Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
KHÂU THỦNG Ổ LOÉT DẠ DÀY - TÁ TRÀNG<br />
QUA PHẪU THUẬT NỘI SOI<br />
Vũ Mạnh Quỳnh*, Trần Thiện Trung**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu nghiên cứu: Thủng ổ loét DD-TT là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp. Trước đây hầu hết<br />
bệnh nhân được mổ mở để khâu lỗ thủng, ngày nay khâu thủng ổ loét dạ dày – tá tràng (DD-TT) bằng<br />
phẫu thuật nội soi (PTNS) đang được áp dụng rộng rãi tại các bệnh viện tuyến tỉnh, trung ương. Nghiên<br />
cứu nhằm đánh giá tính khả thi và kết quả sớm phẫu thuật nội soi khâu thủng ổ loét DD-TT tại bệnh viện<br />
đa khoa khu vực tuyến huyện.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang. Đối tượng nghiên cứu gồm 80<br />
bệnh nhân được chẩn đoán và phẫu thuật nội soi khâu thủng ổ loét DD-TT tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ<br />
Chi từ tháng 1/2009 đến tháng 12/2010.<br />
Kết quả: Trong 80 bệnh nhân được phẫu thuật nội soi khâu thủng ổ loét DD-TT, chuyển mổ mở 3 trường<br />
hợp, tỷ lệ thành công của phẫu thuật là 96,3%. Tuổi trung bình 47,9, nhỏ nhất 16 tuổi, lớn nhất 80 tuổi. Thời<br />
gian từ lúc bắt đầu đau bụng đến lúc mổ trung bình 11,6 giờ. Thời gian phẫu thuật trung bình 75 phút, nhanh<br />
nhất 45 phút, lâu nhất 190 phút. Đa số bệnh nhân phục hồi lưu thông ruột trước 72 giờ (83,1%). Có 4 trường<br />
hợp nhiễm trùng vết mổ, không có trường hợp tử vong.<br />
Kết luận: Phẫu thuật nội soi khâu thủng ổ loét DD-TT có nhiều ưu điểm: vết mổ nhỏ tính thẩm mỹ cao,<br />
bệnh nhân ít đau vết mổ sau phẫu thuật, thời gian bệnh nhân có trung tiện ngắn, ít biến chứng và bệnh nhân<br />
xuất viện sớm.<br />
Từ khóa: Thủng loét dạ dày-tá tràng; Phẫu thuật nội soi.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
LAPAROSCOPIC REPAIR FOR PERFORATED PEPTIC ULCER<br />
Vu Manh Quynh, Tran Thien Trung<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 21 – 25<br />
Objective: Perforated gastroduodenal ulcer is a common surgical emergency. In the past few decades, most<br />
of patients were undergone conventional or open repair to suture perforation. However, laparoscopic repair has<br />
been used widely to manage perforated gastroduodenal ulcer in hospitals in recent years. This study has been done<br />
to evaluate the early outcome of laparoscopic repair for perforated peptic ulcer at Cu Chi hospital.<br />
Methods: A retrospective descriptive cross – sectional study. The target group was 80 patients with a<br />
clinical diagnosis and surgical treatment of perforated gastroduodenal ulcer at Cu Chi hospital from January 2009<br />
to December 2010.<br />
Results: Of 80 patients were undergone laparoscopic repair to treat perforated gastroduodenal ulcer, 3 cases<br />
converted into open repair, success rate was 96.3%. The mean age was 47.9 with the youngest and the oldest were<br />
16 and 80 respectively. The median duration between the onset of pain and time of operation was 11.6 hours. The<br />
