sau 24h (T1) và lần 3 sau 48h (T2)<br />
- Ghi nhận dữ liệu lâm sàng sau đợt điều trị<br />
- Hẹn tái khám tại khoa sau 1 tuần<br />
<br />
<br />
<br />
Sau 1 tuần Loại BN bỏ tái<br />
khám<br />
<br />
- Đo FeNO lần 4 (T3)<br />
- Hẹn tái khám sau 1 tháng<br />
<br />
Loại Sau 1 tháng<br />
Sau 1 tháng Loại BN bỏ<br />
tái khám<br />
- Đo FeNO lần 5 (T4) - Đo FeNO lần 2 (T’1)<br />
- Ghi nhận mức độ kiểm soát hen - Ghi nhận mức độ kiểm soát hen<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
280 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU lệ 100%).<br />
<br />
Bảng 1: Đặc điểm lâm sàng của dân số nghiên cứu. 100%<br />
90%<br />
Đặc trưng dân số nghiên cứu Số lượng Tỷ lệ (%) 80%<br />
70%<br />
(người) 60%<br />
Giới nam 34 61,8 50%<br />
40%<br />
Cơ địa dị ứng 38 69,1 30%<br />
20%<br />
Độ nặng của hen 10%<br />
0%<br />
Hen ngắt quãng 42 76,4 T0<br />
24h<br />
Hen dai dẳng nhẹ 7 12,7 48h<br />
<br />
Hen dai dẳng trung bình 6 10,9 T0 24h 48h<br />
> 35 ppb 11.10% 0% 0%<br />
Hen dai dẳng nặng 0 0<br />
20 - 35 ppb 11.10% 0% 0%<br />
Độ nặng cơn hen < 20 ppb 77.80% 100% 100%<br />
Không cơn 15 27,3<br />
Cơn hen nhẹ 18 32,7 Hình 1: Phân bố tỷ lệ phân độ FeNO theo thời gian ở<br />
Cơn hen trung bình 21 38,2 nhóm cơn hen nhẹ (n = 18).<br />
Cơn hen nặng 1 1,8<br />
Khảo sát diễn tiến phân độ FeNO theo ATS ở<br />
Phòng ngừa hen (trước khi vào<br />
nghiên cứu) nhóm BN cơn hen trung bình<br />
Không phòng ngừa 31 56,3<br />
Corticoid dạng hít (ICS) 10 18,2 100%<br />
ICS + đồng vận beta tác 4 7,3<br />
dụng kéo dài 50%<br />
10 18,2<br />
Kháng leucotrien<br />
0%<br />
Kết quả theo dõi diễn tiến FeNO<br />
T0<br />
Tại thời điểm nhập viện: Có sự tương phản 24h<br />
48h<br />
về FeNO giữa 2 phân nhóm có và không có<br />
T0 24h 48h<br />
cơn hen kịch phát, với FeNO trung vị lần lượt<br />
> 35 ppb 4.80% 0% 0%<br />
là 11,5 ppb và 15 ppb, tuy nhiên không có ý<br />
20 - 35 ppb 19.00% 11% 0%<br />
nghĩa thống kê.<br />
< 20 ppb 76.20% 89% 100%<br />
Tỷ lệ của từng phân độ FeNO (theo ATS)<br />
theo độ nặng cơn hen kịch phát Hình 2: Phân bố tỷ lệ phân độ FeNO theo thời gian ở<br />
Khảo sát diễn tiến phân độ FeNO theo ATS ở nhóm cơn trung bình (n = 21).<br />
nhóm BN cơn hen nhẹ Trước can thiệp điều trị cơn hen kịch phát<br />
Trước can thiệp điều trị cắt cơn trên 18 BN trên 21 BN có cơn hen kịch phát mức độ trung<br />
cơn hen nhẹ: có 14 trẻ có nồng độ FeNO < 20 ppb bình, có 16 trẻ có nồng độ FeNO < 20 ppb<br />
(chiếm tỷ lệ 77,8%), có 2 trẻ có nồng độ FeNO từ (chiếm tỷ lệ 76,2%), có 4 trẻ có nồng độ FeNO<br />
20 ppb đến 35 ppb (chiếm tỷ lệ 11,1%) và 2 trẻ từ 20 ppb đến 35 ppb (chiếm tỷ lệ 19%) và 1 trẻ<br />
còn lại có nồng độ FeNO > 35 ppb (chiếm tỷ lệ còn lại có nồng độ FeNO > 35 ppb (chiếm tỷ lệ<br />
11,1%). Sau can thiệp điều trị 24 giờ có 13 trẻ 4,8%). Sau can thiệp điều trị 24 giờ có 3 BN<br />
xuất viện sau khi điều trị ổn. Còn lại 5 BN nằm được xuất viện. Còn lại 18 BN nằm viện sau 24<br />
viện sau 24 giờ có FeNO lúc 24 giờ sau điều trị giờ, trong đó hầu hết BN này có chỉ số FeNO<br />
