intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khi bé không hài lòng

Chia sẻ: Nguyen Hoang Phuong Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

66
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mỗi khi tức giận hoặc không hài lòng điều gì là bé lại hét toáng lên “Con ghét mẹ!” Ở tuổi này, bé chưa kềm chế được cảm xúc của mình. Bé bất chợt cảm nhận được một cảm xúc nào đó và nó bao trùm, chế ngự tất cả. Vì vậy, bé cảm thấy vui khi yêu thương hoặc giận dữ và muốn làm tổn hại người khác. Khi mọi thứ đều theo ý nó, bé rất ngoan, bé yêu thương bạn. Nhưng khi không được vừa ý, bé cảm thấy bực dọc và rồi bạn cũng trở...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khi bé không hài lòng

  1. Khi bé không hài lòng Mỗi khi tức giận hoặc không hài lòng điều gì là bé lại hét toáng lên “Con ghét mẹ!” Ở tuổi này, bé chưa kềm chế được cảm xúc của mình. Bé bất chợt cảm nhận được một cảm xúc nào đó và nó bao trùm, chế ngự tất cả. Vì vậy, bé cảm thấy vui khi yêu thương hoặc giận dữ và muốn làm tổn hại người khác. Khi mọi thứ đều theo ý nó, bé rất ngoan, bé yêu thương bạn. Nhưng khi không được vừa ý, bé cảm thấy bực dọc và rồi bạn cũng trở thành người không tốt và là người đáng ghét. Mặc dù thái độ đó có làm bạn tổn thương và đôi khi phát bực nhưng bạn không nên đáp trả câu nói: “Con ghét mẹ!” bằng “Mẹ thương con nhiều lắm.” Câu nói
  2. này chỉ làm cho bé xấu hổ và lại nổi giận. Hoặc những câu nói như: “Con nói vậy thôi chứ mẹ hiểu là con rất thương mẹ mà đúng không?” hoặc “Có ai làm gì đâu mà con lại thét toáng lên thế?” làm bé nghĩ rằng bạn xem thường tình cảm, cảm xúc của bé. Hãy nhớ rằng bé đang ở trong giai đoạn học cách kềm chế cảm xúc của mình. Bé cần được mọi người lắng nghe và giúp bé bộc lộ tình cảm của mình và cách yêu cầu giúp đỡ của bé lại khá khó hiểu, cứ như là một trò chơi đố cảm xúc vậy: Bé chỉ việc bộc lộ hết cảm xúc của mình và rồi tự bạn phải mày mò xem bé đang nghĩ gì, cảm thấy gì và tìm cách giúp bé. Cách tốt nhất để giải quyết vấn đề là cố hiểu đó là cảm xúc gì mà không cần xét đoán. Đừng trêu chọc mà hãy chỉ cho bé thấy mỗi khi bé giơ nắm đấm, nhăn mặt hoặc đứng chống nạnh thì khó coi như thế nào. Và rồi định rõ thái độ của bé là gì. “Thái độ của con cho mẹ biết con rất tức giận. Giận đến nỗi không mặc được cái áo đầm cho búp bê.” Nếu bé gật đầu đồng ý, hãy tiếp tục “Con cảm thấy giận lắm sao?“ Tiếp theo, giúp bé giảm bớt cơn giận “Khi con tức giận hãy nói chuyện với mẹ. Cho mẹ biết 'Mẹ ơi, con cảm thấy khó chịu, con đang bực bội. Mẹ giúp con với! Sao con không thể mặc được cái áo này cho búp bê'.” Càng tức giận thì con không thể nào mặc áo cho búp bê được. Tốt nhất là con hãy bình tĩnh, tạm thời đừng mặc áo đầm cho búp bê nữa mà hãy xem truyện tranh.” Đưa ra sự chọn lựa là hướng giải quyết tốt nhất khi bé đang kích động vì nó không làm được cái nó muốn như “bánh thì chỉ ăn sau bữa trưa, bây giờ con chỉ nên ăn nho hoặc chuối thôi.”
  3. Mặc dù những câu nói của bé sẽ làm cho bạn buồn phiền, hãy cố gắng quên nó đi. Ngoài ra, bé bắt chước phản ứng của bạn và những người xung quanh trong những tình huống tương tự, hãy chuyển cảm xúc đó thành những từ đơn giản, dễ chấp nhận hơn “Con không thích đợi xe buýt, phải đợi lâu quá!” hoặc “Con ghét điện thoại kêu ầm ĩ suốt đêm.” Quan trọng hơn là hãy nhắc nhở bản thân rằng những câu nói đó của bé là hết sức bình thường, bé không thật sự có ý rằng bé ghét bạn.
  4. Khi bé không lễ phép Theo các nhà tâm lý, trẻ lì lợm, vô lễ để gây sự chú ý, thử nghiệm khả năng tranh cãi của mình hoặc ''ra oai'' trước cha mẹ, thầy cô. Trẻ thường thất vọng khi yêu cầu của chúng đi ngược lại quy định của bố mẹ. Các bậc phụ huynh nên lường trước và cho phép trẻ bộc lộ sự bực bội của mình trong chừng mực nào đó. Sau đây là một số phương pháp để hạn chế tối đa việc trẻ thiếu lễ phép. Cho phản ứng cụ thể Ra mệnh lệnh rõ ràng, ngay lập tức sau khi trẻ nói hay làm sai để chúng hiểu rằng lời nói, giọng điệu của chúng là quá đáng và không thể chấp nhận được. Tuy nhiên, không nên phản ứng quá mạnh. Cần ghi nhớ điều đáng bị phê phán là lời nói của trẻ chứ không phải là bọn trẻ. Tác động vào tình cảm của trẻ Chúng ta có thể giải thích cho trẻ hiểu, ảnh hưởng xấu của những lời nói vô lễ gây ra với những người khác, cũng như với bản thân cha mẹ chúng. Ngay cả một đứa lên 3 cũng hiểu cha mẹ nói nó đã xúc phạm tới họ thế nào... Phạt nhẹ
  5. Các bậc cha mẹ có thể phạt nhẹ với con trẻ bằng cách tước bỏ một quyền lợi nhất định của trẻ. Ví như không được tiếp tục chơi một trò nào đó, giảm giờ xem truyền hình hoặc phải làm thêm việc nhà. Tuy nhiên, trước khi ra quyết định phạt, ta có thể cho trẻ chọn lựa: ''hoặc là con xin lỗi mẹ và làm việc mẹ yêu cầu hoặc con ở nhà, không được đi xem phim với các bạn chiều nay''. Hướng dẫn Khi cơn giận đã qua, hãy trò chuyện với trẻ để tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ bực dọc và hướng dẫn trẻ bày tỏ suy nghĩ của mình hay hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0