Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018<br />
<br />
<br />
KHẢO SÁT ĐỘC TÍNH CẤP ĐƯỜNG UỐNG VÀ TÁC ĐỘNG KHÁNG VIÊM CẤP<br />
CỦA CAO CHIẾT LÁ PHÙ DUNG (HIBISCUS MUTABILIS L.) TRÊN CHUỘT NHẮT<br />
Đỗ Thị Hồng Tươi*, Nguyễn Thị Bạch Tuyết**, Nguyễn Thị Phương Trúc***, Trần Thị Vân Anh*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Đề tài nghiên cứu về độc tính cấp đường uống và tác dụng kháng viêm của cao chiết lá Phù dung<br />
(Hibiscus mutabilis L.).<br />
Phương pháp: Khảo sát độc tính cấp đường uống của cao chiết lá Phù dung trên chuột nhắt Swiss albino<br />
đực và cái, theo dõi tỷ lệ chết và biểu hiện độc tính trong vòng 72 giờ. Tác động phòng và điều trị viêm của cao với<br />
liều 100 và 200 mg/kg được xác định trên mô hình gây viêm bàn chân chuột nhắt bằng carrageenan 1%, mỗi lô<br />
10 chuột.<br />
Kết quả: Cao chiết Phù dung không thể hiện độc tính cấp đường uống với liều tối đa có thể cho uống qua kim<br />
(Dmax) là 40 g cao/kg (tương ứng 571 g bột lá Phù dung khô/kg). Cao chiết thể hiện tác động phòng viêm cấp trên<br />
chuột khi cho uống cao liều 100 mg/kg và 200 mg/kg giúp giảm độ phù bàn chân chuột so với lô chứng bệnh tại<br />
các thời điểm khảo sát. Trên mô hình khảo sát tác động điều trị viêm, liều 100 mg/kg của cao chiết Phù dung có<br />
tác dụng kháng viêm tốt hơn liều 200 mg/kg. So với lô chứng, cao liều 100 mg/kg làm giảm độ phù bàn chân<br />
chuột sau 3 và 5 giờ khoảng 25%.<br />
Kết luận: Cao Phù dung không thể hiện độc tính cấp đường uống trên chuột nhắt trắng với liều tối đa (Dmax)<br />
là 40 g cao/kg (tương ứng 571 g bột lá Phù dung khô/kg). Cao chiết thể hiện tác động dự phòng và điều trị viêm<br />
cấp trên chuột nhắt với liều cho uống 100 mg/kg.<br />
Từ khóa: Phù dung, độc tính cấp, tác động kháng viêm.<br />
ABSTRACT<br />
STUDY ON ORAL ACUTE TOXICITY AND ANTI-INFLAMMATORY EFFECT OF EXTRACT FROM<br />
HIBISCUS MUTABILIS L LEAVES IN MICE<br />
Do Thi Hong Tuoi, Nguyen Thi Bach Tuyet, Nguyen Thi Phuong Truc, Tran Thi Van Anh<br />
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 22 - No 5- 2018: 40 – 44<br />
Objectives: This work studied on oral acute toxicity and anti-inflammatory effect of extract from Hibiscus<br />
mutabilis L. leaves.<br />
Methods: Oral acute toxicity of H. mutabilis extract was investigated in male and female Swiss albino mice<br />
by monitoring mortality and toxicity within 72 hours. Anti-inflammatory effect at doses of 100 and 200 mg/kg<br />
was determined in 1% carrageenan-induced paw edema mouse model, 10 mice per group.<br />
Result: H. mutabilis extract did not show any signs of oral acute toxicity in mice at the maximum dose<br />
(Dmax) of 40 g extract/kg corresponding to 571 g plant dry powder/kg. The extract exhibited protective effect<br />
against acute inflammation at the oral doses of 100 mg/kg and 200 mg/kg by decreasing hind paw edema in mice<br />
