Khảo sát tình hình bệnh tật phòng khám huyết học giai đoạn 2018 đến 2022 tại Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 1
download
Tình hình bệnh lí huyết học tại bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh (BV ĐHYD TPHCM) có đặc thù riêng so với các bệnh viện chuyên khoa huyết học. Do đó, các nhà lâm sàng cần biết mô hình bệnh tật tại bệnh viện để định hướng chẩn đoán và điều trị cũng như xây dựng chính sách phòng chống trong tương lai. Bài viết trình bày khảo sát tình hình bệnh tật phòng khám huyết học tại BV ĐHYD TPHCM từ năm 2018 đến năm 2022.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khảo sát tình hình bệnh tật phòng khám huyết học giai đoạn 2018 đến 2022 tại Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
- KỶ YẾU CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU KHẢO SÁT TÌNH HÌNH BỆNH TẬT PHÒNG KHÁM HUYẾT HỌC GIAI ĐOẠN 2018 ĐẾN 2022 TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Trần Thùy Anh1 , Nguyễn Thị Thanh Phụng1 , Trần Thị Tuyết Hoa1 , Liên Hiếu1 , Hoàng Thị Chánh1 , Bùi Thị Vạn Hạnh1 , Phạm Hữu Luôn1 , Nguyễn Thị Băng Sương1 TÓM TẮT 47 động đáng kể do ảnh hưởng đại dịch Covid. Kết Đặt vấn đề: Tình hình bệnh lí huyết học tại luận: Phần lớn người bệnh đến khám phòng bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí khám huyết học bị mắc các bệnh lí huyết học Minh (BV ĐHYD TPHCM) có đặc thù riêng so lành tính. với các bệnh viện chuyên khoa huyết học. Do đó, Từ khóa: tình hình bệnh tật, huyết học. các nhà lâm sàng cần biết mô hình bệnh tật tại bệnh viện để định hướng chẩn đoán và điều trị SUMMARY cũng như xây dựng chính sách phòng chống DISEASE SURVEY OF THE trong tương lai. Mục tiêu: Khảo sát tình hình HEMATOLOGY CLINIC IN THE bệnh tật phòng khám huyết học tại BV ĐHYD PERIOD 2018 TO 2022 AT TPHCM từ năm 2018 đến năm 2022. Đối tượng UNIVERSITY MEDICAL CENTER IN và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi HO CHI MINH CITY cứu, tất cả hồ sơ người bệnh (NB) đến khám Background: The situation of hematological phòng khám huyết học BV ĐHYD từ 01/01/2018 diseases at the University Medical Center in Ho đến 31/12/2022. Kết quả: Nghiên cứu thực hiện Chi Minh City (HCMC) has its own trên 11299 NB có bệnh lí huyết học. Độ tuổi characteristics compared to other hospitals trung bình của NB là 45,24 16,74, nhóm tuổi specialized in hematology. Therefore, clinicians thường gặp nhất là 30-60 tuổi. Chủ yếu NB đến need to know disease patterns in hospitals for khám là nữ, chiếm tỉ lệ 69,89%; đa số sống ở diagnostics guidance and treatment as well as to TPHCM. Bệnh lí huyết học thường gặp nhất là develop future prevention policies. Objective: thiếu máu do thiếu sắt, kế đến là Thalassemia và Disease survey of the hematology clinic from bệnh lí tăng tiểu cầu. Các bệnh lí như bệnh bạch 2018 to 2022 at University Medical Center in cầu, suy tủy xương, loạn sinh tủy cần chuyển đến HCMC. Subjects and Methods: Retrospective bệnh viện chuyên khoa. Tỉ lệ NB đến khám dao study, all records of outpatients visiting the Hematology clinic from January 1, 2018 to December 