Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
KHẢO SÁT TÁC ĐỘNG KHÁNG VIÊM CÔNG THỨC KEM<br />
CHỨA TINH DẦU DƯƠNG CAM CÚC VÀ CHITOSAN<br />
Trần Anh Vũ*, Nguyễn Ngọc Yến*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu: Dược phẩm dùng trên da có nguồn gốc hóa học có thể gây ra các tác dụng phụ khi sử dụng lâu<br />
dài như teo da, sạm da… Vì vậy sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên ngày càng được nghiên cứu và sử dụng<br />
rộng rãi vì tính hiệu quả và an toàn.<br />
Mục tiêu: Khảo sát tác động kháng viêm của các kem thử nghiệm chứa tinh dầu dương cam cúc và<br />
chitosan từ nguồn nguyên liệu trong nước để chọn được kem có tác dụng dược lý tốt.<br />
Phương pháp: Dùng mô hình gây phù chân chuột bằng dung dịch formalin 2% để đánh giá tác động<br />
kháng viêm của các kem thử nghiệm. Tỉ lệ thành phần hoạt chất gồm tinh dầu dương cam cúc và chitosan<br />
trong các kem này được xây dựng theo phương pháp bố trí thí nghiệm kiểu yếu tố đầy đủ và tiến đến vùng<br />
gần dừng bằng phương pháp Box-Willson.<br />
Kết quả: Công thức kem thuốc chứa tinh dầu dương cam cúc 0,35% và chitosan 2,0% cho tác dụng<br />
dược lý tốt nhất, đạt hiệu lực kháng viêm là 62,20% so với kem đối chiếu là 61,45%.<br />
Kết luận: Tác động kháng viêm của kem thuốc chứa 0,35% tinh dầu dương cam cúc và 2% chitosan<br />
trong nghiên cứu này được xác định là tương đương với kem thuốc chứa tinh dầu dương cam cúc ngoại<br />
nhập 0,4%.<br />
Từ khoá: hiệu lực kháng viêm, tinh dầu dương cam cúc, chitosan.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
INVESTIGATION INTO ANTI-INFLAMATORY ACTIVITY OF CREAM FORMULAS CONTAINING<br />
CHAMOMILE OIL AND CHITOSAN<br />
Tran Anh Vu, Nguyen Ngoc Yen* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 66 - 69<br />
Background: Topical products originated from chemicals may cause side effects such as skin atrophy and<br />
tawing skin when used for long term treatments. Natural products have been increasingly studied and used<br />
since their effectiveness and safety.<br />
Objective: To evaluate the anti- inflammatory activity of trial creams containing chamomile essential<br />
oil and chitosan sourced from the local markets in order to identify a cream having good pharmacological<br />
activity.<br />
Method: This study used the model of induced edema in hind paw of the rat with 2% formalin solution to<br />
evaluate the anti- inflammatory activities of the trial creams. The ratio of active ingredients including<br />
chamomile essential oil and chitosan in these creams were identified based on the completed factor<br />
experiment and the Box-Wilson method.<br />
Results: The cream formula containing 0,35% chamomile essential oil and 2% chitosan showed the best<br />
pharmacological activity. The anti-inflammatory activity of this cream was 62,2% which is comparable to<br />
that of the referenced cream (61,45%).<br />
Conclusion: The anti-inflammatory activity of cream containing 0,35% of the local chamomile essential<br />
*Khoa Dược, Đại học Y Dược TP. HCM<br />
Tác giả liện hệ: ThS. Trần Anh Vũ ĐT: 0903 932 504<br />
<br />
66<br />
<br />
Email: trananhvubc@yahoo.com<br />
<br />
Chuyên Đề Dược Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
oil and 2% chitosan was identified to be equal to that of the cream containing 0,4% of imported chamomile<br />
essential oil.<br />
Keywords: anti-inflammatory activity, chamomile essential oil, chitosan.<br />
<br />
ĐẶTVẤN ĐỀ<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
Trong nhiều sản phẩm ngoại nhập điều trị<br />
bệnh ngoài da, tinh dầu dương cam cúc đã<br />
được biết đến nhờ khả năng kháng viêm,<br />
