T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-5017<br />
<br />
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ<br />
TĂNG HUYẾT ÁP Ở BỆNH NHÂN SAU GHÉP THẬN<br />
TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103<br />
Nguyễn Thị Vân Anh*; Đào Thị Khánh*<br />
Phạm Quốc Toản*; Lê Việt Thắng*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: xác định thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp (THA) ở bệnh nhân (BN)<br />
sau ghép thận. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu cắt ngang trên 137 BN bệnh thận mạn<br />
tính giai đoạn cuối được ghép thận tại Bệnh viện Quân y 103 có THA. Kết quả: tỷ lệ BN sử<br />
dụng thuốc chẹn kênh canxi 73,7%, thuốc kích thích alpha trung ương 67,2%, thuốc chẹn beta<br />
giao cảm 53,3% và thuốc ức chế men chuyển và block thụ thể AT1 24,1%. 18,9% BN dùng một<br />
loại thuốc chống THA, 43,8% dùng 2 thuốc và 37,3% dùng 3 thuốc. Nhóm BN có nồng độ<br />
creatinin máu tăng sử dụng nhiều loại thuốc chống THA cao hơn nhóm có nồng độ creatinin<br />
máu bình thường, p < 0,05. Không có mối liên quan giữa tacrolimus, cyclosporin với các nhóm<br />
thuốc chống THA. Kết luận: BN sau ghép thận sử dụng thuốc chống THA khá phổ biến, các thuốc<br />
này chưa thấy ảnh hưởng đến thuốc chống thải ghép.<br />
* Từ khóa: Ghép thận; Tăng huyết áp; Thuốc chống thải ghép.<br />
<br />
Survey on Using Anti-Hypertension Medications in Kidney Transplanted<br />
Patients at 103 Hospital<br />
Summary<br />
Objectives: To determine the reality of using anti-hypertensive medications in kidney transplanted<br />
patients. Methods: A cross-sectional study on 137 kidney transplant recipients who diagnosed<br />
hypertension. Results: The incidence of the patients using calcium channel blockers was 73.7%,<br />
alpha-2 adrenergic receptor agonists accounted for 67.2%; 53.3% were administered beta<br />
blocker; angiotensin II (AT1) receptor blocker and ACE inhibitors was found in 24.1%. 18.9% of<br />
the patients used one kind of anti-hypertensive medication; 43.8% used two kinds; 37.3% utilized<br />
three kinds. Patients with serum increased creatinine used more types of anti-hypertensive<br />
medication than those with normal serum creatinine, p < 0.05. No relationship between using<br />
tacrolimus, cyclosporine with groups of anti-hypertensive medication was found. Conclusion:<br />
Using anti-hypertensive medication in kidney transplant recipients is common. No side-effects of<br />
immunosuppressant were observed.<br />
* Key words: Kidney transplantation; Hypertension; Immunosuppressant.<br />
* Bệnh viện Quân y 103<br />
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Thị Vân Anh (chungtoilachien@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 25/02/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 10/05/2017<br />
Ngày bài báo được đăng: 15/05/2017<br />
<br />
80<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Ghép thận là phương pháp điều trị suy<br />
thận mạn tính tốt nhất hiện nay. Các tình<br />
trạng rối loạn về tim mạch, tạo máu… sau<br />
ghép thận đều được cải thiện. Tuy nhiên,<br />
tỷ lệ BN THA vẫn còn cao. Nhiều nghiên<br />
cứu cho thấy, tỷ lệ THA ở người sau<br />
ghép thận chiếm từ 50 - 90% BN [2]. THA<br />
nếu không được kiểm soát sẽ ảnh hưởng<br />
