Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
KHẢO SÁT VI KHUẨN HIẾU KHÍ GÂY VIÊM PHÚC MẠC<br />
VÀ TÍNH KHÁNG THUỐC IN-VITRO<br />
Nguyễn Trần Mỹ Phương*, Phan Thị Thu Hồng*, Lê Quang Nghĩa *<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Viêm phúc mạc là một trong những cấp cứu ngọai khoa thường gặp trong lâm sàng và có thể<br />
dẫn đến tử vong, việc sử dụng kháng sinh không hợp lý sẽ dẫn đến tình trạng kháng thuốc kháng sinh. Như vậy<br />
việc chọn lựa kháng sinh để điều trị và phòng ngừa trong viêm phúc mạc đóng vai trò rất quan trọng.<br />
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ và định danh vi khuẩn hiếu khí gây viêm phúc mạc (VPM) và tính<br />
kháng thuốc IN-VITRO của vi khuẩn được phân lập tại Bệnh viện Bình Dân.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tiền cứu, mô tả cắt ngang các bệnh nhân được chẩn đoán<br />
VPM tại bệnh viện Bình Dân từ 1 tháng 4 năm 2005 đến 1 tháng 4 năn 2006.<br />
Kết quả: Tổng số 234 bệnh nhân VPM, tỉ lệ cấy dương tính 62,82 %, nhiễm khuẩn 58,53 %, nhiễm nấm<br />
4,27 %. Trong đó vi khuẩn Escherich coli chiếm 51,02 %, Enterobacter 10,08 %, Pseudomonas aeruginosa<br />
12,93%. Kháng sinh có tỉ lệ đề kháng cao nhất Ampicilline + Sulbactam là 50,36 %, Gentamycin 46,72 %,<br />
Cephalexin 42,53 %, Ciprofloxacin 38,69 %, Cefuroxime 36,50 %, kháng sinh còn nhạy cao nhất là Imipenem<br />
96,53 %, vi khuẩn tiết ra men betalactamase phổ rộng (ESBL) là 10,67 % đều là E. coli.<br />
Kết luận: Tỉ lệ nhiễm khuẩn khuẩn chiếm 58,55 %, nhiễm nấm 4,27 %, trong VPM vi khuẩn tiết ra<br />
ESBL đều là E.coli. Kháng sinh Ampicilli + Sulbactam có tỉ lệ dề kháng cao trên 50%, các kháng sinh thuộc<br />
họ Cephalosporine thế hệ (I , II), kháng sinh Ciprofloxacin có tỉ lệ đề kháng cần được báo động.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
INVESTIGATION OF ANTIBIOTIC RESISTANCEMICRO- ORGANISMS<br />
CAUSING PERITONITIS IN- VITRO<br />
Nguyen Tran My Phuong, Phan Thi Thu Hong, Le Quang Nghia<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 1 - 2008: 203- 213<br />
Introduction: Peritonitis which is one of the common clinically surgical emergencies can cause death.<br />
Inapproprivate antibiotic precribing leads to antibiotic resistance. Therefore, the choice of appropriate<br />
antibiotic for therapy and prevention of peritonitis are very important.<br />
Purpose: Is to identify the prevalence and the kind of aerobic micro-organisms that were isolate at Binh<br />
Dan Hospital cause peritonitis and antibiotic resistance in – vitro<br />
Objective and methods: Propective and cross – section study, from 1 th april 2005 to 1 th april 2006,<br />
all of patients diagnosed with peritonitis were objectives of study result.<br />
Result: 234 peritonitis patients were detected and diagnosed, the prevalence of positive cultur was<br />
62.82 % including 58.55 % and 4.27 % cause by bacteria and fungi, respectively. In detail, the prevalence of<br />
Escherichia coli, Enterobacter and Pseudomonas aeruginosa was 51.02%, 10,08% and 12.93%, respectively.<br />
The antibiotics which had the high antibiotic resistance rate were Ampicillin + Sulbactam 50.30%,<br />