compared to pathological control at all tested times. In treatment protocol, the dose of 100 mg/kg showed a better<br />
anti-inflammatory effect than 200 mg/kg one. After 3h and 5h of oral administration of 100 mg/kg extract, hind<br />
paw edema reduced about 25% compared to control group.<br />
Conclusions: H. mutabilis extract did not show oral acute toxicity in mice at the maximum dose of 40 g/kg<br />
<br />
**<br />
* Khoa Dược - Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Khoa Dược - Đại học Toulouse III, Paul Sabatier<br />
***<br />
Trạm Y tế - Đại học Thủ Dầu Một, Bình Dương<br />
Tác giả liên lạc: PGS.TS. Đỗ Thị Hồng Tươi ĐT: 0908683080 Email: hongtuoi@ump.edu.vn<br />
40<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
(corresponding to 571 g dry plant/kg). This extract exhibited protective and curative effects on inflammation at<br />
oral doses of 100 mg/kg and 200 mg/kg in mice.<br />
Keywords: Hibiscus mutabilis L., acute toxicity, anti-inflammatory effect.<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ Hóa chất<br />
Từ hàng nghìn năm trước, con người đã biết Carrageenan 1% (Sigma Aldrich, Mỹ) pha<br />
phát hiện, chắt lọc những tinh tuý từ cây cỏ và trong dung dịch nước muối sinh lý, dung dịch<br />
sinh vật tồn tại trong tự nhiên để tạo ra những chống thấm Ornano imbidente (Ugo Basile, Ý)<br />
bài thuốc nâng cao sức khoẻ và điều trị bệnh. pha 1 ml với 250 mg NaCl trong 500 ml nước<br />
Phù dung (Hibiscus mutabilis L., họ Bông cất, diclofenac (viên nén Voltaren 75 mg,<br />
Malvaceae) là cây mọc hoang và được trồng ở Novartis, Ý).<br />
nhiều nơi để làm cảnh do có hoa thay đổi màu Phương pháp nghiên cứu<br />
sắc vào thời điểm khác nhau trong ngày; vỏ thân Thiết kế thực nghiệm, đo lường độc lập.<br />
dùng để bện thừng, dệt vải hoặc làm giấy, lá và<br />
Khảo sát độc tính cấp đường uống trên chuột<br />
hoa tươi hoặc khô được dùng để làm thuốc(2,3)<br />
nhắt trắng(1)<br />
chữa mụn nhọt, sưng tấy, kinh nguyệt không<br />
Cho chuột (3 đực, 3 cái) nhịn đói 12 giờ trước<br />
đều. Ở Trung Quốc, lá và hoa phù dung dùng<br />
khi tiến hành thử nghiệm. Cao được phân tán<br />
giải nhiệt giải độc, chữa ho lâu ngày, thuốc giảm<br />
trong hỗn dịch tween 80 pha trong nước với<br />
đau chữa vết bỏng…(2). Nhằm góp phần đánh<br />
nồng độ 10% (tt/tt). Liều đầu tiên được chọn đối<br />
giá tác dụng kháng viêm của các cây thuốc dân<br />
với cao Phù dung là 40 g cao/kg tương ứng với<br />
gian trên cơ sở khoa học, đề tài thực hiện “Khảo<br />
571 g dược liệu khô/kg (nồng độ tối đa qua kim<br />
sát độc tính cấp đường uống và tác động kháng<br />
là 2 g cao/ml, cho uống với thể tích 20 ml/kg).<br />
viêm của cao chiết lá Phù dung (Hibiscus<br />
Tiến hành song song với chuột đối chứng cho<br />
mutabilis L.) trên chuột nhắt”.<br />
uống hỗn dịch tween 80 10% (tt/tt). Theo dõi và<br />
ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU ghi nhận cử động tổng quát, biểu hiện về hành<br />