31, 2022. Results: The study was 1 Trường Đại học Y Dược TPHCM conducted on 11299 patients with hematological Chịu trách nhiệm chính: Trần Thùy Anh diseases. The average age of patients is 45,24 SĐT: 0366731373 16,74, and the most common age group is 30-60. Email: thuyanh94yds@gmail.com Females accounted for the majority at 69,89%, Ngày nhận bài: 30/7/2024 most of whom live in HCMC. The most common Ngày phản biện khoa học: 01/8/2024 hematological disease is iron deficiency anemia, Ngày duyệt bài: 26/9/2024 388
- T¹P CHÝ Y häc viÖt nam tẬP 544 - th¸ng 11 - QuyỂN 1 - sè ĐẶC BIỆT - 2024 followed by Thalassemia and thrombocytosis. cấp cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách The rate of outpatients fluctuates significantly phòng chống bệnh tật trong tương lai. Do đó, due to the impact of the Covid pandemic. chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Khảo sát Conclusion: The majority of outpatients coming tình hình bệnh tật phòng khám huyết học giai to the Hematology clinic have benign đoạn 2018 đến 2022 tại Bệnh viện Đại học Y hematological disorders. Dược TPHCM”. Keywords: disease situation, hematology. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU I. ĐẶT VẤN ĐỀ 2.1. Đối tượng nghiên cứu: Dữ liệu hồi Mô hình bệnh tật phản ánh điều kiện kinh cứu được thu thập từ hồ sơ bệnh án điện tử tế, văn hóa, xã hội và chính trị của một vùng lưu trữ trên phần mềm quản lí khám chữa hay một quốc gia. Không chỉ trên thế giới mà bệnh tại phòng khám huyết học BV ĐHYD ngay tại Việt Nam, việc nghiên cứu mô hình từ 01/01/2018 đến 31/12/2022. bệnh tật và tử vong cũng được các nhà khoa Tiêu chuẩn lựa chọn: NB có mã ICD học quan tâm. Việc xác định mô hình bệnh chính đến khám phòng khám huyết học tại tật và tử vong sẽ là cơ sở khoa học cho việc BV ĐHYD từ 01/01/2018 đến 31/12/2022. định hướng lâu dài về kế hoạch phòng chống Tiêu chuẩn loại trừ: NB chưa được phân bệnh tật, xây dựng mạng lưới y tế hoàn loại và chẩn đoán rõ ràng các bệnh lí huyết chỉnh, kết nối các bệnh viện đa khoa và học theo mã ICD-10. chuyên khoa với nhau. Mục tiêu cuối cùng là 2.2. Phương pháp nghiên cứu chăm sóc sức khỏe cho người dân một cách Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu hồi tốt nhất, giảm tỉ lệ tử vong và gánh nặng cứu. bệnh tật cho một quốc gia. Cỡ mẫu nghiên cứu: Lấy mẫu thuận tiện BV ĐHYD là một trong những cơ sở NB đến khám phòng khám huyết học từ khám chữa bệnh hàng đầu tại Việt Nam, gần 01/01/2018 đến 31/12/2022. như phát triển đầy đủ các chuyên khoa trong Thu thập và xử lí số liệu: Số liệu thu một bệnh viện đa khoa, đáp ứng nhu cầu thập được lưu trữ bằng phần mềm Excel và chăm sóc sức khỏe cho người dân cư trú tại xử lí dữ liệu bằng phần mềm Stata 14. Có ý TP.HCM và các vùng lân cận. Theo thống kê nghĩa thống kê khi p < 0,05. Thống kê chẩn chung, mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng đoán theo ICD-10 các nhóm bệnh lí huyết 7000 lượt đến khám ngoại trú với số lượt đến học gồm: Thiếu máu thiếu sắt (D50, D50.8, khám chữa bệnh tăng dần qua các năm và D50.9), Thalassemia (D56, D56.0 → D56.9), chịu