Gentamycin 46.72 %, Cephalexin 42.53%, Ciprofloxacin 38.60% , Cefuroxim 36.50 %, the antibiotic that<br />
had the highest susceptvity was Imipenem, the prevalence of Extended Spectrum Beta lactamase (ESBL)<br />
producing E. coli was 10.67 %.<br />
* Bệnh viện Bình Dân Tp.HCM<br />
<br />
Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân<br />
<br />
1<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Conclusion: The prevalence of peritonitis which was caused by bacteria, fungi were 58.55% and 4.27%,<br />
respectively. The prevalence of ESBL producing E.coli was the highest in all of mico – organisms causing<br />
peritonitis. The resistant rate of Ampicillin + Sulbactam was over 50 %, the first and second generation<br />
Cephalosporin, Ciprofloxacin, approached the alert resistant rate.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Viêm phúc mạc (VPM) là một trong những<br />
cấp cứu ngoại khoa tiêu hóa thường gặp trong<br />
lâm sàng và có thể dẫn đến tử vong. Ngày nay,<br />
dù có nhiều tiến bộ trong phẫu thuật và hồi sức<br />
cấp cứu, nhưng tỷ lệ tử vong và biến chứng do<br />
VPM vẫn còn rất cao.<br />
VPM là tình trạng của lá phúc mạc bị mủ,<br />
hóa chất, dịch tiêu hóa, nước tiểu, dịch mật lây<br />
lan vào khoang phúc mạc gây viêm. VPM có thể<br />
là cấp tính hay mãn tính, thứ phát hay nguyên<br />
phát, trong đó VPM cấp tính và VPM thứ phát là<br />
loại thường gặp hơn cả. Theo y văn, nhóm vi<br />
khuẩn đường ruột là những tác nhân thường<br />
gặp trong bệnh lý VPM và kháng sinh đóng vai<br />
trò rất quan trọng trong điều trị VPM, nhưng<br />
việc sử dụng có hiệu quả kháng sinh vẫn chưa<br />
thống nhất và chưa được quan tâm đúng mức. Ở<br />
Việt Nam có nhiều công trình nghiên cứu về<br />
bệnh lý viêm phúc mạc đặc biệt về lâm sàng và<br />
điều trị, các công trình khảo sát tác nhân vi sinh<br />
học trong VPM, sự đề kháng của chúng đối với<br />
thuốc kháng sinh còn rất ít và chưa đại diện cho<br />
bệnh lý VPM. Tính kháng thuốc và tính phổ biến<br />
của hiện tượng lây truyền kháng thuốc trong<br />
quần thể vi khuẩn cư trú ở đường ruột là vấn đề<br />
thời sự đối với các thầy thuốc nội, ngoại khoa<br />
tiêu hóa và vi sinh lâm sàng. Từ các lý do trên,<br />
chúng tôi thực hiện đề tài: “Khảo sát vi khuẩn<br />
hiếu khí gây viêm phúc mạc và tính kháng thuốc<br />
In vitro” tại Bệnh viện Bình Dân từ 01/04/2005<br />
đến 01/04/2006 nhằm mục đích làm cơ sở cho<br />
việc sử dụng kháng sinh hợp lý và an toàn đối<br />
với các bệnh lý nhiễm khuẩn.<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Mục tiêu tổng quát<br />
Xác định tỉ lệ và định danh vi khuẩn hiếu khí<br />
gây VPM và tính kháng thuốc In – Vitro của vi<br />
khuẩn tại Bệnh viện Bình Dân từ 01/04/2005 đến<br />
01/04/2006.<br />
<br />
Chuyên<br />
Đề HN KH KT BV Bình Dân<br />
2<br />
<br />
Mục tiêu cụ thể<br />
- Khảo sát đặc điểm mẫu: tuổi và giới tính<br />
của bệnh nhân VPM.<br />
- Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn hiếu khí trên các bệnh<br />
nhân VPM.<br />
- Định danh các vi khuẩn phân lập được trên<br />
bệnh phẩm VPM.<br />
- Xác định mức độ đề kháng kháng sinh của<br />