đến chức năng thận ghép, làm giảm tuổi<br />
thọ thận ghép [3, 4, 5]. Việc dùng thuốc<br />
điều trị là cần thiết, tuy nhiên sử dụng các<br />
thuốc chống THA như thế nào để đưa<br />
huyết áp sau ghép thận về huyết áp mục<br />
tiêu là điều quan trọng. Các BN sau ghép<br />
thận đều phải sử dụng thuốc chống thải<br />
ghép để duy trì sự tồn tại của thận ghép<br />
và chức năng thận ghép. Tuy nhiên, một<br />
số thuốc huyết áp có tương tác bất lợi với<br />
thuốc chống thải ghép nên việc kiểm soát<br />
huyết áp chưa thực sự tốt, chức năng thận<br />
ghép bị ảnh hưởng [6]. Với những lý do<br />
trên, chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm:<br />
- Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc<br />
điều trị THA ở người sau ghép thận<br />
được theo dõi và điều trị tại Bệnh viện<br />
Quân y 103.<br />
- Đánh giá mối liên quan giữa thuốc<br />
huyết áp với chức năng thận ghép của<br />
BN sau ghép thận.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu.<br />
137 BN ghép thận có THA tại Bệnh viện<br />
Quân y 103.<br />
<br />
* Tiêu chuẩn lựa chọn: BN suy thận mạn<br />
tính do các nguyên nhân khác nhau được<br />
ghép thận tại Bệnh viện Quân y 103 có THA.<br />
BN đồng ý tham gia nghiên cứu.<br />
* Tiêu chuẩn loại trừ: BN đang mắc các<br />
bệnh cấp tính khác như viêm phổi, sốt…<br />
BN đang nghi ngờ mắc bệnh ngoại khoa<br />
kèm theo.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
- Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang,<br />
so sánh nội nhóm.<br />
- Chọn mẫu nghiên cứu: thuận tiện, tất cả<br />
BN có đủ tiêu chuẩn chọn.<br />
- BN được hỏi về tình trạng bệnh tật,<br />
sử dụng thuốc chống THA, sử dụng thuốc<br />
chống thải ghép.<br />
- Khám toàn thân và các cơ quan.<br />
- Đo huyết áp: bằng phương pháp<br />
Korotkoff.<br />
- Các xét nghiệm thường quy: công thức<br />
máu, sinh hoá máu: ure, creatinin, điện giải…<br />
- Định lượng nồng độ thuốc trong máu<br />
ở 2 thời điểm C0 và C2 với BN dùng<br />
cyclosporin và thời điểm C0 với BN dùng<br />
tacrolimus.<br />
- Đánh giá các biến nghiên cứu:<br />
+ Chẩn đoán THA: theo Hội Tim mạch<br />
Việt Nam.<br />
+ Đánh giá kiểm soát được huyết áp:<br />
huyết áp BN < 140/90 mmHg.<br />
+ Đánh giá giảm chức năng thận: khi<br />
nồng độ creatinin máu > 110 µmol/l.<br />
- Xử lý số liệu: theo phương pháp thống<br />
kê y sinh học.<br />
81<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-5017<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br />
BÀN LUẬN<br />
1. Đặc điểm chung và thực trạng sử<br />
dụng thuốc điều trị THA ở BN sau<br />
ghép thận.<br />
* Đặc điểm tuổi và giới của BN:<br />
Bảng 1:<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Nam<br />
<br />
104<br />
<br />
75,9<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
33<br />
<br />
24,1<br />
<br />
Đặc điểm<br />
Giới<br />
<br />
Tuổi<br />
<br />
Nam (năm)<br />
<br />
34,37 ± 10,85<br />
<br />
Nữ (năm)<br />
<br />
39,06 ± 11,5<br />
<br />
Chung (năm)<br />
<br />
35,48 ± 10,46<br />
<br />
BN ghép thận chủ yếu là nam (75,9%).<br />
Độ tuổi trung bình của BN ghép thận là 35,<br />
trong đó độ tuổi trung bình của nữ cao hơn<br />
nam giới, phù hợp với kết quả nghiên cứu<br />
của một số tác giả trong nước, tuy nhiên<br />
tuổi trung bình trong nghiên cứu này thấp<br />
hơn so với nghiên cứu ở nước ngoài.<br />