Mẫu thử vi, trạng thái lông, ăn uống, tiêu tiểu và số lượng<br />
Cao ethanol 96% từ lá Phù dung được chiết chết của chuột trong 72 giờ. Sau 72 giờ, chuột<br />
bằng phương pháp ngấm kiệt với dung môi không có dấu hiệu bất thường hoặc chết, tiếp tục<br />
ethanol 96% (tỷ lệ 1g bột dược liệu: 10 ml dung theo dõi trong 7 ngày. Chuột chết trong 7 ngày<br />
môi). Phù dung thu hái lá bánh tẻ vào tháng và những chuột sống sót sau 7 ngày được mổ để<br />
6/2017 tại Thái Bình. Hiệu suất chiết là 12,96%. quan sát đại thể các cơ quan. Chuột chết hay<br />
Cao thử có độ ẩm trung bình là 3,43%. không trong 72 giờ đầu sẽ quyết định bước tiếp<br />
theo: tiến hành với liều thấp hơn liều trước để<br />
Động vật thử nghiệm<br />
xác định LD50 hoặc không cần tiếp tục tiến hành<br />
Chuột nhắt trắng đực và cái, chủng Swiss thử nghiệm.<br />
albino, 6 - 7 tuần tuổi, trọng lượng khoảng 25 g,<br />
Khảo sát tác động dự phòng viêm cấp(7)<br />
được cung cấp bởi Viện Vaccin và Sinh phẩm Y<br />
Chuột đực được chia vào 6 lô sao cho Vo (đo<br />
tế Nha Trang. Sử dụng chuột khỏe mạnh, không bằng thiết bị plethysmometer Model 7140, Ugo<br />
có biểu hiện bất thường. Chuột được nuôi trong Basile, Ý) khác biệt không có ý nghĩa thống kê<br />
lồng kích thước 25 x 35 x 15 cm, cung cấp thức ăn (10 chuột/lô): Lô sinh lý và lô chứng bệnh: uống<br />
và nước uống đầy đủ. Chuột được nuôi trong nước cất; Lô dung môi: uống tween 80 pha trong<br />
môi trường thí nghiệm 5 ngày để ổn định trước nước cất nồng độ 1% (tt/tt); Lô đối chứng: uống<br />
khi thử nghiệm. diclofenac 5 mg/kg; Lô thử 1 và 2: uống cao Phù<br />
<br />
<br />
<br />
41<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018<br />
<br />
dung liều 100 và 200 mg/kg. KẾTQUẢ<br />
Chuột được cho uống mỗi ngày 1 lần vào Độc tính cấp đường uống<br />
buổi sáng (9 đến 11 giờ) với thể tích 10 ml/kg<br />
Độc tính cấp đường uống của cao ethanol<br />
trong 7 ngày. Ngày 7, sau khi cho chuột uống<br />
96% từ lá Phù dung được khảo sát trên 6 chuột<br />
nước hoặc dung môi hoặc cao thử 1 giờ, chuột ở<br />
nhắt trắng, chủng Swiss albino. Sau khi cho chuột<br />
các lô (trừ lô sinh lý) được gây viêm bằng cách<br />
uống cao thử Phù dung với liều tối đa có thể<br />
tiêm dưới da vào gan bàn chân phải sau 0,025 ml<br />
bơm được qua kim lần lượt là 40 g cao/kg, tất cả<br />
carrageenan 1% và được cho vào lồng có giá đỡ<br />
chuột thử nghiệm đều khỏe mạnh, ăn cám viên,<br />
để tránh nhiễm trùng chân. Đo thể tích chân<br />
uống nước, tiêu tiểu, cử động bình thường,<br />
chuột sau khi gây viêm 1, 3, 5, 24, 48, 72, 96 và<br />
không có dấu hiệu bất thường nào và không có<br />
120 giờ (Vt). Sau khi đo thể tích bàn chân ở thời<br />
chuột nào chết trong thời gian 72 giờ quan sát<br />
điểm 24, 48, 72 và 96 giờ, chuột được tiếp tục cho<br />
tương tự như lô đối chứng cho uống dung môi<br />
uống nước cất, dung môi, diclofenac hoặc cao<br />