đều dưới 20 ppb (chiếm tỷ lệ 100%). Sau nằm sau can thiệp 24 giờ đều < 20 ppb (16 BN,<br />
viện 48 giờ có 15 trẻ đã xuất viện sau khi điều trị chiếm tỷ lệ 88,9%). Sau can thiệp điều trị nằm<br />
ổn. Còn lại 3 BN nằm viện sau 48 giờ có FeNO viện 48 giờ có 9 BN được xuất viện. Còn lại 12<br />
lúc 48 giờ sau điều trị đều dưới 20 ppb (chiếm tỷ BN nằm viện sau 48 giờ có FeNO lúc 48 giờ<br />
<br />
<br />
Nhi Khoa 281<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017<br />
<br />
sau điều trị đều dưới 20 ppb (chiếm hướng diễn biến của FeNO giảm dần trong thời<br />
tỷ lệ 100%). gian điều trị tại BV. Tại thời điểm tái khám 1<br />
Khảo sát diễn tiến phân độ FeNO theo ATS tuần và 1 tháng, FeNO có khuynh hướng gia<br />
trên 1 BN nhập viện vì cơn hen kịch phát mức tăng trở lại.<br />
độ nặng<br />
<br />
80<br />
70<br />
67<br />
60<br />
50 51<br />
40<br />
FeNO<br />
30 31<br />
20<br />
10<br />
0<br />
T0 T24h T48h<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3: Diễn tiến FeNO trên BN cơn hen nặng<br />
(n = 1).<br />
Diễn tiến FeNO ở 1 BN nặng trong nghiên<br />
cứu cũng cho thấy tại thời điểm đầu tiên lúc<br />
vào cơn (T0) và 24 giờ sau, thì FeNO ở ngưỡng<br />
cao theo phân độ ATS (> 35 ppb); sau 48 giờ<br />
nằm viện, FeNO đã giảm ở ngưỡng trung bình<br />
(20 – 35 ppb).<br />
Hình 4: Diễn tiến của FeNO từ T0 đến 24h, 48h, 1<br />
Sự biến thiên chung của FeNO theo thời gian<br />
tuần và 1 tháng ở nhóm nhập viện.<br />
Biểu đồ hộp (hình 4) mô tả ngắn gọn các giá<br />
trị trung vị với khoảng tứ phân vị 25% và 75%<br />
của FeNO tại các thời điểm lần đầu, 24 giờ, 48<br />
giờ ở nhóm BN nhập viện, cho thấy khuynh<br />
Bảng 2: Kết quả yếu tố Bayes của Log(FeNO) qua 5 thời điểm T0, 24h, 48h, 1 tuần và 1 tháng sau.<br />
Nội dung giả thuyết H1 Tỉ trọng chứng cứ Mức độ đáng tin cậy<br />
(yếu tố Bayes)<br />
FeNO trung bình lúc 24h thấp hơn lúc nhập viện (T0) 332,33 Cực kỳ cao<br />
FeNO trung bình lúc 48h thấp hơn 24h trước đó 249 Cực kỳ cao<br />
FeNO 1 tuần sau tăng cao hơn so với lúc 48h 362,64 Cực kỳ cao<br />
FeNO 1 tháng sau tăng cao hơn FeNO lúc 1 tuần sau 234,29 Cực kỳ cao<br />
FeNO vào 1 tuần sau vẫn còn thấp hơn FeNO trong đợt kịch phát trước đó (T0) 104,26 Cực kỳ cao<br />
<br />
FeNO vào 1 tháng sau vẫn còn thấp hơn FeNO trong đợt kịch phát trước đó (T0) 0,17 Loại bỏ giả thuyết H1<br />
<br />
FeNO vào 1 tháng sau cao hơn FeNO trong đợt kịch phát trước đó (T0) 5,91 Trung bình, không<br />
đáng tin cậy<br />
Kết quả khảo sát ban đầu bằng tỉ trọng sau 24 giờ giảm so với lúc mới nhập viện, và<br />
chứng cứ mô hình Bayes về xu hướng FeNO FeNO sau 48 giờ tiếp tục giảm so với thời điểm<br />
trong thời gian nằm viện cho thấy FeNO giảm 24 giờ. Sau xuất viện, FeNO tăng dần trở lại với<br />
dần trong thời gian điều trị cắt cơn tại BV. FeNO FeNO lúc 1 tuần tăng cao hơn so với thời điểm<br />
<br />
<br />
<br />
282 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
lần cuối cùng đo khi nằm viện (48 giờ). Ở lần tái có và không có mất kiểm soát hen sau 1 tháng<br />
khám thứ 2 sau 1 tháng, FeNO đã tăng cao rõ rệt theo dõi. Ở nhóm mất kiểm soát hen, % hiệu<br />