mean of operative time was 75 minutes (45 – 190 minutes). Almost all of patients recovered intestinal movement<br />
before 72 hours (83.1%). There were 4 cases suffered wound infection, no death had been recorded.<br />
* Khoa Ngoại - Bệnh viện đa khoa khu vực Củ Chi<br />
** Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: PGS.TS Trần Thiện Trung ĐT: 0903645659<br />
Email: drtranthientrung@yahoo.com<br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học<br />
<br />
21<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
Conclusions: Laparoscopic repair of perforated gastroduodenal ulcer has been the advantaged procedure. It<br />
was associated with tiny incisions aesthetically. The other benefits were less postoperative pain, earlier return to<br />
normal bowel patients’ function, less complications and a shorter postoperative hospital stay.<br />
Key words: Perforated peptic ulcer, Laparoscopic repair.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Thủng ổ loét DD-TT là một cấp cứu ngoại<br />
khoa thường gặp, đứng thứ hai sau viêm ruột<br />
thừa cấp. Nhiều nghiên cứu trong và ngoài<br />
nước cho thấy mặc dù với điều trị nội khoa khá<br />
hiệu quả nhưng biến chứng thủng ổ loét DD-TT<br />
vẫn còn khá cao(4,10).<br />
Theo quan điểm hiện nay, điều trị chủ yếu là<br />
khâu lỗ thủng đơn thuần kết hợp với điều trị nội<br />
khoa. Trước đây hầu hết bệnh nhân được mổ<br />
mở để khâu lỗ thủng, ngày nay nhiều nghiên<br />
cứu cho thấy PTNS có nhiều ưu điểm như thời<br />
gian nằm viện ngắn, vết mổ ít đau, bệnh nhân<br />
có nhu động ruột và phục hồi sớm sau mổ… Vì<br />
vậy PTNS ngày càng được áp dụng rộng rãi, đặc<br />
biệt là trong phẫu thuật đường tiêu hóa và khâu<br />
lỗ thủng qua phẫu thuật nội soi đang là một lựa<br />
chọn của các phẫu thuật viên tại các cơ sở ngoại<br />
khoa được đào tạo và trang bị mổ nội soi.<br />
Liên quan đến phương pháp khâu thủng ổ<br />
loét đơn thuần, theo Đỗ Đức Vân(3), trong các<br />
thập niên của thế kỷ 20 (1960-1990) là 67%. Tuy<br />
nhiên ngày nay theo các tác giả trong và ngoài<br />
nước, tỷ lệ khâu lỗ thủng tăng lên từ 90% –<br />
100%(13,19,16).<br />
Trên thế giới cũng như trong nước, đã có<br />
khá nhiều báo cáo về PTNS khâu thủng ổ loét<br />
DD-TT. Trong nghiên cứu này của chúng tôi,<br />
ngoài việc đóng góp một phần nhỏ về kết quả<br />
sớm của PTNS khâu thủng loét DD-TT, còn là<br />
một điểm mới về tính khả thi khi ứng dụng<br />
PTNS điều trị trong cấp cứu tại một bệnh viện<br />
đa khoa khu vực như bệnh viện Củ Chi, thành<br />
phố Hồ Chí Minh.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Nghiên cứu hồi cứu những bệnh nhân được<br />
chẩn đoán và điều trị thủng ổ loét DD-TT tại<br />
bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi từ tháng<br />
01/2009 đến tháng 12/2010.<br />
<br />
22<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh<br />
Thỏa các tiêu chuẩn an toàn của PTNS,<br />
