Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH GÃY XƯƠNG CHÍNH MŨI<br />
TẠI BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG TPHCM<br />
Trần Ngọc Tường Linh*, Nguyễn Thị Ngọc Dung**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Gãy xương chính mũi (GXCM) là một chấn thương thường gặp trong Tai Mũi Họng. Di chứng của<br />
GXCM gây khó khăn về mặt chức năng và ảnh hưởng sâu sắc đến mặt thẩm mỹ và tâm lý của người bị tai nạn.<br />
Nếu được tiếp nhận sớm và chẩn đoán đúng, hầu hết các trường hợp gãy xương chính mũi có thể được phục hồi<br />
lại vị trí ban đầu, và tránh được các biến chứng như biến dạng về mặt thẩm mỹ, nghẹt mũi.<br />
Mục tiêu: Khảo sát tình hình chấn thương GXCM tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Thành phố Hồ Chí Minh<br />
(BV TMH TPHCM).<br />
Phương pháp: Hồi cứu, cắt ngang mô tả hàng loạt ca.<br />
Đối tượng nghiên cứu: Những bệnh nhân được chẩn đoán GXCM tại khoa Cấp cứu BV TMH TPHCM.<br />
Mẫu thu thập được 559 bệnh nhân được chẩn đoán GXCM qua hồ sơ lưu lại và 363 bệnh nhân được nâng xương<br />
chính mũi qua gọi điện thoại phỏng vấn.<br />
Kết quả: Trong năm 2010, khoa Cấp cứu Bệnh Viện Tai Mũi Họng TPHCM (BVTMH) đã tiếp nhận 559<br />
trường hợp, chấn thương chủ yếu xảy ra ở nhóm bệnh nhân dưới 30 tuổi (69%), bệnh nhân nam chiếm gấp 3,59<br />
lần bệnh nhân nữ, nguyên nhân chủ yếu là do đả thương (36,9%) và tai nạn giao thông (29,7%) (chủ yếu là xe<br />
máy va chạm xe máy), gãy di lệch sang bên là dạng gãy xương chính mũi thường gặp nhất (71%). Những bệnh<br />
nhân này sau khi được chẩn đoán, có 363 trường hợp (65%) được nâng xương chính mũi, chủ yếu được nâng<br />
trong vòng 3 ngày sau tai nạn (86%). Khảo sát độ hài lòng của 65 bệnh nhân sau nâng xương chính mũi. Có<br />
1,5% bệnh nhân không hài lòng ở độ biến dạng mũi, 1,5% bệnh nhân không hài lòng ở độ thẩm mĩ mũi, không có<br />
bệnh nhân nào không hài lòng về đường thở mũi. Tỉ lệ bệnh nhân cho rằng mũi mình “tốt/đẹp như trước” và<br />
“tốt/đẹp hơn trước” chiếm đa số (80% phương diện thẩm mỹ, 83% ở khía cạnh chức năng).<br />
Kết luận: Qua nghiên cứu, cách phòng ngừa GXCM hiện nay nên tập trung vào tuyên truyền nâng cao ý<br />
thức người dân chấp hành nghiêm túc nội quy an toàn giao thông và kiềm chế trong các tình huống nóng giận.<br />
Hạn chế số lượng xe gắn máy bằng các biện pháp hành chính, khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao<br />
thông công cộng, bảo trì và nâng cấp chất lượng đường xá. Cần nghi ngờ và thăm khám loại trừ gãy xương chính<br />
mũi ở các bệnh nhân có bệnh sử chấn thương nặng vùng mặt, kèm chảy máu mũi hay nghẹt mũi sau chấn<br />
thương. Điều trị xương chính mũi nên xem xét hàng đầu là nắn kín xương chính mũi sau khi gây tê tại chỗ khi<br />
các phương pháp này đơn giản có thể áp dụng ở các cơ sở tuyến, giảm chi phí, thời gian điều trị, tránh các rủi ro<br />
do thuốc mê mà hiệu quả điều trị vẫn ở mức cao, đem lại sự hài lòng cho người bị tai nạn.<br />
Từ khóa: Gãy xương chính mũi (GXCM), nâng xương chính mũi (NXCM).<br />
<br />
* Lớp Y2006 ĐHYD tpHCM,<br />
<br />
** Bộ môn Tai Mũi Họng Đại học Y Dược TP. HCM<br />
<br />
Tác giả liên lạc: SV Trần Ngọc Tường Linh ĐT: 0989.047.099<br />
<br />
72<br />
<br />
Email: tranngoctuonglinh@gmail.com<br />
