intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khi nào bạn có thể bắt đầu cho con tiền?

Chia sẻ: Dep Australia | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

119
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Biết cách quản lý tiền bạc của mình – đó không phải là một khả năng từ trên trời rơi xuống. Đó chính là kinh nghiệm người ta nắm được sau một quá trình sống. Chính vì thế bạn cần phải cho trẻ tiền: chúng sẽ nhanh chóng học được kinh nghiệm quản lý đồng tiền . Khi trẻ bao nhiều tuổi thì bạn có thể bắt đầu cho trẻ tiền được? Điều đó phụ thuộc vào bố mẹ cũng như vào chính đứa trẻ. Thông thường, trẻ bắt đầu thích có tiền “dằn túi” từ trước khi đi học. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khi nào bạn có thể bắt đầu cho con tiền?

  1. Khi nào bạn có thể bắt đầu cho con tiền? Biết cách quản lý tiền bạc của mình – đó không phải là một khả năng từ trên trời rơi xuống. Đó chính là kinh nghiệm người ta nắm được sau một quá trình sống. Chính vì thế bạn cần phải cho trẻ tiền: chúng sẽ nhanh chóng học được kinh nghiệm quản lý đồng tiền . Khi trẻ bao nhiều tuổi thì bạn có thể bắt đầu cho trẻ tiền được? Điều đó phụ thuộc vào bố mẹ cũng như vào chính đứa trẻ. Thông thường, trẻ bắt đầu thích có
  2. tiền “dằn túi” từ trước khi đi học. Ngày nay, rất nhiều trẻ em lớp một đã có tiền riêng dù không nhiều Nhưng trẻ không chỉ đơn giản cần phải hiểu rằng ở cửa hàng thì có hàng hóa mà chúng có thể mua được bằng những tờ giấy màu. Chúng cần phải biết rằng tiền không tự sinh ra trên thế gian mà phải lao động để có nó. Và vì thế chúng cần biết một vài nguyên tắc trong việc xài tiền đúng đắn. Thí dụ…. ... Tiết kiệm Kiên nhẫn – đó là một phẩm chất rất đáng quý có thể làm cho cuộc sống của con người ta nhẹ nhàng hơn. Nếu đứa trẻ hiểu rằng đề mua một vật gì đó quan trọng và có giá trị thì nó cần biết chờ đợi và tích cóp tiền thì đứa trẻ ấy sẽ không những sẽ học được thói kiên nhẫn mà nó còn học được việc lên kế hoạch cho những “thu nhập” của mình – Đó là một thói quen tốt. Hãy tặng cho bé một con heo đất tiết kiệm, hay thử bắt chước các bà mẹ ở châu Âu, họ tặng cho bé một chiếc túi nhỏ đựng những đồng xu. Bởi vì họ nghĩ
  3. rằng thật bất tiện nếu mỗi lần muốn biết mình có bao nhiêu tiền thì lại phải đập vỡ một con heo đất. Với chiếc túi nhỏ, trẻ có thể đổ ra, đếm, phân loại và thích thú với thành quả của mình. Bên cạnh đó, họ cũng nghĩ ra mọi cách để khuyến khích bé. Thí dụ khi bé đã gom góp được một số lượng nào đó, họ sẽ tặng thưởng cho bé vì tính kiên nhẫn. Điều ấy khiến bé học được cùng một lúc tính kỷ luật và sự động viên ... Suy nghĩ Có một trò chơi rất đơn giản nhưng hiệu quả thế này: trò chơi có tên gọi “Trong cửa hàng”. Hãy cắt và tô màu những bảng giá tiền, sau đó tập cho bé làm người bán hàng, giúp bé tập tính và biết cách trả lại tiền thừa cho bạn. Bước tiếp theo, bạn hãy nhờ bé đi mua một số những món hàng đơn giản như kem, sữa, bánh … Hãy để cho bé học cách kiểm tra lại việc thối tiền lẻ của người bán hàng và lựa chọn thứ để mua.
  4. Khi bé đã biết những nguyên tắc cơ bản của việc mua bán, hãy cho bé một ít tiền “dằn túi” ...Tính toán Không phải không có lúc tài chính trong gia đình eo hẹp đến nỗi việc cho con cái tiền “dằn túi” là quá sức. Nhưng ngay cả trong những giai đọan như thế, bạn cũng hãy cố gắng cho con một chút tiền, dù chỉ là tượng trưng. Các nhà tâm lý cho rằng niềm kiêu hãnh có một chút tiền của mình khiến trẻ cảm thấy tự tin và độc lập hơn. Thêm vào đó, thật may mắn là trẻ nhỏ không có sự tính toán kiểu người lớn. Quan trọng với chúng là tích cóp một nắm chứ không phải là bao nhiêu. Với các trẻ lớn, đang học trung học, bạn hãy thỉnh thoảng cho con tự mua quần áo cho mình. Điều đó quả là một thử thách với các bà mẹ. Bạn sẽ không thể hài lòng với những thứ con mình mua ngay lập tức. Nhưng dù sao thì mọi việc cũng phải có bắt đầu của nó. Điều quan trọng là hãy cổ vũ một cách thích
  5. đáng. Nếu con đã mua một thứ nó thích và cam đoan là sẽ mặc nó thì cứ mặc kệ bé vậy. Nhưng cùng với điều đó, bé phải biết rằng việc mua bán kế tiếp sẽ không diễn ra ngay lập tức . Còn mẹ thì sẽ không nhảy bổ đến cửa hàng nằn nì xin đổi món hàng đó đâu. Lưu ý! Trẻ nhỏ thường lấy bố mẹ làm tấm gương của mình, trong cả việc chi tiêu cũng vậy. Cho nên bạn hãy làm gương cho con cái trong việc xài tiền. Chỉ cần bố mẹ không bị “mù lòa “ vì tiền, chỉ cần chứng tỏ cho con cái thấy rằng người ta có thể hạnh phúc, tỏa sáng, dễ thương và đẹp đẽ mà không phụ thuộc vào chuyện trong túi có bao nhiêu tiền – bạn sẽ là tấm gương cho con cái tiếp tục sống một cuộc sống như vậy
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2