intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khi có quá nhiều sếp

Chia sẻ: Aishiteru | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

132
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bất kể ở cương vị nào, mỗi người đều có ít nhất là một sếp. Trong một tập đoàn, tổng giám đốc điều hành (CEO) là người cao nhất trong bộ máy quản trị, điều hành. Dù ở cương vị cao như vậy, họ vẫn có “sếp” của mình, đó là... các cổ đông. Khái niệm sếp rất đa dạng, bao gồm cả một số nhóm người như sau: - Người giám sát (supervisor): Là người giao cho bạn nhiệm vụ, xem lại công việc của bạn và đánh giá bạn. Đây có thể là nhóm trưởng hoặc trưởng phòng, thường thì...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khi có quá nhiều sếp

  1. Khi có quá nhiều sếp Bất kể ở cương vị nào, mỗi người đều có ít nhất là một sếp. Trong một tập đoàn, tổng giám đốc điều hành (CEO) là người cao nhất trong bộ máy quản trị, điều hành. Dù ở cương vị cao như vậy, họ vẫn có “sếp” của mình, đó là... các cổ đông. Khái niệm sếp rất đa dạng, bao gồm cả một số nhóm người như sau: - Người giám sát (supervisor): Là người giao cho bạn nhiệm vụ, xem lại công việc của bạn và đánh giá bạn. Đây có thể là nhóm trưởng hoặc trưởng phòng, thường thì đây chính là sếp thực sự của bạn. - Cố vấn (mentor): Thỉnh thoảng, một người trong số những “sếp” của bạn sẽ hỗ trợ bạn trong công việc và đưa ra những lời khuyên bổ ích. Đây chính là cố vấn của bạn. Đôi khi họ cũng chính là giám sát trực tiếp của bạn bởi vì một cố vấn thường là một người có thâm niên cao.
  2. - Người hướng dẫn (role-model): Thường là người truyền cảm hứng làm việc cho bạn. Người hướng dẫn có thể là một người có chức danh thấp hoặc cao hơn giám sát của bạn. Tuy nhiên, đây cũng có thể là một người có thâm niên công tác tại một nơi khác trong hệ thống như ở một chi nhánh, bộ phận, hoặc ở một văn phòng khác. - Người có quyền liên quan (the related power): Là những người có thể có chức danh tương đương hoặc cao hơn giám sát của bạn, chẳng hạn như trưởng phòng ban khác, phó giám đốc… Tuy nhiên, người có quyền liên quan không phải là giám sát của bạn và cũng không trực tiếp phụ trách lĩnh vực mà bạn đang đảm trách. Trong môi trường doanh nghiệp, chắc chắn mỗi chúng ta sẽ phải làm việc với hai, ba, thậm chí là với cả bốn sếp. Và họ đều có mức độ ảnh hưởng nhất định đến công việc của chúng ta. Có một điều chắc chắn là không một ai có được tất cả vai trò của những người nêu trên. Chắc chắn sẽ có một ngày bạn nhận ra những mâu thuẫn trong chỉ đạo của các sếp. Giả sử bạn nhận được yêu cầu của người giám sát mà yêu cầu này lại mâu thuẫn với một yêu cầu của người có quyền liên quan, bạn sẽ làm theo yêu cầu của ai? Giả sử rằng bạn nhận được sự chỉ đạo đầy cảm hứng
  3. của người hướng dẫn nhưng nó lại làm cho giám sát của bạn phát cáu, bạn sẽ làm vừa lòng ai? Giả sử cố vấn của bạn đề ra những nguyên tắc mà những nguyên tắc này lại mâu thuẫn với những ý tưởng của người hướng dẫn, ai là người bạn phải theo? Theo sơ đồ quản trị thì câu trả lời ở đây là chỉ một trong số bốn người trên có thẩm quyền định kỳ đánh giá quá trình làm việc của bạn, tham gia xét duyệt sự thăng tiến, những phần thưởng, tiền thưởng và sự thuyên chuyển công tác của bạn. Người đó chính là sếp giám sát trực tiếp của bạn. Vì vậy, cho dù có những lúc bạn muốn tuân theo sự chỉ đạo của những sếp khác như thế nào đi nữa, thì đừng quên sếp thực sự của bạn luôn là người giám sát. Đây chính là người mà bạn có nghĩa vụ phải tuân thủ những yêu cầu liên quan đến công việc trong công ty. Tuy vậy, khó khăn lớn nhất mà mỗi người phải đối đầu trong hoàn cảnh này là chọn cách ứng xử sao cho vẹn toàn. Trong cuộc đời làm việc, sự phát triển, thăng tiến và thành công của mỗi cá nhân thường gắn liền với một người, đó là người hướng dẫn. Vì thế, trong nhiều trường hợp, bạn nên tham khảo ý kiến của người thầy thực tế này. Tuy vậy, sẽ không có
  4. một công thức chung nào áp dụng cho mọi trường hợp. Chính bạn là người phải tìm cho mình những giải pháp, ngay cả việc có nên tham khảo ý kiến người hướng dẫn hay không. Để làm được điều này, không có gì khác hơn là bạn phải hiểu rõ sơ đồ quản trị trong công ty, quy trình làm việc, tính chất của từng công việc mà bạn được phân công và cả phương cách quản lý của từng sếp để chọn ra những giải pháp tối ưu cho từng tình huống.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0