KHẢO SÁT THỜI GIAN VÀ CHI PHÍ KHÁM BỆNH BHYT<br />
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THỐNG NHẤT ĐỒNG NAI NĂM 2014<br />
Trần Thị Quỳnh Hương1, Đỗ Minh Quang và Cs<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, giảm thời gian chờ đợi cho người bệnh theo<br />
yêu cầu của Bộ Y Tế bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai đã triển khai nhiều biện<br />
pháp cải tiến quy trình khám chữa bệnh. Để đánh giá chúng tôi tiến hành khảo sát ngẫu<br />
nhiên 2000 ca khám bệnh ngoại trú có BHYT tại bệnh viện năm 2014, cho kết quả như sau:<br />
Thời gian khám bệnh trung bình là là 2.5 giờ. Thời gian khám bệnh trung bình đối với<br />
trường hợp không làm cận lâm sàng là 1.87 giờ. Chi phí khám bệnh trung bình là<br />
340.000.đồng, trong đó chi phí thuốc trung bình là 213.000 đồng, chi phí khám và cận lâm<br />
sàng 123.000 đồng. Các chỉ số đều giảm so với năm 2013 và đạt yêu cầu của Bộ Y tế đề ra.<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Vấn đề nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, giảm thời gian chờ khám bệnh là vấn đề<br />
quan trọng của tất cả các cơ sở khám chữa bệnh. Giảm thời gian chờ khám bệnh bao gồm:<br />
thời gian đăng ký, khám bệnh, đóng viện phí, thực hiện cận lâm sàng, ra toa thuốc, nhận<br />
thuốc là tiêu chí có ý nghĩa đối với người bệnh, đặc biệt là người bệnh có BHYT. Để nâng<br />
cao chất lương khám bệnh và giảm thời gian chờ đợi trong thời gian qua, Bệnh viện Đa<br />
Khoa Thống Nhất đồng Nai cũng như nhiều bệnh viện trên toàn quốc đã áp dụng nhiều biện<br />
pháp như tăng thêm phòng khám, triển khai hệ thống công nghệ thông tin…tuy nhiên vẫn<br />
chưa đáp ứng đươc mong đợi của người bệnh. Vấn đề cải tiến quy trình khám bệnh, giảm<br />
thời gian chờ đợi khám bệnh được bộ Y tế quan tâm. Ngày 22 tháng 4 năm 2013 bộ Y Tế<br />
ban hành quyết định số 1313/QĐ – BYT về việc Hướng dẫn Quy trình khám bệnh tại khoa<br />
khám bệnh của bệnh viện. Theo hướng dẫn quy trình khám bệnh gồm 4 bước và chỉ tiêu<br />
thời gian khám bệnh trung bình là 2 giờ, nếu làm 01 kỹ thuật cận lâm sàng là 3 giờ, 2 cận<br />
lâm sàng là 3.5 giờ và 3 cận lâm sàng là 4 giờ. Thực tế tại bệnh viện Đa khoa Thống nhất<br />
quy trình khám bệnh đã được cải tiến liên tục và hiện tại cơ bản như hướng dẫn của Bộ y<br />
Tế, có 5 bước thêm khâu thu tiền cận lâm sàng hoặc thu ứng đối với bệnh nhân cấp cứu.<br />
Vấn đề chi phí khám chữa bệnh cũng là vấn đề cần được quan tâm đặc biệt là đối với các<br />
nước đang phát triển như Việt Nam với mục tiêu tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân.<br />
Năm 2013 chúng tôi đã khảo sát trung bình thời gian và chi phí khám bệnh của bệnh<br />
nhân bảo hiểm y tế ngoại trú đồng thời xác định các yếu tố liên quan đến thời gian và chi<br />
phí khám bệnh. Kết quả cho thấy trung bình thời gian khám bệnh tại bệnh viện Đa Khoa<br />
Thống Nhất Đồng Nai là 3.5 giờ, nếu không làm cận lâm sang trung bình là 2.4 giờ, chưa<br />
đạt yêu cầu của bộ Y Tế đề ra là 3 giờ và 2giờ. Sau đó bệnh viện đã có những biện pháp cải<br />
tiến quy trình khám bệnh, cải tạo cơ sở hạ tầng., tăng thêm phòng khám, tăng cường ứng<br />
dụng công nghệ thông tin, nhân viên hướng dẫn, cải tiến quy trình lấy mẫu xét nghiệm…Để<br />
