intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Bước đầu nghiên cứu phân loại chi Côi (Turpinia Vent.) ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:60

37
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là hoàn thành công trình khoa học về phân loại chi và giá trị tài nguyên về chi Côi (Turpinia Vent.) ở Việt Nam một cách có hệ thống, làm cơ sở cho việc nghiên cứu họ Ngô vàng (Staphyleaceae), phục vụ cho việc biên soạn Thực vật chí Việt Nam và cho những nghiên cứu có liên quan.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Bước đầu nghiên cứu phân loại chi Côi (Turpinia Vent.) ở Việt Nam

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH - KTNN ====== VŨ THỊ MAI BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI CHI CÔI (TURPINIA VENT.) Ở VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Thực vật học HÀ NỘI, 2019
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH - KTNN ====== VŨ THỊ MAI BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI CHI CÔI (TURPINIA VENT.) Ở VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Thực vật học Người hướng dẫn khoa học TS. Hà Minh Tâm HÀ NỘI, 2019
  3. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình làm khóa luận, tôi đã nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ của TS. Hà Minh Tâm. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Thầy. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô ở bộ môn Thực vật, khoa Sinh- KTNN, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2; PGS. TS. Trần Thế Bách cùng tập thể cán bộ phòng Thực vật - Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam); GS. TS. Phan Kế Lộc và các thầy cô ở bộ môn Thực vật học, khoa Sinh, trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học quốc gia Hà Nội) đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn nhận được sự giúp đỡ của nhiều tổ chức và cá nhân trong và ngoài trường, đặc biệt là sự giúp đỡ, động viên của gia đình, bạn bè trong suốt thời gian tôi học tập và nghiên cứu. Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày… tháng … năm 2019 Sinh viên Vũ Thị Mai
  4. LỜI CAM ĐOAN Để đảm bảo tính trung thực của khóa luận, tôi xin cam đoan: Khóa luận “Bước đầu nghiên cứu phân loại chi Côi (Turpinia Vent.) ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Hà Minh Tâm. Các kết quả trình bày trong khóa luận là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào trước đây. Hà Nội, ngày … tháng … năm 2019 Sinh viên Vũ Thị Mai
  5. MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................... 3 1. 1. Các nghiên cứu chi Côi (Turpinia Vent.) trên thế giới ........................... 3 1. 2. Các nghiên cứu chi Côi (Turpinia Vent.) ở Việt Nam............................. 5 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 7 2. 1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 7 2. 2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 7 2. 3. Thời gian nghiên cứu .............................................................................. 7 2. 4. Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 7 2. 5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 8 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................... 11 3. 1. Vị trí và hệ thống phân loại chi Côi (Turpinia Vent.) ở Việt Nam ........ 11 3. 