intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Ảnh hưởng của hệ số tích lũy (Buildup factor) đến sai số hệ thống trong kiểm tra các thùng thải phóng xạ

Chia sẻ: Le Duoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:45

113
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận tốt nghiệp "Ảnh hưởng của hệ số tích lũy (Buildup factor) đến sai số hệ thống trong kiểm tra các thùng thải phóng xạ" giới thiệu sơ lược về hệ thống quét gamma phân đoạn (SGS) một trong những hệ thống thông dụng nhất trong công tác kiểm tra thùng thải phóng xạ, một số lý thuyết về hệ số tích lũy và các tính toán về ảnh hưởng của hệ số tích lũy đến sai số hệ thống trong kiểm tra các thùng rác thải phóng xạ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Ảnh hưởng của hệ số tích lũy (Buildup factor) đến sai số hệ thống trong kiểm tra các thùng thải phóng xạ

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN<br /> KHOA VẬT LÝ - VẬT LÝ KỸ THUẬT<br /> CHUYÊN NGÀNH VẬT LÝ HẠT NHÂN<br /> ----------------<br /> <br /> ----------------<br /> <br /> KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC<br /> Đề tài:<br /> <br /> ẢNH HƯỞNG CỦA HỆ SỐ TÍCH LŨY (BUILDUP<br /> FACTOR) ĐẾN SAI SỐ HỆ THỐNG TRONG KIỂM<br /> TRA CÁC THÙNG THẢI PHÓNG XẠ<br /> <br /> SVTH: NGUYỄN ANH TUẤN<br /> CBHD: TS. TRẦN QUỐC DŨNG<br /> CBPB: PGS. TS. CHÂU VĂN TẠO<br /> <br /> TP. HỒ CHÍ MINH – 2011<br /> <br /> KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP<br /> <br /> 1<br /> <br /> SVTH: NGUYỄN ANH TUẤN<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> Ngày nay khi lĩnh vực hạt nhân đã được sử dụng rộng rãi trong đời sống với nhiều<br /> mục đích khác nhau như: y tế, quân sự, nghiên cứu, giảng dạy, công nghiệp, …Các<br /> đồng vị phóng xạ được sản xuất và sử dụng ngày càng nhiều kéo theo đó cũng tạo<br /> ra một lượng chất thải phóng xạ ngày càng lớn. Việc xử lý chất thải phóng xạ ngày<br /> càng được quan tâm do đó việc đánh giá chính xác hoạt độ chất thải trong các thùng<br /> chất thải này cũng là một nhu cầu cần thiết. Vậy việc nghiên cứu để tìm ra phương<br /> pháp thích hợp, hiệu quả để áp dụng vào thực tế là rất cần thiết. Sự phân bố không<br /> đồng đều của các nguồn phóng xạ bên trong thùng thải thường là nguyên nhân gây<br /> ra sai số lớn nhất, sự không đồng nhất của các chất độn, kích thước của vật liệu hạt<br /> nhân trong chất thải, hiệu ứng che chắn,….những yếu tố này đã được nghiên cứu.<br /> Nhưng cho đến nay tác động của các hệ số tích lũy (buildup factors) đến sai số hệ<br /> thống vẫn chưa được tìm hiểu và quan tâm đúng cách. Trong khóa luận này tôi xin<br /> giới thiệu sơ lược về hệ thống quét gamma phân đoạn (SGS) một trong những hệ<br /> thống thông dụng nhất trong công tác kiểm tra thùng thải phóng xạ, một số lý thuyết<br /> về hệ số tích lũy và các tính toán về ảnh hưởng của hệ số tích lũy đến sai số hệ<br /> thống trong kiểm tra các thùng rác thải phóng xạ.<br /> <br /> CBHD: TS. TRẦN QUỐC DŨNG<br /> <br /> KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP<br /> <br /> 2<br /> <br /> SVTH: NGUYỄN ANH TUẤN<br /> <br /> CHƢƠNG 1<br /> TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUÉT GAMMA PHÂN ĐOẠN<br /> (SGS)<br /> 1.1. Giới thiệu về hệ thống quét gamma phân đoạn (SGS)<br /> Ngày nay khi nhắc đến việc kiểm tra các thùng rác thải phóng xạ ta thường<br /> áp dụng ba kỹ thuật sau:<br />  Kỹ thuật quét gamma phân đoạn (SGS-segmented gamma-ray scanning).<br />  Kỹ thuật sử dụng 2 detector đồng nhất.<br />  Kỹ thuật chụp cắt lớp (Tomographic –Technique).<br /> Trong đó hệ thống quét gamma phân đoạn là phương pháp thông dụng nhất, trong<br /> khóa luận này tôi xin giới thiệu vài nét về hệ thống này.