Điều này có thể do nguyên nhân suy thận<br />
trong các nghiên cứu ơ ở nước ngoài là<br />
do đái thái đường và THA, còn nguyên<br />
nhân suy thận ở Việt Nam thường do<br />
viêm cầu thận mạn tính.<br />
* Đặc điểm sử dụng thuốc chống thải<br />
ghép:<br />
Dùng tacrolimus: 107 BN (78,1%); dùng<br />
cyclosporin: 30 BN (21,9%).<br />
Tất cả BN ghép thận đều được sử dụng<br />
phác đồ chống thải ghép 3 thuốc với 3 nhóm<br />
thuốc theo quy trình của Bộ Y tế [6]: phác<br />
đồ 1: cyclosporin + cellcept + prednisolon.<br />
Phác đồ 2: tacrolimus + cellcept + prednisolon.<br />
Trong nghiên cứu này, BN ghép thận chủ<br />
yếu sử dụng phác đồ 2. Theo khuyến cáo<br />
của KDIGO 2009, tacrolimus là thuốc lựa<br />
chọn ưu tiên [7]. Báo cáo từ một số phân<br />
tích tổng hợp cho thấy, tacrolimus làm giảm<br />
82<br />
<br />
tỷ lệ thải ghép cấp và cho tỷ lệ sống thêm<br />
của thận ghép cao hơn so với cyclosporin<br />
[8].<br />
* Đặc điểm sử dụng thuốc điều trị THA<br />
ở nhóm BN nghiên cứu:<br />
Ức chế men chuyển, block thụ thể AT1:<br />
33 BN (24,1%); chẹn kênh canxi: 101 BN<br />
(73,7%); chẹn beta giao cảm: 73 BN<br />
(53,3%); kích thích alpha trung ương:<br />
92 BN (67,2%).<br />
BN ghép thận sử dụng nhóm thuốc<br />
chẹn kênh canxi chiếm tỷ lệ nhiều nhất<br />
(73,7%), tiếp đến thuốc kích thích alpha<br />
trung ương; tương tự với kết quả của<br />
nhiều tác giả đã công bố [9]. Nhóm thuốc<br />
này có nhiều đặc tính phù hợp cho BN<br />
ghép thận. Chúng ức chế co mạch do các<br />
thuốc kháng calcineurin gây ra (tacrolimus,<br />
cyclosporin), làm tăng dòng máu tới thận<br />
và tăng mức lọc cầu thận. Điều này giúp<br />
cải thiện chức năng thận ghép và giảm<br />
nguy cơ thải ghép. Các dữ liệu thực nghiệm<br />
cho thấy nhóm thuốc này có thể điều<br />
chỉnh hệ miễn dịch bằng việc tác động<br />
lên dòng canxi đi vào tế bào lympho T,<br />
gây ức chế hoạt động của lympho T.<br />
Thuốc dùng tốt cho BN có kèm đau thắt<br />
ngực, hiệu quả đối với BN cao tuổi, không<br />
ảnh hưởng đến chuyển hóa đường, mỡ<br />
trong cơ thể. Như vậy, việc sử dụng nhóm<br />
thuốc chẹn kênh canxi là hợp lý [9].<br />
* Phân bố BN theo số lượng thuốc điều<br />
trị THA:<br />
1 thuốc: 26 BN (18,9%); 2 thuốc: 60 BN<br />
(43,8%); 3 thuốc: 51 BN (37,3%).<br />
Hầu hết BN ghép thận đều cần sử<br />
dụng ≥ 2 thuốc huyết áp để đạt huyết áp<br />
mục tiêu. Theo khuyến cáo của KDIGO,<br />
những BN sau ghép thận cần kiểm soát<br />
huyết áp tốt để chức năng thận ghép<br />
được đảm bảo lâu dài. Mức huyết áp<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017<br />
kiểm soát chấp nhận được < 140/90 mmHg.<br />
Tuy nhiên, ở BN sau ghép thận vẫn còn<br />
nhiều yếu tố liên quan đến cơ chế THA<br />
như: quá tải tuần hoàn, protein niệu, rối<br />
loạn chức năng thận ghép, bệnh đái tháo<br />
đường và các yếu tố nguy cơ với biến<br />
chứng của bệnh tim mạch cần xem xét<br />
khi lựa chọn thuốc điều trị huyết áp cho<br />
BN sau ghép. Các thuốc được lựa chọn<br />
dựa vào đáp ứng điều trị và tác dụng không<br />
mong muốn nghiêm trọng của thuốc đối<br />
với BN. Một điều cần chú ý là tương tác<br />
giữa các thuốc huyết áp và thuốc ức chế<br />
miễn dịch cũng như thuốc sử dụng đồng<br />
thời trong đơn thuốc.<br />
2. Liên quan tình trạng sử dụng thuốc<br />