2. Đặc điểm phân loại chi Côi (Turpinia Vent.) ở Việt Nam.................... 11 3. 3. Khoá định loại các loài thuộc chi Côi (Turpinia Vent.) ở Việt Nam ..... 13 3. 4. Đặc điểm phân loại các loài thuộc chi Côi (Turpinia Vent.) ở Việt Nam ..................................................................................................................... 13 3.4.1. Turpinia cochinchinensis (Lour.) Merr. – Xương cá hoa trắng ........... 13 3.4.2. Turpinia doanii Dai & Yakovl.- Côi đoàn .......................................... 17 3.4.3. Turpinia hatuyenensis Dai & Yakovl.- Côi hà tuyên .......................... 20 3.4.4. Turpinia indochinensis Merr.- Ngô vàng đông dương ........................ 22 3.4.5. Turpinia montana (Blume) Kurz- Hương viên núi.............................. 24 3.4.6. Turpinia pomifera (Roxb) DC.- Côi rào ............................................. 29 3.5. Giá trị tài nguyên của các loài thuộc chi Côi (Turpinia Vent.) ở Việt Nam ..................................................................................................................... 33 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................... 34 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 35
  6. DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Turpinia cochinchinensis (Lour.) Merr. ........................................ 14 Hình 3.2. Turpinia cochinchinensis (Lour.) Merr. ........................................ 15 Hình 3.3. Turpinia doanii Dai & Yakovl ...................................................... 18 Hình 3.4. Turpinia doanii Dai & Yakovl ...................................................... 19 Hình 3.5. Turpinia hatuyenensis Dai & Yakovl. ........................................... 21 Hình 3.6. Turpinia indochinensis Merr. ........................................................ 22 Hình 3.7. Turpinia indochinensis Merr. ....................................................... 23 Hình 3.8. Turpinia montana (Blume) Kurz .................................................. 26 Hình 3.9. Turpinia montana (Blume) Kurz .................................................. 27 Hình 3.10. Turpinia pomifera (Roxb) DC. ................................................... 30 Hình 3.11. Turpinia pomifera (Roxb) DC. ................................................... 31
  7. MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài: Việt Nam là một nước nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên có hệ thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Do các tác động của tự nhiên cũng như tác động của con người làm cho hệ thực vật thường xuyên bị biến đổi. Vì vậy, nghiên cứu phân loại thực vật một cách chính xác sẽ cung cấp tài liệu cho nhiều ngành khoa học khác có liên quan. Chi Côi (Turpinia Vent.), còn gọi là Ngô vàng, Bảy bò, thuộc họ Ngô vàng (Staphyleaceae) có khoảng 23 loài, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới. Ở Việt Nam, tuy là một chi nhỏ (với 6 loài), nhưng chúng có vai trò vô cùng quan trọng trong các hệ sinh thái rừng thứ sinh. Đến nay, đã có một số công trình đề cập đến chi Côi ở Việt Nam, nhưng vẫn chưa đầy đủ và thật sự có hệ thống. Do đó, cần có một công trình nghiên cứu chuyên sâu và đầy đủ để thống nhất, phục vụ việc biên soạn bộ sách Thực vật chí Việt Nam về họ Ngô vàng và cho những nghiên cứu có liên quan. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Bước đầu nghiên cứu phân loại chi Côi (Turpinia Vent.) ở Việt Nam”. Mục đích nghiên cứu: Hoàn thành công trình khoa học về phân loại chi và giá trị tài nguyên về chi Côi (Turpinia Vent.) ở Việt Nam một cách có hệ thống, làm cơ sở cho việc nghiên cứu họ Ngô vàng (Staphyleaceae), phục vụ cho việc biên soạn Thực vật chí Việt Nam và cho những nghiên cứu có liên quan. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn: - Ý nghĩa khoa học: Cung cấp tài liệu để phục vụ cho việc viết Thực vật chí Việt Nam về họ Ngô vàng ở Việt Nam; bổ sung kiến thức cho chuyên 1
  8. ngành phân loại thực vật và cơ sở dữ liệu cho những nghiên cứu sau này về chi Côi (Turpinia Vent.) ở Việt Nam. - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài phục vụ trực tiếp cho các ngành ứng dụng và sản xuất lâm nghiệp, y dược, sinh thái và tài nguyên sinh vật,… Điểm mới của đề tài: Đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam tiến hành phân loại chi Côi (Turpinia Vent.) ở Việt Nam một cách đầy đủ và có hệ thống. 2
  9. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1. 1. Các nghiên cứu chi Côi (Turpinia Vent.) trên thế giới Trước khi chi Turpinia được công bố, Loureiro (1790) [34, tr.184] đã công bố loài Triceros cochinchinensis (nay được xác định là tên đồng nghĩa của Turpinia cochinchinensis). Năm 1807, Ventenat đã công bố chi Turpinia trong công trình “Mémoires de la Classe des Sciences Mathématiques et Physiques de L'Institut National de France” [18, tr. 500] dựa vào loài chuẩn là T. paniculata Vent. Bentham G. & Hooker J. D (1862) khi xây dựng hệ thống phân loại cho họ Bồ hòn (Sapindaceae) đã xếp chi Turpinia trong Subordor Staphyleae cùng với chi Staphylea và Euscaphis [32, tr. 413]. A. Takhtajan (2009) đã xếp chi Turpinia vào họ Staphyleaceae, cùng với các chi Staphylea và Euscaphis [21, tr. 363]. Bên cạnh các hệ thống phân loại nêu trên, một số tác giả đã nghiên cứu công bố, sắp xếp lại vị trí của một số loài trong chi Turpinia như: De Candolle (1825) [33, tr. 3] đã chuyển loài Dalrympelea pomifera Roxb. sang chi Turpinia và với tổ hợp tên mới là Turpinia pomifera (Roxb.) DC.; Kurz (1875) (Theo Nguyễn Tiến Bân, 2003) [3, tr. 1008] chuyển loài Zanthoxylum montanum Blume sang chi Turpinia với tổ hợp tên mới là Turpinia montana (Blume) Kurz; Merrill (1938) [35, tr. 43] đã chuyển loài Triceros cochinchinensis Lour. sang chi Turpinia và với tổ hợp tên mới là Turpinia cochinchinensis (Lour.) Merr. và công bố loài Turpinia indochinensis. Gần Việt Nam, các công trình thực vật chí của các nước trong khu vực đã nghiên cứu phân loại chi Turpinia như: Linden (1960) trong công trình “Flora Malesiana” [19, tr. 49] khi nghiên cứu phân loại họ Staphyleaceae ở Malesiana đã mô tả chi Turpinia và 12 loài ở Malesiana là: T. simplicifolia, T. stipulacea, T. grandis, T. montana, T. borneensis, T. laxiflora, T. sphaerocarpa, T. nitida, T. ovalifolia, T. pomifera, 3