tween 80 10% (tt/tt). Tiếp tục theo dõi chuột<br />
thử (1 lần/ngày). Độ phù bàn chân X (%) ở các<br />
trong 7 ngày, kết quả cho thấy không có chuột<br />
thời điểm khảo sát được tính theo công thức: X<br />
chết, chuột không có dấu hiệu bất thường về<br />
(%) = [(Vt – Vo)/ Vo] x 100, trong đó: Vo và Vt: thể<br />
hành vi, trạng thái lông, ăn uống và tình trạng<br />
tích chân chuột tại thời điểm trước và sau khi<br />
tiêu tiểu. Như vậy, cao chiết Phù dung không<br />
gây viêm (ml).<br />
xác định được LD50, không thể hiện độc tính cấp<br />
Khảo sát tác dụng điều trị viêm cấp(7) đường uống với liều tối đa có thể cho uống qua<br />
Chuột đực được gây viêm bằng cách tiêm kim (Dmax) là 40 g cao/kg (tương ứng 517 g bột<br />
dưới da vào gan bàn chân phải sau 0,025 ml hỗn Phù dung khô/kg).<br />
dịch carrageenan 1%. Đo thể tích chân chuột Tác dụng dự phòng viêm cấp<br />
trước và 3 giờ sau gây viêm. Các chuột có độ phù<br />
Cao chiết Phù dung không thể hiện độc tính<br />
bàn chân từ 50% trở lên được chia ngẫu nhiên<br />
cấp đường uống với Dmax là 40 g cao/kg, chọn<br />
vào các lô đảm bảo không có sự khác biệt có ý<br />
liều thử tác động phòng/điều trị viêm 100 và 200<br />
nghĩa thống kê của độ phù giữa các lô, mỗi lô 10<br />
mg/kg tương ứng 1/400 và 1/200 Dmax<br />
con gồm: lô chứng bệnh uống nước cất; lô dung<br />
Sự thay đổi độ phù chân chuột theo thời gian<br />
môi: uống tween 80 1% (tt/tt); lô đối chứng uống<br />
diclofenac 10 mg/kg; lô thử 1 và lô thử 2 lần lượt giữa các lô chuột được trình bày ở Bảng 1.<br />
uống cao Phù dung liều 100 và 200 mg/kg. Chuột ở lô dung môi cho uống tween 80 1%<br />
Chuột được cho uống nước cất, dung môi, (tt/tt) trong nước cất có độ phù bàn chân cao hơn<br />
diclofenac hoặc cao thử 1 lần (sau khi phân lô) lô chứng bệnh nhưng sự khác biệt không có ý<br />
với thể tích 10 ml/kg. Đo thể tích chân chuột sau nghĩa thống kê ở tất cả thời điểm khảo sát (p ><br />
khi cho uống 1, 3 và 5 giờ (Vt), tính mức độ phù 0,05). Điều này cho thấy tween 80 1% (tt/tt) sử<br />
bàn chân chuột X (%) ở các thời điểm. dụng để pha cao thử không ảnh hưởng đến độ<br />
phù chân chuột và kết quả của lô dung môi được<br />
Xử lý kết quả và phân tích thống kê dùng so sánh tác động kháng viêm của cao.<br />
Kết quả được trình bày ở dạng giá trị Lô đối chứng diclofenac liều 5 mg/kg làm<br />
trung bình ± SEM (standard error of mean - sai giảm độ phù bàn chân chuột so với lô chứng<br />
số chuẩn của số trung bình). Sự khác biệt giữa bệnh. Sự khác biệt ý nghĩa thống kê (p < 0,05) bắt<br />
các lô được phân tích bằng phép kiểm đầu từ 1 giờ sau khi gây viêm. Lô cao Phù dung<br />
Kruskal-Wallis và Mann-Whitney với phần liều 100 mg/kg và 200 mg/kg có tác động giảm<br />
mềm SPSS 22.0. Sự khác biệt có ý nghĩa thống độ phù bàn chân chuột so với lô dung môi tại các<br />
kê khi p < 0,05. thời điểm khảo sát (p < 0,05). Tại các thời điểm<br />
<br />
<br />
42<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