đánh giá hiệu quả của công tác cải tiến quy trình khám bệnh và đề ra những biện pháp tiếp<br />
theo nhằm giảm thời gian chờ đợi tăng sự hài lòng người bệnh, chúng tôi tiếp tục làm<br />
nghiên cứu khảo sát trung bình thời gian khám bệnh và chi phí khám bệnh của bệnh nhân có<br />
bảo hiểm y tế năm2014.<br />
1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI<br />
1/Xác định trung bình thời gian và chi phí khám bệnh của bệnh nhân bảo hiểm y tế<br />
ngoại trú.<br />
2/ Xác định các yếu tố liên quan đến thời gian và chi phí khám bệnh.<br />
<br />
1<br />
BSCKII, Phó Giám đốc BVĐKTNĐN, SĐT: 0908406268, Email: tranquynhhuong984@yahoo.com.vn<br />
Hội đồng 6: ThS.BS Hoàng Văn Minh (CTHĐ), ThS.BS Nguyễn Thanh Hải, ThS.ĐD Cao Thị Hải Yến<br />
Tính khả thi của đề tài: Đề tài có thể thực hiện tại bệnh viện Đa khoa Thống Nhất vì<br />
đã có hệ thống mạng công nghệ thông tin quản lý công tác khám bệnh ngoại trú. Số liệu<br />
được lấy từ hệ thống mạng nên đảm bảo sự chính xác và có thể kiểm tra tại mọi thời điểm.<br />
Đội ngũ cán bộ công nghệ thông tin có trình độ tốt, có khả năng truy cập, lấy và kiểm tra số<br />
liệu.<br />
Tính ứng dụng và cần thiết của đề tài: Bộ Y Tế đã ban hành quyết định số 1313/QĐ<br />
– BYT năm 2013 về hướng dẫn Quy trình khám bệnh tại khoa khám bệnh của bệnh viện.<br />
Theo hướng dẫn quy trình khám bệnh gồm 4 bước và chỉ tiêu thời gian khám bệnh trung<br />
bình là 2 giờ, nếu làm 01 kỹ thuật cận lâm sàng là 3 giờ. Năm 2013 chúng tôi đã nghiên cứu<br />
trung bình thời gian khám bệnh tại bệnh viện Đa Khoa Thống Nhất là 3.5 giờ, nếu không<br />
thực hiện cận lâm sàng trung bình là 2.41 giờ chưa đạt yêu cầu của bộ. Chi phí khám bệnh<br />
trung bình là 434.200 đồng trong đó chi phí thuốc trung bình là 273.400 đồng. Chúng tôi<br />
làm nghiên cứu để đánh giá hiệu quả sau một năm áp dụng các biện pháp cải tiến quy trình<br />
và công tác khám bệnh tại bệnh viện. Kết quả của đề tài sẽ giúp cho người quản lý có những<br />
chiến lược, giải pháp khắc phục và cải tiến quy trình khám bệnh tốt hơn đồng thời có những<br />
biện pháp điều chỉnh chi phí khám bệnh cho người bệnh hợp lý hơn mang lại sự hài lòng<br />
cho người bệnh.<br />
1.3. TỔNG QUAN TÀI LIỆU<br />
Hướng dẫn quy trình khám bệnh của bộ Y tế ban hành ngày 22/4/2013 [3] nêu rõ mục<br />
đích là hướng dẫn các bệnh viện thực hiện các giải pháp cải tiến quy trình và thủ tục trong<br />
khám chữa bệnh, rút ngắn thời gian chờ, tránh phiền hà và tăng sự hài lòng người bệnh đặc<br />
biệt đối với người bệnh bảo hiểm y tế. Theo hướng dẫn quy trình khám có 4 bước, tuy nhiên<br />
đây là quy trình tối thiểu, thực tế mỗi bệnh viện áp dụng tùy theo điều kiện cụ thể và có<br />
những cải tiến cho phù hợp. Tại bệnh viện Đa khoa Thống Nhất bệnh nhân phải đóng tiền<br />
cận lâm sàng trước đối với người bệnh không có bảo hiểm y tế và có bảo hiểm y tế nhưng<br />
chi phí cận lâm sàng cao. Nếu không thu trước, rất nhiều người bệnh sẽ thực hiện cận lâm<br />
sàng xong và bỏ về, không thanh toán và không lấy thuốc kể cả người có bảo hiểm y tế đã<br />
được giữ thẻ bảo hiểm do đó bệnh viện không thể kiểm soát được khâu này.<br />
Đề tài đã được một số tác giả nghiên cứu. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thanh Chiến<br />
[1] tại bệnh viện cấp cứu Trưng Vương năm 2012 thời gian khám bệnh trung bình 4.11 giờ.<br />