  10. T. pentandra, T. brachypetala, trong đó có 2 loài ở Việt Nam là: T. montana, T. pomifera. T. C. Whitmore (1972) trong công trình “Flora of Malaya” [22, tr. 446] khi nghiên cứu phân loại họ Staphyleaceae ở Malaya đã mô tả chi Turpinia, xây dựng khóa định loại và mô tả 3 loài ở Malaya là: T. ovalifolia, T. pomifera, T. sphaerocarpa, trong đó có 1 loài ở Việt Nam là: T. pomifera. T. Z. Hsu (1981) trong công trình “Flora Reipublicae Popularis Sinicae” [27, tr. 26] khi nghiên cứu phân loại họ Staphyleaceae ở Trung Quốc đã mô tả chi Turpinia, xây dựng khóa định loại và mô tả 13 loài ở Trung Quốc là: T. subsessilifolia, T. arguta, T. formosana, T. simplicifolia, T. indochinensis, T. affinis, T. ternata, T. pomifera, T. ovalifolia, T. macrosperma, T. robusta, T. montana, T. cochinchinensis, trong đó có 4 loài ở Việt Nam là: T. indochinensis, T. pomifera, T. montana, T. cochinchinensi, đưa ra hình ảnh minh họa cho 3 loài là: T. pomifera, T. montana, T. cochinchinensis. Tuy nhiên do tài liệu viết bằng tiếng Trung Quốc nên khó tra cứu. Li Dezhu, Cai Jie; Jun Wen (2007) trong công trình “Flora of China” [18, tr. 498] khi nghiên cứu phân loại họ Staphyleaceae ở Trung Quốc đã mô tả chi Turpinia, xây dựng khóa định loại và mô tả 13 loài ở Trung Quốc là: T. subsessilifolia, T. arguta, T. formosana, T. simplicifolia, T. indochinensis, T. affinis, T. ternata, T. pomifera, T. ovalifolia, T. macrosperma, T. robusta, T. montana, T. cochinchinensis, trong đó có 4 loài ở Việt Nam là: T. indochinensis, T. pomifera, T. montana, T. cochinchinensis. Hong Kong Herbarium (2008) trong công trình “Flora of Hong Kong” [15, tr. 256] khi nghiên cứu phân loại họ Staphyleaceae ở Hong Kong đã mô tả chi Turpinia, xây dựng khóa định loại và mô tả 2 loài ở Hong Kong là: T. arguta, T. montana, trong đó có 1 loài ở Việt Nam là: T. montana và đưa ra hình ảnh minh họa cho loài này. 4
  11. 1. 2. Các nghiên cứu chi Côi (Turpinia Vent.) ở Việt Nam Ở Việt Nam, người đầu tiên nghiên cứu chi Côi là Loureiro. Năm 1790 [34, tr. 184], ông đã công bố loài Triceros cochinchinensis, nay được xác định là tên đồng nghĩa của Turpinia cochinchinensis. Merril (1938) đã công bố loài Turpinia indochinensis [35, tr. 43]. Gagnepain (1950), trong phần Bổ sung của Thực vật chí đại cương Đông Dương “Supplément à la Flore Générale de l'Indo-Chine” [24, tr. 991] đã mô tả chi Turpinia, xây dựng khóa định loại và mô tả 6 loài là: T. indochinensis, T. cochinchinensis, T. pomifera, T. nepalensis, T. montana, T. robusta, trong đó 5 loài có ở Việt Nam là: T. indochinensis, T. cochinchinensis, T. pomifera, T. nepalensis, T. montana và đưa ra hình ảnh minh họa cho loài T. cochinchinensis. Trần Đình Đại & Yakovlev (1985) đã công bố loài Turpinia doanii, Turpinia hatuyenensis (Theo Nguyễn Tiến Bân, 2003 [3, tr. 1008]). Nguyễn Tiến Bân (1997), trong công trình “Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam” đã xếp chi Turpinia vào họ Ngô vàng (Staphyleaceae) [2, tr. 441]. Võ Văn Chi (1997), trong công trình “Từ điển cây thuốc Việt Nam” [5, tr. 661] đã chỉnh lý về danh pháp, mô tả sơ bộ, cung cấp các thông tin cơ bản về sinh học, sinh thái và giá trị sử dụng, kèm theo hình vẽ cho 1 loài thuộc chi Côi ở Việt Nam. Tuy nhiên công trình này còn thiếu mẫu nghiên cứu, không có tài liệu trích dẫn. Nguyễn Tiến Bân (2003) trong công trình “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” [3, tr. 1008] đã chỉnh lý về danh pháp, cung cấp các thông tin cơ bản về sinh học, sinh thái cho 7 loài thuộc chi Côi ở Việt Nam. Tuy nhiên công trình này còn thiếu bản mô tả, mẫu nghiên cứu và những hình ảnh minh họa. Phạm Hoàng Hộ (2003) trong công trình “Cây cỏ Việt Nam” [9, tr. 329], đã mô tả sơ bộ, kèm theo hình vẽ 6 loài thuộc chi Côi ở Việt Nam. Trong công trình “Cây cỏ Việt Nam” tuy có nhiều hạn chế như: bản mô tả còn sơ sài, 5