sự ảnh hưởng bởi sự phát triển kinh tế, giảm tiểu cầu (D69.6), tăng tiểu cầu vô căn sự dịch chuyển mô hình bệnh tật, sự thay đổi (D47.3), bệnh bạch cầu (C95.9, C91 → cơ cấu dân số và già hóa dân số cũng như sự C95), Đa u tủy (C90), lymphoma (D47, tác động môi trường. Đối với chuyên khoa C81.9, C85.9, C81 → C85), bệnh tăng hồng huyết học, phổ bệnh tật có đặc thù riêng so cầu (D75.0), rối loạn chuyển hóa sắt (E83.1), với các bệnh viện chuyên khoa. Do đó, các thuyên tắc - huyết khối (động mạch - I74, nhà lâm sàng cũng cần biết mô hình bệnh tật tĩnh mạch - I82), loạn sinh tủy (D46), suy tủy tại bệnh viện để định hướng chẩn đoán và xương (D61), bệnh xơ hóa tủy xương điều trị. Bên cạnh đó, mô hình bệnh tật cung (D47.4). 389
- KỶ YẾU CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Tình hình bệnh tật phòng khám huyết học: Đặc điểm chung của người bệnh: Tổng số NB đến phòng khám huyết học từ tháng 01/01/2018 đến tháng 31/12/2022 là 11.299. Bảng 1. Đặc điểm dịch tễ Đặc điểm Tần số (N) Tỉ lệ (%) Tuổi < 18 445 3,94 18 – 60 2161 19,13 Trung bình độ lệch chuẩn 45,24 16,74 Giới tính Nam 3402 30,11 Nữ 7897 69,89 Nơi cư trú TPHCM 2792 24,71 Đồng Nai 818 7,24 Tiền Giang 609 5,39 An Giang 512 4,53 Bà Rịa – Vũng Tàu 469 4,15 Nhận xét: Độ tuổi trung bình là 45,24 16,74; nhóm tuổi thường gặp nhất là 30 – 60, nhỏ nhất là 1 tuổi, lớn nhất là 97 tuổi. Chủ yếu NB đến khám sống ở TP. HCM. Các loại bệnh huyết học thường gặp: Biểu đồ 1. Các loại bệnh lí huyết học thường gặp ở phòng khám từ 2018 đến 2022 390
- T¹P CHÝ Y häc viÖt nam tẬP 544 - th¸ng 11 - QuyỂN 1 - sè ĐẶC BIỆT - 2024 Xu hướng các bệnh lí thường gặp qua các năm: Biểu đồ 2. Các loại bệnh lí huyết học thường gặp ở phòng khám từ 2018 đến 2022 Nhận xét: Thiếu máu thiếu sắt là bệnh lí Mối liên quan độ tuổi và giới tính với huyết học thường gặp nhất, kế đến là bệnh các loại bệnh lí thiếu máu thường gặp Thalassemia và bệnh tăng tiểu cầu. Xu (TMTS + Thalassemia) hướng thay đổi bệnh lí qua các năm có sự thay đổi không đáng kể. Biểu đồ 3. Mối liên quan độ tuổi và giới tính với các bệnh lí thiếu máu Nhận xét: Đa số NB bị bệnh lý thiếu máu trong độ tuổi từ 30 đến 60, nữ giới vẫn chiếm tỉ lệ cao hơn nam ở mọi độ tuổi (p = 0,000). 391
- KỶ YẾU CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU 3.2. Sự dao động lượng người bệnh đến khám qua các năm Biểu đồ 4. Sự dao động lượng người bệnh đến khám từ 2018 đến 2022 Nhận xét: Số lượng người bệnh đến khám năm 2021 bị giảm do ảnh hưởng của đại dịch Covid, sau dịch người bệnh đi khám tăng lên rõ rệt vào năm 2022, gấp đôi so với năm trước (15,51% so với 30,68%). 3.3. Bệnh lý Huyết học cần chuyển bệnh viện chuyên khoa qua các năm Bệnh lí Số lượng Tỉ lệ (%) Bệnh bạch cầu 308 2,72 Suy tủy xương 160 1,42 Loạn sinh tủy 156 1,38 Bệnh xơ hóa tủy xương 02 0,02 Thoái hóa dạng bột 01 0,01 Tổng 627 5,55 Nhận xét: Các loại bệnh huyết học ở thuộc Bộ Y tế, định hướng đầu tư nhân lực phòng khám cần chuyển đến bệnh viện trình độ cao và trang thiết bị hiện đại để điều chuyên khoa chỉ chiếm 5,55%, đa số là các trị các bệnh lí phức tạp, cần phối hợp nhiều