vi khuẩn.<br />
<br />
TỔNG QUAN<br />
Viêm phúc mạc<br />
Giới thiệu chung về viêm phúc mạc<br />
Định nghĩa VPM: là một đáp ứng viêm gây<br />
mưng mủ khu trú hay toàn bộ lá phúc mạc dưới<br />
dạng cấp tính hay mạn tính do kích thích trực tiếp.<br />
VPM có thể xãy ra sau khi dạ dày – ruột hoặc<br />
đường niệu sinh dục bị thủng, viêm nhiễm<br />
khuẩn hoặc thiếu máu do chấn thương.<br />
VPM thường được phân chia thành : VPM<br />
nhiễm khuẩn, VPM vô khuẩn và VPM hoá học<br />
trong đó nguyên nhân thường gặp nhất của<br />
VPM nhiễm khuẩn là do viêm ruột thừa,<br />
thủng hoặc loét ống tiêu hóa, hoại thư túi mật,<br />
tắc ruột non hoại thư …. VPM hoá học do<br />
thoát men tụy, dịch vị hoặc mật sau chấn<br />
thương. Tùy theo nguyên nhân mà VPM có tỉ<br />
lệ tử vong khác nhau.<br />
Theo y văn tại Bệnh Viện Hữu Nghị Việt –<br />
Đức, trong 6 tháng đầu năm 1984, quan sát 71<br />
trường hợp VPM tỷ lệ tử vong là 34%(13).<br />
Nguyên nhân gây viêm phúc mạc thường gặp<br />
Do ruột thừa vở<br />
Theo nghiên cứu của Bệnh Viện Hữu Nghị<br />
Việt – Đức trong 3 năm (1972-1974) có 3.390<br />
trường hợp mổ cấp cứu có 1.486 trường hợp<br />
viêm ruột thừa, chiếm tỉ lệ 44%, trong đó có 109<br />
trường hợp VPM và tỉ lệ chết do ruột thừa vở là<br />
0,6% và riêng của VPM là 7%.<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008<br />
Tác nhân vi khuẩn cấy dịch xoang bụng lấy<br />
trong lúc mổ phân lập được thường là<br />
Escherichia coli, Bacteroides fragilis, ngoài ra còn<br />
Pseudomonas aeruginosa, Streptococcus spp,<br />
Enterobacter spp và một số trực khuẩn đường<br />
ruột khác và một số vi khuẩn kỵ khí. Một số<br />
tác giả nước ngoài cấy dịch trên mẫu viêm ruột<br />
thừa thì Escherichia coli chiếm 88%.<br />
Đối với vi khuẩn hiếu khí dùng các loại<br />
kháng sinh thường được sử dụng là: Cefoxitin,<br />
Cefotaxim, Ceftriaxone, Piperacillin(1,3,5,8,11,15,16).<br />
Nhiễm khuẩn đường mật<br />
Viêm do vi khuẫn chiếm tỷ lệ 50 – 85%, vi<br />
khuẩn từ đường ruột theo giun đũa lên đường<br />
mật qua cơ vòng Oddi hoặc từ ruột vào máu<br />
theo hệ cửa về hệ thống gan mật. Những vi<br />
khuẩn này chủ yếu là Escherichia coli, Klebsiella<br />
spp, Pseudomonas spp, Enterococcus spp và Proteus<br />
spp, đôi khi có cả Bacteroides spp và Clostridium<br />
spp. Những kháng sinh có hiệu quả là nhóm<br />
Cephalosporin, Metronidazole, phối hợp với<br />
nhóm Aminoglycoside(2,7)<br />
Thủng dạ dày<br />
Theo bệnh viện Việt Đức, lứa tuổi thường<br />
gặp là 20 – 40 tuổi, phân lập vi khuẩn ngay sau<br />
khi thủng, xoang phúc mạc tràn ngập dịch vị<br />
gây ra VPM hóa học, nuôi cấy sớm thì chưa có vi<br />
khuẩn mọc hoặc có một ít Streptococcus spp, sau<br />
12 – 24 giờ diễn tiến tới VPM nhiễm khuẩn.<br />
Đáng lưu ý là có sự hiện diện của nấm<br />
Candida spp trong dịch xoang bụng của những<br />
bệnh nhân thủng dạ dày đến muộn (trên 12 giờ),<br />
những bệnh nhân này dễ bị nhiễm khuẩn vết<br />
mỗ, nằm viện lâu ngày và tỉ lệ tử vong cao<br />
<br />
Tình hình nghiên cứu<br />
Trong nước<br />
Nhận xét về 719 bệnh nhân VPM trong 7<br />
năm (1988 – 1994) tại khoa tổng hợp, bệnh viện<br />