Quy trình khám bệnh ngắn nhất là 4 bước và dài nhất là 12 bước.<br />
Theo nghiên cứu của tác giả Hoàng Quốc Hòa [2 ] trong nghiên cứu “Nâng cao chất<br />
lượng khám chữa bệnh và cải thiện sự hài lòng của người bệnh tại khoa khám bệnh – bệnh<br />
viện nhân dân Gia Định” năm 2012 quy trình tối thiểu 4 bước nếu không làm cận lâm sàng<br />
và 5 bước nếu có 1 cận lâm sàng.<br />
Theo kết quả nghiên cứu Trần Thị Quỳnh Hương và cộng sự [4] trong nghiên cứu<br />
tương tự năm 2013 tại bệnh viện Đa Khoa Thống Nhất, kết quả thời gian khám bệnh trung<br />
bình là 3.5 giờ và thời gian khám bệnh trung bình nếu không làm cận lâm sàng là 2 giờ 25<br />
phút. Thời gian này chưa đạt được yêu cầu đề ra theo quyết định 1313/QĐ – BYT ngày<br />
25/4/2013 của bộ Y Tế.<br />
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
2.1 Đối tượng:<br />
2.1.1 Dân số mục tiêu: Bênh nhân khám bệnh ngoai trú tại bệnh viện Thống Nhất năm<br />
2013<br />
2.1.2 Dân số chọn mẫu: Bênh nhân khám bệnh ngoai trú có BHYT tại bệnh viện Thống<br />
Nhất từ tháng 4/2014 đến 10/2013 vào các ngày thứ 2, 3, 5, 6.<br />
2.1.3 Tiêu chuẩn lựa chọn;<br />
Bệnh nhân có BHYT khám bệnh tại khoa khám bệnh từ tháng 2/2013 đến 9/2013<br />
đồng ý tham gia nghiên cứu<br />
2.1.4. Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Bệnh nhân bỏ về, chuyển viện, không lấy thuốc…<br />
Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu<br />
2.2. Cỡ Mẫu được tính theo công thức:<br />
Dựa vào mục tiêu số 1 xác định giá trị trung bình nên chọn cỡ mẫu theo Công thức tính cỡ<br />
mẫu cho xác định một trị số trung bình<br />
<br />
<br />
N Z<br />
2<br />
(1<br />
<br />
)<br />
2<br />
<br />
2<br />
<br />
Với mức ý nghĩa α = 0,05<br />
2<br />
d<br />
Độ tin cậy 95% ta có Z= 1,96<br />
- ∂ : độ lệch chuẩn (Standard Deviation) = 100 (theo nghiên cứu tác giả Trần thị Quỳnh<br />
Hương [4] )<br />
- d : độ chính xác mong muốn =5 phút<br />
1.962 x1002<br />
n= = 1537<br />
52<br />
+ 10% bỏ nghiên cứu ta có cỡ mẫu tối thiểu N= 1690<br />
<br />
Trung bình 1 ngày có khoảng 1000 bệnh nhân BHYT<br />
Khả năng lấy mẫu trong 1 ngày: 20 ca<br />
Chọn mẫu ngẫu nhiên trong 1 ngày: bệnh nhân được chọn theo 1 số ngẫu nhiên do<br />
bốc thăm là i, 1 ≤ i ≤ 100/20=50<br />
Những mẫu trong 1 ngày sẽ mang thứ tự: i, i+50, i+2.50,…<br />
Bệnh nhân được đánh dấu lúc đăng ký khám bệnh, đến giai đoạn nhận thuốc được<br />
ghi nhận thời điểm, và hoàn thành câu hỏi theo bảng thu thập số liệu.<br />
2.3 Phương pháp nghiên cứu.<br />
2.3.1 Loại nghiên cứu: Mô tả cắt ngang.<br />
2.3.2 Xác định biến<br />
Biến phụ thuộc: Thời gian và chi phí khám bệnh<br />
Biến độc lập: tuổi, giới, giờ đăng ký, ngày khám, loại bệnh, CLS, huyết học , sinh hoá, vi<br />
sinh, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng.<br />
2.3.3 Định nghĩa biến:<br />
1. Tuổi: Biến định lượng không liên tục<br />
2. Giới: biến định tính gồm 2 giá trị: 1 là nữ, 0 là nam<br />
3. Ngày khám bệnh: Biến định tính gồm 5 giá trị 2,3,4,5,6. 2 là thứ hai, 3 là thứ ba, 4 là<br />
thứ 4, 5 là thứ 5, 6 là thứ sáu.<br />
4. Loại bệnh: Biến định tính gồm 4 giá trị 0,1,2,3. 0 là bệnh ngoại khoa; 1 là bệnh nội<br />
khoa, 2 là bệnh sản phụ khoa, 3 là bệnh liên chuyên khoa.....<br />