<br />
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ABSTRACT<br />
A REVIEW OF THE NASAL FRACTURE AT THE ENT HOSPITAL OF HO CHI MINH CITY (FROM<br />
01/2010 TO 12/2010)<br />
Tran Ngoc Tuong Linh, Nguyen Thi Ngoc Dung<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 72 - 78<br />
Nasal fractures are a common injury in ENT. Sequelae of GXCM cause difficulties and profound impact on<br />
aesthetics and psychology of the patient. If receiving early and correct diagnosis, most cases of nasal fractures can<br />
be restored to its original position, and avoid complications such as asthetic deformity, nasal obstruction.<br />
Objective: A study was conducted to get a review of nasal fractures at Ear Nose & Throat Hospital, Ho Chi<br />
Minh City.<br />
Methods: A descriptive study, retrospective and cross series of cases.<br />
Object of study: The patients who were diagnosed nasal fractures at the Emergency Department of ENT<br />
Hospital. Samples collected 559 patients who were diagnosed nasal fractures through medical records and 363<br />
patients who were treated by closed reduction through telephone interviews.<br />
Results: In 2010, the Emergency Department of ENT Hospital received 559 cases of injury primarily occurs<br />
in patients under 30 years of age (69%), ratio of male patients to female: 3.59, mainly caused by fighting (36.9%)<br />
and traffic accidents (29.7%) (mostly motor vehicle collision), lateral deviation fracture is the most type (71%).<br />
After diagnostic, there were 363 cases (65%) who are received a closed reduction for treatment, mainly within the<br />
first 3 days after the accident (86%). We perform a study of 65 patients who underwent a reduction of nasal<br />
fracture in order to evaluate their satisfaction after reduction. The patients were interviewed regarding the esthetic<br />
and functional outcomes after reduction. 1.5% of patients were not satisfied in the deformity of nose, 1.5% of<br />
patients are not satisfied in nasal aesthetic, all patients are satisfied with the nasal airway.Most of the patients<br />
agreed with “better as before” and “better than before” (80% in esthetic aspect, 83% in functional condition).<br />
Conclusion: The prevention of nasal fractures should focus on advocacy to raise awareness about abiding by<br />
traffic rules and calming down in situations of anger. The government should limit number of motorcycles<br />
through administrative measures, encourage people to use public transport, maintain and upgrade the quality of<br />
roads. Physicians should suspect a nasal fractures in patients with a history of facial trauma, especially with<br />
bleeding nose or nasal congestion after injury. Closed reduction with local anesthesia should be considered as the<br />
first choice for treatment. This procedure is simpler, less expensive, reduce the duration of treatment, avoid general<br />
anesthetic risk can be applied in the base line, reduce costs, duration of treatment, avoid anesthetic risk and it is<br />
still effective and brings satisfaction to patients.<br />
Key words: Nasal fractures, closed reduction.<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
Với mật độ dân cư ngày càng tăng và<br />