so với lần tái khám trước đó, tuy nhiên khi so với số FeNO 1 tháng – FeNO l tuần là 136%. Ở<br />
giá trị cao nhất trong lần kịch phát khi nhập viện nhóm không bị mất kiểm soát hen, % hiệu số<br />
thì khuynh hướng cụ thể của FeNO sau 1 tháng FeNO 1 tháng – FeNO l tuần là 32%. FeNO lúc<br />
chưa rõ ràng. 1 tháng so với lúc 1 tuần thì tăng cao hơn ở<br />
Sự thay đổi FeNO và tình trạng mất kiểm nhóm có mất kiểm soát hen so với nhóm<br />
không mất kiểm soát hen, p < 0,05.<br />
soát hen<br />
Kết quả phân phối hậu nghiệm cho thấy:<br />
So sánh sự thay đổi FeNO tương đối (%)<br />
Nhóm có mất kiểm soát hen có FeNO tăng trung<br />
trong 2 lần tái khám giữa 2 nhóm có và không có<br />
bình là +136% (khoảng tin cậy 95%: +66% tới<br />
mất kiểm soát hen. Thay đổi tương đối (%) của<br />
+200,5%), trong khi nhóm không có mất kiểm<br />
FeNO giữa 2 lần tái khám, là % hiệu số FeNO<br />
soát hen thì FeNO tăng + 32% (khoảng tin cậy<br />
giữa lần tái khám lúc 1 tháng so với lần đo FeNO<br />
95%: -15% tới +82%). Giả thuyết H1 khi được<br />
gần nhất trước đó là lúc 1 tuần, ký hiệu là<br />
kiểm tra cho thấy yếu tố Bayes = 84,11 (mức độ<br />
%difFeNO. Đơn vị: %.<br />
khả tín cao) và có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng<br />
alpha = 0,05.<br />
BÀN LUẬN<br />
Giá trị FeNO trung vị trên BN có cơn hen<br />
không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với<br />
nhóm BN không có cơn hen. Kết quả quan sát<br />
của chúng tôi cũng tương tự với đa số các<br />
nghiên cứu khác trên thế giới(5,7,8,10). Một số tác<br />
giả cũng ghi nhận hiện tượng tương tự và đưa<br />
ra giả thuyết rằng đường kính của phế quản<br />
cũng có thể ảnh hưởng đến nồng độ FeNO<br />
trong khí thở ra, và chính vì thế sự co thắt<br />
đường thở có khả năng làm hạn chế luồng khí<br />
thở ra và từ đó có lẽ “làm mờ nhạt đi” tình<br />
trạng tăng nồng độ FeNO tại phế quản đang<br />
viêm, do đó không tạo ra được sự khác biệt<br />
FeNO lúc trong cơn và ngoài cơn(5,7,8,10).<br />
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về diễn<br />
tiến về giá trị trung vị của FeNO tại thời điểm lúc<br />
nhập viện – sau 24 giờ – sau 48 giờ trên nhóm<br />
BN nhập viện trong thời gian nằm viện gợi ý cho<br />
thấy giá trị FeNO có xu hướng giảm dần theo<br />
thời gian điều trị, tương tự với một vài nghiên<br />
Hình 5: Sự thay đổi FeNO tương đối giữa 2 nhóm có cứu khác trên thế giới(7,10). Sau 24h, FeNO giảm<br />
và không có mất kiểm soát hen. từ 5-10% và FeNO đạt mức thấp nhất vào lúc<br />
Biểu đồ biểu diễn sự khác biệt FeNO 48h, tương ứng với -20 tới -30% so với T0. Ở thời<br />
tương đối (tính bằng tỷ lệ % thay đổi) gợi ý có điểm sau xuất viện 1 tuần và 1 tháng (khi đã<br />
sự khác biệt về % thay đổi FeNO giữa 2 nhóm ngưng corticoid toàn thân), giá trị trung vị của<br />
<br />
<br />
<br />
Nhi Khoa 283<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017<br />
<br />
FeNO tăng dần lần lượt là 9 ppb (6 – 15,75) ppb thuẫn, ý kiến trái chiều và đó là lý do quan trọng<br />
và 14,5 ppb (10 – 26,25 ppb), đặc biệt là so với mà chúng tôi muốn nghiên cứu sử dụng FeNO<br />