  12. không có tài liệu trích dẫn, không có mẫu nghiên cứu,…nhưng cho đến nay, đây là tài liệu quan trọng cho việc định loại sơ bộ các loài thực vật ở Việt Nam. Như vậy, có thể nói rằng cho đến hiện nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống về chi Côi (Turpinia Vent.) ở Việt Nam. Vì vậy, công trình nghiên cứu “Bước đầu nghiên cứu phân loại chi Côi (Turpinia Vent.) ở Việt Nam” của chúng tôi sẽ là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống về phân loại chi Côi (Turpinia Vent.) ở Việt Nam. 6
  13. CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2. 1. Đối tượng nghiên cứu Các loài thuộc chi Côi (Turpinia Vent.) ở Việt Nam, dựa trên cơ sở mẫu vật và tài liệu. Tài liệu: Các tài liệu về phân loại chi Côi (Turpinia Vent.) trên thế giới và của Việt Nam, nhất là các chuyên khảo. Mẫu vật: Các mẫu vật thực vật thuộc chi Côi (Turpinia Vent.) ở Việt Nam, hiện được lưu giữ ở các phòng tiêu bản thực vật Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (HN); phòng tiêu bản thực vật trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội (HNU). Tổng số mẫu nghiên cứu là 46 số hiệu với 81 tiêu bản và mẫu quan sát trực tiếp ngoài thực địa. 2. 2. Phạm vi nghiên cứu Các loài thuộc chi Côi (Turpinia Vent.) trên toàn lãnh thổ Việt Nam. 2. 3. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 3/ 2017- 5/2019. 2. 4. Nội dung nghiên cứu - Phân tích các hệ thống phân loại chi Côi (Turpinia Vent.) trên thế giới, từ đó lựa chọn hệ thống phù hợp để sắp xếp chi và các loài thuộc chi Côi ở Việt Nam. - Tổng hợp bản mô tả các loài để xây dựng bản mô tả chi Turpinia. - Xây dựng khóa định loại các loài thuộc chi Côi (Turpinia Vent.) ở Việt Nam. - Xây dựng bản mô tả các loài thuộc chi Côi (Turpinia Vent.) ở Việt Nam. - Tìm hiểu giá trị tài nguyên các loài thuộc chi Côi (Turpinia Vent.) ở Việt Nam. 7
  14. 2. 5. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu phân loại chi Côi (Turpinia Vent.), chúng tôi đã sử dụng phương pháp Hình thái so sánh theo Nguyễn Nghĩa Thìn, 2007 [12]. Đây là phương pháp cổ điển nhưng cho tới nay vẫn là phương pháp chính và phổ biến nhất. Phương pháp này dựa trên đặc điểm cấu tạo bên ngoài các cơ quan của thực vật, quan trọng nhất là cơ quan sinh sản vì đặc điểm của nó liên quan chặt chẽ với bộ mã di truyền và ít biến đổi bởi tác động của môi trường. Việc so sánh dựa trên nguyên tắc chỉ so sánh các cơ quan tương ứng với nhau trong cùng một giai đoạn phát triển (cây trưởng thành so sánh với cây trưởng thành, nụ so sánh với nụ, hoa so sánh với hoa,...). Việc nghiên cứu được tiến hành đồng thời cả 2 công tác là ngoại nghiệp (được thực hiện trong các chuyến đi thực địa nhằm thu thập mẫu vật, chụp ảnh, quan sát và ghi chép các đặc điểm của mẫu ở trạng thái tươi, quan sát về phân bố, môi trường sống và các đặc điểm khác) và nội nghiệp (được tiến hành trong phòng thí nghiệm, bao gồm việc xử lý, phân tích và bảo quản mẫu vật. Tại đây, các mẫu vật được phân tích, chụp ảnh, vẽ hình và mô tả, sau đó dựa vào các bản mô tả gốc và mẫu vật chuẩn (nếu có), các chuyên khảo, các bộ thực vật chí (nhất là của Việt Nam và