khảo sát, độ phù của lô liều 100 mg/kg thể hiện điểm từ sau 1 giờ đến 48 giờ (p < 0,05); sau 72,<br />
tốt hơn liều 200 mg/kg mặc dù sự khác biệt 96 và 100 giờ, sự khác biệt giữa 2 lô không có ý<br />
không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). nghĩa thống kê (p > 0,05).<br />
So với lô đối chứng diclofenac 5 mg/kg, độ Như vậy, cao lá Phù dung thể hiện tác động<br />
phù của lô cao Phù dung 100 mg/kg khác biệt dự phòng viêm cấp ở liều cho uống 100 và 200<br />
không có ý nghĩa thống kê ở các thời điểm mg/kg, trong đó liều 100 mg/kg thể hiện tác<br />
khảo sát (p > 0,05), trừ thời điểm sau 3 giờ và 5 động sớm và tốt hơn liều 200 mg/kg. Tác động<br />
giờ (p < 0,05). Lô uống liều 200 mg/kg có độ này tương đương với diclofenac sau 24 giờ.<br />
phù cao hơn lô diclofenac có ý nghĩa ở các thời<br />
Bảng 1. Sự thay đổi độ phù chân chuột theo thời gian giữa các lô<br />
Lô Độ phù trung bình ± SEM (%)<br />
(n = 10) V1h V3h V5h V24h V48h V72h V96h V120h<br />
Sinh lý 1,74 ± 1,16 2,65 ± 1,35 4,55 ± 1,52 2,65 ± 1,35 2,65 ± 1,35 2,65 ± 1,35 2,65 ± 1,35 2,65 ± 1,35<br />
Chứng bệnh 81,46 ± 78,64 ± 73,43 ± 68,32 ± 55,80 ± 46,00 ± 31,96 ± 27,40 ±<br />
*** *** *** *** *** *** *** ***<br />
5,85 5,02 5,94 7,25 6,45 6,84 4,93 4,31<br />
Dung môi 96,55 ± 88,74 ± 86,82 ± 78,30 ± 78,24 ± 62,95 ± 47,14 ± 38,48 ±<br />
*** *** *** *** *** *** *** ***<br />
6,55 4,70 4,49 8,80 10,20 7,76 6,09 5,61<br />
Diclofenac 59,85 ± 42,82 ± 40,09 ± 40,09 ± 29,45 ± 23,32 ± 15,42 ± 9,12 ±<br />
***# ***## ***## ***# ***## ***## ***# ***##<br />
5 mg/kg 7,82 5,58 4,38 5,50 3,83 3,61 3,47 3,05<br />
Cao Phù dung 49,68 ± 60,45 ± 54,62 ± 43,14 ± 29,87 ± 28,21 ± 19,94 ± 14,10 ±<br />
***### ***##$ ***##$ ***# ***## ***## ***## ***##<br />
100 mg/kg 5,89 6,66 6,98 8,36 6,39 7,29 4,36 5,43<br />
Cao Phù dung 73,63 ± 63,35 ± 56,84 ± 64,54 ± 48,22 ± 39,80 ± 27,43 ± 13,35 ±<br />
***#@ ***##$ ***###$ ***$$ ***#$ ***# ***# ***##<br />
200 mg/kg 6,71 5,74 4,89 5,55 6,42 7,05 5,55 4,22<br />
***<br />
p < 0,001 so với lô sinh lý ở cùng thời điểm<br />
#p < 0,01 và ##p < 0,001 so với lô chứng bệnh (diclofenac) hoặc lô dung môi (cao thử) ở cùng thời điểm<br />
$<br />
p < 0,05 so với lô diclofenac ở cùng thời điểm @p < 0,05 so với lô cao liều 100 mg/kg ở cùng thời điểm.<br />
Tác động điều trị viêm cấp So với lô dung môi, cao lá Phù dung liều 100<br />
Sự thay đổi độ phù bàn chân chuột theo thời mg/kg thể hiện tác dụng kháng viêm làm giảm<br />
gian giữa các lô chuột được trình bày ở Bảng 2. độ phù bàn chân chuột sau 3 và 5 giờ khoảng<br />
Lô đối chứng diclofenac liều 10 mg/kg làm 25% (p < 0,01) trong khi ở lô cho uống cao liều<br />
giảm độ phù bàn chân chuột so với lô chứng 200 mg/kg, độ phù thấp hơn lô dung môi từ 3%<br />
bệnh. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001) đến 13% nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa<br />
bắt đầu từ 1giờ sau khi gây viêm. thống kê ở cả ba thời điểm khảo sát (p > 0,05).<br />