không có bệnh nội khoa nặng, không có tiền căn<br />
phẫu thuật ổ bụng, không hẹp môn vị, không<br />
chảy máu tiêu hóa trên, được phẫu thuật trước<br />
24 giờ tính từ lúc bắt đầu đau bụng.<br />
<br />
Kỹ thuật mổ<br />
Bệnh nhân nằm ngữa, hai chân dạng, phẫu<br />
thuật viên đứng giữa 2 chân bệnh nhân.<br />
Số lượng và vị trí troca: đa số chúng tôi sử<br />
dụng 3 troca, những trường hợp khó, chúng<br />
tôi dùng troca thứ 4 để vén gan. 1 troca 11<br />
mm dưới rốn để đặt scope, 1 troca 11 mm ở<br />
hông phải, lỗ troca này sẽ được sử dụng để<br />
đặt ống dẫn lưu ổ bụng sau khi hoàn tất phẫu<br />
thuật, 1 troca 5,5 mm ở hông trái, trường hợp<br />
cần thêm troca thứ 4, chúng tôi sẽ đặt troca 5,5<br />
mm ở vùng thượng vị.<br />
Hệ thống PTNS ổ bụng đồng bộ của hãng<br />
Karl Storz (Đức).<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Khảo sát triệu chứng lâm sàng và cận lâm<br />
sàng ở bệnh nhân phẫu thuật nội soi khâu thủng<br />
ổ loét dạ dày- tá tràng.<br />
Đánh giá tính khả thi và kết quả sớm của<br />
phẫu thuật nội soi khâu thủng ổ loét dạ dàytá tràng.<br />
<br />
Xử lý và phân tích thống kê<br />
Bằng phần mềm SPSS 18.0. Sử dụng các<br />
phép kiểm: Chi bình phương, Independent<br />
sample T test, One Way ANOVA.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Từ tháng 01/2009 đến tháng 12/2010, có 80<br />
trường hợp được PTNS khâu thủng ổ loét DDTT, trong số này có 3 trường hợp chuyển mổ<br />
mở, tỷ lệ thành công 96,3%.<br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Vị trí lỗ thủng: thủng hành tá tràng 84,4%,<br />
môn vị 13% và dạ dày 2,6%.<br />
Kích thước lỗ thủng: Có 10/77 trường hợp lỗ<br />
thủng nhỏ < 5 mm, 67/77 trường hợp lỗ thủng 5<br />
– 10 mm.<br />
Tính chất bờ lỗ thủng: đa số bệnh nhân có<br />
bờ lỗ thủng xơ chai (64,9%).<br />
Tình trạng ổ bụng: bệnh nhân có ổ bụng<br />
bẩn, nhiều giả mạc có tỷ lệ khá cao 80,5%.<br />
<br />
Biểu đồ 1: Tuổi<br />
Nhận xét: tuổi trung bình 47,9 ± 16,6, nhỏ<br />
nhất 16 tuổi, lớn nhất 80 tuổi. Nhóm tuổi có tỷ lệ<br />
cao nhất là 31 – 40 tuổi.<br />
Giới: Trong 77 bệnh nhân được mổ nội soi<br />
thành công có 68 nam và 9 nữ.<br />
Nghề nghiệp: lao động chân tay 63,6%, lao<br />
động trí óc 3,8%, khác 32,5%.<br />
Tiền căn viêm loét DD-TT chiếm 42,9%<br />
(33/77).<br />
Bảng 1: Thời gian đau bụng<br />
Giờ<br />
< 6 giờ<br />
6 – 12<br />
> 12 – 18<br />
> 18 – 24<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Số bệnh nhân<br />
10<br />
39<br />
13<br />
15<br />
77<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
12,9<br />
50,6<br />
16,9<br />
19,5<br />
100<br />
<br />
Thời gian đau bụng đến khi phẫu thuật<br />
trung bình là 11,6 ± 6,2 giờ, trong đó sớm nhất là<br />
4 giờ và trễ nhất là 24 giờ. Thời gian đau bụng<br />
trước 12 giờ là 63,6%.<br />
Kết quả X quang bụng không sửa soạn: có<br />
66/77 bệnh nhân có liềm hơi dưới cơ hoành, đa<br />
số dưới cơ hoành phải. Sau khi bơm hơi qua ống<br />