<br /> Hệ thống quét gamma phân đoạn-Segmented gamma-ray scanner (SGS) là<br /> một công cụ phân tích không phá hủy đáng tin cậy và đa năng thường được dùng để<br /> xác định hàm lượng đồng vị phóng xạ trong chất thải phóng xạ mật độ thấp và các<br /> thùng thải phóng xạ. Hệ thống quét gamma phân đoạn thường được sử dụng nhiều<br /> nhất trong việc đo lường các thùng thải chứa các vật liệu hạt nhân đặc biệt-special<br /> nuclear material (SNM), chủ yếu là các đồng vị của Uranium và Plutonium. Hệ<br /> thống quét gamma phân đoạn kết hợp các chuyển động vật lý với bức xạ phóng xạ<br /> phát hiện được trong thí nghiệm. (Hình 1.1). Hệ thống quét gamma phân đoạn đã<br /> được xây dựng trong nhiều cấu hình khác nhau cho phép đo lường được ở nhiều<br /> khoảng khác nhau. Thiết bị này cũng phù hợp để hoạt động trong các nhà máy; thiết<br /> kế của nó rất chắc chắn, các thành phần của nó hoạt động rất chính xác, đáng tin cậy<br /> và luôn có sẵn từ các nguồn thương mại. Có thể nói nó là thiết bị phân tích gamma<br /> không phá hủy mẫu được sử dụng rộng rãi nhất.[4]<br /> <br /> CBHD: TS. TRẦN QUỐC DŨNG<br /> <br /> KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP<br /> <br /> 3<br /> <br /> SVTH: NGUYỄN ANH TUẤN<br /> <br /> Để đo lường các thùng chứa chất thải và phế liệu chúng ta phải đưa vào việc<br /> miêu tả sự biến thiên theo trục dọc trong SNM và tỉ trọng chất độn cấu thành bộ<br /> phận của những thùng thải này. Tính không đồng nhất qua tâm thường ít rõ rệt và<br /> ảnh hưởng của chúng sẽ bị giảm bớt bởi việc xoay mẫu. Hệ thống quét gamma phân<br /> đoạn được phát triển như vừa là một công cụ và vừa là một thủ tục nhằm cải thiện<br /> tính chính xác cho thí nghiệm. Nó cũng là thiết bị tự động hoàn toàn đầu tiên và<br /> ngày nay được sử dụng rộng rãi nhất trong các thiết bị chế biến nhiên liệu.[3]<br /> Vấn đề khó khăn nhất khi phân tích các thùng thải phóng xạ bằng kỹ thuật quét<br /> gamma phân đoạn là nó cho sai số hệ thống lớn vì những lý do sau:<br />  Sự phân bố không đồng nhất của nguồn.<br /> Tính không đồng nhất của chất độn.<br /> 1.2. Nguyên lý cơ bản của kỹ thuật quét gamma phân đoạn (SGS)<br /> Nguyên lý cơ bản của SGS là phân mẫu thành những phân đoạn ngang<br /> mỏng và phân tích mỗi phân đoạn một cách độc lập bằng cách sử dụng hệ thống<br /> truyền động chính xác trong kỹ thuật phân tích. Sau khi tất cả các phân đoạn được<br /> đo lường, tất cả các kết quả này sẽ được gom lại để lấy tổng phân tích cho thùng<br /> thải. Phương pháp sẽ được trình bày trong Hình.1.2. Một detector Germanium<br /> hướng vào một phân đoạn của thùng thải và xuyên qua một khe hở hoặc ống chuẩn<br /> trực trong tấm chắn chì. Một nguồn ngoài phát gamma được đặt ở hướng ngược lại<br /> của thùng thải và thẳng hàng với detector. Để phân tích U235 nguồn phát gamma là<br /> Yb169. Nó phát ra các tia gamma có năng lượng 177.2 keV và 198.0 keV. Với khung<br /> sát vào nhau việc phân tích tia gamma năng lượng 185.7 keV của U235. Tia gamma<br /> năng lượng 400.6 keV của Se75 phù hợp làm nguồn phát Gamma trong phân tích<br /> Pu239 để phát hiện tia gamma 414 keV. [4]<br /> Việc sử dụng máy tính để điều khiển các thiết bị của SGS cho phép tự động<br /> hóa việc thu thập dữ liệu trong các phép phân tích và quản lý tất cả các dụng cụ.<br /> <br /> CBHD: TS. TRẦN QUỐC DŨNG<br /> <br /> KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP<br /> <br /> 4<br /> <br /> SVTH: NGUYỄN ANH TUẤN<br /> <br /> Người điều khiển chỉ cần đặt một thùng thải chứa mẫu lên bàn chứa mẫu phân tích<br /> và SGS sẽ thực hiện tất cả phần việc còn lại. SGS bắt đầu chuỗi phân tích bằng việc<br /> bố trí bàn chứa mẫu phân tích để phần đỉnh của mẫu nằm đúng ngay bên dưới trục<br /> của detector. Hệ thống sẽ tự động xoay mẫu liên tục và nâng nó lên từng bước một<br /> cho đến khi tất cả các phân đoạn đều được phân tích hết. Các dữ liệu thu đươc của<br /> các phân đoạn riêng có thể dùng như dữ liệu đầu ra, như tất cả SNM trong thùng<br /> chứa. Điển hình như để hoàn tất một phân tích SGS cần khoảng 3 đến 5 phút,và sai<br /> số khoảng 1- 5% cho mẫu có kích thước nhỏ.[3]<br /> <br /> Hình 1.1: Mặt cắt của một hệ thống quét gamma phân đoạn<br /> Trong hệ thống quét Gamma phân đoạn trên,các phân đoạn của mẫu đã được quét<br /> bởi nguồn ngoài (Transmission Source) mẫu được nâng lên bởi máy nâng (Elevator)<br /> và được xoay vòng quanh trục dọc bởi cơ quay (Rotator). Bức xạ gamma từ mẫu và<br /> CBHD: TS. TRẦN QUỐC DŨNG<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2