intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khi con bạn quá hiếu động

Chia sẻ: Chieckhan Gioam | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

142
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hai ngày nghỉ cuối tuần ở nhà, rất nhiều bậc phụ huynh than phiền không thể quản nổi con cái vì nhiều cháu tuổi mẫu giáo quá hiếu động, thích quậy phá, lôi kéo đồ đạc, bày bừa khắp nhà… Thậm chí có những phụ huynh phải chở con đi tìm cô giáo vì mẹ đã kiên nhẫn ngồi dỗ hàng tiếng đồng hồ nhưng cháu chỉ lo mải chơi, không chịu ăn uống gì cả… Vậy cần làm như thế nào với những trẻ quá hiếu động đây? Hãy khen ngợi kho trẻ làm được việc tốt, khen ngợi cả...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khi con bạn quá hiếu động

  1. Khi con bạn quá hiếu động Hai ngày nghỉ cuối tuần ở nhà, rất nhiều bậc phụ huynh than phiền không thể quản nổi con cái vì nhiều cháu tuổi mẫu giáo quá hiếu động, thích quậy phá, lôi kéo đồ đạc, bày bừa khắp nhà… Thậm chí có những phụ huynh phải chở con đi tìm cô giáo vì mẹ đã kiên nhẫn ngồi dỗ hàng tiếng đồng hồ nhưng cháu chỉ lo mải chơi, không chịu ăn uống gì cả… Vậy cần làm như thế nào với những trẻ quá hiếu động đây? Hãy khen ngợi kho trẻ làm được việc tốt, khen ngợi cả khi trẻ làm được những việc rất nhỏ. Bạn hãy nhớ rằng các cô bé, cậu bé này thường không để ý đến những lời nhắc nhở, dặn dò, la mắng của người lớn nhưng lại rất nhạy cảm với những lời khen cho dù rất nhỏ.
  2. Đặt ra cho con “giới hạn hành vi”. Cái gi “được”, cái gì “không được”, cha mẹ “đồng ý” hay “không đồng ý”. Hãy loại trừ những từ “không”, “không được”, “không nên”. Có thể có những khiếm khuyết nhất định nhưng con bạn vẫn phải tuân theo những yêu cầu như những trẻ khác. Không nên áp đặt cho con những luật lệ quá nghiêm khắc. Hình phạt của bạn phải là hình phạt chứ không phải là mệnh lệnh. Hãy yêu cầu thực hiện mọi quy tắc liên quan đến sự an toàn và sức khoẻ của trẻ, không nên bắt bẻ, hoạnh họe. Những hành động trêu ngươi, chọc tức của trẻ, đó là cách trẻ làm cho người lớn chú ý đến mình. Nên dành nhiều thời gian chơi với con hơn. Hãy dạy trẻ cách giao tiếp với người khác, nên cư xử như thế nào ở chỗ công cộng, chỗ đông người và những kỹ năng xã hội khác. Thực hiện nghiêm túc thời gian biểu hàng ngày: ăn uống, chơi, dạo chơi, đi ngủ phải thực hiện theo một thời gian nhất định. Khen ngợi khi con thực hiện đúng.
  3. Nếu như con bạn gặp khó khăn trong học tập, không nên yêu cầu con phải đạt điểm cao trong tất cả các môn học. Có thể đạt điểm tốt ở 2-3 môn cơ bản là đủ. Nên tránh những chỗ đông người (chợ, siêu thị…) hay kích thích trẻ những cảm xúc, hành động mạnh Dạy con tính tự kiềm chế, tự điều chỉnh hành vi của mình. Hãy nhớ rằng, sự bình tĩnh của bạn chính là ví dụ tốt nhất cho con cái. Tạo điều kiện cho con trẻ giải tỏa bớt những năng lượng dư thừa. Hàng ngày nên tập thể dục ngoài trời có không khí trong lành: dạo chơi, chạy nhảy, tập thể dục, cùng chơi thể thao nhưng đừng làm trẻ quá mệt. Dạy con hứng thú với công việc nào đó. Trẻ rất cần có cảm tưởng mình có khả năng, thành thạo trong một công việc. Nhiệm vụ của cha mẹ là tìm cho con một công việc nào đó phù hợp để giúp trẻ tin tưởng vào khả năng của mình. Tuy nhiên không nên bắt ép con tham gia học ở nhiều trung tâm khác nhau, đặc biệt là học những môn học hoặc những việc đòi hỏi phải có sự tập trung chú ý và ghi nhớ.
  4. Trước 6 tuổi, con bạn có những biểu hiện hành vi sau đây hay không, có kéo dài trong khoảng thời gian 6 tháng không? Nếu thấy có, bạn hãy tính 1 điểm, nếu không: 0 điểm. Kết quả có khoảng từ 8 điểm trở lên, con bạn cần phải có sự quan tâm đặc biệt đấy.  Tay chân luôn luôn bận rộn, không yên khi ngồi trên ghế.  Rất dễ bị những tác động của môi trường xung quanh lôi kéo.  Rất khó khăn khi phải chờ đợi đến lượt chơi của mình.  Không suy nghĩ khi trả lời hoặc khi chưa hỏi xong đã vội vàng trả lời.  Rất khó khăn khi phải thực hiện mệnh lệnh, yêu cầu của người khác.  Rất khó tập trung chú ý khi chơi hoặc khi giải bài tập.  Thường hay bỏ dở công việc và chuyển sang việc khác  Trong thời gian chơi tỏ ra không yên tâm, thường bị các bạn khác chế giễu.  Thích nói chuyện một cách quá đáng.
  5.  Khi nói chuyện thường ngắt lời người khác để nói ý kiến của mình.  Thường có cảm giác như không nghe thấy những gì người khác nói với mình.  Thường để mất các loại đồ dùng, vật dụng, dụng cụ học tập, sinh hoạt cần thiết.  Không thèm đếm xỉa gì đến những nguy hiểm xung quanh và những hậu quả đáng tiếc sẽ xảy ra (thích chạy, nhảy trên đường, hay leo trèo…).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2