thông mũi - dạ dày, có thêm 6 trường hợp có<br />
liềm hơi dưới cơ hoành. Như vậy tỷ lệ cuối cùng<br />
có liềm hơi dưới cơ hoành là 93,5%.<br />
Bảng 2: Số lượng bạch cầu<br />
Bạch cầu<br />
≤ 9.000<br />
> 9.000 – 16.000<br />
>16.000<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Số bệnh nhân<br />
17<br />
33<br />
27<br />
77<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
22,1<br />
42,9<br />
35<br />
100<br />
<br />
Thời gian phẫu thuật trung bình 75 ± 29,9<br />
phút, nhanh nhất là 45 phút, lâu nhất là 190<br />
phút.<br />
Thời gian trung tiện sau mổ: đa số bệnh<br />
nhân trung tiện trong vòng 72 giờ sau mổ<br />
(83,1%).<br />
Thời gian dùng thuốc giảm đau trung bình<br />
3,29 ± 1,08 ngày, ít nhất là 1 ngày và nhiều nhất<br />
là 6 ngày.<br />
Có 4 trường hợp nhiễm trùng lỗ troca,<br />
những trường hợp này đã được điều trị nội<br />
khoa ổn định sau đó. Không có trường hợp tử<br />
vong.<br />
Thời gian nằm viện trung bình 6,9 ± 2,3<br />
ngày, ít nhất 4 ngày, nhiều nhất 17 ngày.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh<br />
nhân có tuổi trung bình 47,9 tuổi, tương<br />
đương với các tác giả Ngô Minh Nghĩa(12),<br />
Nguyễn Tùng Sơn(15), và Đoàn Văn Trân(2).<br />
Đây là độ tuổi lao động, cho nên chất lượng<br />
và phương pháp điều trị sẽ ảnh hưởng đến<br />
bản thân gia đình và xã hội.<br />
Đa số bệnh nhân lao động chân tay chiếm<br />
63,6%. Tỷ lệ thủng ở nhóm này cao có thể do<br />
hoàn cảnh kinh tế, thói quen sinh hoạt hàng<br />
ngày, chế độ ăn thất thường và ý thức vệ<br />
sinh kém.<br />
<br />
Số BC trung bình trong máu trước phẫu<br />
thuật là 14.100 ± 5.930.<br />
<br />
Hình ảnh X quang bụng không sửa soạn có<br />
độ nhạy rất cao trong chẩn đoán thủng loét DDTT. Trong nghiên cứu của chúng tôi, hầu hết<br />
bệnh nhân được chụp X quang đều có hình ảnh<br />
liềm hơi dưới hoành, do đó không cần làm thêm<br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học<br />
<br />
23<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
những chẩn đoán hình ảnh khác gây tốn kém<br />
cho bệnh nhân.<br />
Liên quan đến xét nghiệm máu trong nghiên<br />
cứu của chúng tôi, số bạch cầu trung bình trước<br />
phẫu thuật khoảng 14.000. Số bệnh nhân có BC ><br />
9000/mm3 là 77%. Số lượng bạch cầu tăng có liên<br />
quan đến tình trạng viêm phúc mạc, đây sẽ là<br />
dữ liệu quan trọng để đánh giá tình trạng viêm<br />
phúc mạc trước khi phẫu thuật.<br />
Thời gian từ lúc đau đến khi phẫu thuật<br />
(thời gian thủng) ảnh hưởng đến thời gian phẫu<br />
thuật và hậu phẫu của bệnh nhân. Trong nghiên<br />
cứu của chúng tôi, thời gian thủng trung bình<br />
11,6 giờ. Theo Nguyễn Cường Thịnh(14), Đỗ Sơn<br />
Hà(5), phần lớn bệnh nhân đến trước 6 giờ. Lý<br />
giải về vấn đề này chúng tôi cho rằng, địa bàn<br />
nghiên cứu của chúng tôi là vùng nông thôn,<br />
điều kiện kinh tế khó khăn có thể ảnh hưởng<br />
đến thời gian nhập viện của bệnh nhân.<br />
Liên quan đến vị trí lỗ thủng trong nghiên<br />