5. Giờ đăng ký: Biến định lượng liên tục<br />
6. Giờ khám bệnh: Biến định lượng liên tục<br />
7. Giờ lấy thuốc: Biến định lượng liên tục.<br />
8. Giờ có kết quả huyết học: Biến định lượng liên tục<br />
9. Giờ có kết quả hóa sinh: Biến định lượng liên tục<br />
10. Giờ có kết quả vi sinh: Biến định lượng liên tục<br />
11. Giờ có kết quả chẩn đoán hình ảnh: Biến định lượng liên tục<br />
12. Giờ có kết quả thăm dò chức năng: Biến định lượng liên tục<br />
13. Tổng chi phí: Biến định lượng liên tục.<br />
14. Chi phí KB +CLS: Biến định lượng liên tục<br />
15. Chi phí thuốc: Biến định lượng liên tục<br />
16. CLS: Biến định tính có 2 giá tri 1 và 0. 1 là có CLS, 0 là không có CLS.<br />
17. Huyết học: Biến định tính có 2 giá tri 1 và 0. 1 là có xét nghiệm huyết học , 0 là<br />
không<br />
18. Sinh hóa : Biến định tính có 2 giá tri 1 và 0. 1 là có xét nghiệm sinh hóa , 0 là không<br />
19. Vi sinh: Biến định tính có 2 giá tri 1 và 0. 1 là có xét nghiệm vi sinh, 0 là không<br />
20. Chẩn đoán hình ảnh: Biến định tính có 2 giá tri 1 và 0. 1 là có, 0 là không .<br />
21. Thăm dò chức năng: Biến định tính có 2 giá trị 1 và 0: 0 là không có làm thăm dò<br />
chức năng; 1 là có làm thăm dò chức năng.<br />
3.4 Kỹ thuật sử dụng:<br />
Phương pháp thu thập số liệu: Bảng thu thập số liệu. các số liệu được lấy từ phần mềm<br />
Ehospital.<br />
Nhập liệu bằng phần mềm Epidata, xử lý số liệu bằng phần mềm STATA 10.0.<br />
Các thống kê mô tả: xác định tỷ lệ, trung bình, trung vị, độ lệch chuẩn, tối đa tối<br />
thiểu . (Xác định trung bình thời gian và chi phí khám bệnh của bệnh nhân bảo hiểm<br />
y tế ngoại trú).<br />
Các thống kê phân tích: Dùng test ANOVA, phi tham số để phân tich mối liên quan<br />
giữa biến phụ thuộc và biến độc lập (tuổi, giới, giờ đăng ký, ngày khám, loại bệnh,<br />
CLS với thời gian và chi phí trung bình<br />
III. KẾT QUẢ<br />
3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu:<br />
3.1.1. Giới<br />
Bảng 3.1<br />
Giới Nam n,% Nữ n,% Tổng<br />
754 1246 2000<br />
37.7% 62.3% 100%<br />
Nhận xét: bệnh nhân nữ chiếm ưu thế và chiếm 62.3%, kết quả tương tư như nghiên cứu<br />
năm 2013 nữ chiếm 64%.<br />
3.1.2. Tuổi<br />
Bảng 3.2<br />
Biến số Trung bình Độ lệch chuẩn Tối thiểu Tối đa<br />
Tuổi 52.5 16.7 16 95<br />
Nhận xét: Tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là 52.5 tương tự như nghiên cứu năm<br />
2013 là 52.4<br />
3.1.3. Phân bố theo loại bệnh<br />
Bảng 3.3<br />
Loại Bệnh Số bệnh nhân Tỷ lệ(%)<br />
Nội 1375 68.75<br />
Ngoại 286 14.3<br />
Sản 104 5.2<br />
Liên chuyên khoa 235 11.75<br />
Tổng 2000 100<br />
<br />
Bệnh nhân nội khoa chiếm ưu thế và chiếm 69%, tương tư như nghiên cứu năm 2013 là<br />
65%.Như vậy đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu năm 2014 tương tự năm 2013, không<br />
có sự thay đổi về cơ cấu bệnh tật chung, tuổi, giới của mẫu nghiên cứu.<br />
3.1.4. Tỷ lệ thực hiện cận lâm sàng<br />
Bảng 3.4<br />
Cận lâm sàng Số bệnh nhân Tỷ lệ(%)<br />
Có 715 35.8<br />
Không 1285 64.2<br />
Tổng 2000 100<br />
Nhận xét: Tỷ lệ thực hiện cận lâm sàng là 35.8% tương đối thấp, giảm 12% so với năm<br />
2013.<br />
3.1.5. Tỷ lệ thực hiện cận lâm sàng theo loại bệnh<br />
Bảng 3.5<br />
Thực hiện CLS Tỷlệ %<br />
Loại bệnh Không Có Có CLS<br />
Ngoại 180 106 37.1<br />