kháng dị ứng rất tốt(1). Hiện nay ở Việt Nam đã<br />
chiết xuất thành công tinh dầu dương cam cúc<br />
từ dược liệu dương cam cúc di thực và được<br />
tiêu chuẩn hóa về mặt chất lượng, có thể sử<br />
dụng trong dược phẩm, mỹ phẩm. Chitosan là<br />
một nguồn nguyên liệu dễ tìm đã được chứng<br />
minh có khả năng tạo màng bảo vệ vết thương<br />
hiệu quả qua nhiều công trình nghiên cứu(4).<br />
Đề tài khảo sát tác động kháng viêm của các<br />
kem thử nghiệm chứa tinh dầu duơng cam cúc<br />
và chitosan nhằm chọn được một công thức<br />
kem thuốc cho tác dụng dược lý tốt, có nguồn<br />
gốc thiên nhiên từ chính các nguồn nguyên<br />
liệu và công nghệ sản xuất trong nước.<br />
<br />
Dùng mô hình gây phù chân chuột bằng<br />
dung dịch formalin 2% để đánh giá tác động<br />
kháng viêm của các kem thử nghiệm.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Nguyên liệu<br />
Tinh dầu dương cam cúc, chitosan đạt tiêu<br />
chuẩn cơ sở (TCCS).<br />
Olivem 1000, polawax GP 200, tween 20,<br />
propylene glycol, chất tạo đặc, chất bảo quản,<br />
nước tinh khiết. (B&T-Ý, CRODA)<br />
Chất gây viêm là formalin.<br />
Kem đối chiếu chứa tinh dầu dương cam<br />
cúc 0,4% (Slovakia)<br />
<br />
Thiết bị<br />
Thiết bị đồng nhất hoá 10243-Nhật, làm<br />
mịn thuốc mỡ ERWEKA.<br />
Cân phân tích AND HR 2000-Nhật, cân kỹ<br />
thuật Sarito CP4202S-Nhật.<br />
Máy<br />
đo<br />
thể<br />
tích<br />
chân<br />
chuột<br />
Plethysmometer 7140-Ý.<br />
Keo thủy tinh giữ chuột với vỉ lưới đỡ.<br />
<br />
Súc vật nghiên cứu<br />
Chuột nhắt trắng, phái đực chủng Swiss<br />
albino, 5-6 tuần tuổi, trưởng thành, trọng lượng<br />
trung bình 22-25 g do Viện vắc xin và sinh<br />
phẩm y tế Nha Trang cung cấp. Nuôi ổn định<br />
3-5 ngày trước khi tiến hành thí nghiệm.<br />
<br />
Chuyên Đề Dược Khoa<br />
<br />
Phương pháp đánh giá tác động kháng viên(3)<br />
Chuột được chia làm các lô, mỗi lô từ 8-12<br />
con tùy thí nghiệm. Lô chuột chứng có gây<br />
viêm nhưng không được điều trị. Các lô chuột<br />
thử có gây viêm và được điều trị bằng các mẫu<br />
thử cần kiểm tra. Chuột được tiêm dưới da<br />
0,02 ml formalin 2% vào gan bàn chân phải sau<br />
vào ngày thứ 1, 3, 5. Chân trái không tiêm làm<br />
chứng. Các lô chuột được bôi mẫu thử 2 lần<br />
mỗi ngày, liên tục trong 6 ngày. Lô chứng<br />
cũng được tiêm formalin nhưng không được<br />
bôi gì.<br />
Đánh giá mức độ viêm bằng cách đo thể<br />
tích chân chuột bằng thiết bị Plethysmometer<br />
vào sáng ngày thứ bảy. Tiến hành đo 3 lần và<br />
lấy giá trị trung bình.<br />
<br />
Tính toán kết quả<br />
Mức độ tăng thể tích chân chuột biểu thị<br />
mức độ viêm và được tính theo công thức:<br />
X% =<br />
<br />
Số đo chân phải – số đo chân trái<br />
Số đo chân trái<br />
<br />
x100<br />
<br />
X%: mức độ tăng kích thước chân chuột<br />
<br />
Tác dụng ức chế phù (hiệu lực kháng<br />
viêm) được biểu thị bằng tỷ lệ % giảm mức độ<br />
tăng thể tích bàn chân của lô chuột thử thuốc<br />
so với mức độ tăng của lô chứng và được tính<br />
theo công thức<br />
Y% =<br />
<br />
X%chứng – X%thử<br />
X%chứng<br />
<br />
x100<br />
<br />
Y%: Hiệu lực kháng viêm (tỉ lệ giảm mức độ phù bàn<br />
chân chuột)<br />
<br />
Đánh giá kết quả<br />
Kết quả được tính theo số trung bình ở mỗi<br />
lô chuột. Dùng phép thống kê Mann-Whitney<br />
<br />
67<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
của phần mềm Minitab 14.0 để so sánh hiệu<br />
lực kháng viêm giữa các lô với nhau và với<br />
thuốc đối chiếu. P < 0,05 được cho là có ý<br />
nghĩa thống kê.<br />
- Bào chế một số công thức kem thuốc theo<br />
qui trình và các tá dược đã được nghiên cứu,<br />