Bảng 2. Sự thay đổi độ phù chân chuột theo thời gian giữa các lô<br />
Lô thử nghiệm Độ phù trung bình ± SEM (%)<br />
(n = 10) V0h V1h V3h V5h<br />
Chứng bệnh 65,85 ± 6,19 72,97 ± 5,16 69,95 ± 2,87 58,20 ± 3,56<br />
Dung môi 65,11 ± 3,91 61,89 ± 6,78 64,00 ± 5,48 49,78 ± 4,36<br />
*** *** ***<br />
Diclofenac 10 mg/kg 64,92 ± 3,35 39,52 ± 3,37 30,68 ± 2,95 26,86 ± 3,31<br />
** **<br />
Cao Phù dung 100 mg/kg 65,46 ± 3,06 46,66 ± 3,87 38,26 ± 4,34 32,19 ± 3,21<br />
#@ #<br />
Cao Phù dung 200 mg/kg 64,26 ± 3,02 58,39 ± 3,23 47,36 ± 5,26 36,93 ± 4,30<br />
**<br />
p < 0,01 và ***p < 0,001 so với lô chứng bệnh (diclofenac) hoặc lô dung môi (cao thử) ở cùng thời điểm<br />
#<br />
p < 0,05 so với lô diclofenac ở cùng thời điểm @p < 0,05 so với lô cao liều 100 mg/kg ở cùng thời điểm.<br />
Tác dụng làm giảm độ phù bàn chân của lô biệt về độ phù giữa 2 lô này không có ý nghĩa<br />
diclofenac 10 mg/kg cao gấp 1,6 đến 2,2 lần so lô thống kê ở cả 3 thời điểm (p > 0,05). Chuột được<br />
cao Phù dung liều 100 mg/kg; tuy nhiên sự khác cho uống cao thử liều 200 mg/kg có độ phù cao<br />
<br />
<br />
<br />
43<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018<br />
<br />
hơn lô diclofenac có ý nghĩa thống kê sau 1, 3 giờ cũng phù hợp với nghiên cứu chứng minh tác<br />
(p < 0,05) và không có ý nghĩa sau 5 giờ (p > dụng kháng viêm của rutin, quercetin và<br />
0,05). So sánh giữa 2 liều 100 và 200 mg/kg của kaempferol trên mô hình gây phù bàn chân<br />
cao thử, kết quả cho thấy chỉ có khác biệt về độ chuột(4). So với diclofenac, tác động kháng viêm<br />
phù sau 1 giờ có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Như của cao lá Phù dung thể hiện chậm và yếu hơn;<br />
vậy, cao lá Phù dung thể hiện tác động điều trị điều này có thể giải thích do cao thử có nguồn<br />
viêm ở liều 100 mg/kg sau 3 giờ. Tác động này gốc tự nhiên, còn diclofenac là thuốc có nguồn<br />
thể hiện chậm và yếu hơn so với thuốc đối gốc hóa học. Kết quả của đề tài gợi ý khả năng<br />
chứng diclofenac 10 mg/kg. phát triển chế phẩm từ cao lá Phù dung để ứng<br />
BÀN LUẬN dụng trong phòng và/hoặc điều trị các bệnh liên<br />
quan đến chứng viêm.<br />
Theo kinh nghiệm dân gian, lá và hoa Phù<br />
dung được dùng chữa mụn nhọt, lá tươi và hoa KẾT LUẬN<br />
tươi được nhân dân giã đắp mụn nhọt đang Cao ethanol 96% từ lá Phù dung không thể<br />
mưng mủ để hút mủ và giảm đau(2). Có thể dùng hiện độc tính cấp đường uống với liều tối đa<br />
lá hoặc hoa phơi khô tán nhỏ, khi dùng thêm có thể cho uống qua kim (Dmax) là 40 g cao/kg<br />
nước chè đặc, trộn đều thành một thứ bột nhão, (tương ứng 571 g bột Phù dung khô/kg). Trên<br />
đắp lên chỗ sưng đau(3,8). Dựa trên kinh nghiệm mô hình chuột nhắt gây viêm cấp bằng<br />
dân gian, nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài carrageenan, cao chiết thể hiện tác động<br />