Nội 865 510 37.1<br />
Sản 27 77 74.0<br />
LCK 213 22 9.4<br />
Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân có thực hiện cận lâm sàng cao nhất ở phòng khám sản và<br />
thấp nhất ở các phòng khám liên chuyên khoa.<br />
3.1.6. Tần suất các loại cận lâm sàng<br />
Bảng 3.6<br />
CẬN LÂM SÀNG Số bệnh nhân Tần suất (%)<br />
<br />
Sinh hóa 379 33.5<br />
Thăm dò chức năng 297 26.3<br />
Chẩn đoán hình ảnh 192 17.0<br />
Huyết học 189 16.7<br />
Vi sinh 74 6.5<br />
Nhận xét: Tỷ lệ cận lâm sàng cao nhất là sinh hóa và thấp nhất là vi sinh<br />
3.2. Thời gian khám bệnh:<br />
3.2.1. Trung bình thời gian khám bệnh và thời gian các giai đoạn:<br />
Bảng 3.7<br />
Các giai đoạn TB Phút TB giờ ĐLC<br />
Đăng ký - khám bệnh 56.4 0.9 41.1<br />
Khám bệnh - Kê toa 49.3 0.8 63.2<br />
Kê toa - Lấy thuốc 44.7 0.7 32.8<br />
Tổng thời gian 150.4 2.5 82.8<br />
Nhận xét: Trung bình thời gian khám bệnh là 2.5 giờ, giảm 1.0 giờ so năm 2013 trên<br />
cùng kiểu nghiên cứu. Số lượng bệnh nhân khám bệnh tại khoa khám bệnh năm 2014 là<br />
380.540 so với năm 2013 là 392.616 ( giảm 1%) là không đáng kể. Như vậy thời gian<br />
khám bệnh năm 2014 giảm có ý nghĩa so năm 2013.<br />
<br />
3.2.2. Trung bình thời gian theo các chuyên khoa<br />
Bảng 3.8<br />
Loại bệnh Số lượng TB TB ĐLC Tối Tối đa<br />
(Phút) (GIỜ) thiểu<br />
<br />
SẢN 104 182.7 3.0 70.9 17 433<br />
<br />
NỘI 1375 155.7 2.6 87.1 10 490<br />
NGOẠI 286 131.9 2.2 74.0 15 386<br />
LCK 235 127.7 2.1 59.3 27 363<br />
Nhận xét: Thời gian khám bệnh ngắn nhất ở khối liên chuyên khoa (2.1 giơ và cao nhất<br />
ở khối sản (3.0 giờ).<br />
3.2.3. Liên quan giữa giới với trung bình thời gian.<br />
Bảng 3.9<br />
Thời gian NAM NỮ P<br />
(phút) TB ĐLC TB ĐLC<br />
Đăng ký – khám bệnh 57.2 40.3 51.9 42.1 0.20<br />
Khám bệnh – kê toa 43.5 58.7 52.8 65.5 0.005<br />
Kê toa- lấy thuốc 43.9 31.2 45.2 33.8 0.58<br />
Tổng thời gian 144.7 79.9 153.9 84.3 0.03<br />
<br />
Nhận xét: Có sự liên quan giữa giới với tổng trung bình thời gian khám bệnh và thời gian<br />
khám bệnh - kê toa, nữ có thời gian khám bệnh –kê toa và tổng thời gian khám bệnh dài hơn<br />
nam. Kết quả bảng 3.8 và 3.9 cho thấy sự phù hợp phòng khám sản 100% là nữ giới và có<br />
thời gian khám bệnh dài nhấ và có tỷ lệ làm cận lâm sàng cao nhất<br />
3.2.4. Trung bình thời gian khi không thực hiện cận lâm sàng<br />
Bảng 3.10<br />
Không CLS Có CLS CL (phút) CL (Giờ)<br />
Thời gian 111.8 219.7 107.9 1.8<br />
Nhận xét: Nếu không có cận lâm sàng thời gian khám bệnh trung bình là 111.8 phút<br />
(1.87giờ). Thời gian này là hợp lý và đạt yêu cầu bộ Y tế đề ra (2.0 giờ). Giảm 33phút (<br />
0.55giờ) so với năm 2013. Nếu có thực hiện cận lâm sàng thì trung bình thời gian là<br />
219.7 phút ( 3.67giờ), giảm 58 phút so năm 2013<br />
3.2.5 Trung bình thời gian theo các loại cận lâm sàng.<br />
Bảng 3.11<br />
Loại CLS Không Có CLS Giờ Cl (phút) Cl (giờ)<br />
(phút)<br />
<br />
Sinh hóa 31.2 126.5 2.1 95.3 1.59<br />
Huyết học 41.0 128.8 2.15 87.8 1.46<br />
<br />
Vi sinh 45.7 144.2 2.4 98.5 1.64<br />
TDCN 36.7 121.4 2.0 84.6 1.41<br />
CĐHA 43.2 106.7 1.75 63.5 1.05<br />
<br />
3.3. Chi phí khám bệnh<br />
3.3.1.Trung bình tổng chi phí và các loại chi phí (nghìn đồng)<br />
Bảng 3.12.<br />