cứu của chúng tôi: thủng hành tá tràng gặp<br />
84,4%, môn vị 13% và thủng dạ dày là 2,6%.<br />
Theo các tác giả Hoàng Thanh Bình(1), Hồ Hữu<br />
Thiện(6), Nguyễn Cường Thịnh(9), Trần Thiện<br />
Trung(20) và Siu(20), đa số bệnh nhân có lỗ thủng ở<br />
mặt trước hành tá tràng.<br />
Thủng trên nền ổ loét xơ chai trong nghiên<br />
cứu của chúng tôi chiếm 64,9%, tương đương<br />
với các tác giả khác như Đỗ Đức Vân(4), Trần<br />
Thiện Trung(20). Liên quan giữa kích thước lỗ<br />
thủng và ổ loét xơ chai, chúng tôi thấy những ổ<br />
loét xơ chai thủng thường có đường kính lỗ<br />
thủng lớn hơn ổ loét mềm mại (p = 0,00).<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, số bệnh<br />
nhân có tình trạng ổ bụng bẩn nhiều giả mạc<br />
chiếm tỷ lệ khá cao. Chúng tôi nhận thấy có liên<br />
quan ý nghĩa giữa thời gian đau bụng càng lâu<br />
thì tình trạng viêm phúc mạc càng nặng (p =<br />
0,01). Tình trạng viêm phúc mạc có thể ảnh<br />
hưởng đến các biến chứng về sau như áp xe tồn<br />
lưu, nhiễm trùng vết mổ, liệt ruột kéo dài,<br />
dính ruột...<br />
Thời gian phẫu thuật trung bình của chúng<br />
tôi tương đương với các tác giả Trần Ngọc<br />
<br />
24<br />
<br />
Thông(18), Betleff(1) và Lunevicius(11). Tuy nhiên<br />
các tác giả Siu(17), Karimian(9) có thời gian phẫu<br />
thuật ngắn hơn. Thời gian phẫu thuật dài hay<br />
ngắn có thể do mức độ thành thạo và kinh<br />
nghiệm của phẫu thuật viên. Ngoài ra, qua của<br />
chúng tôi cho thấy ổ bụng sạch thì thời gian<br />
phẫu thuật ngắn, ổ bụng bẩn, nhiều giả mạc thì<br />
thời gian phẫu thuật kéo dài (p = 0,000).<br />
Liên quan đến thời gian trung tiện sau mổ<br />
trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân<br />
phục hồi lưu thông ruột trước 72 giờ chiếm đa<br />
số. Phục hồi lưu thông ruột phụ thuộc vào<br />
nhiều yếu tố như tuổi của bệnh nhân, tình trạng<br />
viêm phúc mạc, thời gian đau trước phẫu thuật.<br />
Các yếu tố liên quan đến thời gian trung tiện<br />
cho thấy, tuổi của bệnh nhân càng cao thì thời<br />
gian có trung tiện trở lại càng lâu (p = 0,011);<br />
bệnh nhân có thời gian đau bụng kéo dài trước<br />
khi phẫu thuật cũng ảnh hưởng đến thời gian<br />
trung tiện của bệnh nhân (p = 0,000); tình trạng<br />
viêm phúc mạc lan tỏa làm thời gian bệnh nhân<br />
trung tiện chậm hơn (p = 0,014).<br />
Thời gian dùng thuốc giảm đau sau mổ<br />
trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi là<br />
3,29 ± 1,08 ngày nhiều và dài hơn so với các tác<br />
giả khác Ngô Minh Nghĩa(12), Trần Ngọc<br />
Thông(18), nguyên nhân có thể do thời gian bệnh<br />
nhân đau bụng kéo dài, tình trạng viêm phúc<br />
mạc nhiều hơn và thời gian phẫu thuật lâu hơn.<br />
Biến chứng sau mổ: các nghiên cứu của các<br />
tác giả trong và ngoài nước cho thấy tỷ lệ nhiễm<br />
trùng vết mổ trong mổ mở cao hơn so với phẫu<br />
thuật nội soi khâu thủng.<br />
Bảng 3: So sánh tỷ lệ nhiễm trùng giữa mổ mở và<br />