“Khảo sát độc tính cấp đường uống và tác động phòng viêm cấp với liều uống 100 mg/kg và<br />
kháng viêm của cao chiết lá Phù dung (Hibiscus 200 mg/kg cũng như tác dụng điều trị viêm<br />
mutabilis L.) trên chuột nhắt”. với liều 100 mg/kg.<br />
Kết quả cho thấy cao lá Phù dung có liều tối TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
đa cho uống được mà không làm chết chuột và 1. Bộ Y tế (2015). Hướng dẫn thử nghiệm tiền lâm sàng và lâm sàng<br />
không thể hiện độc tính cấp là 40 g cao/kg, tương thuốc đông y, thuốc từ dược liệu. Ban hành theo Quyết định số<br />
141/QĐ-K2ĐT ngày 27/10/2015, trang 13-17.<br />
đương 517 g bột dược liệu khô/kg. Điều đó 2. Đỗ Huy Bích và các cộng sự (2006). Cây thuốc và động vật làm<br />
chứng tỏ cao lá Phù dung có tính an toàn cao, có thuốc ở Việt nam – tập 2. Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, tr. 524-526.<br />
khả năng phát triển thành sản phẩm ứng dụng 3. Đỗ Tất Lợi (2001). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà<br />
xuất bản Khoa học, tr. 108-109.<br />
trên lâm sàng. Dựa trên tài liệu tham khảo về tác 4. Gomes A, Fernandes E, Lima JL, Mira L, Corvo ML (2008).<br />
dụng kháng viêm của cao chiết ethyl acetat từ lá “Molecular mechanisms of anti-inflammatory activity mediated<br />
by flavonoid”. Current Medicinal Chemistry; 15(16): 1586-1605.<br />
Phù dung ở liều 100 mg/kg trên chuột(5) đề tài<br />
5. Hiremath SN, Shashikant RP, Pal SC (2010). “Phytochemical<br />
chọn khảo sát tác động phòng và điều trị viêm and pharmacological Evaluation of Hibiscus mutabilis leaves". J.<br />
của cao lá Phù dung ở liều 100 mg/kg và 200 Chem. Pharm. Res; 2(1): 300-309.<br />
6. Hou Z, Liang X, Su F, Su W (2015). “Preparative isolation and<br />
mg/kg. Kết quả cho thấy cao chiết lá Phù dung purification of seven compounds from Hibiscus mutabilis L.<br />
thể hiện tác động dự phòng và điều trị viêm ở leaves by two-step high-speed counter-current<br />
liều 100 và 200 mg/kg. Tác dụng này có thể giải chromatography". Chem. Ind. Chem. Eng. Q; 21(2): 331−341.<br />
7. Patel M, Murugananthan G, Gowda KPS (2012). “In vivo animal<br />
thích do thành phần flavonoid có trong dược models in preclinical evaluation of anti-inflammatory activity-A<br />
liệu. Theo các báo cáo trước đây lá Phù dung review”. Int. J. Pharm. Res. Allied Sci; 1(2): 1-5.<br />
8. Salem ZMM, Salem AZM (2014). “Studies on biological<br />
chứa quercetin, isoquercetin, dẫn chất của<br />
activities and phytochemicals composition of Hibiscus species- A<br />
quercetin như quercemeritrin, quercetin-3-D- review". Life Sci. J; 11(5):1-8.<br />
xylosid, quercetin-3-sambubiosid hyperin,<br />
quercetin-4' glucosid quercimetrin, rutin, Ngày nhận bài báo: 25/04/2018<br />
anthocyanin cyanidin, meratrin, hybridin, Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/06/2018<br />
kaempferol, guaijaverin(2,5,6). Kết quả của đề tài Ngày bài báo được đăng: 20/09/2018<br />
<br />
<br />
<br />
44<br />