các nước lân cận) để phân tích, so sánh và định loại), cụ thể là: Bước 1: Tổng hợp, phân tích các tài liệu trong và ngoài nước về chi Côi (Turpinia Vent.). Từ đó lựa chọn hệ thống phân loại phù hợp với việc phân loại chi này ở Việt Nam. Bước 2: Phân tích, định loại các mẫu vật thuộc chi Côi (Turpinia Vent.) hiện có. Bước 3: Tham gia các chuyến điều tra, nghiên cứu thực địa để thu thêm mẫu, tìm hiểu thêm về sinh thái học, sự phân bố và các thông tin có liên quan khác. Bước 4: Tổng hợp kết quả nghiên cứu, mô tả các đặc điểm chung của chi, xây dựng khoá định loại, mô tả các phân chi và các loài, chỉnh lý phần danh pháp theo luật danh pháp quốc tế và cuối cùng hoàn chỉnh các nội dung khoa học khác của đề tài. 8
  15. – Soạn thảo chi và các loài dựa theo quy ước quốc tế về soạn thảo thực vật và quy phạm soạn thảo thực vật chí Việt Nam [4], thứ tự như sau: Thứ tự soạn thảo chi: Tên khoa học chính thức kèm theo tên tác giả công bố tên gọi, tên Việt Nam thường dùng, trích dẫn lại tên tác giả công bố tên khoa học, năm công bố, tài liệu công bố, số trang, tài liệu chính và các tài liệu ở Việt Nam đề cập đến, các tên đồng nghĩa (nếu có), tên Việt Nam khác (nếu có), mô tả, loài typ của chi, ghi chú (nếu có). Thứ tự soạn thảo loài và dưới loài: Tên khoa học chính thức kèm theo tên tác giả công bố tên gọi, tên Việt Nam thường dùng, trích dẫn lại tên tác giả công bố tên khoa học, năm công bố, tài liệu công bố, số trang, tài liệu chính và các tài liệu ở Việt Nam đề cập đến, tên đồng nghĩa gốc (nếu có), các tên đồng nghĩa (nếu có), tên Việt Nam khác (nếu có), mô tả, địa điểm thu mẫu chuẩn (Loc. class.), mẫu vật chuẩn (Typus) kèm theo nơi bảo quản (theo quy ước quốc tế), sinh học và sinh thái, phân bố, mẫu nghiên cứu, giá trị sử dụng, ghi chú (nếu có). – Cách mô tả: Mô tả liên tục những đặc điểm cơ bản theo nguyên tắc truyền tin ngắn gọn, theo trình tự từ cơ quan dinh dưỡng (dạng sống, cành, lá,...) đến cơ quan sinh sản (cụm hoa, cấu trúc của hoa, quả, hạt). Để xây dựng bản mô tả cho một loài, chúng tôi tập hợp các số liệu đã phân tích về loài đó sau đó so sánh với tài liệu gốc, các chuyên khảo và mẫu typ (nếu có), từ đó xác định các tiêu chuẩn và dấu hiệu định loại cho loài. Bản mô tả chi được xây dựng trên cơ sở tập hợp các bản mô tả của các loài trong chi. Nếu bản mô tả này có sự khác biệt so với tài liệu gốc và các tài liệu khác (thường do số loài trong chi ở mỗi tài liệu khác nhau), chúng tôi sẽ có những ghi chú bổ sung. – Xây dựng khoá định loại: Trong phạm vi của đề tài này, chúng tôi lựa chọn cách xây dựng khoá lưỡng phân kiểu zic-zắc, cách làm được tiến hành như sau: Từ tập hợp các đặc điểm mô tả cho các taxon, chọn ra cặp các tập hợp đặc điểm đối lập và xếp chúng vào hai nhóm (các đặc điểm được chọn phải ổn định, dễ nhận biết và thể hiện tính chất phân biệt giữa các taxon). 9
  16. Trong mỗi nhóm, lại tiếp tục chọn ra cặp đặc điểm đối lập và xếp chúng vào hai nhóm khác, cứ tiếp tục như vậy đến khi phân biệt hết các taxon. Danh pháp của các taxon được chỉnh lý theo luật danh pháp quốc tế hiện hành và theo Quy phạm soạn thảo thực vật chí Việt Nam [4]. 10