mổ nội soi<br />
Tác giả<br />
(8)<br />
Hồ Hữu Thiện<br />
(18)<br />
Trần Ngọc Thông<br />
(1)<br />
Betleff<br />
(17)<br />
Siu<br />
<br />
Mổ mở (%)<br />
12,6<br />
11,8<br />
6,12<br />
12,1<br />
<br />
PTNS (%)<br />
1,8<br />
0,8<br />
0<br />
3,4<br />
<br />
Chúng tôi ghi nhận có 5,2% (4/77) trường<br />
hợp nhiễm trùng lỗ troca, và đều được điều trị<br />
nội khoa ổn định.<br />
Không có trường hợp tử vong.<br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
Thời gian nằm viện trong nghiên cứu của<br />
chúng tôi trung bình 6,9 ngày, tương đương với<br />
các tác giả trong và ngoài nước như Hoàng<br />
Thanh Bình(6), Hồ Hữu Thiện(8), Betleff(1). Chúng<br />
tôi nhận thấy bệnh nhân càng lớn tuổi thì thời<br />
gian nằm viện sẽ lâu hơn (p = 0,009), ổ bụng<br />
càng bẩn cũng làm kéo dài thời gian nằm viện<br />
của bệnh nhân (p = 0,007).<br />
<br />
5.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
<br />
8.<br />
<br />
Qua nghiên cứu về tính khả thi của PTNS<br />
khâu thủng ổ loét DD-TT ở bệnh viện đa khoa<br />
khu vực Củ Chi thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ<br />
thành công của PTNS là 96,3%.<br />
Đặc điểm bệnh nhân thủng loét DD-TT chủ<br />
yếu gặp ở nam, thường gặp trong độ tuổi lao<br />
động, khoảng phân nửa bệnh nhân có tiền căn<br />
viêm loét DD-TT. Kết quả chụp X quang bụng<br />
đứng không sửa soạn hầu hết có liềm hơi dưới<br />
hoành và không cần thiết sử dụng các phương<br />
tiện chẩn đoán hình ảnh khác gây tốn kém cho<br />
người bệnh.<br />
Phẫu thuật nội soi có nhiều ưu điểm: vết mổ<br />
thẩm mỹ, bệnh nhân ít đau sau phẫu thuật, thời<br />
gian có trung tiện trở lại ngắn, biến chứng sau<br />
mổ thấp và bệnh nhân được phục hồi sức khỏe<br />
nhanh và xuất viện sớm.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
Bertleff MJOE, Halm JA et al (2009). “Randomized clinical trial<br />
of laparoscopic versus open repair of the perforated peptic ulcer:<br />
the LAMA trial”. World J Surg, 33, 1368–1373.<br />
Đoàn Văn Trân (2007), “Đánh giá kết quả sớm của phẫu thuật<br />
khâu thủng ổ loét dạ dày tá tràng qua ngả soi ổ bụng”, Luận văn<br />
thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh.<br />
Đỗ Đức Vân (1995), “Vị trí của phẫu thuật cắt dây thần kinh X<br />
trong điều trị ổ loét tá tràng thủng tại bệnh viện Việt Đức (thống<br />
kê 2481 trường hợp trong 31 năm 1960-1990)”. Ngoại khoa, 9,<br />
tr. 32-39.<br />
Đỗ Đức Vân (1995), “Kết quả điều trị phẫu thuật ổ loét tá tràng<br />
thủng trong cấp cứu tại bệnh viện Việt Đức”, Ngoại khoa 91995, tr. 32-39.<br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
9.<br />
<br />
10.<br />
<br />
11.<br />
<br />
12.<br />
<br />
13.<br />
<br />
14.<br />
<br />
15.<br />
<br />
16.<br />
<br />
17.<br />
<br />
18.<br />
<br />
19.<br />
<br />
20.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Đỗ Sơn Hà, Nguyễn Văn Xuyên (1995), “Đặc điểm lâm sàng và<br />