bệnh lí ác tính. chuyên khoa. Do đó, lượng NB đến khám khá đông, sinh sống tại TPHCM và cả các IV. BÀN LUẬN tỉnh thành khác. Độ tuổi trung bình trong nghiên cứu của Bệnh lí huyết học chiếm tỉ lệ cao nhất là chúng tôi là 45,24 16,74; nhóm NB chủ thiếu máu thiếu sắt. Thống kê từ các dữ liệu yếu hay gặp ở độ tuổi 30 đến 60; nữ giới nghiên cứu trên thế giới cho thấy bệnh lí chiếm tỉ lệ cao so với nam giới. NB đến thiếu máu thiếu sắt thường gặp nhất ở các khám BV ĐHYD chủ yếu sinh sống ở nước đang phát triển [4]. Ngược lại, so với TPHCM và các vùng lân cận như Đồng Nai các nước phát triển, bệnh lí ung thư chiếm tỉ và Tiền Giang. BV ĐHYD là bệnh viện trực lệ cao hơn so với các bệnh lí thiếu máu do 392
- T¹P CHÝ Y häc viÖt nam tẬP 544 - th¸ng 11 - QuyỂN 1 - sè ĐẶC BIỆT - 2024 thiếu dinh dưỡng nói chung [2]. Nghiên cứu trị, cơ sở hạ tầng chăm sóc sức khỏe, chênh của chúng tôi cũng cho thấy đa số NB thiếu lệch thu nhập. máu là phụ nữ, tập trung chủ yếu từ 18 đến Trong nghiên cứu của chúng tôi, thống 60 tuổi. Các chiến lược phòng ngừa và kiểm kê 5 năm từ 2018 đến 2022, cho thấy NB đến soát thiếu máu thiếu sắt đã được thực hiện khám tăng dần qua các năm, từ năm 2018 như: cải thiện chế độ ăn uống bằng cách đa đến 2020 (từ 14,18% lên 19,97%). NB vẫn dạng các loại thực phẩm, sản xuất các loại còn đông trong giai đoạn đầu của đại dịch sữa có tăng cường chất sắt, tập trung bổ sung COVID-19 (năm 2020 chiếm 19,97%), bằng thuốc cho các đối tượng nguy cơ cao nhưng đến năm 2021 là đỉnh dịch bệnh khiến như trẻ em, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. lượng NB đến khám sụt giảm không chỉ Tuy nhiên, rào cản vẫn còn tồn tại do thiếu riêng TPHCM mà trên cả nước (năm 2021 kiến thức cơ bản và giáo dục về phòng ngừa giảm còn 15,51%). Đến khi tình trạng dịch thiếu máu cũng như chưa kịp thời trong việc bệnh tạm ổn, NB đến khám tăng đột biến đáp ứng nhu cầu cho các đối tượng nguy cơ (năm 2022 tăng gấp đôi so với 2021). Điều cao vào những thời điểm quan trọng trong này cũng được ghi nhận trong các thống kê cuộc đời họ. Ở Việt Nam, nhóm đối tượng trên thế giới cũng cho thấy hoạt động khám phụ nữ tham gia chương trình bổ sung sắt và bệnh ngoại trú bị ảnh hưởng đáng kể, với acid folic kèm sổ giun định kì cho thấy tỉ lệ tổng số lượt khám lần đầu giảm 55%, số lượt thiếu máu giảm từ 37,8% xuống còn 14,3% tái khám giảm 70%, dẫn đến số lượng nhập [3]. Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận viện giảm 35% và tử vong tăng 56% [1]. Thalassemia là bệnh lí phổ biến thứ hai sau Ngoài ra, việc tư vấn sức khỏe từ xa qua điện thiếu máu thiếu sắt. Những cải thiện trong thoại góp phần làm giảm số lượt thăm khám chẩn đoán và điều trị ngày nay làm giảm tỉ lệ trực tiếp và lần đầu, đặc biệt khả thi cho tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi. Song song với người NB huyết học thường xuyên đến bệnh việc điều trị NB, đẩy mạnh giáo dục cộng viện. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu lớn đồng về khả năng sinh con mắc bệnh cao hơn gần đây cũng ghi nhận, nhóm dân số mắc ở các cặp đôi mang gen bệnh bằng cách sàng COVID-19 có kèm bệnh lí ác tính huyết học lọc gen bệnh và tư vấn di truyền cho họ. có nguy cơ xảy ra biến cố nghiêm trọng hơn, Đối với nhóm bệnh lí ác tính, nghiên cứu một phần do điều trị làm suy giảm miễn dịch của chúng tôi ghi nhận Lymphoma và bệnh hoặc tăng phản ứng miễn dịch quá mức. Cần bạch cầu thường gặp hơn. Điều này phù hợp có những nghiên cứu lớn hơn với thời gian với thống kê của GLOBOCAN đến năm theo dõi kéo dài để hiểu rõ tác động của 2020, Non-Hodgkin lymphoma xếp hạng thứ COVID-19 lên NB huyết học và có kế hoạch 12 về tỉ lệ mắc bệnh và tử vong, bệnh bạch dự phòng giúp cải thiện chăm sóc y tế trong cầu đứng thứ 14 về tỉ lệ mắc bệnh và thứ 11 các trường hợp khẩn cấp trong tương lai. về tỉ lệ tử vong [5]. Các nhà thống kê nhận BV ĐHYD là một bệnh viện đa khoa thấy xu hướng toàn cầu đã giảm dần về cả tỉ nhưng chưa phát triển khoa Huyết học, do đó lệ mắc và tử vong do bệnh trong giai đoạn một số bệnh lí huyết học vượt quá khả năng 1990 đến 2019 [6]. Tuy nhiên, có sự khác chẩn đoán và điều trị mà cần phải chuyển biệt giữa các khu vực và quốc gia, phản ánh đến BV chuyên khoa. Trong đó, bệnh bạch sự khác biệt về khả năng chẩn đoán và điều cầu, suy tủy xương, loạn sinh tủy là các loại 393
- KỶ YẾU CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU bệnh lý cần phải chuyển đi. Tại Việt Nam, TÀI LIỆU THAM KHẢO bệnh bạch cầu đứng thứ 7 về tỉ lệ mắc bệnh 1. Condom M., Mussetti A., Maluquer C., et và thứ 5 về tỉ lệ tử vong theo GLOBOCAN, al. (2021), "The direct and indirect effects of xếp hạng cao hơn so với Thế giới, cho thấy COVID‐19 pandemic in a real‐life đây là gánh nặng bệnh tật của nước ta [5]. hematological setting", Cancer Reports, 4 (4), pp. e1358. Ngoài ra, bệnh suy tủy xương mặc dù là bệnh 2. Kassebaum N. J., Collaborators G. A. lý lành tính nhưng đòi hỏi phương pháp điều (2016), "The global burden of anemia", trị chuyên sâu như ghép tế bào gốc hoặc tủy Hematology/oncology clinics of North xương, kèm theo đó đòi hỏi xét nghiệm lựa America, 30 (2), pp. 247-308. chọn người cho phù hợp và cơ sở hạ tầng 3. Owais A., Merritt C., Lee C., et al. (2021), đảm bảo vô trùng cho NB trong thời gian "Anemia among women of reproductive age: nằm viện. Do đó, việc chuyển đến BV an overview of global burden, trends, chuyên khoa rất cần thiết cho NB để được determinants, and drivers of progress in low- chăm sóc tối ưu nhất. and middle-income countries", Nutrients, 13 (8), pp. 2745. V. KẾT LUẬN 4. Safiri S., Kolahi A.-A., Noori M., et al. Tình hình bệnh tật tại BV Đại học Y (2021), "Burden of anemia and its underlying Dược TP.HCM trong giai đoạn 2018 đến causes in 204 countries and territories, 1990– 2022 cho thấy phần lớn NB đến khám phòng 2019: results from the Global Burden of khám huyết học bị mắc các bệnh lí huyết học Disease Study 2019", Journal of hematology & oncology, 14, pp. 1-16. lành tính như thiếu máu thiếu sắt và 5. Sung H., Ferlay J., Siegel R. L., et al. Thalassemia. Qua thống kê, nghiên cứu cũng (2021), "Global cancer statistics 2020: phản ánh một phần ảnh hưởng của đại dịch GLOBOCAN estimates of