  17. CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3. 1. Vị trí và hệ thống phân loại chi Côi (Turpinia Vent.) ở Việt Nam Sau khi phân tích các hệ thống phân loại chi Côi (Turpinia Vent.) và họ Ngô vàng (Staphyleaceae), có 2 quan điểm sắp xếp chi Turpinia: quan điểm 1 là xếp chi này vào họ Bồ hòn (Sapindaceae), quan điểm 2 xếp chi này vào trong họ Ngô vàng (Staphyleaceae). Trong công trình này, tôi lựa chọn hệ thống của Takhtajan (2009) xếp chi Côi (Turpinia Vent.) vào trong họ Ngô vàng (Staphyleaceae). Vì đây là hệ thống được đa số các nhà thực vật học hiện nay sử dụng. Ở Việt Nam, các công trình phân loại của Nguyễn Tiến Bân (1997, 2003) và Phạm Hoàng Hộ (2003) … cũng theo quan điểm này. Trên cơ sở của hệ thống này, chi Côi (Turpinia Vent.) được xếp vào họ Ngô vàng (Staphyleaceae), bộ Bồ hòn (Sapindales), lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) hay còn gọi là lớp Hai lá mầm (Dicotyledonae), ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) hay còn gọi là ngành Hạt kín (Angiospermae). Cho đến nay, chi này ở Việt Nam có 6 loài. 3. 2. Đặc điểm phân loại chi Côi (Turpinia Vent.) ở Việt Nam Turpinia Vent. 1807, nom. cons.- Côi Vent. 1807. Mem. Cl. Sci. Math. Inst. Natl. France. (1): 3, nom. cons.; Hook. 1875. Fl. Brit. Ind. 1: 698; Gagnep. 1950, Supp. Fl. Gen. Indoch. Tom. I (4), pp. 991; Linden, 1960. Fl. Males. 6(1): 51; Back. & Bakh. 1965. Fl. Java. 2: 145-146; T. Z. Hsu, 1981. Fl. Reip. Pop. Sin. 46: 27; Li. 1993. Fl. Taiwan. 3: 661; Li & al. 2007. Fl. China. 11: 498; Hong Kong Herbarium, 2008. Fl. Hongkong. 2: 256; Takht.2009. Flowering Plants, 363. - Côi, Ngô vàng, Bảy bò. Cây gỗ hoặc cây bụi, thường xanh hoặc rụng lá; sống nhiều năm; cành hình trụ, mọc đối (theo Gagnepain, 1950); phần non không hoặc có lông đơn. Lá kép lông chim lẻ (trừ Turpinia indochinensis); mọc đối chữ thập; cuống lá có rãnh; đốt (gốc của cuống lá, mấu của trục lá) co lại khi khô; gần chỗ đính của cuống lá chét có 2 tuyến nhỏ (đôi khi được gọi là lá kèm nhỏ). Lá kèm tạo thành cặp ở mấu, một phần được đính vào trong nách của cuống lá, nguyên, 11
  18. chóp và gốc lá kèm hiếm khi nhọn, sớm rụng (trừ loài T. stipulacea), để lại sẹo dạng nhẫn. Lá chét 3-11; dạng giấy đến dạng da; hầu hết có chiều dài gấp 2-3 lần chiều rộng; chóp nhọn đến thuôn dài; gốc tù đến tròn, đôi khi men xuống; mép có răng cưa hoặc khía tai bèo; gân hình lông chim, gân chính nổi rõ; gân mạng dạng lưới. Cuống lá chét ở đỉnh dài hơn rất nhiều so với các lá chét bên. Cụm hoa dạng chùy (chùm kép), mọc ở đỉnh cành hoặc nách lá, hầu hết không có lông; lá bắc có kích thước nhỏ, cuống hoa có 1-2 lá bắc nhỏ hoặc không có. Hoa nhỏ, trắng, đều, lưỡng tính (ở Việt Nam), mẫu 5. Lá đài 5, rời, xếp lợp, tồn tại ở quả, 2 lá đài bên ngoài rộng hơn so với những cái bên trong, hình trứng, đỉnh tròn, nạc, ít nhiều có lông rung ở mép; phần lá đài đính vào đế hoa to hơn các phần khác. Cánh hoa 5, dài hơn lá đài, không cuống, rời, xếp lợp, hình thìa hoặc hình bầu dục hẹp, hoặc hình trứng ngược, có kích thước bằng nhau, dạng màng, ít nhiều có lông rung ở mép, sớm rụng; gốc của cánh hoa chỉ đính vào đế hoa 1 phần. Nhị 5 (luôn bằng với số cánh hoa và mọc xen kẽ với cánh hoa), đều nhau, đính bên ngoài đĩa mật; chỉ nhị dẹt, phình to dần về phía gốc, không có lông, sớm rụng; bao phấn tròn hoặc hình trứng, đính lưng, mở trong theo chiều dọc, thỉnh thoảng mở ở phần đỉnh. Đĩa mật dễ thấy, hình nhẫn, không có lông và có khía tròn, nạc, mép lượn sóng. Bộ nhụy gồm (2-)3(-4) lá noãn tạo thành