có sự phối hợp giữa tinh dầu dương cam cúc<br />
và chitosan với các tỉ lệ thăm dò khác nhau.<br />
- Đánh giá tác động kháng viêm của các<br />
kem thăm dò để khảo sát ý nghĩa của sự phối<br />
hợp các hoạt chất.<br />
- Tối ưu hóa thành phần hoạt chất trong<br />
công thức([22)] nhằm chọn ra tỉ lệ phối hợp của<br />
hai hoạt chất trong kem vừa cho tác động<br />
kháng viêm tốt vừa đem lại hiệu quả kinh tế<br />
theo phương pháp bố trí thí nghiệm kiểu yếu<br />
tố đầy đủ và tiến đến vùng gần dừng bằng<br />
phương pháp Box-Willson.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Qua các thí nghiệm thăm dò, tỉ lệ hoạt chất<br />
trong các công thức kem thuốc được đề nghị là<br />
Tinh dầu dương cam cúc .......... 0,1 - 0,3%<br />
Chitosan ...................................... 1 - 3%<br />
Tá dược ....................................... vđ 100%<br />
<br />
Khảo sát tác động kháng viêm của tinh<br />
dầu dương cam cúc và chitosan<br />
Kết quả khảo sát ý nghĩa của sự phối hợp<br />
tinh dầu dương cam cúc và chitosan đến tác<br />
động kháng viêm được trình bày ở bảng 1.<br />
Bảng 1. Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ tinh dầu<br />
dương cam cúc và chitosan đến tác động kháng viêm<br />
Công<br />
thức<br />
1<br />
2<br />
3<br />
Lô chứng<br />
<br />
Nồng độ<br />
chitosan<br />
(%)<br />
0<br />
2<br />
2<br />
<br />
Nồng độ tinh<br />
Hiệu lực<br />
dầu dương cam kháng viêm<br />
cúc (%)<br />
(%)<br />
0<br />
7,96<br />
0<br />
23,06<br />
0,2<br />
44,98<br />
0<br />
<br />
Nhận xét<br />
So sánh hiệu lực kháng viêm của lô điều trị<br />
bằng mẫu tá dược (không chứa hoạt chất) và<br />
lô chứng (không điều trị), nhận thấy tá dược<br />
cũng có tác dụng làm giảm nhẹ độ phù chân<br />
<br />
68<br />
<br />
chuột nhưng không có ý nghĩa thống kê<br />
(p>0,05).<br />
So sánh hiệu lực kháng viêm của lô điều trị<br />
bằng tá dược và lô có chứa hoạt chất, có sự<br />
khác nhau có ý nghĩa thống kê (p 0,05) nhưng vẫn ghi nhận có sự tăng<br />
hiệu lực kháng viêm. Hơn nữa khi so sánh tác<br />
động kháng viêm của công thức 7 với kem đối<br />
chiếu chứa tinh dầu dương cam cúc 0,4% nhận<br />
thấy hiệu lực kháng viêm của công thức 7 là<br />
62,20 so với kem đối chiếu là 61,45%. Vì vậy<br />
chọn công thức 7 với nồng độ tinh dầu dương<br />
cam cúc là 0,35% và chitosan 2% là phù hợp.<br />
<br />
Chuyên Đề Dược Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Nghiên cứu đã xác định được tỉ lệ tinh dầu<br />
dương cam cúc 0,35% và chitosan 2% trong<br />
kem thuốc cho tác động kháng viêm tương<br />
đương với kem thuốc chứa tinh dầu dương<br />
cam cúc ngoại nhập. Qua kết quả này, chế<br />
phẩm đã góp phần vào việc ứng dụng một<br />
cách hiệu quả các sản phẩm từ dương cam cúc<br />
di thực trồng tại Việt Nam, một nguồn nguyên<br />
liệu quí nhưng chưa được đầu tư nghiên cứu<br />
rộng rãi ở nước ta.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
Đỗ Huy Bích và cộng sự (2003), Cây thuốc và động vật làm<br />
thuốc ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội,<br />
trang 701-704<br />
Nguyễn Thị Chung (2006), Ứng dụng tối ưu hoá thống kê<br />
trong lĩnh vực nghiên cứu dược phẩm, đại học Y Dược<br />
thành phố Hồ Chí Minh.<br />
Vogel H.G. (2008), Drug Discovery and Evaluation:<br />
Pharmacological Assays, Third Edition, Springer, New York,<br />
pp. 1094-1113.<br />
Vũ Thị Ngọc Thanh, Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Văn Huệ<br />
(2002), “Nghiên cứu diễn biến mô học tại chỗ vết thương<br />
bỏng được điều trị bằng kem chitosan trên thực nghiệm”,<br />
Tạp chí Dược học số 4/2002, trang 24-26.<br />
<br />
69<br />
<br />