phương tiên giao thông chủ yếu là xe gắn máy,<br />
các chấn thương nói chung đang có chiều hướng<br />
ngày một nhiều, trong đó, chấn thương đầu mặt<br />
chiếm một phần không nhỏ. Chấn thương gãy<br />
xương mũi là chấn thương thường gặp nhất<br />
trong các loại gãy xương mặt, ở Việt Nam cũng<br />
như ở các nước trên thế giới(3,5,9) và đứng hàng<br />
<br />
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng<br />
<br />
thứ ba trong các loại gãy xương trên cơ thể, chỉ<br />
xếp sau gãy xương đòn và gãy xương cổ tay (1, 3).<br />
Gãy xương chính mũi tuy không gây nguy<br />
hiểm đến tính mạng bệnh nhân nhưng các di<br />
chứng của loại chấn thương này không chỉ gây<br />
khó khăn về mặt chức năng mà còn ảnh hưởng<br />
sâu sắc đến mặt thẩm mỹ và tâm lý của người bị<br />
tai nạn. Nếu được tiếp nhận sớm và chẩn đoán<br />
đúng, hầu hết các trường hợp gãy xương chính<br />
<br />
73<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
mũi có thể được phục hồi lại vị trí ban đầu, và<br />
tránh được các biến chứng như biến dạng về mặt<br />
thẩm mỹ, nghẹt mũi(2,6,7).<br />
Việc nghiên cứu tình hình chẩn đoán và điều<br />
trị và so sánh với kết quả của các nước phát triển<br />
trên thế giới sẽ góp phần không nhỏ trong công<br />
tác phòng ngừa loại chấn thương phổ biến này.<br />
Bên cạnh đó, sự hài lòng về chất lượng cuộc sống<br />
của bệnh nhân sau khi được điều trị là một trong<br />
những cơ sở quan trọng để đánh giá hiệu quả<br />
của phương pháp điều trị gãy xương chính mũi<br />
hiện nay.<br />
<br />
Mục tiêu tổng quát<br />
Khảo sát tình hình chấn thương GXCM tại<br />
Bệnh viện Tai Mũi Họng Thành phố Hồ Chí<br />
Minh.<br />
<br />
Mục tiêu chuyên biệt<br />
Khảo sát các đặc điểm chung ở bệnh nhân<br />
gãy xương chính mũi.<br />
Khảo sát các nguyên nhân thường gây ra gãy<br />
xương chính mũi.<br />
Phân loại gãy xương chính mũi và các hướng<br />
xử trí.<br />
Đánh giá kết quả nắn xương chính mũi về<br />
thẩm mỹ và chức năng dựa trên ý kiến chủ quan<br />
của bệnh nhân.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Bệnh nhân GXCM được điều trị tại khoa Cấp<br />
cứu Bệnh viện Tai Mũi Họng từ tháng 01/201012/2010.<br />
<br />
Phương pháp đánh giá độ hài lòng của<br />
bệnh nhân sau nâng xương chính mũi<br />
Tiến hành phỏng vấn các bệnh nhân về tình<br />
trạng mũi hiện nay (thẩm mĩ, chức năng) so với<br />
lúc trước khi được nâng xương chính mũi theo<br />
thang điểm từ 1 đến 5 (từ nhẹ đến nặng).<br />
Sau đó, bệnh nhân sẽ tự so sánh hình dạng<br />
và chức năng mũi (tình trạng thông thoáng<br />
đường thở) hiện nay với trước lúc bị chấn<br />
thương. Các lựa chọn được đặt ra là: (1) Đẹp/Tốt<br />
hơn trước, (2) Như lúc trước, (3) Xấu/ Tệ hơn<br />
trước nhưng chấp nhận được, (4) Xấu/Tệ hơn<br />
trước và cần phải điều trị thêm.<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br />
Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu<br />
Tuổi<br />
Tuổi trung bình của bệnh nhân là 27,4 tuổi<br />
(1-84 tuổi). Đa số các trường hợp bị tai nạn dưới<br />
30 tuổi (68,4%).<br />
Giới<br />
Chủ yếu là giới nam, tỉ lệ nam nữ: 3,59:1. Kết<br />
quả cho thấy GXCM chủ yếu xảy ra ở người trẻ<br />
và nam giới, có thể giải thích điều này vì giới<br />