incidence and COVID-19 lên hoạt động khám bệnh ngoại mortality worldwide for 36 cancers in 185 trú. Nghiên cứu này còn xác định nhu cầu countries", CA: a cancer journal for cần thiết cần xây dựng mô hình bệnh tật cho clinicians, 71 (3), pp. 209-249. chuyên khoa huyết học như là cơ sở cho việc 6. Zhang N., Wu J., Wang Q., et al. (2023), triển khai các công cụ hỗ trợ chẩn đoán, phân "Global burden of hematologic malignancies loại và chuyển viện đúng chuyên khoa, cũng and evolution patterns over the past 30 như xây dựng chương trình giáo dục sức years", Blood Cancer Journal, 13 (1), pp. khỏe cộng đồng. 82. 394
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
BỆNH TẬT VÀ TỬ VONG SƠ SINH
13 p | 177 | 29
-
Khảo sát mô hình bệnh tật tại phòng khám đa khoa trường Đại học Trà Vinh
7 p | 156 | 24
-
Mô hình bệnh tật và tình hình điều trị tại khoa ngoại Bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội năm 2017 – 2018
10 p | 33 | 6
-
Mô hình bệnh tật và tình hình điều trị bệnh sản phụ khoa tại khoa Phụ sản Bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội năm 2018 - 2019
9 p | 24 | 6
-
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị viêm âm đạo ngoại trú tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Nai
8 p | 15 | 5
-
Mô hình bệnh tật bệnh nhân điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Y Dược cổ truyền & Phục hồi chức năng tỉnh Phú Thọ từ năm 2018-2020
7 p | 9 | 5
-
Khảo sát tình hình bệnh tật tại khoa nội tổng hợp năm 2007-2008
9 p | 97 | 4
-
Đặc điểm bệnh tật và sự phân bố dân số tại các khoa Nội trú Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2021-2022
8 p | 16 | 3
-
Tổng quan tình hình bệnh tật của bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Y học cổ truyền Cần Thơ năm 2022-2023
5 p | 6 | 3
-
Tình hình chuyển tuyến bệnh nhân trên 16 tuổi có bảo hiểm y tế tại khoa Khám bệnh Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương
7 p | 4 | 3
-
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc tại khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Trà Vinh năm 2017
5 p | 3 | 2
-
Mô hình bệnh tật của bệnh nhân ngoại trú tại Trung tâm Y tế Bàu Bàng 6 tháng đầu năm 2018
7 p | 7 | 2
-
Mô hình bệnh tật và tình hình điều trị bệnh nhân ngoại trú khoa Y học dân tộc Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn năm 2019 – 2020
5 p | 6 | 2
-
Nghiên cứu mô hình bệnh tật và tình trạng sử dụng thuốc điều trị dọa sảy thai tại khoa Sản Bệnh viện trường Đại học Y khoa Vinh năm 2021-2023
4 p | 15 | 2
-
Tình hình bệnh tật và tử vong sơ sinh tại khoa nhi - Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp từ 2004-2006
7 p | 101 | 2
-
Mô hình bệnh tật bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Y dược cổ truyền & phục hồi chfíc năng tỉnh Phú Thọ từ năm 2018-2020
7 p | 10 | 2
-
Khảo sát tình hình các bệnh tiêu hóa gan mật nhập viện tại khoa Nội tiêu hóa Bệnh viện Đà Nẵng trong 5 năm (2012-2016)
10 p | 6 | 1
-
Khảo sát cơ cấu chi phí khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La năm 2018
5 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn