intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khi trẻ là nhân chứng của bạo lực gia đình

Chia sẻ: Chieckhan Gioam | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

177
lượt xem
46
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhiều đứa trẻ thường xuyên chứng kiến cảnh bạo lực gia đình. Điều này làm tổn hại rất lớn đến tư tưởng, tâm hồn và tình cảm trong sáng và ảnh hưởng đến tương lai sau này của trẻ. Nỗi sợ khủng khiếp Bất cứ những hành vi bạo lực gia đình nào cũng ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của trẻ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khi trẻ là nhân chứng của bạo lực gia đình

  1. Khi trẻ là nhân chứng của bạo lực gia đình Nhiều đứa trẻ thường xuyên chứng kiến cảnh bạo lực gia đình. Điều này làm tổn hại rất lớn đến tư tưởng, tâm hồn và tình cảm trong sáng và ảnh hưởng đến tương lai sau này của trẻ. Nỗi sợ khủng khiếp Bất cứ những hành vi bạo lực gia đình nào cũng ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của trẻ. Theo các
  2. chuyên gia tâm lý, hành vi bạo lực trong cách cư xử của bố mẹ cũng gây tác hại to lớn, làm tổn thương tâm thần ở trẻ em, đôi khi kéo dài suốt cả cuộc đời. Người lớn không thể hiểu hết nỗi khổ và khiếp sợ của con trẻ khi phải chứng kiến cảnh bạo lực gia đình. Hàng trăm đứa trẻ đã nói rằng, chúng chưa từng có cảm giác sợ hãi điều gì hơn là khi phải chứng kiến những hành vi bạo lực của bố mẹ. Đang nằm trong phòng, đứa con gái 6 tuổi của chị Hiền chạy vào nói với mẹ: “Mẹ ơi, con muốn cắt tóc con trai”. Chị ngạc nhiên: “Sao con thích thế, con là con gái mà?”. Đứa trẻ ngây ngô trả lời: “Con không muốn làm con gái như mẹ, lớn lên suốt ngày bị đánh”. Chị Hiền đau lòng, rơi nước mắt. Thời gian gần đây, anh thường xuyên gắt gỏng rồi đánh đập chị. Công ty giải thể, anh nghỉ việc. Cầm đơn xin việc đi chạy vạy nhiều nơi vẫn chưa có kết quả, anh sinh ra chán nản tìm đến rượu để giải sầu. Tối nào về nhà cũng trong tình trạng say xỉn, nồng nặc mùi rượu, chị Hiền không thể nào chịu được. Chị cáu, anh liều to tiếng: “Cô giờ cũng
  3. chẳng coi tôi ra gì hả?”. Lời qua tiếng lại, anh giơ tay đánh, mặt chị thâm tím. 29,3 % chứng kiến bạo lực thân thể giữa người lớn và các thành viên trong gia đình. 25,5 % chứng kiến xâm hại thân thể một hoặc vài lần, 3,8% báo cáo là nhiều lần. 9,6 % chứng kiến bạo lực về từ ngữ do cha mẹ gây ra.
  4. Chị vẫn cố nhường nhịn để yên ấm (Theo báo cáo gia đình nhưng anh không chịu buông của Cục bảo vệ tha. Anh đòi chị đưa tiền đi mua rượu, trẻ em) chị không đưa anh lại “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay" với chị. Nhiều đêm đang ngủ, cô con gái lại bị đánh thức bởi tiếng la hét kêu đau của mẹ. Bé chạy ra ôm chầm lấy mẹ, rồi khóc to. Bé Lan cũng hiểu ra một phần vì sao mẹ lại bị đánh, nó thương mẹ nhưng chẳng thể làm gì. Có lần say rượu anh hung hăng quá, chị Hiền lại bồng bế con về nhà mẹ đẻ lúc nửa đêm. Hình ảnh bố nhưng hung thần in đậm trong đầu thơ ngây của bé. Lan luôn bị ám ảnh bởi những hành động bạo lực của bố. Về đến nhà, nhìn thấy anh nó lại tìm cách lảng tránh. Lan lúc nào cũng sống trong tình trạng lo sợ, bất an. Sang nhà bà ngoại chơi, Lan không chịu về nhà vì sợ phải chứng kiến bố đánh mẹ. Vết thương tâm hồn Ánh mắt thơ ngây của trẻ sẽ không còn trong sáng khi tận mắt chứng kiến những hình ảnh bạo lực của gia đình. Nó
  5. trở thành nỗi ám ảnh khó phai, nhiều khi ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ cả ở tuổi trưởng thành. Di chứng của bạo lực gia đình đã in sâu vào tiềm thức và điều khiển hành vi của trẻ. Lên cấp hai, kết quả học tập của Tiến sa sút hẳn, trở thành học sinh cá biệt. Ngày nào đến trường, Tiến cũng gây gổ trêu chọc, bắt nạt bạn bè. Hơi xích mích một tý, Tiến lại xông vào đánh bạn. Đã bị nhà trường kỉ luật nhiều lần, Tiến vẫn không thể từ bỏ được cái tính hung hăng ấy. Việc học hành ngày cà sa sút, Tiến dần trở thành học sinh cá biệt rồi bỏ nhà đi bụi... "leo thang" y như những gì Tiến chứng kiến: Hằng đêm thức khuya học bài, Tiến không thể nào chịu nổi tiếng kêu của mẹ. Rồi Tiến tận mắt nhìn thấy bố đánh mẹ, mẹ chửi bố, không quan tâm đến sự xuất hiện của đứa con. Ở tuổi hai mươi, nhưng Trang vẫn còn nhớ như in những lần bố uống rượu say đánh mẹ. Giận bố, Trang dị ứng với mùi rượu và ác cảm với những người đàn ông uống rượu. Người đàn ông nào đến với mình, việc đầu tiên Trang luôn hỏi: “Anh có biết uống rượu không”. Trang đã chia tay
  6. người yêu vì một lần anh đi dự sinh nhật bạn, mải vui anh đã quá chén. Trang luôn lo sợ một ngày nào đó lấy chồng cũng sẽ bị đánh đập như mẹ. Những con số thống kê bạo lực gia đình ngày càng tăng, trong khi đó người ta vẫn ít khi để ý tới những trường hợp trẻ em chứng kiến cảnh bạo lực gia đình. Theo các nhà tâm lý, trẻ em sống trong hoàn cảnh bạo lực sẽ ảnh hưởng rất lớn về mặt tâm lý. Trẻ nảy sinh lo sợ, học kém, dễ có hành động bạo lực, hoặc tâm tính thụ động, mắc bệnh về tâm thần… Những đứa trẻ ở độ tuổi 5 đến 10 là đối tượng dễ tổn thương nhất vì trẻ đã hiểu được mọi điều. Những hình ảnh bạo lực gia đình trở thành một vết thương khó phai mờ trong trí não trẻ. Khi trưởng thành, chúng khó hoà nhập với cuộc sống, dễ bị cẳng thẳng thần kinh, dễ bị kích động bạo lực hoặc có tư tưởng trầm uất. Những bé trai dần dần sẽ hình thành nhận thức rằng làm đàn ông có quyền đánh đập phụ nữ và rồi khi trở thành chồng cũng có cách ứng xử như vậy đối với vợ. Với các bé gái, chứng kiến cảnh mẹ bị cha mắng chửi, đánh đập thì có thể sau này sẽ cam chịu cảnh bạo lực hoặc ác cảm với đàn ông.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2