xử trí thủng ổ loét dạ dày tá tràng qua 189 trường hợp (19841993) tại khoa phẫu thuật bụng viện 103”, Ngoại khoa 9-1995, tr.<br />
46-55.<br />
Hoàng Thanh Bình, Nguyễn Hồng Minh và cộng sự (2008),<br />
“Nhận xét kết quả phẫu thuật nội soi khâu lỗ thủng ổ loét dạ dày<br />
tá tràng tại Bệnh viện 175”, Y học thành phố Hồ Chí Minh, Tập<br />
12, Phụ bản của số 4, tr. 209-214.<br />
Hồ Hữu Thiện, Phạm Như Hiệp, Tô Văn Tánh và cộng sự, “Xu<br />
hướng phẫu thuật thủng ổ loét dạ dày tá tràng hiện nay tại bệnh<br />
viện Trung ương Huế”.<br />
Hồ Hữu Thiện, Phạm Như Hiệp, Lê Lộc và cộng sự (2006) “Kết<br />
quả điều trị thủng ổ loét dạ dày tá tràng bằng phẫu thuật nội<br />
soi”. Y học thành phố Hồ Chí Minh, Tập 10, Phụ bản của số 4.<br />
Karimian F, Aminian A et al (2009), “Perforated peptic ulcer,<br />
comparison between laparoscopic and open repair”, Shiraz EMedical Journal. Vol. 10, No. 1.<br />
Lau JY, Sung J et al (2011), “Systematic review of the<br />
epidemiology of complicated peptic ulcer disease: incidence,<br />
recurrence, risk factors and mortality”, Digestion, 84(2):102-113.<br />
Lunevicius R, Morkevicius M (2005), “Comparison of<br />
laparoscopic venus open repair for perforated duodenal ulcer”,<br />
Surg Endosc, 19(12): 1565-71.<br />
Ngô Minh Nghĩa (2010), “Đánh giá kết quả sớm khâu thủng ổ<br />
loét dạ dày tá tràng bằng phẫu thuật nội soi”, Luận án Bác sĩ<br />
chuyên khoa 2, Trường đại học Y Dược Đại học Huế.<br />
Nguyễn Anh Dũng, Đỗ Đình Công và cộng sự (2000), “Nhận<br />
xét khâu thủng ổ loét dạ dày tá tràng qua ngả soi ổ bụng”, Ngoại<br />
khoa, XL, 2, tr. 40-45.<br />
Nguyễn Cường Thịnh, Phạm Duy Hiển và cộng sự (1995),<br />
“Nhận xét qua 163 trường hợp thủng ổ loét dạ dày tá tràng”<br />
Ngoại khoa 9-1995, tr. 40-45.<br />
Nguyễn Tùng Sơn (2004), “Đánh giá kết quả khâu đơn thuần<br />
trong điều trị phẫu thuật thủng loét dạ dày- tá tràng”, Luận án<br />
Bác sĩ chuyên khoa II, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.<br />
Rodríguez-Sanjun JC, Fernndez-Santiago R et al (2005),<br />
“Perforated peptic ulcer treated by simple closure and<br />
Helicobacter pylori eradication”, World J Surg, 29, 849-825.<br />
Siu WT, Leong HT, Law BKB et al (2002), “Laparoscopic repair<br />
for perforated peptic ulcer a randomized controlled trial”, Ann<br />
Surg, 235(3), 313–319.<br />
Trần Ngọc Thông, Hồ Hữu Thiện và cộng sự (2008), “Đánh giá<br />
kết quả khâu lỗ thủng loét dạ dày tá tràng bằng phẫu thuật nội<br />
soi và phẫu thuật mở”, Ngoại khoa, Tập 12, Phụ bản số 4, tr.<br />
320-324.<br />
Trần Thiện Trung (2000). “Kết quả bước đầu của phẫu thuật<br />
khâu thủng loét dạ dày tá tràng kết hợp với điều trị tiệt trừ<br />
Helicobacter pylori”. Ngoại khoa, XL, (4).<br />
Trần Thiện Trung (2008), “Thủng loét DD-TT và điều trị tiệt trừ<br />
Helicobacter pylori”, trong Bệnh dạ dày tá tràng và nhiễm<br />
Helicobacter pylori, Nhà xuất bản Y học chi nhánh thành phố Hồ<br />
Chí Minh, tr. 201 – 226.<br />
<br />
25<br />
<br />