nam cũng như độ tuổi này là nhóm bệnh nhân<br />
đang trong tuổi hoạt động và nóng tính hơn<br />
những nhóm khác. Kết quả này cũng tương tự<br />
như các nghiên cứu liên quan ở Việt Nam (Chu<br />
Tất Hiển (1)) và thế giới (Kun Hwang và cs (4).)<br />
Nguyên nhân<br />
Đả thương: 206 trường hợp (36,9%).<br />
Tai nạn giao thông: 166 trường hợp (29,7%).<br />
<br />
Chẩn đoán gãy xương chính mũi dựa trên<br />
những ghi nhận:<br />
<br />
Tai nạn sinh hoạt: 95 trường hợp (17%).<br />
<br />
Khám lâm sàng: biến dạng mũi, cử động bất<br />
thường, tiếng lạo xạo xương.<br />
<br />
Tai nạn lao động: 13 trường hợp (2,3%).<br />
<br />
Chụp X quang: thấy đường gãy, di lệch<br />
xương.<br />
<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Hồi cứu, cắt ngang mô tả hàng loạt ca.<br />
<br />
74<br />
<br />
Tai nạn thể thao: 77 trường hợp (13,8%).<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nguyên<br />
nhân gây ra gãy xương chính mũi đứng hàng<br />
đầu vẫn là đả thương và tai nạn giao thông. Tuy<br />
nhiên tỉ lệ nguyên nhân do đả thương là hàng<br />
đầu (36,9%) thay vì là tai nạn giao thông (29,7%)<br />
khi so với các nghiên cứu trong nước (Chu Tất<br />
Hiển, Nguyễn Hữu Khôi) trước đó(1,4).<br />
<br />
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
Ở nhóm nguyên nhân do tai nạn giao thông<br />
Bảng 1: Chi tiết các tình huống xảy ra tai nạn giao<br />
thông gây gãy xương chính mũi.<br />
Phương tiện<br />
<br />
Xe gắn máy<br />
(n= 131)<br />
<br />
Xe đạp (n=12)<br />
Xe hơi (n=5)<br />
<br />
Đi bộ (n=4)<br />
Không ghi<br />
nhận được<br />
(n=14)<br />
<br />
Tình huống<br />
Tự té<br />
Say rượu<br />
Đụng xe gắn<br />
máy khác<br />
Đụng xe hơi<br />
Đụng các vật<br />
trên đường<br />
Tự té<br />
Đụng xe gắn<br />
máy<br />
Thắng gấp, mặt<br />
đập ghế trước<br />
Vấp hoặc té do<br />
tránh các<br />
phương tiện<br />
khác<br />
<br />
n=166<br />
18<br />
3<br />
<br />
%<br />
10,84%<br />
1,81%<br />
<br />
95<br />
<br />
57,23%<br />
<br />
9<br />
<br />
5,42%<br />
<br />
6<br />
<br />
3,61%<br />
<br />
4<br />
<br />
2,41%<br />
<br />
8<br />
<br />
4,82%<br />
<br />
5<br />
<br />
3,01%<br />
<br />
4<br />
<br />
2,41%<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
sử dụng cách phân loại của Ogawa Takenori và<br />
cộng sự do hệ thống phân loại này đơn giản và<br />
dễ dàng sử dụng trên lâm sàng. Ogawa Takenori<br />
và cộng sự(9) chia gãy xương chính mũi thành 5<br />
loại: (I) gãy di lệch sang bên (xương hay vách<br />
ngăn), (II) gãy nén, (III) gãy hỗn hợp, (IV) gãy<br />
không di lệch, (V) gãy không phân loại được (do<br />
phù nề). Trong nghiên cứu này, loại IV là “gãy<br />
không hoặc ít di lệch” do 2 trường hợp này đều<br />
cùng chung xử trí là cấp toa về theo dõi, không<br />
thực hiện nắn xương chính mũi. Tỉ lệ các loại gãy<br />
như sau:<br />
Gãy di lệch sang bên: 398 trường hợp (71,2%)<br />
chiếm chủ yếu.<br />
Gãy nén: 58 trường hợp (10,38%).<br />
Gãy hỗn hợp: 15 trường hợp (2,68%).<br />
<br />
14<br />
<br />
8,43%<br />
<br />
Số liệu ghi nhận được cho thấy tình huống<br />
xảy ra tai nạn chiếm nhiều nhất là xe gắn máy<br />
đụng xe gắn máy (95 trường hợp chiếm 57,23%).<br />
Với lượng xe gắn máy dày đặc như hiện nay,<br />
thiết nghĩ hạn chế gia tăng lượng xe gắn máy<br />