huyết áp với một số đặc điểm BN sau<br />
ghép thận.<br />
Bảng 2: Liên quan tình trạng sử dụng<br />
thuốc huyết áp với phác đồ chống thải ghép.<br />
Đặc điểm<br />
<br />
Phác đồ dùng Phác đồ dùng<br />
cyclosporin<br />
tarcrolimus<br />
(n = 30)<br />
(n = 107)<br />
<br />
Số thuốc<br />
trung bình<br />
<br />
2,22 ± 0,72<br />
<br />
2,07 ± 0,79<br />
<br />
Nhiều nhất<br />
<br />
3<br />
<br />
3<br />
<br />
Ít nhất<br />
<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
p<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Số thuốc huyết áp được sử dụng<br />
nhiều nhất là 3 thuốc ở cả hai phác đồ.<br />
Số thuốc huyết áp trung bình của hai<br />
phác đồ như nhau (p > 0,05). Việc sử<br />
dụng hai phác đồ chống thải ghép không<br />
ảnh hưởng đến số thuốc huyết áp lựa<br />
chọn. Tương tác thuốc là một vấn đề các<br />
nhà dược lâm sàng và bác sỹ điều trị<br />
quan tâm. Các thuốc có thể tăng hoặc<br />
giảm tác dụng của nhau khi sử dụng kết<br />
hợp. Mặc dù một số tác giả cho rằng,<br />
tacrolimus và cyclosporin sẽ tương tác<br />
với thuốc kiểm soát huyết áp khác nhau,<br />
<br />
kết quả nghiên cứu của chúng tôi không<br />
cho thấy điều này. Thực tế, BN sau ghép<br />
thận, tuy phải dùng nhiều loại thuốc,<br />
nhưng thời điểm uống thuốc trong ngày<br />
được bác sỹ cân nhắc và đưa ra chỉ định<br />
cụ thể cho từng BN, do vậy sẽ hạn chế<br />
được tương tác bất lợi của thuốc.<br />
Bảng 3: Liên quan tình trạng sử dụng<br />
thuốc huyết áp với nồng độ creatinin máu.<br />
Nồng độ creatinin Creatinin máu<br />
Đặc điểm máu ≤ 110 µmol/l > 110 µmol/l<br />
(n = 82)<br />
(n = 52)<br />
Số thuốc<br />
trung bình<br />
<br />
1,96 ± 0,71<br />
<br />
2,43 ± 0,70<br />
<br />
Nhiều nhất<br />
<br />
3<br />
<br />
3<br />
<br />
Ít nhất<br />
<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
p<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Ở BN tăng creatinin máu, số thuốc kiểm<br />
soát huyết áp trung bình cao hơn nhóm<br />
BN có nồng độ creatinin máu bình thường<br />
có ý nghĩa, p < 0,05. Kết quả này là phù<br />
hợp với cơ chế bệnh sinh của THA. BN<br />
có nồng độ creatinin máu tăng hơn so với<br />
bình thường là những BN có chức năng<br />
thận kém hơn. Khi chức năng thận kém,<br />
sẽ gây một loạt các rối loạn, đặc biệt rối<br />
loạn điều hoà huyết áp do thận.<br />
Bảng 4: Đặc điểm nồng độ thuốc chống<br />
thải ghép ở nhóm BN có và không có dùng<br />
thuốc chẹn kênh canxi.<br />
Đặc điểm<br />
Giá trị trung<br />
bình C0<br />
p<br />
Cyclosporin<br />
<br />
Giá trị trung<br />
bình C0<br />
p<br />
<br />
Dùng thuốc<br />
chẹn calxi<br />
<br />
Không<br />
sử dụng<br />
<br />
6,40 ± 3,12<br />
(n = 83)<br />
<br />
6,05 ± 2,27<br />
(n = 22)<br />
<br />
> 0,05<br />
103,71 ± 67,32<br />
(n = 17)<br />
<br />
96,80 ± 26,99<br />
(n = 11)<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Giá trị trung 616,09 ± 216,36 626,45 ± 207,36<br />
bình C2<br />
(n = 14)<br />
(n = 11)<br />
p<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
83<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-5017<br />
Ở nhóm BN sử dụng thuốc chẹn kênh<br />
canxi có nồng độ thuốc chống thải ghép<br />
cao hơn so với nhóm không dùng thuốc<br />
chẹn kênh canxi, tuy nhiên khác biệt này<br />
chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).<br />