thời điểm 48 giờ sau điều trị corticoid toàn thân như là một công cụ hỗ trợ tìm ra tình trạng mất<br />
5,5 ppb (5 – 8 ppb). Rõ ràng tại thời điểm tái kiểm soát hen trên lâm sàng(3). Theo kết quả<br />
khám lúc 1 tuần và 1 tháng, sau khi đã kết thúc nghiên cứu của chúng tôi, nhóm có mất kiểm<br />
đợt điều trị 3 – 5 ngày với corticoid toàn thân tại soát hen có FeNO lúc 1 tháng tăng trung bình tới<br />
BV, thì FeNO có dấu hiệu tăng lên trở lại có ý +136% (khoảng tin cậy 95%: +66% tới +200,5%) so<br />
nghĩa thống kê so với lúc đang điều trị, điều này với lúc 1 tuần (thời điểm đo FeNO gần nhất<br />
gợi ý cho thấy tình trạng viêm đường thở mạn trước đó). Trong khi đó, nhóm không có mất<br />
tính vẫn tiếp tục tồn tại sau đợt điều trị và có vẻ kiểm soát hen thì FeNO lúc 1 tháng tăng trung<br />
“phục hồi” trở về trạng thái vốn dĩ ban đầu. Hệ bình 32% (khoảng tin cậy 95%: -15% tới +82%).<br />
số biến thiên cá thể của FeNO trên một người Do khoảng tin cậy 95% của nhóm “Không bị mất<br />
khỏe mạnh là dưới 10%, hoặc không quá 4 kiểm soát hen” bao gồm giá trị 0 nên chúng ta<br />
ppb(2,3). Do đó sự thay đổi 20% đã được hội đồng không chắc chắn tuyệt đối về kết quả ở nhóm<br />
thuận ATS khuyến cáo là mốc chỉ điểm cho sự này. Tuy nhiên, giả thuyết rằng nhóm có mất<br />
tăng hoặc giảm có ý nghĩa khi đo FeNO ở các kiểm soát hen thì có % hiệu số FeNO cao hơn<br />
thời điểm khác nhau(3). Theo y văn, để đánh giá nhóm không bị mất kiểm soát hen thì cho thấy<br />
sự đáp ứng với steroid trong điều trị cắt cơn ở yếu tố Bayes = 84,11 tương ứng với mức độ khả<br />
trẻ em cần thông qua đánh giá tình trạng viêm tín cao. Một số tác giả cho rằng việc theo dõi<br />
bằng lượng bạch cầu ái toan trong đàm hoặc FeNO tại nhà mỗi ngày(1), hay mỗi 3 tháng trong<br />
FeNO, và sự đáp ứng giảm viêm với steroid chỉ vòng 1 năm(9), hoặc 5 lần trong vòng 6 tuần lễ(4)<br />
quan sát thấy được sau khởi trị ít nhất 4 giờ đến đều chưa tìm thấy lợi ích trong việc cải thiện<br />
vài ngày(3). Và trong tình huống bệnh hen không mức độ kiểm soát hen. Tuy nhiên, về việc sử<br />
tăng bạch cầu ái toan đường dẫn khí với FeNO dụng FeNO như một công cụ để dựa vào đó mà<br />
có thể thấp, thì FeNO vẫn có thể làm yếu tố giúp chỉnh liều ICS trên lâm sàng thì chưa được<br />
dự đoán đáp ứng với điều trị steoid có giá trị cao khuyến cáo. Một báo cáo tổng quan meta-<br />
ngay cả khi không có tăng bạch cầu ái toan trong analysis thực hiện năm 2012 chưa chứng minh<br />
đàm. Một số kết quả nghiên cứu trước đây trên được lợi ích của việc sử dụng FeNO nhằm chỉnh<br />
thế giới cho thấy có một phần mâu thuẫn với báo liều ICS ở trẻ em trong thực hành lâm sàng<br />
cáo của chúng tôi, mà có thể lý giải là vì sự khác thông thường(6). Rõ ràng còn cần rất nhiều<br />
biệt về thời điểm tái đánh giá hiệu quả điều trị nghiên cứu lớn hơn về vai trò của FeNO và khả<br />
và sự khác biệt về phương pháp can thiệp giữa năng áp dụng của phương tiện này để kiểm soát<br />
các nghiên cứu. Theo ATS, phép đo NO có tiềm hen ở đối tượng trẻ em.<br />
năng đánh giá khả năng thành công hay thất bại KẾT LUẬN<br />
với điều trị kháng viêm(3).<br />