Xanh Pôn – Hà Nội, Lê Ngọc Quỳnh và Lê Minh<br />
Sơn ghi nhận:<br />
Bảng 1<br />
BỆNH CẢNH<br />
VPM ruột thừa<br />
<br />
Tỷ lệ%<br />
59, 53%<br />
<br />
VPM Thủng dạ dày<br />
VPM mật<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
7, 92%<br />
5, 70%<br />
<br />
7, 60%<br />
30, 76%<br />
<br />
Võ Thị Chi Mai và Nguyễn Thanh Sơn tiến<br />
hành cấy dịch ổ bụng của 93 trường hợp VPM,<br />
từ tháng 10 – 1997 đến tháng 10 - 1999 chiếm đa<br />
số là Escherichia. coli (41, 67%) ; Enterobacter spp.<br />
(13,89%) ; Enterococci spp (0,93%) ; Candida albican<br />
(2,78%)(19).<br />
Đỗ Thị Mỹ Oanh khảo sát 100 bệnh nhân<br />
VPM ruột thừa khu trú từ tháng 12 năm 2002<br />
đến tháng 5 năm 2004 tại Bệnh viện đa khoa tỉnh<br />
Bình Dương. Kết quả cấy dương tính 82%, trong<br />
đó Escherichia coli 49 chủng, Pseudomonas spp 10<br />
chủng, Enterobacter spp 10 chủng, Staphylococcus<br />
aureus 4 chủng, Klebsiella pneumoniae 8 chủng,<br />
Proteus spp chủng(4).<br />
<br />
Nước ngoài<br />
- Theo tác giả Solomkin JS, E. Coli chiếm<br />
(56,80%), Enterobacter (13,50%) và Pseudomonas<br />
aeruginosa chiếm (14,80%)(17).<br />
- Trong nghiên cứu của tác giả Mosdell DM,<br />
E. coli chiếm (68,40%), Enterobacter (6,10%) và<br />
Pseudomonas aeruginosa chiếm (19,10%)(10).<br />
<br />
Các kháng sinh thường dùng trong viêm<br />
phúc mạc<br />
- Nhóm ức chế thành lập vách tế bào:<br />
bacitracin, penicillin, cephalosporin, cycloserine,<br />
vancomycin.<br />
- Nhóm ức chế nhiệm vụ của màng tế bào.<br />
Gồm amphotericin B, colistin, polymixin,<br />
nystatin, imidazoles.<br />
- Nhóm ức chế sự tổng hợp protein:<br />
chloramphenicol, lincomycins, tetracylines,<br />
aminoglycosides<br />
(amikacin,<br />
neomycin,<br />
gentamycin,<br />
kanamycin,<br />
netilmicin,<br />
streptomycin, tobramycin).<br />
<br />
Sự kháng thuốc<br />
Nguồn gốc của việc kháng thuốc<br />
<br />
Tỷ lệ% tử vong<br />
11, 53%<br />
<br />
Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân<br />
<br />
3<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008<br />
Nguồn gốc không do di truyền<br />
- Vi khuẩn không nhân lên được: Sự nhân<br />
lên của vi khuẩn là yếu tố cần thiết cho những<br />
tác động của thuốc kháng sinh. Khi vi khuẩn vì<br />
lý do nào đó không nhân lên được có thể trở<br />
thành kháng thuốc, nhưng những thế hệ sau vẫn<br />
có thể nhạy cảm trở lại được.<br />
- Vi khuẩn mất thụ thể đặc biệt dành cho thuốc.<br />
Nguồn gốc di truyền:<br />
Phần lớn các vi khuẩn kháng thuốc là do<br />
thay đổi về mặt di truyền và là hậu quả của quá<br />
trình chọn lọc bởi thuốc kháng sinh.<br />
- Đề kháng do nhiễm sắc thể: do đột biến<br />
ngẫu nhiên của một đoạn gen kiểm soát tính<br />
nhạy cảm đối với một loại kháng sinh. Sự có mặt<br />
của thuốc được xem là một cơ chế chọn lọc, ức<br />
chế vi khuẩn nhạy cảm và tạo thuận lợi cho vi<br />
khuẩn đột biến kháng thuốc phát triển. Tần số<br />
đột biến khoảng 107-1012. Đột biến nhiễm sắc thể<br />
thông thường nhất là do thay đổi cấu trúc thụ<br />
thể dành cho thuốc.<br />
- Đề kháng ngoài nhiễm sắc thể: yếu tố R là<br />
một lớp của plasmid mang những gen kháng<br />
một đến nhiều loại kháng sinh và những kim<br />
loại nặng. Các gen này kiểm soát việc sản xuất<br />
những enzym phá hủy thuốc.<br />
<br />
Cơ chế đề kháng<br />
- Vi khuẩn sản xuất enzym để phá hủy hoạt<br />
tính của thuốc.<br />
- Vi khuẩn làm thay đổi khả năng thẩm thấu<br />
của màng tế bào đối với thuốc<br />
- Điểm gắn của thuốc có cấu trúc bị thay đổi.<br />
- Vi khuẩn thay đổi biến dưỡng làm mất tác<br />
dụng của thuốc.<br />
- Enzym hoạt tính của vi khuẩn bị thay đổi.<br />
Sự kháng chéo<br />
Vi khuẩn kháng một loại thuốc nào đó cũng<br />
có thể kháng với một loại thuốc khác có cùng cơ<br />
chế tác động. Thường gặp ở những thuốc có<br />
thành phần hóa học gần giống nhau, nhưng<br />
cũng có thể tìm thấy ở những thuốc không có sự<br />
liên hệ về cấu trúc hóa học.<br />
<br />
Chuyên<br />
Đề HN KH KT BV Bình Dân<br />
4<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Các biện pháp giới hạn sự kháng thuốc<br />
Vấn đề kháng thuốc trong nhiễm khuẩn có<br />
thể được giảm thiểu bởi:<br />
- Duy trì liều lượng trong mô đủ cao để ức<br />
chế cả vi khuẩn ban đầu lẫn những vi khuẩn đột<br />
biến bước đầu.<br />
- Sử dụng đồng thời hai loại thuốc không có<br />
phản ứng chéo. Mỗi loài sẽ làm giảm thiểu<br />
những chủng đột biến đối với loại kia.<br />
Tình hình vi khuẩn kháng kháng sinh<br />
Ngày nay, nhiều vi khuẩn đã kháng với<br />
kháng sinh. Kháng sinh không còn là liều thuốc<br />
vạn năng như khi mới tìm thấy. Trước sự tấn<br />
công của vi khuẩn, các nhà khoa học ngày càng<br />
tìm ra nhiều loại kháng sinh hữu hiệu hơn, tiêu<br />
diệt được nhiều loại vi khuẩn kháng thuốc. Tuy<br />
nhiên một loại kháng sinh mới được sử dụng<br />
trong một thời gian ngắn, thì lại có một số vi<br />
khuẩn đề kháng. Cephalosporin thế hệ thứ 3,<br />
thứ 4, aminoglycosides, quinolones các thế hệ<br />
mới đều đã bị kháng từ 25% đến 50%.<br />
Tổ Chức Y Tế Thế Giới (OMS) đã báo động<br />
về nguy cơ vi khuẩn gây bệnh ngày càng kháng<br />
kháng sinh, tỷ lệ kháng kháng sinh có nơi lên<br />
đến 50% với các loại kháng sinh thế hệ mới. Rất<br />
nhiều hội nghị quốc tế trong và ngoài nước đã<br />
bàn thảo về vấn đề trên và tìm cách khắc phục.<br />
Nhiều biện pháp được đề ra như tránh sử dụng<br />
kháng sinh bừa bãi, tránh sử dụng kháng sinh<br />
không đúng liều lượng, nâng cao sức đề kháng<br />
của người bệnh, không để người bệnh nằm lâu<br />
trong bệnh viện, vệ sinh tốt môi trường bệnh<br />
viện, phòng mổ, thanh khuẩn dụng cụ y khoa...<br />
Đã có một số báo cáo chưa có hệ thống<br />
nhưng cũng nói lên được tỷ lệ vi khuẩn kháng<br />
thuốc kháng sinh ở nước ta khá cao. Tại Bệnh<br />
viện Bình Dân, chỉ riêng những vi khuẩn thường<br />
gặp ở nhóm hiếu khí trong hai năm 2004 và 2005<br />
đã có trên 15% đề kháng kháng sinh.<br />
Một thống kê tại Bệnh viện Bình Dân cho<br />
thấy tỷ lệ kháng kháng sinh của các vi khuẩn<br />
như sau:<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008<br />
Bảng 2: Tỷ lệ đề kháng kháng sinh tại Bệnh viện<br />
Bình Dân (2004 - 2005)<br />
Kháng sinh<br />
<br />
Cephalosporin<br />
Aminoglycosides Quinolones<br />
3<br />
<br />
Vi khuẩn<br />
<br />
2004<br />