bầu thượng có số ô bằng số lá noãn, không có cột nhụy; vòi nhụy ngắn, rời hoặc hợp lại với nhau; núm nhụy thường có 3 thùy, hình đầu; mỗi ô của bầu có một đến nhiều noãn (khi đó sắp xếp theo 2 hàng). Quả mọng (không mở), gần hình cầu, hơi có 3 thùy, thỉnh thoảng gần như hình nón có dấu vết của vòi nhụy ở đỉnh; vỏ quả ít nhiều nạc (khi khô trở nên khá cứng), đường kính tới 2,5 cm, mỗi ô thường có 1 hạt. Hạt có hình dạng thay đổi từ gần tròn đến hình thận hoặc dẹp, màu vàng nâu đến nâu đậm khi khô; vỏ hạt dạng màng cứng hoặc dạng hóa gỗ; rốn hạt lớn; có nội nhũ; lá mầm phẳng hơi tròn. Typus: T. paniculata Vent. Trên thế giới, chi Côi có 23 loài, phân bố ở Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Quý Châu, Tứ Xuyên, Vân Nam), Lào, Campuchia, Bhutan, Ấn Độ, Indonesia, Malaisia, Myanmar, Ne-pal, Thái Lan. Ở Việt Nam, chi Côi có 6 loài, mọc rải rác khắp cả nước trong rừng nguyên sinh và thứ sinh từ Lai 12
  19. Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hòa Bình, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Kon Tum, Gia lai, Đác Lắc, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Tây Ninh, Đồng Nai. 3. 3. Khoá định loại các loài thuộc chi Côi (Turpinia Vent.) ở Việt Nam 1A. Lá kép. 2A. Nhánh non không có lông, cụm hoa ở đỉnh cành hoặc nách lá 3A. Bầu có lông, gốc lá hơi lệch, quả có 3 gai ngắn....1. T. cochinchinensis 3B. Bầu không lông, gốc lá cân, quả không có gai. 4A. Đài có lông mịn; gần hình tròn, số đôi gân bên 8-10 cặp .................... ........................................................................................ 2. T. montana 4B. Đài không lông; hình trứng, số đôi gân bên 7-9 cặp ..... 3. T. pomifera 2B. Nhánh non có lông, cụm hoa ở đỉnh cành. 5A. Bộ nhụy gồm 3 lá noãn hợp thành bầu thượng 3 ô; mỗi ô có 2 noãn ..... .............................................................................................. 4. T. doanii 5B. Bộ nhụy gồm 6 lá noãn hợp thành bầu thượng 3 ô ................................ …………………………………………………………5. T. hatuyenensisis 1B. Lá đơn ......................................................................... 6. T. indochinensis 3. 4. Đặc điểm phân loại các loài thuộc chi Côi (Turpinia Vent.) ở Việt Nam 3.4.1. Turpinia cochinchinensis (Lour.) Merr. – Xương cá hoa trắng Merr. 1938. Journ. Arn. Arb. 19: 43; Gagnep. 1950, Supp. Fl. Gen. Indoch. Tom. I (4): 992; Zhongguo ke xue yuan. 1972. Iconographia Cormophytorum Sinicorum. 2: 692; Wu C. Y. 1979. Fl. Yunnanica. Vol. 2(1): 361; T. Z. Hsu, 1981. Fl. Reip. Pop. Sin. 46: 37; N. T. Ban, 2003. Checkl. Pl. Sp. Vietn. 2: 1008; Phamh. 2003. Illustr. Fl. Vietn. 2: 329; Li & al. 2007. Fl. China, 11: 504. - Triceros cochinchinensis Lour. 1790. Fl. Cochinch. 1: 184. 13
  20. - Maurocenia cochinchinensis (Lour.) Kuntze. 1891. Revis. Gen. Pl. 1: 150. - Turpinia microcarpa Wight & Arn. 1834. Prodr. Fl. Ind. Orient. 1: 156. - Turpinia nepalensis Wall. 1911. Forest Fl. Burma 1: 292. - Côi nam bộ, Hương viên, Ấu rừng, Ngô vàng hoa nhẵn, Côi hoa nhẵn, Côi nepal. Hình 3.1. Turpinia cochinchinensis (Lour.) Merr. 1. cành mang hoa; 2. lá; 3. hoa; 4. cánh hoa (mặt ngoài); 5. bộ nhụy và 1 nhị; 6. bầu (lát cắt ngang); 7. một phần cành mang quả (hình theo Vũ Văn Dũng và Nguyễn Văn Chính, 1981) 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1