Loại chi phí Trung bình Tối thiểu Tối đa<br />
Tổng chi phí 340 17 3.648<br />
Khám bệnh + CLS 123 15 2.302<br />
Thuốc 213 2 970<br />
NX: Trung bình tổng chi phí khám bệnh năm 2014 tại bệnh viện Đa khoa Thống Nhất là<br />
340.000 đồng. Năm 2013 chi phí trung bình là 434.200 đồng. Chi phí thuốc trung bình là<br />
213.000 đồng giảm so với năm 2013 (273.400 đồng).<br />
3.3.2. Chi phí theo kiểu khám bệnh (Nghìn đồng):<br />
Bảng 3.13.<br />
Kiểu khám bệnh Số bệnh nhân Trung ĐLC Tối thiểu Tối đa<br />
bình<br />
Không CLS 1285 258 155 17 2.118<br />
Có CLS 715 486 498 41 3.648<br />
<br />
NX: Nếu không thực hiện cận lâm sàng, chi phí trung bình 258.000 đồng, nếu có thực hiện<br />
cận lâm sàng chi phí trung bình là 486.000 đồng. Tất cả chi phí này đều giảm so với năm<br />
2013 tương ứng là 305.000 và 576.000 đồng.<br />
3.3.3. Chi phí khám bệnh trung bình theo các chuyên khoa (nghìn đồng)<br />
Bảng 3.14.<br />
Loại bệnh Số bệnh nhân TB Tối thiểu Tôi đa<br />
Ngoại 286 401 17 2.408<br />
<br />
Nội 1375 351 18 3.648<br />
Sản 104 257 50 2.078<br />
LCK 235 236 24 1.109<br />
NX: Chi phí trung bình cao nhất ở các phòng khám khối ngoại và thấp nhất ở các<br />
phòng khám khối LCK, tương tự nghiên cứu năm 2013.<br />
3.3.4. Chi phí trung bình theo các loại cận lâm sàng (nghìn đồng)<br />
Bảng 3.15.<br />
Loại CLS Không Có Chênh lệch<br />
<br />
<br />
CĐHA 88 459 371<br />
Vi Sinh 112 426 314<br />
Huyết học 107 283 176<br />
Sinh Hóa 92 256 164<br />
TDCN 107 220 113<br />
Nx: Chi phí cận lâm sàng cao nhất là chẩn đoán hình ảnh và thấp nhất là thăm dò<br />
chức năng<br />
IV. BÀN LUẬN<br />
4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu:<br />
4.1.1. Giới: Trong nghiên cứu của chúng tôi, nữ chiếm ưu thế và chiếm 62.3% tương tự<br />
nghiên cứu của Trần Quỳnh Hương năm 2013 tại bệnh việnThống Nhất là 64% [4].<br />
4.1.2. Tuổi<br />
Tuổi trung bình là 52.5 ± 16.7 tương tự như nghiên cứu của Lê Thanh Chiến là 53.9 ±<br />
14.2 [1] và Trần Quỳnh Hương là 52.4± 17.3 [4].<br />
4.1.3. Phân bố theo loại bệnh.<br />
Bệnh nhân nội khoa bao gồm cả khám y học cổ truyền, chiếm ưu thế và chiếm 68.75% kết<br />
quả này tương tự như nghiên cứu năm 2013 của Trần Thị Quỳnh Hương là 65% cũng thực<br />
hiện tại bệnh viện đa khoa Thống Nhất.[4]<br />
4.1.4. Tần suất thực hiện cận lâm sàng.<br />
Tần suất thực hiện cận lâm sàng 35.8% là tương đối thấp và thấp hơn năm 2013 (48%).<br />
4.1.5. Tần suất thực hiện cận lâm sàng theo chuyên khoa: Khối ngoại và nội có tần suất<br />
thực hiện cận lâm sàng tương đương nhau là 37%, khối sản có tần suất thực hiện cận lâm<br />
sàng cao 74%, khối liên chuyên khoa tần suất thực hiện cận lâm sàng thấp nhất chỉ 9.4%.<br />
4.1.6. Tần suất các loại cận lâm sàng:<br />
Các loại cận lâm sàng được thực hiện nhiều nhất là Hóa sinh 33.5% và thấp nhất là Vi sinh<br />
6.5%.<br />
4.2. Thời gian khám bệnh:<br />
4.2.1 Thời gian trung bình.<br />
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi, thời gian khám bệnh trung bình là 150.4 phút tương<br />
đương 2.5 giờ, nếu không thực hiện cận lâm sàng thời gian trung bình là 112 phút tương<br />
đương 1 giờ 52 phút, như vậy đạt yêu cầu đề ra của Bộ Y Tế là 2 giờ. Số lượng bệnh nhân<br />
khám bệnh tại khoa khám bệnh năm 2014 là 380.540 người so với năm 2013 là 392.616<br />