hàng năm, khuyến khích sử dụng xe buýt là một<br />
cách giảm thiểu tai nạn đúng đắn.<br />
Tình huống xảy ra tai nạn đứng thứ 2 là các<br />
trường hợp xe gắn máy tự té do bất cẩn, do sụp ổ<br />
gà hay đường trơn trợt (10,84%). Số liệu này<br />
cũng nhắc nhở rằng bên cạnh việc kiểm soát số<br />
lượng các loại xe, chất lượng đường xá cũng<br />
luôn phải được chú trọng nhằm tránh các trường<br />
hợp đáng tiếc xảy ra mà người đi đường không<br />
thể lường trước được.<br />
Ở nhóm nguyên nhân do tai nạn thể thao<br />
Trong nhóm nguyên nhân do tai nạn thể<br />
thao (n= 77), chúng tôi có tỷ lệ các môn thể thao<br />
gây tai nạn như sau, khác với suy nghĩ của nhiều<br />
người, chiếm tỉ lệ nhiều nhất là môn đá banh<br />
(88,31%), võ thuật chỉ chiếm 10,39%<br />
<br />
Loại gãy xương chính mũi<br />
Có khá nhiều cách phân loại gãy xương<br />
chính mũi tùy theo từng tác giả. Ở đây chúng tôi<br />
<br />
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng<br />
<br />
Gãy không hoặc ít di lệch: 46 trường hợp<br />
(8,23%).<br />
Gãy không phân loại được (do phù nề<br />
nhiều): 42 trường hợp (7,51%).<br />
<br />
Hướng xử trí<br />
NXCM lúc nhập viện: 363 trường hợp<br />
(64,94%).<br />
Hẹn tái khám (do sưng nề nhiều): 100 trường<br />
hợp (17,89%).<br />
Cấp toa về (do GXCM không hoặc ít di lệch):<br />
46 trường hợp (8,23%).<br />
Nhập khoa Mũi xoang (GXCM phức tạp): 28<br />
trường hợp (5,01%).<br />
Chuyển viện (nghi ngờ chấn thương sọ não):<br />
12 trường hợp (2,15%).<br />
Nhập Nhi tổng hợp: 6 trường hợp (1,07%).<br />
Từ chối điều trị: 4 trường hợp (0,72%).<br />
Mặc dù rằng số bệnh nhân gãy có di lệch là<br />
471 trường hợp (84.26%) (loại trừ 88 trường hợp<br />
gãy không hoặc ít di lệch và gãy không phân loại<br />
được) nhưng số lượng bệnh nhân được nâng<br />
xương chính mũi ngay lập tức tại khoa Cấp cứu<br />
là 363 (chiếm 64,94%). Điều này là do một số<br />
trường hợp được chẩn đoán xác định gãy xương<br />
chính mũi nhưng tình trạng bệnh nhân không<br />
<br />
75<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
phù hợp để nâng xương chính mũi ngay (Cao<br />
huyết áp, chảy máu nhiều, say rượu không hợp<br />
tác,...).<br />
<br />
Thời điểm nâng xương chính mũi<br />
Dưới đây là số liệu của chúng tôi về thời<br />
điểm nắn chỉnh của 363 bệnh nhân được nắn<br />
xương chính mũi ngay tính từ lúc xảy ra chấn<br />
thương.<br />
Bảng 2: Thời điểm nắn chỉnh xương chính mũi ở 363<br />
bệnh nhân được nâng lúc vào khám.<br />
Thời điểm nắn chỉnh tính<br />
từ lúc chấn thương<br />
Trong vòng 24h<br />
Từ 1đến 3 ngày<br />
4 ngày đến dưới 10 ngày<br />
≥ 10 ngày<br />
<br />
n=363<br />
<br />
(%)<br />
<br />
174<br />
135<br />
54<br />
0<br />
<br />
47,93%<br />
37,19%<br />
14,88%<br />
0%<br />
<br />
Phương pháp vô cảm<br />
Trong 363 trường hợp được nắn xương<br />
chính mũi, phương pháp vô cảm chủ yếu được<br />
<br />
dùng là gây tê: 359 trường hợp (98,9%), chỉ 4<br />
trường hợp cần gây mê (1,1%).<br />
<br />
Hiệu quả điều trị nắn xương chính mũi trên<br />
quan điểm của bệnh nhân<br />
Chúng tôi chỉ ghi nhận kết quả từ 65 bệnh<br />
nhân đồng ý trả lời phỏng vấn qua điệnt thoại.<br />
(n=65).<br />
Sử dụng thang điểm 1 đến 5 để đánh giá.<br />