<br />
2005<br />
<br />
2004<br />
<br />
2005 2004 2005<br />
<br />
E. coli<br />
<br />
2339%<br />
<br />
2215-50% 15-47% 46% 50%<br />
35%<br />
<br />
Enterobacter<br />
<br />
2235%<br />
<br />
3223-40% 19-37% 31% 35%<br />
38%<br />
<br />
Proteus<br />
<br />
2943%<br />
<br />
2523-52% 18-55% 38% 41%<br />
32%<br />
<br />
Pseudomonas<br />
<br />
4060%<br />
<br />
4034-68% 21-52% 47% 36%<br />
62%<br />
<br />
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
nhân được ghi vào phiếu xét nghiệm.<br />
- Có sự liên hệ chặt chẽ giữa khoa điều trị và<br />
phòng vi sinh để ghi nhận thông tin này đủ và<br />
chính xác.<br />
Khảo sát đặc điểm cận lâm sàng<br />
- Bệnh phẩm là mủ hoặc dịch ổ bụng, được<br />
lấy từ phòng phẫu thuật bởi các phẫu thuật viên<br />
và được gởi ngay đến phòng xét nghiệm.<br />
- Thực hiện các kỹ thuật xét nghiệm vi sinh<br />
thường qui theo tiêu chuẩn của Trường Đại Học<br />
Y Khoa TP HCM tại phòng thí nghiệm vi sinh<br />
của bệnh viện, xác định chủng vi khuẩn gây<br />
viêm phúc mạc.<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
- Tiến hành làm kháng sinh đồ theo phương<br />
pháp Kirby – Bauer để xác định tính nhạy cảm<br />
kháng sinh của vi khuẩn.<br />
<br />
Dân số mục tiêu<br />
Dân số mục tiêu cũng là dân số nghiên cứu<br />
là những mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân được<br />
chẩn đoán VPM tại Bệnh viện Bình Dân<br />
<br />
- Các thông tin dịch tễ học liên quan đến<br />
chủng phân lập cũng như các kết quả khảo sát,<br />
được ghi nhận trong bảng khảo sát trên mẫu<br />
bệnh phẩm.<br />
<br />
Cỡ mẫu<br />
Tất cả các mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân được<br />
chẩn đoán VPM tại bệnh viện Bình Dân từ ngày 01<br />
tháng 4 năm 2005 đến 01 tháng 4 năm 2006.<br />
<br />
- Các kết quả sẽ được phân tích dựa trên các<br />
mục tiêu tổng quát và cụ thể đã trình bày ở trên.<br />
<br />
Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiền cứu.<br />
<br />
Thu thập dữ kiện<br />
Phương pháp thu thập dữ kiện<br />
Dựa theo phiếu điều tra đã soạn trước để thu<br />
thập các thông tin cần thiết của bệnh nhân về bệnh<br />
sử và các biến số về lâm sàng và cận lâm sàng.<br />
Lâm sàng<br />
Tất cả bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu được<br />
khám lâm sàng, được chẩn đoán và điều trị VPM.<br />
Cận lâm sàng<br />
Ghi nhận các số liệu về sinh hóa và vi sinh.<br />
Phương pháp khảo sát chung<br />
Khảo sát đặc điểm lâm sàng<br />
- Thông tin về độ tuổi, giới tính của bệnh<br />
<br />
Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân<br />
<br />
Các phương pháp khảo sát cụ thể<br />
Phương pháp nhuộm gram<br />
Nguyên tắc:<br />
Do sự khác biệt về cấu trúc vách tế bào nên<br />
vi khuẩn Gram (+) sẽ giữ được phức hợp tím<br />
Gentian - iode không bị tẩy màu bởi alcool, trong<br />
khi vi khuẩn Gram (-) không giữ được phức hợp<br />
màu này.<br />
Đọc kết quả:<br />
- Vi khuẩn Gram (+) bắt màu tím<br />
- Vi khuẩn Gram (-) bắt màu hồng.<br />
Phương pháp cấy phân lập<br />
Cấy mẫu trên môi trường Blood Agar (BA)<br />
và Mac Conkey (MC). Ủ 370C/ 18 - 24h<br />
<br />
5<br />
<br />