(giảm 1%) là không đáng kể. Như vậy thời gian khám bệnh năm 2014 giảm có ý nghĩa so<br />
năm 2013. Đối với bệnh nhân có thực hiện cận lâm sàng trung bình thời gian cũng giảm 58<br />
phút so năm 2013. Như vậy tất cả các khoảng thời gian đều giảm so với năm 2013 và không<br />
bị chi phối bởi tỷ lệ thực hiện cận lâm sàng năm 2014 giảm.<br />
Đây là kết quả của các biện pháp cải tiến quy trình khám bệnh đã được bệnh viện thực<br />
hiện trong năm qua để rút ngắn thời gian khám bệnh theo yêu cầu của Bộ Y Tế. Kết quả này<br />
rất đáng khích lệ. Bệnh viện đã triển khai các biện pháp cụ thể như: Tăng thêm phòng khám<br />
và quày phát thuốc, cải tiến quy trình khám bệnh trả thẻ BHYT cho người bệnh tại quày<br />
thanh toán viện phí, cải tiến quy trình nhận mẫu và trả xét nghiệm…[2].<br />
4.2.2. Thời gian các giai đoạn khám bệnh<br />
Thời gian từ khi đăng ký đến lúc khám bệnh trung bình là 56.4 phút nhanh hơn so<br />
với năm 2013 (60 phút). Tổng thời gian trung bình từ khi bác sỹ kê toa đế khi nhận<br />
được thuốc là 44.7 phút giảm 50% so với năm 2013 (90 phút), bao gồm thời gian di<br />
chuyển, thanh toán viện phí và cấp phát thuốc. Như vậy khâu cấp phát thuốc bảo<br />
hiểm tại bệnh viện đã được cải tiến hiệu quả.[4]<br />
Theo kết quả bảng 3.8, thời gian trung bình theo các chuyên khoa thì khối liên<br />
chuyên khoa có thời gian khám bệnh ngắn nhất là 2.1 giờ và khối sản có thời gian<br />
khám bệnh dài nhất là 3.0 giờ. Có thể do đặc điểm của việc khám chuyên khoa sản<br />
tốn thời gian hơn và tương ứng đến tỷ lệ cho thực hiện cận lâm sàng của khối sản là<br />
cao nhất. Tuy nhiên cũng cần có giải pháp để rút ngắn thời gian khám bệnh ở khối<br />
này.<br />
Theo kết quả bảng 3.10 và 3.11, thời gian thực hiện cận lâm sàng trung bình là 108<br />
phút (1.8 giờ) giảm so năm 2013 là 0.4 giờ. Nếu thực hiện 1 cận lâm sàng thì trung<br />
bình dài nhất là 2.4 giờ, đạt yêu cầu theo QĐ1313/BYT [3] là nếu thực hiện 1 cận<br />
lâm sàng thì tổng thời gian là 3 giờ.<br />
Thời gian thực hiện cận lâm sàng theo từng loại cận lâm sàng kết quả ở bảng 3.11<br />
cho thấy thời gian thực hiện cận lâm sàng dài nhất thuộc về khoa vi sinh 1.64 giờ, do<br />
đặc điểm của xét nghiệm vi sinh đòi hỏi thời gian dài hơn các chuyên khoa khác.<br />
4.3. Chi phí khám bệnh<br />
4.3.1 Tổng chi phí trung bình.<br />
Tổng chi phí trung bình trong nghiên cứu là 340.000 đồng giảm 94000 so với năm 2013.<br />
Trung bình chi phí thuốc là 213.000 giảm 60.000 đồng so năm 2013. Theo quan điểm của<br />
chúng tôi, chi phí này là hợp lý.<br />
4.3.2 Trung bình chi phí theo kiểu khám bệnh.<br />
Theo kết quả bảng 3.13 nếu khám bệnh và lấy thuốc không làm cận lâm sang, chi phí trung<br />
bình là 258.000 đồng, nếu có thực hiện cận lâm sàng, chi phí trung bình là 486.000 đồng<br />
4.3.3 Chi phí trung bình theo các chuyên khoa<br />
Theo kết quả nghiên cứu ở bảng 3.15 thì chi phí khám bệnh cao nhất ở các phòng khám<br />
khối ngoại là 401.000 đồng.<br />
Các phòng khám có chi phí thấp nhất là các phòng khám thuộc khối Liên chuyên khoa là<br />
236.000đồng tương ứng với tỷ lệ cho thực hiện cận lâm sàng ở khối này là thấp nhất (9.4%).<br />
4.4. Các yếu tố ảnh hưởng thời gian và chi phí khám bệnh<br />
4.4.1 Thời gian<br />
Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt về thời gian giữa các phương thức khám có<br />
thực hiện cận lâm sàng hay không. Điều này thì đã quá rõ ràng. Nếu thực hiện thêm cận lâm<br />
sàng thời gian trung bình tăng thêm 1.8 giờ, nếu thực hiện 1 cận lâm sàng thời gian trung<br />
bình tăng thêm dài nhất là 1.64 giờ. Như vậy nhanh hơn năm 2013 đạt yêu cầu của bộ Y Tế,<br />
tuy nhiên cần có các biện pháp cải tiến hơn nữa để thực hiện cận lâm sàng nhanh hơn [3].<br />
Ngoài ra thời gian cũng có sự khác biệt giữa các loại cận lâm sàng, trong đó các cận lâm<br />
sàng về thăm dò chức năng chiếm thời gian ngắn nhất còn các xét vi sinh chiếm thời gian<br />
dài nhất.<br />
Kết quả bảng 3.8 cho thấy có sự khác biệt giữa nam và nữ thời gian khám bệnh- kê toa và<br />
không có sự liên quan giữa thời gian đăng ký và thời gian lấy thuốc với giới. Điều này hoàn<br />
toàn phù hợp vì thời gian khám sản khoa là dài nhất.<br />
Sự khác biệt về thời gian còn thể hiện khác nhau giữa các phòng khám, trong đó thời gian ít<br />
nhất ở khối liên chuyên khoa, thời gian dài ở khối sản. Điều này tương ứng với tần suất thực<br />
hiện cận lâm sàng của 2 khối này theo kết quả ở bảng 5.5<br />
4.4.2 Chi phí<br />
Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt về chi phí giữa các phương thức khám có thực<br />
hiện cận lâm sàng hay không. Điều này thì đã quá rõ ràng. Nếu thực hiện thêm cận lâm sàng<br />
chi phí trung bình tăng 228.000 đồng.<br />
Ngoài ra chi phí cũng có sự khác biệt giữa các loại cận lâm sàng, trong đó các cận lâm sàng<br />
về chẩn đoán hình ảnh chiếm chi phí cao nhất.<br />
Sự khác biệt về chi phí còn thể hiện khác nhau giữa các phòng khám, trong đó chi phí thấp<br />
nhất ở khối liên chuyên khoa, cao nhất ở khối ngoại.<br />
V. KẾT LUẬN<br />
Qua nghiên cứu 2000 bệnh nhân có bảo hiểm y tế đến khám tại bệnh viện Đa khoa Thống<br />
Nhất năm 2014, chúng tôi có kết quả sau:<br />
1. Thời gian khám bệnh trung bình của bệnh nhân BHYT tại bệnh viện Đa khoa Thống Nhất<br />
năm 2014 là 2.5 giờ. Thời gian khám bệnh trung bình đối với trường hợp không làm cận<br />
lâm sàng là 1.87 giờ.<br />
Chi phí trung bình là 340.000.đồng, trong đó chi phí thuốc trung bình là 213.000 đồng, chi<br />
phí khám và cận lâm sang 123.000 đồng<br />
2. Các yếu tố liên quan đến thời gian và chi phí bao gồm:<br />
Thực hiện cận lâm sàng<br />
Loại cận lâm sàng<br />
Loại bệnh hay loại phòng khám<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Nguyễn Thanh Chiến, Huỳnh Thị Thanh Trang (2012). “Khảo sát quy trình khám<br />
chữa bệnh tại khoa khám bệnh bệnh viện cấp cứu Trưng Vương”. Hội nghị thường<br />
niên câu lạc bộ giám đốc các bệnh viện phía Nam<br />
2. Hoàng Quốc Hòa (2012). “Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và cải thiện sự hài<br />
lòng của người bệnh tại khoa khám bệnh – bệnh viện nhân dân Gia Định”. Hội nghị<br />
thường niên câu lạc bộ giám đốc các bệnh viện phía Nam<br />
3. Bộ y Tế Ngày (2013) quyết định số 1313/QĐ – BYT về việc “Hướng dẫn Quy trình<br />
khám bệnh tại khoa khám bệnh của bệnh viện”.<br />
4. Trần Thị Quỳnh Hương (2013) . Nghiên cứu thời gian và chi phí khám bệnh của<br />
bệnh nhân bảo hiểm y tế tại bệnh viện Thống Nhất Đồng Nai năm 2013. Kỷ Yếu<br />
khoa học kỹ thuật bệnh viện Đa khoa Thống Nhất năm 2013.<br />