Điểm trung bình cho biến dạng mũi là 3,54<br />
trước nắn chỉnh và 1,15 sau nắn chỉnh. Điểm<br />
trung bình cho độ thẩm mỹ là 4,01 trước nắn<br />
chỉnh và 1,29 sau nắn chỉnh. Điểm trung bình<br />
cho nghẹt mũi là 2,15 trước nắn chỉnh và 1,28 sau<br />
nắn chỉnh.<br />
Dùng phép kiểm chứng t-test phụ thuộc theo<br />
cặp ở 2 thời điểm trước và sau nắn chỉnh cho cả 3<br />
yếu tố, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở 2 thời<br />
điểm trước và sau nắn chỉnh cho cả 3 yếu tố trên.<br />
<br />
Bảng 3: So sánh điểm số hài lòng trước và sau nắn chỉnh.<br />
Biến số<br />
Biến dạng mũi<br />
Thẩm mỹ mũi<br />
Nghẹt mũi<br />
<br />
Trước nắn chỉnh Sau nắn chỉnh<br />
3,54 ± 0,89<br />
1,15 ± 0,36<br />
4,02 ± 0,94<br />
1,29 ± 0,58<br />
2,15 ± 1,3<br />
1,27 ± 0,63<br />
<br />
Khác biệt<br />
2,38 ± 0,91<br />
2,72 ± 1,09<br />
0,87 ± 1,53<br />
<br />
t<br />
21,05<br />
20,01<br />
4,6<br />
<br />
p<br />
-30<br />
1,82x10<br />
-29<br />
3,03x10<br />
-05<br />
2,03x10<br />
<br />
95% CI<br />
2,15-2,61<br />
2,45-2,99<br />
0,5-1,26<br />
<br />
Qua phép kiểm chứng t-test phụ thuộc<br />
theo cặp ở 2 thời điểm trước và sau nắn chỉnh<br />
cho cả 3 yếu tố, chúng tôi có thể kết luận rằng<br />
phương pháp nắn chỉnh xương chính mũi đã<br />
cải thiện một cách có ý nghĩa tình trạng của<br />
bệnh nhân ở cả 3 yếu tố được phỏng vấn: độ<br />
biến dạng mũi, độ thẩm mỹ mũi và tình trạng<br />
nghẹt mũi với p < 0,001.<br />
<br />
Bảng 4: So sánh tỉ lệ không hài lòng ở từng yếu tố<br />
qua 2 nghiên cứu.<br />
<br />
Khi sử dụng cách xác định độ hài lòng<br />
bằng việc so sánh điểm sau nắn chỉnh của mỗi<br />
bệnh nhân với điểm trung bình trước nắn<br />
chỉnh ở mỗi yếu tố, chúng tôi nhận thấy chỉ có<br />
1,5% bệnh nhân không hài lòng ở độ biến<br />
dạng mũi và 1,5% bệnh nhân không hài lòng ở<br />
độ thẩm mỹ mũi, đặc biệt không có bệnh nhân<br />
nào không hài lòng về đường thở mũi. Kết quả<br />
này thật sự đáng khích lệ khi tỉ lệ bệnh nhân<br />
không hài lòng ở nghiên cứu chúng tôi thấp<br />
hơn hẳn khi so sánh với nghiên cứu của tác giả<br />
Terry Hung và cộng sự(4).<br />
<br />
Độ hài lòng của bệnh nhân về hình dạng và<br />
chức năng mũi qua bảng câu hỏi.<br />
<br />
76<br />
<br />
Tỉ lệ<br />
<br />
Terry Hung<br />
và cs.<br />
Tỉ lệ bệnh nhân không hài lòng ở độ<br />
13%<br />
biến dạng mũi<br />
Tỉ lệ bệnh nhân không hài lòng ở độ<br />
11%<br />
thẩm mĩ mũi<br />
Tỉ lệ bệnh nhân không hài lòng ở<br />
21%<br />
đường thở mũi<br />
<br />
Chúng<br />
tôi<br />
1,5%<br />
1,5%<br />
0%<br />
<br />
Bảng 5: Độ hài lòng của bệnh nhân về hình dạng và<br />
chức năng mũi qua bảng câu hỏi.<br />
Hình dạng mũi<br />
(n=65)<br />
Đẹp/ Tốt hơn trước<br />
Như lúc trước<br />
nhưng chấp<br />
nhận được<br />
Xấu/ Tệ<br />
hơn trước và muốn điều<br />
trị thêm<br />
<br />
Chức năng<br />
mũi (n=65)<br />
<br />
n<br />
<br />
(%)<br />
<br />
n<br />
<br />
(%)<br />
<br />
8<br />
44<br />
<br />
12,31%<br />
67,69%<br />
<br />
3<br />
51<br />
<br />
4,62%<br />
78,45%<br />
<br />
12<br />
<br />
18,46%<br />
<br />
9<br />
<br />
13,85%<br />
<br />
1<br />
<br />
1.54%<br />
<br />
2<br />
<br />
3.08%<br />
<br />
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng<br />
<br />