Nhiều nghiên cứu cho thấy thuốc kiểm<br />
soát huyết áp nhóm chẹn kênh canxi<br />
tương tác với thuốc chống thải ghép, tuy<br />
nhiên kết quả của chúng tôi cho thấy,<br />
không có mối liên quan giữa loại thuốc<br />
chống thải ghép với việc có hay không sử<br />
dụng thuốc chẹn kênh canxi [9]. Tuy<br />
nhiên, trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ<br />
định lượng nồng độ các thuốc chống thải<br />
ghép ở một số BN. Do vậy, cỡ mẫu còn<br />
nhỏ, có một số BN không làm xét nghiệm<br />
kiểm tra định kỳ nên không có kết quả xét<br />
nghiệm (missing data). Vì vậy chưa thấy<br />
rõ tương tác này.<br />
KẾT LUẬN<br />
Qua khảo sát thực trạng sử dụng thuốc<br />
điều trị THA ở 137 BN ghép thận có THA<br />
tại Bệnh viện Quân y 103, chúng tôi rút ra<br />
một số nhận xét:<br />
- Tỷ lệ BN sử dụng thuốc chẹn kênh<br />
canxi là 73,7%, thuốc kích thích alpha<br />
trung ương 67,2%, thuốc chẹn beta giao<br />
cảm 53,3% và thuốc ức chế men chuyển<br />
và block thụ thể AT1 24,1%. 18,9% BN<br />
dùng một loại thuốc huyết áp; 43,8% dùng<br />
2 thuốc và 37,3% dùng 3 thuốc.<br />
- Nhóm BN có nồng độ creatinin máu<br />
tăng sử dụng nhiều loại thuốc chống THA<br />
hơn nhóm BN có nồng độ creatinin máu<br />
bình thường, p < 0,05. Không có mối liên<br />
quan giữa tacrolimus, cyclosporin với các<br />
nhóm thuốc chống THA.<br />
84<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Bộ Y tế. Hội đồng Tư vấn Chuyên môn<br />
Ghép tạng. Quy trình kỹ thuật ghép thận từ<br />
người cho sống. 2006.<br />
2. Kasiske B.L, Anjum S, Shah R et al.<br />
Hypertension after kidney transplantation. Am<br />
J Kidney Dis. 2004, 43, pp.1071-1081.<br />
3. Mange K.C, Cizman B, Jofffe M, Feldman<br />
H.I. Arterial hypertension and renal allograft<br />
survival. JAMA. 2000, 283, pp.633-638.<br />
4. Opelz G, Wujciak T, Ritz E. Association<br />
of chronic kidney graft failure with recipient<br />
blood pressure. Collaborative Transplant study.<br />
Kidney Int 1998, 53, pp.217-222.<br />
5. Oliveras A, Roquer J, Puig J.M et al.<br />
Stroke in renal transplant recipients: epidermiology,<br />
predictive risk factors and outcome. Clin Transplant.<br />
2003, 17, pp.1-8.<br />
6. Vavic N, Rancic N, Dragojevic-Simic V,<br />
Draskovic-Pavlovic B, Bokonjic D, Ignjatovic<br />
L, Mikov M. The influence of comedication<br />
on blood concentration in patients subjected<br />
to kidney transplantation: a retrospective<br />
study. Eur J Drug Metab Pharmacokinet. 2014<br />
Dec, 39 (4), pp.243-253. doi: 10.1007/s13318013-0168-3.<br />
7. KDIGO Clinical Practise Guideline for<br />
the Care of Kidney Transplant Recipents. Initial<br />
maintenance immunosuppressive medications.<br />
American Journal of Transplantation. 2009, 9,<br />
(Suppl 3), S10-13.<br />
8. Kamel M, Kadian M, Srinivas T, Taber<br />
D, Posadas Salas M.A. Tacrolimus confers<br />
lower acute rejection rates and better renal<br />
allograft survival compared to cyclosporine.<br />
World J Transplant. 2016 Dec, 24; 6 (4),<br />
pp.697-702. doi: 10.5500/wjt.v6.i4.697.<br />
9. Tortorice K.L, Heim-Duthoy K.L, Awni<br />
W.M, Rao K.V, Kasiske B.L. The effects<br />
of calcium channel blockers on cyclosporine and<br />
its metabolites in renal transplant recipients.<br />
Ther Drug Monit. 1990, Jul, 12 (4), pp.321-328.<br />
<br />