FeNO có khả năng biểu hiện mức độ viêm<br />
Mất kiểm soát hen là một chuyển biến quan<br />
đường dẫn khí trong bệnh hen, tuy nhiên việc<br />
trọng trong quá trình bệnh lý mà cần phải thay<br />
theo dõi diễn tiến FeNO qua nhiều thời điểm sẽ<br />
đổi phương cách điều trị (như tăng liều<br />
mang lại thông tin chính xác và hữu ích hơn giá<br />
corticoids hít, chuyển sang dạng uống…). Ở lĩnh<br />
trị đo được tại 1 thời điểm duy nhất.<br />
vực hô hấp người lớn đã có khá nhiều nghiên<br />
cứu theo dõi FeNO để đánh giá mức độ kiểm FeNO có thể được sử dụng để đánh giá sự<br />
soát hen đã đạt được những thành công ban đầu. cải thiện triệu chứng lâm sàng và tình trạng<br />
Còn ở trẻ em, các bằng chứng chính thống vẫn viêm đường hô hấp trong vòng 48h, đáp ứng với<br />
chưa có đầy đủ và các kết quả còn rất nhiều mâu<br />
<br />
<br />
284 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
điều trị cắt cơn hen bằng corticosteroid toàn thân 6. Jartti T, et al (2012), Childhood asthma management guided by<br />
repeated FeNO measurements: a meta-analysis. Paediatr Respir<br />
ở trẻ em. Rev, 13 (3): p. 178-83.<br />
Việc theo dõi FeNO định kì sau khi xuất viện 7. Kwok MY, Walsh-Kelly CM, and Gorelick MH (2009), The role<br />
of exhaled nitric oxide in evaluation of acute asthma in a<br />
có thể giúp dự báo nguy cơ mất kiểm soát hen và pediatric emergency department. Acad Emerg Med, 16(1): p 21-<br />
tái phát cơn hen. 8.<br />
8. Khoo SM and Lim TK (2009), Effects of inhaled versus systemic<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO corticosteroids on exhaled nitric oxide in severe acute asthma.<br />
1. De Jongste JC, et al (2009), Daily telemonitoring of exhaled Respiratory Medicine, 103 (4): p614-620.<br />
nitric oxide and symptoms in the treatment of childhood 9. Pijnenburg MW, et al (2005), Titrating Steroids on Exhaled<br />
asthma. Am J Respir Crit Care Med, 179 (2): p93-7. Nitric Oxide in Children with Asthma. Am J Respir Crit Care<br />
2. Dinh-Xuan AT, et al (2015), Contribution of exhaled nitric Med, 172 (7): p831-836.<br />
oxide measurement in airway inflammation assessment in 10. Raj D, et al (2014), Fractional exhaled nitric oxide in children<br />
asthma. A position paper from the French Speaking with acute exacerbation of asthma. Indian Pediatr, 2014. 51 (2):<br />
Respiratory Society. Rev Mal Respir, 32 (2): p193-215. p105-11.<br />
3. Dweik RA, et al (2011), An official ATS clinical practice<br />
guideline: interpretation of exhaled nitric oxide levels (FENO)<br />
Ngày nhận bài báo: 24/11/2016<br />
for clinical applications. Am J Respir Crit Care Med, 184 (5):<br />
p602-15. Ngày phản biện nhận xét bài báo: 21/12/2016<br />
4. Fritsch M, et al (2006), Exhaled nitric oxide in the management<br />
Ngày bài báo được đăng: 10/03/2017<br />
of childhood asthma: a prospective 6-months study. Pediatr<br />
Pulmonol, 41 (9): p855-62.<br />
5. Harkins MS, Fiato KL, and Iwamoto GK (2004), Exhaled nitric<br />
oxide predicts asthma exacerbation. J Asthma, 41 (4): p471-6.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nhi Khoa 285<br />